CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM XÉT TỪ <br />
TIẾP CẬN CẠNH TRANH QUỐC TẾ<br />
<br />
Chu Đức Dũng<br />
Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế thế giới<br />
<br />
Tóm tắt: Biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, do tiềm năng kinh tế <br />
của nó, do có vị trí địa lý và địa chính trị rất quan trọng, nên nhiều nước Đông <br />
Á đã và đang triển khai chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông. Việt Nam <br />
đang ở trong cuộc đua tranh trong phát triển kinh tế biển Đông giữa các nước <br />
ven biển này một cuộc đua tranh chiến lược. Đặc biệt, Trung Quốc đang <br />
triển khai rất mạnh chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông và khá bài bản, <br />
sức ép cạnh tranh đang ngày càng gia tăng đối với Việt Nam. Quan hệ Trung <br />
Quốc Việt Nam được báo cáo này lựa chọn như là một nghiên cứu trường <br />
hợp, lựa chọn này tính đến thực tế là Trung Quốc là nước lớn, phát triển <br />
năng động, là nước ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam. So với Trung <br />
Quốc, Việt Nam chậm chân hơn trong phát triển thể chế, phát triển kinh tế <br />
biển, đó là nhân tố chính dẫn đến trình độ phát triển của Việt Nam thấp hơn <br />
Trung Quốc về kinh tế biển,...do vậy đòi hỏi Việt Nam phải khẩn trương <br />
việc tìm kiếm các giải pháp đột phá.<br />
1. Mở đầu <br />
Biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, do tiềm năng kinh tế của <br />
nó, do có vị trí địa lý và địa chính trị rất quan trọng, nên nhiều nước Đông Á <br />
đã và đang triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển Đông. <br />
Việt Nam đang ở trong cuộc đua tranh trong phát triển kinh tế biển <br />
Đông giữa các nước ven biển này một cuộc đua tranh chiến lược. Trong <br />
cuộc đa tranh này, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn chiến lược kinh tế biển <br />
Đông của các nước trong khu vực, ý đồ, lợi ích, động thái tổ chức và triển <br />
khai, điểm mạnh, điểm yếu, tính khả thi, tác động đến khu vực và Việt <br />
Nam... của các chiến lược đó. Đặc biệt, nơi đây đang có nhiều tranh chấp về <br />
chủ quyền. Trung Quốc một nền kinh tế lớn vào loại hàng đầu thế giới <br />
hiện nay đang triển khai rất mạnh chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông <br />
và khá bài bản, sức ép cạnh tranh đang ngày càng gia tăng đối với Việt Nam <br />
và các nước trong khu vực. Sự chậm trễ hoặc thiếu sót của chúng ta trong <br />
vấn đề này chắc chắc sẽ gây cho chúng ta nhiều bất lợi về kinh tế, môi <br />
trường, an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia,...<br />
Phát triển kinh tế biển là chiến lược quan trọng, cấp bách đối với Việt <br />
Nam hiện nay. Việt nam có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế <br />
biển, vấn đề đặt ra là cần có chiến lược và giải pháp thích hợp. Với các đặc <br />
thù của phát triển kinh tế biển, với tính phức tạp trong quan hệ kinh tế và <br />
chính trị quốc tế trên Biển Đông, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện <br />
nay, chúng ta không thể không chú trọng xem xét các quan hệ kinh tế và chính <br />
trị quốc tế liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của Việt <br />
Nam, nhất là tiếp cận cạnh tranh chiến lược (địa kinh tế, địa chính trị) trong <br />
bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mối quan hệ giữa phát triển <br />
kinh tế và an ninh quốc phòng, mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và <br />
bảo đảo độc lập tự chủ,... <br />
Quan hệ Trung Quốc Việt Nam được báo cáo này lựa chọn như là <br />
một nghiên cứu trường hợp. Lựa chọn này tính đến thực tế là Trung Quốc là <br />
nước lớn, phát triển năng động, là nước ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt <br />
Nam.<br />
Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam dưới giác độ <br />
cạnh tranh quốc tế, báo cáo này muốn nhấn mạnh: sức ép đối với Việt Nam <br />
trong việc tìm kiếm các giải pháp đột phá, cải cách; qua đó gợi mở hướng <br />
đột phá (khâu then chốt); và nhấn mạnh việc phòng tránh các lệch hướng <br />
trong phát triển kinh tế biển.<br />
Song song với cuộc đua tranh trong phát triển kinh tế biển Đông, sự <br />
hợp tác khu vực và quốc tế trên biển Đông cũng đang là một đòi hòi cấp thiết <br />
để giải quyết các vấn đề chung, vì các lợi ích chung. Phía Trung Quốc, <br />
chẳng hạn, gần đây đã đưa ra một số đề xuất mới với Việt Nam liên quan <br />
đến phát triển kinh tế biển Đông. Chiến lược phát triển hành lang kinh tế <br />
Đông Tây do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ cũng mở ra một <br />
hướng mới trong hợp tác kinh tế biển Đông. Hàng loạt nước khác trên thế <br />
giới hiện cũng đang đặt tầm ngắm vào vùng biển Việt Nam, thậm chí đã <br />
xuất hiện ý tưởng xây dựng dự án hàng trăm tỷ USD đầu tư vào một vùng <br />
ven biển Việt Nam. Đây vừa là cơ hội lớn, vừa là thách thức lớn đối với Việt <br />
Nam, mà sự chần chừ hay từ chối có thể làm mất cơ hội, còn nếu lựa chọn <br />
phương án/đối tác hợp tác mà thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ có thể gây tác <br />
hại lớn. <br />
Cần nhận diện và xử lý tốt cơ hội hợp tác khu vực và quốc tế trong <br />
phát triển kinh tế biển Đông, song trong hợp tác quốc tế này, yếu tố cạnh <br />
tranh vẫn đóng vai trò căn bản. Tiềm lực kinh tế, trình độ phát triển kinh tế <br />
biển, từ công nghệ đến thể chế, tổ chức,... của mỗi bên, nhận thức của mỗi <br />
bên về thực lực, các ý đồ, các chiến lược của các đối tác là các nhân tố quyết <br />
định động thái và tính chất của sự hợp tác đó (hay "luật chơi"). Hơn nữa, <br />
trong thực tế, những nước đi trước thường có những lợi thế nhất định trong <br />
việc áp đặt luật chơi, và một nhóm các nước có thể lập các liên kết riêng, <br />
đặt các nước khác vào thế bị động chiến lược. <br />
2. Vai trò của các trung tâm kinh tế biển trong cạnh tranh quốc tế<br />
Năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế ở đây được nhìn nhận ở các <br />
cấp độ: (i) trình độ công nghệ, (ii) năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, <br />
cộng đồng doanh nghiệp, (iii) cấp độ địa phương; (iv) cấp độ quốc gia.<br />
Một nền kinh tế biển hiện đại là nền kinh tế chí ít phải (i) có công <br />
nghệ biển phát triển, (ii) với các doanh nghiệp biển hiện đại, hiệu quả, liên <br />
kết nội bộ ngành có sức mạnh; (iii) có cấu trúc không gian kinh tế vùng hợp <br />
lý với các trung tâm kinh tế biển mạnh, (iv) thể chế quản lý kinh tế biển <br />
hiện đại.<br />
Xét từ cạnh tranh quốc tế trong phát triển kinh tế biển, cần nhấn <br />
mạnh vai trò của các trung tâm kinh tế biển, nơi tập trung các hoạt động kinh <br />
tế biển, với cơ sở hạ tầng vật lý và thể chế phát triển; các doanh nghiệp <br />
biển đạt được hiệu quả cao nhờ các ưu thế của trung tâm về công nghệ, <br />
kinh tế quy mô, liên kết ngành, tiếp cận các nguồn lực, thông tin... ; có tác <br />
động lan toả, sức hút và vai trò chi phối ra bên ngoài.<br />
Trong một quốc gia, một trung tâm kinh tế biển hùng mạnh sẽ có <br />
nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới các vùng ngoại vi, các trung tâm liên <br />
quan, trên các khía cạnh phát triển công nghệ, kinh nghiệp quản lý, tài chính, <br />
đầu tư, thị trường... Các tác động tích cực sẽ vượt trội nếu có chính sách <br />
quốc gia hợp lý, các địa phương được tổ chức tốt,... <br />
Trong quan hệ quốc tế, tình hình diễn ra tương tự, song khía cạnh <br />
cạnh tranh sẽ nổi trội hơn. trong trường hợp một địa phương (trung tâm) kinh <br />
tế biển yếu ở gần một trung tâm kinh tế biển mạnh, tác động tiêu cực sẽ <br />
càng lớn hơn một khi ở đó yếu kém về năng lực tổ chức của địa phương <br />
(yếu kém về trình độ quy hoạch phát triển, tầm nhìn, trình độ quản lý kinh <br />
tế, tính nghiêm túc trong thực thi pháp luật và chính sách ...), về tinh thần <br />
kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh các yếu kém về cơ sở hạ tầng, về <br />
vốn,... <br />
3. Chiến lược và sức mạnh của Trung Quốc trong phát triển kinh tế <br />
biển<br />
Trung Quốc là nước liền kề với Việt Nam, đã đạt được thành tựu kinh <br />
tế vượt bậc trong ba thập kỷ qua. Phát triển kinh tế Trung Quốc chủ yếu là <br />
nhờ đóng góp của khu vực ven biển, mà một động lực chính của sự phát <br />
triển kinh tế tại khu vực ven biển Trung Quốc chính là các khu kinh tế tự do.<br />
3.1. Phát triển các khu kinh tế tự do một cách năng động, nhiều sáng <br />
tạo<br />
Chính sách mở và cải cách kinh tế của Trung Quốc (từ năm 1978) <br />
được tiến hành trước tiên ở vùng ven biển với sự thuận lợi và vị trí địa lý, để <br />
phát triển một nền kinh tế thị trường và giảm rủi ro cải cách. Quá trình mở <br />
cửa ven biển bắt đầu ở miền Nam Trung Quốc và lan đến phía Bắc Trung <br />
Quốc trong những năm 1980 và tiếp đến các vùng khác từ những năm 1990. <br />
Các khu kinh tế tự do ở Trung Quốc có vai trò như các cực tăng trưởng cho <br />
phát triển kinh tế và cơ sở thí điểm, và là công cụ cho cải cách và cho chính <br />
sách mở cửa. Đặc điểm chung của các khu kinh tế tự do Trung Quốc là chính <br />
sách kinh tế đặc biệt và những mục tiêu đặc biệt ở một khu vực được xác <br />
định. Tuy nhiên, loại hình mở cửa của Trung Quốc rất đa dạng. Các khu kinh <br />
tế tự do Trung Quốc được phân loại thành khu kinh tế tự do tổng hợp, khu <br />
kinh tế tự do chế tạo, khu kinh tế tự do dựa trên khoa học và thương mại và <br />
khu kinh tế tự do xuyên biên giới, và rất nhiều các dạng khác nhau bao gồm <br />
các Đặc khu Kinh tế (SEZ), các Khu phát triển kinh tế và công nghệ (TEDZ), <br />
các Khu phát triển tổng hợp (CDZ), các Khu công nghiệp cao và mới (NHIP), <br />
các Khu thương mại tự do (FTZ), các Khu thương mại biên giới tự do <br />
(FFTZ), các Tam giác tăng trưởng (GT), các Khu chế xuất (EPZ) và các Đặc khu <br />
hành chính và kinh tế (SAEZ).<br />
Không những thế, các khu kinh tế tự do Trung Quốc vẫn đang không <br />
ngừng chuyển đổi mô thức hoạt động, với các hướng chính:<br />
Từ mô hình Cửa sổ Cơ sở Cầu nối đến Cực Tăng trưởng<br />
Từ chính sách ưu đãi sang khai thác “lợi thế kinh tế và cơ cấu toàn <br />
diện”<br />
Liên kết các khu kinh tế tự do và khu hành chính<br />
Chuyển đổi từ phát triển đất đai sang thúc đẩy công nghiệp và hoạt <br />
động tài chính<br />
Chuyển đổi một nền kinh tế hướng ra bên ngoài sang một nền kinh <br />
tế mở<br />
Chuyển đổi từ ngành sử dụng nhiều lao động sang ngành có hàm <br />
lượng công nghệ cao<br />
Chuyển đổi từ sự hợp tác trong nước sang hợp tác xuyên biên giới và <br />
xuyên quốc gia<br />
3.2. Đẩy mạnh chiến lược khai thác phát triển Biển Đông <br />
Nhiều năm qua, Trung Quốc tập trung nhiều vào nghiên cứu chiến <br />
lược biển, đặc biệt là chiến lược khai thác phát triển biển Đông (Trung <br />
Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa). Từ chiến lược khai thác Biển Đông, <br />
Trung Quốc đã tiến tới xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế Biển Đông <br />
(Trung ương có chiến lược và quy hoạch kinh tế biển toàn quốc, địa phương, <br />
đặc biệt là các tỉnh ven biển cũng đều có riêng các chiến lược và quy hoạch <br />
phát triển kinh tế biển). <br />
Đáng chú ý nhất là “Chiến lược 3 chữ M” hay “Chiến lược một trục <br />
hai cánh” là chiến lược hợp tác tiểu vùng Trung Quốc ASEAN gồm trục <br />
“Hành lang kinh tế Nam Ninh (TQ) Singapore”, cánh một là “Hợp tác tiểu <br />
vùng sông Mekong mở rộng”; cánh hai là “Hợp tác tiểu vùng Vịnh Bắc bộ <br />
mở rộng”. “Hợp tác tiểu vùng Vịnh Bắc bộ mở rộng” là trọng điểm của <br />
chiến lược “Một trục hai cánh của Trung Quốc”, bởi lẽ Trung Quốc coi <br />
trọng vị trí chiến lược của biển Đông, vì khống chế được biển Đông, tức là <br />
khống chế được cả vùng Đông Nam Á và cả con đường giao lưu huyết mạch <br />
từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, và cũng là khu vực giàu tài nguyên, <br />
đặc biệt là dầu khí. <br />
Trong khuôn khổ “Hợp tác tiểu vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng”, Trung <br />
Quốc đã xây dựng Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) như là một hạt <br />
nhân và nền tảng. Ngày 19/1/2008, Quốc vụ Viện Trung Quốc đã phê chuẩn <br />
thực hiện “Quy hoạch phát triển khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây”. Khu <br />
kinh tế này được thiết kế theo mô hình “một trung tâm (thành phố Nam <br />
Ninh), ba thành phố cảng (Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành) và hai thành <br />
phố vệ tinh (Ngọc Lâm, Sùng Tà), tạo nên một cấu trúc kinh tế mở rất mạnh <br />
ra Vịnh Bắc Bộ, biển Đông và Thái Bình Dương. Diện tích đất đai là <br />
425.000 km2, chiếm 17,9% tổng diện tích toàn Quảng Tây, diện tích mặt biển <br />
đạt 129.300 km2, là khu vực trọng điểm tiến hành cải cách mở cửa sớm nhất <br />
ở Trung Quốc, có vai trò và tác dụng to lớn trong bố cục chiến lược cải cách <br />
mở cửa của Trung Quốc, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí <br />
giao thông thuận tiện.<br />
Khu kinh tế vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) dựa lưng vào Đại Tây Nam, <br />
mặt hướng ra các nước Đông Nam Á, phía Đông liền kề với đồng bằng Chu <br />
Giang, nằm ở giao điểm của ba khu vực là Khu vực mậu dịch tự do Trung <br />
Quốc – ASEAN, vành đai kinh tế vùng Chu Giang mở rộng và vành đai kinh <br />
tế Đại Tây Nam, là khu vực ven biên, ven biển duy nhất phía Tây của Trung <br />
Quốc, là đường ra biển tiện lợi nhất của khu vực phía Tây, vừa là cầu nối và <br />
cơ sở quan trọng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, là cửa ngõ và tiền <br />
phương quan trọng trong mở cửa đối ngoại, đi ra các nước ASEAN, đi ra thế <br />
giới. ưu thế vị trí nổi trội, vị trí chiến lược rõ nét.<br />
Khu kinh tế vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) có nguồn tài nguyên bến cảng, <br />
tài nguyên du lịch, tài nguyên sinh vật biển, khoáng sản, động thực vật, dung <br />
lượng môi trường lớn, đất đai rộng rãi, tiềm năng phát triển lớn, có thể tạo <br />
nguồn năng lượng để cho khu kinh tế cất cánh.<br />
Mục tiêu tổng thể đẩy mạnh mở cửa phát triển Khu kinh tế vịnh Bắc <br />
Bộ là lấy xây dựng bến cảng làm đầu tầu, lấy phát triển công nghiệp ven <br />
biển làm trọng điểm, lấy xây dựng cơ sở hạ tầng làm bảo đảm, lấy các dải <br />
đô thị làm chỗ dựa, lấy phát triển đổi mới làm động lực, ra sức phấn đấu <br />
trong thời kỳ “5 năm lần thứ XI”, làm cho cơ sở hạ tầng của toàn vùng tương <br />
đối hoàn thiện, cảng biển có sức cạnh tranh tổng hợp mạnh, bố cục ngành <br />
nghề nhất thể hoá từng bước hình thành. Sau đó qua phấn đấu các năm tiếp <br />
theo, cuối cùng xây dựng vùng này thành các dải đô thị có ảnh hưởng nhất tại <br />
vùng phía Tây Nam Trung Quốc, trở thành trung tâm chế tạo, doanh vận, <br />
ngoại thương, thông tin, tiền tệ và giao lưu văn hoá trong Khu vực mậu dịch <br />
tự do Trung QuốcASEAN.<br />
Trọng điểm công tác trong đẩy mạnh xây dựng Khu kinh tế vịnh Bắc <br />
Bộ (Quảng Tây): (i) Đẩy mạnh xây dựng các tổ hợp cảng lớn ven biển, đẩy <br />
mạnh cải cách thể chế phát triển, xây dựng và quản lí các cảng khẩu, thúc <br />
đẩy tập hợp nguồn lực các cảng ven biển, quy hoạch thống nhất và xây <br />
dựng ba cảng lớn là Phòng Thành, Khâm Châu và Bắc Hải, đẩy mạnh bước <br />
sắp xếp lại các cảng khẩu, hình thành cơ chế kinh doanh nhất thể hoá vịnh <br />
Bắc Bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh tổng hợp của cảng khẩu. (ii) Đẩy <br />
mạnh xây dựng dải đô thị Nam NinhBắc HảiKhâm ChâuPhòng Thành. <br />
Đồng thời, loại bỏ các trở ngại thị trường, thúc đẩy lưu động tự do các yếu <br />
tố sản xuất trên cơ sở cơ chế thị trường. Ra sức xây dựng Khu kinh tế vịnh <br />
Bắc Bộ (Quảng Tây) trở thành các thành phố trung tâm lấy Nam Ninh, Bắc <br />
Hải, Khâm Châu, Phòng Thành làm trung tâm, lấy các huyện và trấn xoay <br />
quanh làm vệ tinh, phân công hợp lí, bổ sung chức năng cho nhau, phối hợp <br />
phát triển kinh tếchính trị và văn hoá, hình thành dải đô thị có sức ảnh hưởng <br />
lớn ở phía Tây Nam Trung Quốc. (iii) Đẩy mạnh bố cục các ngành nghề lớn <br />
và xây dựng các hạng mục ngành nghề lớn. Đẩy mạnh xây dựng các ngành <br />
hoá dầu, ngành giấy, năng lượng, luyện kim và các ngành phụ trợ ven biển. <br />
(iv) Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển.<br />
Nhìn chung, khi xem xét chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam <br />
dưới giác độ cạnh tranh quốc tế, trong trường hợp quan hệ Trung Quốc <br />
Việt Nam, những đặc điểm, động thái sau đây cần quan tâm:<br />
Trung Quốc đã và đang hình thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, <br />
quy mô lớn, có sức hút và sức cạnh tranh lớn. Trung Quốc có những bước đi <br />
bài bản trong quy hoạch, quản lý, thu hút đầu tư. <br />
Hình thành các doanh nghiệp biển hiện đại. Các ngành/doanh nghiệp <br />
kinh tế biển của họ đã phát triển chuyên nghiệp, hiện đại, sức cạnh tranh <br />
cao, đã và sẽ tăng cường hoạt động ở Việt Nam.<br />
Công nghệ biển của Trung Quốc đang phát triển khá năng động<br />
Sự hỗ trợ mạnh của nhà nước đối với kinh tế biển, dưới nhiều hình <br />
thức, như phân cấp quản lý, cho phép các khu kinh tế biển được áp dụng các <br />
thể chế hiện đại, quy hoạch phát triển, hỗ trợ tài chính, sử dụng các tập <br />
đoàn kinh tế nhà nước, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, quân sự, <br />
ngoại giao (tăng cường hoạt động trên Biển Đông)...<br />
4. Phát triển kinh tế biển Việt Nam trong bối cảnh Trung Qu ốc <br />
đẩy mạnh phát triển kinh tế biển<br />
Việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, trong đó trực tiếp <br />
nhất là phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) trong khuôn khổ <br />
“Hợp tác tiểu vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng”, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức <br />
cho phát triển kinh tế biển Việt Nam.<br />
Trong số các cơ hội, có: hợp tác kinh tế, nâng cao hiệu quả, tiếp thu <br />
công nghệ, mở rộng thị trường,... Kinh tế biển Đông với sự phát triển năng <br />
động sẽ tăng sức hấp dẫn, thu hút các nguồn lực kinh tế trên thế giới vào khu <br />
vực này, điều đó có lợi cho tất cả các bên.<br />
Tuy nhiên, đối với Việt Nam, cơ hội đó có trở thành hiện thực hay <br />
không tuỳ thuộc chủ yếu vào những nỗ lực trong nước. Nếu không có những <br />
điều chỉnh cần thiết, những chính sách thích hợp, Việt Nam sẽ chỉ đạt được <br />
"những tiến bộ nhất định", "tiến một bước" trong các ngành kinh tế biển <br />
(tăng trưởng, đổi mới một số công nghệ, tăng xuất khẩu,... ) mà ít có tiến bộ <br />
đột phá. <br />
Mặt khác, chúng ta có thể phải đối mặt với một số thách thức như:<br />
Các trung tâm kinh tế biển Trung Quốc, nhất là Khu kinh tế Vịnh Bắc <br />
bộ (Quảng Tây), với sức hấp dẫn lãnh thổ cao của nó, thu hút mạnh dòng <br />
vốn đầu tư quốc tế, từ đó ảnh hưởng xấu đến dòng vốn quốc tế vào Việt <br />
Nam.<br />
Đang dần xuất hiện một sự phân công lao động quốc tế trên dải ven <br />
biển phía tây biển Đông theo hướng Khu kinh tế Vịnh Bắc bộ (Quảng Tây) <br />
đóng vai trò trung tâm phát triển, tập trung các ngành nghề then chốt, giá trị <br />
gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao, đẩy các vùng kinh tế ở Việt Nam vào <br />
vị trí cấp hai. Có thể sẽ có một làn sóng mới về chuyển dịch các ngành công <br />
nghiệp cấp thấp, “lắp ráp" từ Trung Quốc vào các vùng ven biển Việt Nam. <br />
Sự gắn kết, liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, giữa các khu kinh <br />
tế ven biển Việt Nam có thể sẽ bị ảnh hưởng trước “sức hút” của các doanh <br />
nghiệp, khu kinh tế ven biển Trung Quốc.<br />
Có thể xẩy ra một số trường hợp kinh tế biển là gánh nặng cho nền <br />
kinh tế (như hậu quả của trào lưu xây nhà máy mía đường, xi măng công <br />
nghệ Trung Quốc... ở Việt Nam vừa qua)<br />
Với một nền kinh tế biển không hoàn thiện, không nâng sức mạnh <br />
tổng hợp của nền kinh tế, kinh tế biển khó có đáp ứng được mục tiêu bảo <br />
vệ chủ quyền, an ninh,...Ngược lại, căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền <br />
biển đảo trên biển Đông nếu không được xử lý tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực <br />
đến phát triển kinh tế biển Việt Nam, nhất là đối với các ngành như dầu khí, <br />
hải sản, vận tải biển, du lịch biển,...<br />
5. Việt Nam phải làm gì ?<br />
5.1. Yêu cầu đổi mới cách làm chiến lược<br />
Chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Nam đến nay đã <br />
tỏ ra có một số điểm yếu, trong đó nổi bật là chúng ta mới chủ yếu khai thác <br />
lợi thế so sánh tĩnh (tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ,...). Hệ quả, như <br />
một số nghiên cứu đã nêu là chúng ta phát triển một nền công nghiệp "nhặt <br />
nhạnh", gia công (phụ thuộc nhiều vào các công ty nước ngoài), sức cố kết <br />
của nền kinh tế thấp, thiếu những điểm nhấn trong cạnh tranh quốc tế. Nếu <br />
không nhận thức rõ điều này, e rằng, chiến lược phát triển kinh tế biển Việt <br />
Nam sẽ lặp lại những khiếm khuyết của chiến lược công nghiệp hoá hiện <br />
đại hoá của Việt Nam đến nay.<br />
5.2. Tạo ra lợi thế chiến lược<br />
Việt Nam cần tính đến, hướng tới các lợi thế so sánh động, những lợi <br />
thế chiến lược. Tạo ra lợi thế chiến lược là nhiệm vụ chính của nhà nước, <br />
của kinh tế nhà nước. <br />
Phát triển kinh tế biển càng đòi hỏi vai trò của nhà nước trong việc tạo <br />
lập lợi thế chiến lược, vì đây là lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn, rủi ro cao; tính <br />
độc quyền tự nhiên cao; cạnh tranh quốc tế mạnh hơn; lĩnh vực cần thu hút <br />
các nguồn lực bên ngoài... <br />
Trong bối cảnh đó, nói đến vai trò của nhà nước trước hết là vai trò <br />
hoạch định chiến lược, quy hoạch, quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho <br />
phát triển kinh tế (nhất là về thể chế kinh tế)... chứ không phải là vai trò <br />
người chủ trực tiếp kinh doanh. Đầu tư Nhà nước cần tránh dàn trải, không <br />
ra tấm ra món, để tạo ra được các lợi thế chiến lược đáng kể. <br />
5.3. Các giải pháp trọng tâm cần được xem xét ở cấp quốc gia lẫn <br />
cấp địa phương<br />
Đánh giá rõ tiềm năng phát triển kinh tế biển. Đến nay, chúng ta đã <br />
tập trung khai thác tài nguyên dầu khí, đã nhấn mạnh việc phát triển các <br />
ngành đóng tàu, hải sản,...Chúng ta cần định rõ hơn tài nguyên vị trí địa lý của <br />
dải bờ biển Việt Nam (cơ sở cho phát triển kinh tế ven biển, với các lĩnh <br />
vực chủ đạo là: các khu kinh tế ven biển, hệ thống cảng biển với một điểm <br />
nhấn là một cảng trung chuyển quốc tế...).Vùng ven biển có vị trí địa kinh tế <br />
nổi trội trong chiến lược phát triển, trong việc thực hiện bứt phá về tăng <br />
trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hiện đại, <br />
trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của các vùng, đặc biệt trong bối <br />
cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa ngày càng phát triển cả về chiều rộng <br />
và chiều sâu.<br />
Làm tốt công tác quy hoạch phát triển, có biện pháp thực thi nghiêm <br />
túc. Bất cập đến nay trong quy hoạch phát triển kinh tế biển của Việt Nam <br />
thể hiện rõ trong hầu hết các lĩnh vực, từ quy hoạch hệ thống cảng biển, hệ <br />
thống hậu cần kinh tế biển, hệ thống giao thông ven biển, hệ thống đô thị <br />
biển,... đến quy hoạch phát triển các ngành như du lịch biển, vận tải biển...<br />
Cần nghiên cứu tiến hành các biện pháp mạnh bạo hơn, như lập các <br />
Khu kinh tế tự do ven biển (với thể chế cởi mở hơn), lập các công ty lớn <br />
trong đánh bắt xa bờ (mà bước đầu có thể do nhà nước sở hữu hoặc tham gia <br />
chính),...<br />
Đột phá trong cải cách hành chính, triển khai quản lý tổng hợp phát <br />
triển kinh tế biển. <br />
Thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các vùng<br />
Cổ vũ sáng kiến của doanh nghiêp, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, <br />
hiện đại hoá doanh nghiệp, tăng cường liên kết, hợp tác,... Thay vì trợ cấp <br />
cho các ngành/doanh nghiệp, hãy hỗ trợ để họ hiện đại hoá.<br />
Thúc đẩy phát triển KHCN biển, phát triển các ngành mới <br />
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, cần tiếp tục nhấn mạnh chủ trương <br />
đa phương hoá. Về công nghệ, cần chú ý thúc đẩy tiếp cận công nghệ của <br />
các nước phát triển. Việc khai thác các nguồn lực biển vì thế đòi hỏi một <br />
trình độ công nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh. Muốn vậy, cần phải có hệ <br />
thống chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư từ các tập đoàn kinh tế biển <br />
quốc tế. <br />
Chúng ta khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa, <br />
Trường Sa và vùng biển liên quan. Tuy nhiên, việc giải quyết các tranh chấp <br />
chủ quyền ở đây là quá trình lâu dài. Hơn nữa, nếu biển Đông bất ổn, sẽ cản <br />
trở đến phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Trước mắt, cần đặt trọng tâm <br />
vào mục tiêu duy trì ổn định trên biển Đông, xử lý hoà bình các tranh chấp, <br />
lấy đó làm bối cảnh để phát huy nội lực và tăng cường thu hút ngoại lực để <br />
phát triển kinh tế biển./.<br />