intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ ăn trong bệnh viêm gan cấp

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

120
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ ăn trong bệnh viêm gan cấp Trong điều trị viêm gan cấp, một trong những điều quan trọng nhất là có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Người bệnh cần ăn đủ chất đạm, tăng cường chất bột, đường và hạn chế ăn dầu mỡ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ ăn trong bệnh viêm gan cấp

  1. Chế độ ăn trong bệnh viêm gan cấp
  2. Trong điều trị viêm gan cấp, một trong những điều quan trọng nhất là có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Người bệnh cần ăn đủ chất đạm, tăng cường chất bột, đường và hạn chế ăn dầu mỡ. Những món ăn cho người bị viêm gan  mạn tính Món ăn trị viêm gan siêu vi  Dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan C  Gan đảm nhiệm nhiều chức năng chuyển hóa quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là tổng hợp protein, tích lũy glycogen và tổng hợp các yếu tố đông máu, sản xuất mật, ôxy hóa chất béo... Gan cũng là một cơ quan khử độc quan trọng, xử lý cả độc tố nội sinh lẫn các
  3. độc tố của vi khuẩn, rượu, thuốc. Nó tham gia quá trình chuyển hóa amin, tạo thành urê để loại bỏ nitơ phi protein. Ngoài ra, gan còn là cơ quan dự trữ vitamin A và các yếu tố vi khoáng như sắt, đồng. Do đó, khi bị viêm gan cấp, hàng loạt rối loạn về chuyển hóa sẽ xảy ra do tế bào gan hoại tử, biểu hiện là tăng mên gan. Nếu điều trị kịp thời và chính xác thì tế bào gan có thể được tái tạo, chức năng gan hồi phục hoàn toàn. Trong điều trị viêm gan cấp, điều quan trọng nhất là có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Chế độ ăn này giúp ngăn ngừa nhiễm mỡ và thoái hóa tế bào gan; tạo điều kiện bảo vệ gan và tái tạo mô gan.
  4. Các nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong viêm gan cấp Đủ đạm (protein): Ít thì không đủ cung cấp cho cơ thể mà quá nhiều lại dễ gây hội chứng não - gan. Nên dùng thực phẩm giàu đạm, ít béo như thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà nạc, sữa tách bơ, cá nạc. Tăng chất bột đường dễ hấp thu như gạo, đường glucose, mật ong, quả ngọt. Giảm chất béo như mỡ, bơ, dầu... Hạn chế thức ăn giàu cholesterol như óc, lòng, tim, gan, bầu dục. Bớt muối và thức ăn mặn, tăng rau quả giàu vi lượng và vitamin A, B, C như cam, quýt, xoài, bưởi, đu đủ chín, cà rốt, giá đỗ...
  5. Bỏ hẳn rượu, bia vì những thứ này độc cho gan. Tổng năng lượng nên là 1.600 kcal mỗi ngày và phải bảo đảm theo tỷ lệ: 20% đạm (khoảng 75 g), 70% bột đường (250 g), 10% chất béo (15 g). Muối, mì chính chỉ cần khoảng 4 g mỗi ngày; nước 1,5-2 lít tùy theo khả năng bài tiết niệu (tốt nhất là uống nước nhân trần, nước rau quả). Đầu tiên, nên cho bệnh nhân ăn nhẹ với cháo thịt, cháo đỗ, khoai tây, chè đường, sữa tách bơ, nước rau quả. Sau đó, cần tăng dần lượng thức ăn, thức uống theo quá trình lui bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1