intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chi phí nhân sự trong thời “bão giá”

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

88
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ số lạm phát ở nước ta đã tăng đến 28% trong tám tháng đầu năm và gây ra nhiều khó khăn, bất ổn cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp đứng trước thử thách buộc phải cắt giảm mọi chi phí, trong đó chi phí có liên quan tới lương, thưởng cho nhân viên là điều khiến các công ty đau đầu nhất, bởi trong giai đoạn bấp bênh này, người tài càng là vốn quý của doanh nghiệp. Tăng lương và phụ cấp là điều bất khả kháng Để tìm ra lời giải cho bài toán khó về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chi phí nhân sự trong thời “bão giá”

  1. Chi phí nhân sự trong thời “bão giá” Chỉ số lạm phát ở nước ta đã tăng đến 28% trong tám tháng đầu năm và gây ra nhiều khó khăn, bất ổn cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp đứng trước thử thách buộc phải cắt giảm mọi chi phí, trong đó chi phí có liên quan tới lương, thưởng cho nhân viên là điều khiến các công ty đau đầu nhất, bởi trong giai đoạn bấp bênh này, người tài càng là vốn quý của doanh nghiệp. Tăng lương và phụ cấp là điều bất khả kháng Để tìm ra lời giải cho bài toán khó về chi phí lương bổng, gần 60 chủ doanh nghiệp và nhà quản lý nhân sự đã tham gia hội thảo “Chi phí nhân sự, các vấn đề và giải pháp” diễn ra trong ngày 28/8 do Le&Associates (L&A Corp) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đa số các công ty đều đang từng bước điều chỉnh kế hoạch tài chính, kiểm soát chặt chẽ ngân sách trong thời kỳ lạm phát, nhưng chi phí nhân sự luôn là vấn đề nhạy cảm mà các nhà quản lý không biết tỏ cùng ai. Theo một nghiên cứu của Mercer & Talenet, khi khảo sát trên 120 doanh nghiệp, có 37% ý kiến cho rằng lạm phát đã ảnh hưởng nặng đến hoạt động của công ty, tăng mọi chi phí lên đến 40%. Trong tình hình khó khăn chung, hơn phân nửa số công ty trả lời rằng họ buộc phải chọn giải pháp tăng lương (đa số chọn mức tăng dưới 10%) để trợ giúp nhân viên vượt qua khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, có 28% số công ty không tăng lương, mà chọn giải pháp tăng phụ cấp như tiền ăn, xăng dầu và trang phục, tuy nhiên, mức trợ cấp cũng chỉ dừng ở con số vài trăm ngàn đồng.
  2. Sở dĩ các doanh nghiệp vẫn phải “bấm bụng” tăng lương vì tâm lý chung của nhân viên trong giai đoạn này thường dao động, mất tinh thần hăng say, gắn bó với công việc và sẵn sàng nhảy việc nếu có một đề nghị hấp dẫn hơn từ công ty khác. Để giữ chân những nhân viên giỏi, có năng lực, bộ phận nhân sự ngoài việc tăng lương còn phải động viên, chia sẻ khó khăn để mọi người cùng sát cánh vượt qua cơn khủng hoảng của thị trường. Tuy nhiên, giải pháp tăng lương cũng không hoàn toàn hiệu quả bởi vì để tăng khoản chi phí này, doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí khác để bù lại, chẳng hạn giảm bớt các hoạt động PR, marketing hay các chương trình ngoại khóa. Diễn giả Dương Tấn Phong - Quyền Giám đốc điều hành Bệnh viện FV cũng nhấn mạnh rằng việc tăng lương trong thời kỳ lạm phát phải tuân thủ nguyên tắc “tam giác vàng”, nghĩa là phải cân đối dựa trên mặt bằng lương trong nội bộ công ty, lương trên thị trường và định vị mặt bằng công ty trong nền kinh tế, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “lạm phát tiền lương” và doanh nghiệp không bao giờ thoát khỏi được vòng luẩn quẩn mang tên “lạm phát”. Cắt giảm nhân sự, nên hay không? Nhiều nhà quản lý nhân sự đến dự hội thảo đồng tình việc tăng lương để trấn an tinh thần nhân viên là cần thiết, song họ cho rằng vẫn phải tính đến chuyện cắt giảm nhân sự. Lý giải cho nghịch lý này, một diễn giả cho biết: “Tình hình chung của các công ty hiện nay là siết chặt khâu tuyển dụng, chỉ giữ lại những nhân viên giỏi, có tâm huyết. Những nhân viên có hiệu năng công việc không tương xứng với chi phí được trả sẽ bị đào thải”. Đây là giải pháp cuối cùng mà bộ phận nhân sự và phòng kinh doanh phải đưa ra khi đã cắt giảm nhiều
  3. khoản chi phí nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng thua lỗ. Việc sàng lọc những nhân viên làm việc không hiệu quả, giữ lại những người có tay nghề, có năng lực để giúp doanh nghiệp đứng vững trong t ình hình trượt giá của thị trường là điều không tránh khỏi. Để giải bài toán chi phí nhân sự, đơn vị tổ chức buổi hội thảo đã mời Phó Trưởng phòng Lao động Tiền lương thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh cùng luật sự Đinh Quang Thuận đến tư vấn cho các chủ doanh nghiệp. Sau khi nhìn nhận vấn đề tăng lương và cắt giả m nhân sự dưới góc độ của những nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp được cung cấp những kiến thức pháp luật cần thiết để xây dựng bảng lương phù hợp với thị trường và trách nhiệm xã hội khi sa thải nhân viên. Qua đó, các nhà quản lý hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ từ cả hai phía doanh nghiệp và nhân viên khi kết thúc hợp đồng lao động. Tại buổi hội thảo, vấn đề đình công liên tiếp xảy ra do giá cả leo thang cũng được nhắc đến để góp thêm một góc nhìn khác về bài toán chi phí nhân sự trong tình hình chung hiện nay. Với gần 400 vụ đình công trong sáu tháng đầu năm (cao hơn cùng kỳ năm ngoái 200 vụ), có thể thấy khó khăn, áp lực đang đè nặng lên doanh nghiệp lẫn lực lượng lao động. Hội thảo “Chi phí nhân sự, các vấn đề và giải pháp” dù còn khái quát nhưng cũng đã đưa ra một số cách giải bài toán nhân sự trong tình hình bất ổn của nền kinh tế. Ở một khía cạnh nào đó, giải pháp tốt nhất trong thời kỳ khủng hoảng không phải là tăng lương để giữ chân người tài hay sa thải nhân viên để giảm bớt gánh nặng chi phí, mà chính là lãnh đạo doanh nghiệp phải cùng đội ngũ nhân viên đồng cảm, chia sẻ với nhau những khó khăn để đứng vững, vượt qua những thách thức nhất thời của thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2