Chiến lược phát triển của các ngân hàng Trung Quốc
lượt xem 176
download
ức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng Trung Quốc đang gia tăng rõ rệt khi mà tiến trình hội nhập WTO ngày một sâu rộng hơn. Vì thế, để củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính ngân hàng, một chiến lược đặc biệt đã được các ngân hàng Trung Quốc áp dụng. Đó là chiến lược “xi măng và con chuột”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chiến lược phát triển của các ngân hàng Trung Quốc
- Chiến lược phát triển của các ngân hàng Trung Quốc ức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng Trung Quốc đang gia tăng rõ rệt khi mà tiến trình hội nhập WTO ngày một sâu rộng hơn. Vì thế, để củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính ngân hàng, một chiến lược đặc biệt đã được các ngân hàng Trung Quốc áp dụng. Đó là chiến lược “xi măng và con chuột”. Những năm gần đây, kể từ thời điểm nhiều hệ thống ngân hàng Trung Quốc triển khai dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet, còn gọi là Banking Online hay E-banking, hàng triệu khách hàng Trung Quốc đã lập tức lựa chọn hình thức thanh toán này. Không còn lo bị phạt tiền vì quá hạn trả hóa đơn, không phải tốn quá nhiều thời gian để viết chi phiếu, dán tem, gửi thư qua bưu điện và chờ đợi ngân hàng gửi bảng kết toán hàng tháng …là những lợi ích của việc sử dụng hình thức dịch vụ ngân hàng e-banking. Bên cạnh đó, những công việc thông thường tốn nhiều thời gian xưa nay như trả hóa đơn tiền điện, khi đốt, tiền nước, tiền nhà, hoặc tiền thẻ tín dụng… thì nay chỉ cần khoảng từ 15 đến 30 phút đồng hồ. Khách hàng sử dụng dịch vụ e-banking có thể nhập vào máy tính các dữ liệu về số tiền, số tài khoản và ngày thanh toán là tiền sẽ được rút thẳng từ tài khoản của mình trả cho công ty nhận thanh toán. Thì giờ là vàng bạc, các ngân hàng Trung Quốc có lẽ nhận thức rõ khía cạnh này để khai thác triệt để những lợi ích từ e- banking. Thị trường toàn cầu đang mở rộng trước mắt, nhưng với việc Trung Quốc gia nhập WTO, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng e-banking sẽ là đầu cầu để các ngân hàng nước ngoài tấn công vào thị trường tài chính ngân hàng trong nước. Khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc đảm bảo sẽ mở cửa thị trường này là một trong những cam kết mà quốc gia nào cũng phải thực hiện. Một quan chức cao cấp trong ngành ngân hàng Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại: “Cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng đang là một sức ép lớn đối với Trung Quốc trước việc các ngân hàng nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào thị trường tài chính Trung Quốc. Các ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ gặp phải bất lợi lớn do hạn chế về công nghệ dịch vụ ngân hàng. Mặc dù vấn đề mất an toàn chưa bao giờ xảy ra, nhưng điều tạo nên khoảng cách giữa các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trong nước và đối thủ cạnh tranh nước ngoài là kinh nghiệm và kỹ năng quản lý. Chúng ta nên tính đến những chiến lược dài hơi và hiệu quả”. Từ đó, chiến lược “xi măng và con chuột” ra đời khi kết hợp thành công việc mở rộng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử với khả năng bảo mật an toàn cao nhằm đối phó với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Từ việc linh hoạt và thông minh như “con chuột”... Ngân hàng thương mại và công nghiệp Trung Quốc (ICBC), ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc, là nơi triển khai đầu tiên chiến lược này. Để có được sự thông minh, lanh lợi như “con chuột”, ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp hai lần trong hai năm vừa qua và đã thu được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa. Song song với việc tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo về sự tiện dụng của dịch vụ e-banking, ICBC đã chứng minh cho khách hàng thấy điều quan trọng nhất là tiết kiệm thời gian trong việc trả hóa đơn hàng tháng, tránh bị phạt tiền do chậm trễ và tính bảo mật thông tin. Tuy không cùng thời điểm tiến hành, nhưng đa số các ngân hàng lớn khác tại Trung Quốc cũng áp dụng những chiêu thức quảng cáo tương tự như ICBC. Sở dĩ các ngân hàng đó muốn chuyển dịch vụ ngân hàng từ việc phục vụ tại các chi nhánh, gửi bảng kết toán hàng tháng... thành dịch vụ e- banking không dùng đến giấy mực, là bởi không chỉ có khách hàng, mà chính phía ngân hàng cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí với dịch vụ tiện ích này.
- ICBC và một số ngân hàng nội địa khác tại Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử từ năm 2000, khởi động chậm hơn một chút so với các ngân hàng khổng lồ trên thế giới. Tuy nhiên, các tập đoàn ngân hàng toàn cầu luôn được xem là mối đe doạ lớn với các ngân hàng nước này. Tập đoàn ngân hàng HSBC của Hồng Kông tiết lộ rằng họ sẽ thực hiện các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Trung Quốc đại lục kể từ cuối năm nay. Nhiều tập đoàn ngân hàng khác cũng đã tuyên bố những chương trình và kế hoạch tương tự. Sự năng động còn được tạo ra khi bộ phận e-banking dành được mối quan tâm lớn từ phía ban lãnh đạo ngân hàng. Họ đã coi đây là bộ phận rất quan trọng của tiến trình phát triển, ngân hàng có thể đứng vững và tồn tại trong cạnh tranh hay không, kinh doanh có hiệu quả hay không, lợi nhuận thu được có lớn hơn chi phí hay không, tất cả tuỳ thuộc vào kết quả làm việc của bộ phận e-banking. Chẳng hạn như Ngân hàng xây dựng Trung Quốc thường bố trí những nhân viên tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu rộng về tình hình tài chính, có các quan hệ kinh doanh, nhạy bén với sự biến đổi của tình hình, năng nổ, tháo vát, dám nghĩ dám làm nhưng thận trọng và quyết đoán... để gánh vác nghiệp vụ này. Ngân hàng tuyển dụng vào bộ phận e- banking không chỉ các nhân viên có kiến thức về ngân hàng, mà cả những nhân viên thuộc các lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị ... ...đến chắc chắn và an toàn như “xi măng” Điểm quan tâm hàng đầu của ICBC cũng như nhiều ngân hàng Trung Quốc khác là là cố gắng để giành được chữ ký của hàng trăm triệu khách hàng không chỉ cho dịch vụ e-banking, mà còn cho cả các dịch vụ tài chính ngân hàng khác. ICBC hiện đang phấn đấu để cung cấp các dịch vụ hoàn hảo hơn cho 100 triệu khách hàng là các cá nhân, các tập đoàn, công ty Trung Quốc. Hầu hết các công ty bảo hiểm, phần lớn trong số 10 tập đoàn môi giới bảo hiểm lớn nhất cả nước và một số các tổ chức tài chính đa quốc gia, trong đó phải kể đến Citibank, hiện là khách hàng trong tổng số 5600 khách hàng của hệ thống ngân hàng trực tuyến ICBC. Ngân hàng đã bắt đầu lưu giữ hồ sơ và phân tích các giao dịch của khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu được xây dựng hoàn tất từ năm 2004. Theo ICBC, mặc dù có những lợi thế về công nghệ, dịch vụ và quản lý, các ngân hàng nước ngoài vẫn cần có thêm thời gian và sự kiên trì để thuyết phục người dân Trung Quốc rằng việc nhấp con trỏ chuột trên trang web của họ là lựa chọn tốt hơn và an toàn hơn so với việc thực hiện các giao dịch trực tuyến tại các ngân hàng. Người dân Trung Quốc vẫn luôn cảm thấy an toàn hơn khi gửi số tiền mà họ vất vả kiếm được tại các ngân hàng nội địa trên toàn quốc, một điểm mạnh bổ sung cho các dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong nước. Đây là nơi mà “xi măng” chứng tỏ sự hữu ích của mình trong các chiến lược e- banking của các ngân hàng Trung Quốc. Một lần nữa, xã hội và văn hoá truyền thống Trung Quốc lại trở thành một rào cản vô hình ngăn chặn sự tấn công mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh đến từ bên ngoài biên giới. Không chỉ dừng lại ở đó, các ngân hàng Trung Quốc còn tiến hành nhiều biện pháp khác nhau nhằm củng cố mức độ tin tưởng và bảo mật của mình. Một trong số đó là biện pháp “lưu dấu vết” đối với các giao dịch e-banking. Do việc tuân thủ quy định kiểm soát nội bộ sẽ khó khăn hơn đối với các giao dịch ngân hàng điện tử qua Internet, nên các ngân hàng Trung Quốc không chỉ chịu áp lực trong việc đảm bảo hoạt động kiểm soát nội bộ trong các môi trường tự động cao, mà còn chịu áp lực trong việc duy trì tính độc lập của hoạt động kiểm soát, đặc biệt với các ứng dụng e-banking chủ chốt. Chính vì vậy, việc duy trì khả năng kiểm soát “lưu dấu vết” đối với các hoạt động e-banking sẽ giúp tăng cường vai trò kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Những loại giao dịch e-banking sau thường xuyên được ICBC cũng như các ngân hàng Trung Quốc khác chú trọng hơn cả: - Thời điểm mở, thay đổi hoặc đóng tài khoản của khách hàng. - Mọi giao dịch liên quan đến kết quả tài chính.
- - Mọi sự hỗ trợ, chuyển đổi hay hủy bỏ quyền truy cập hệ thống. Song song với việc “lưu dấu vết”, vấn đề bảo mật thông tin e-banking cũng rất được chú trọng trong chiến lược “xi măng”. Với các ngân hàng Trung Quốc, bảo mật có nghĩa là giữ cho các thông tin thiết yếu không bị rò rỉ và không bị truy cập trái phép. Sự xuất hiện của e-banking cũng đồng nghĩa với việc những thách thức về bảo mật thông tin sẽ tăng thêm, bởi vì khi truyền qua mạng Internet hoặc lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, thông tin sẽ dễ dàng bị tin tặc tấn công. “Trong thời đại ứng dụng công nghệ, sự phụ thuộc ngày càng gia tăng đối với các đối tác, các nhà cung ứng dịch vụ có thể chính là nguyên nhân gây rò rỉ các dữ liệu quan trọng của các ngân hàng Trung Quốc”- Jun Cheng, giám đốc bộ phận bảo mật của Bank of China (BOC) nhận định. Với mục đích an toàn thông tin, tất cả dữ liệu ngân hàng và các bản ghi của BOC đều được bảo mật, chỉ có những cá nhân, tổ chức hoặc hệ thống được cấp quyền sử dụng mới có thể truy cập. Mọi dữ liệu mật của BOC phải được bảo đảm bởi hệ thống an ninh mạng để tránh bị truy cập, thay đổi trái phép trong suốt thời gian truyền trên mạng. BOC cũng kiểm soát việc sử dụng và bảo vệ dữ liệu trong suốt quá trình bên thứ 3 truy cập dữ liệu ngân hàng thông qua các quan hệ ngoài luồng, mọi sự truy cập dữ liệu có kiểm soát của BOC phải được cài đặt và sử dụng mật khẩu để bị tránh truy cập trái phép. Kết quả là nhờ sự cẩn trọng và vững chắc như “xi măng” của mình, các ngân hàng Trung Quốc đã tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi trao đổi thông tin, giúp cho khách hàng bảo vệ dữ liệu của mình và được phục vụ liên tục qua các kênh dịch vụ điện tử. Với mỗi ngân hàng Trung Quốc, việc phát triển và ứng dụng e-banking với quy mô, tính chất dịch vụ có thể khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực quản lý, trình độ ứng dụng công nghệ và chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Tuy không có giải pháp chung về quản lý rủi ro trong hoạt động e-banking áp dụng cho tất cả các ngân hàng, nhưng tất cả đều có một điểm chung- đó là chiến lược và định hướng phát triển. Những giải pháp trình bày trên đây của các ngân hàng Trung Quốc có thể được xem như những định hướng mang tính “mở”, việc triển khai áp dụng vào từng ngân hàng cụ thể cần phải được xem xét, đánh giá cho phù hợp với các hoạt động e-banking hiện tại và kế hoạch phát triển trong tương lai. Admin (Theo www.BWportal.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG 6 SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG
10 p | 724 | 374
-
Các ngân hàng thương mai việt nam với việc xây dựng và phát triển thương hiệu
3 p | 219 | 86
-
SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG
10 p | 179 | 59
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 4: Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
12 p | 348 | 27
-
Bài giảng Tài chính vi mô: Chương 7 - ĐH Thương Mại
37 p | 107 | 15
-
Bài giảng Đầu tư nước ngoài: Chương 4 - Phan Thị Vân
17 p | 133 | 13
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán: Chương 5 - TS. Đào Nhật Minh
40 p | 16 | 8
-
Kinh nghiệm quốc tế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam
9 p | 74 | 7
-
Thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm: Thành công và những vấn đề đặt ra
4 p | 76 | 6
-
Báo cáo thường niên năm 2018 - Vietnam Airlines
184 p | 166 | 6
-
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tài chính liên quan đến phát triển công nghiệp sạch: Phần 2
121 p | 16 | 6
-
Phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
6 p | 63 | 4
-
Đánh giá sức cạnh tranh của Thành phố Hồ Chí Minh và định hướng chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2045
150 p | 38 | 4
-
Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội
5 p | 10 | 3
-
Thực trạng tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 43 | 2
-
Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt thiệt hại hàng chục tỷ đô mỗi năm
7 p | 32 | 2
-
Mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài - hướng đi mới của các ngân hàng thương mại Việt Nam
8 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn