
Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của các công ty FinTech: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
lượt xem 1
download

Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về công ty FinTech, các dịch vụ mà nó cung cấp, các hình thức huy động vốn phổ biến của công ty FinTech và chính sách của Chính phủ trong việc hỗ trợ huy động vốn công ty FinTech.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của các công ty FinTech: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
- Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của các công ty FinTech: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam Trần Quang Phú Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngày nhận: 08/01/2025 Ngày nhận bản sửa: 22/02/2025 Ngày duyệt đăng: 04/03/2025 Tóm tắt: Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tài chính (FinTech) đã và đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi cơ bản cách thức cung cấp dịch vụ tài chính trên toàn cầu. Tuy nhiên, huy động vốn vẫn là một thách thức lớn đối với các công ty FinTech, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về công ty FinTech, các dịch vụ mà nó cung cấp, các hình thức huy động vốn phổ biến của công ty FinTech và chính sách của Chính phủ trong việc hỗ trợ huy động vốn công ty FinTech. Bên cạnh đó, bài viết tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của các công ty FinTech tại các quốc gia Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Singapore. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị về hoàn thiện khung pháp lý, tạo lập môi trường thử nghiệm Sandbox cho FinTech, ưu Policies to support capital mobilization activities of FinTech companies: International experience and implications for Vietnam Abstract: In the era of Industry 4.0, Financial Technology (FinTech) has become a rapidly growing trend, fundamentally transforming how financial services are provided globally. However, capital mobilization remains a significant challenge for FinTech companies, particularly in emerging markets such as Vietnam. Using the method of overview and analysis of research documents, this article provides an overview of FinTech companies, their services, standard methods of capital mobilization for FinTech companies, and government policies supporting capital mobilization in the FinTech sector. Additionally, the paper summarizes international experiences regarding policies that support capital-raising activities of FinTech companies in countries such as the United States, the United Kingdom, and Singapore. Based on this, the article offers several recommendations to improve the legal framework, establish a Sandbox environment for FinTech testing, and provide tax incentives for capital raising activities of FinTech companies in Vietnam. Keywords: FinTech companies, Capital mobilization policy, International experience, Sandbox Doi: 10.59276/JELB.2025.03.2862 Tran, Quang Phu Email: tranquangphu.mr@gmail.com Ho Chi Minh National Academy of Politics, Vietnam © Học viện Ngân hàng Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng ISSN 3030 - 4199 93 Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
- Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của các công ty FinTech: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam đãi thuế cho hoạt động huy động vốn của các công ty Fintech tại Việt Nam. Từ khóa: Công ty Fintech, Chính sách huy động vốn, Kinh nghiệm quốc tế, Sandbox 1. Mở đầu vụ mà nó cung cấp, các hình thức huy động vốn phổ biến của công ty FinTech và chính Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp sách của Chính phủ trong việc hỗ trợ huy 4.0, sự phát triển nhanh chóng của công động vốn công ty FinTech. Bên cạnh đó, nghệ tài chính (Financial Technology- bài viết tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về FinTech) đã và đang thay đổi toàn diện hệ chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn sinh thái tài chính toàn cầu. Các công ty của các công ty FinTech tại các quốc gia FinTech không chỉ mang đến những dịch Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Singapore, vụ tài chính thuận tiện, tiết kiệm chi phí từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất mà còn góp phần thúc đẩy tài chính toàn một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu diện và cải thiện trải nghiệm người dùng. quả chính sách hỗ trợ hoạt động huy động Tuy nhiên, huy động vốn luôn là một trong vốn của các công ty Fintech Việt Nam. Để những thách thức lớn nhất mà các công đạt được mục tiêu nghiên cứu, phần tiếp ty FinTech phải đối mặt, đặc biệt là ở các theo của bài viết gồm: (2) Tổng quan lý quốc gia đang phát triển như Việt Nam. thuyết; (3) Kinh nghiệm quốc tế về chính Theo Báo cáo thị trường Fintech Đông sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của Nam Á quý 1/2024 của nền tảng thông tin công ty FinTech; (4) Kết luận và một số thị trường Tracxn, năm 2023, nguồn vốn khuyến nghị cho Việt Nam. tài trợ trong quý đầu tiên của các công ty trong ngành đạt 607 triệu USD, trong khi 2. Tổng quan lý thuyết năm 2024 là 530 triệu USD (Ngô Huyền, 2024). Để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững 2.1. Công ty FinTech và các dịch vụ cung và đúng hướng của các công ty Fintech, cấp Chính phủ cần hỗ trợ thông qua việc thiết lập khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ Công ty FinTech là doanh nghiệp hoạt cho hoạt động huy động vốn của các công động trong lĩnh vực phi tài chính, những ty này, ví dụ như ưu đãi tài chính, tạo lập ứng dụng công nghệ hiện đại vào các dịch sự cân bằng giữa đổi mới và quản lý rủi ro, vụ tài chính để cải tiến, tự động hóa và nâng tăng cường các chính sách hỗ trợ tài chính cao trải nghiệm người dùng. Các công ty toàn diện. Việc xử lý những thách thức đến FinTech thường hoạt động trong các lĩnh từ sự thiếu ổn định của pháp luật sẽ giúp vực như thanh toán điện tử, cho vay ngang cho các công ty FinTech có thể huy động hàng (P2P Lending), blockchain và tiền được các nguồn vốn tài chính bền vững để điện tử, bảo hiểm số (Insurtech) và quản lý phát triển. tài sản kỹ thuật số (Schueffel, 2016). Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích Các sản phẩm dịch vụ chính thường được tài liệu nghiên cứu, báo cáo về hoạt động cung cấp bởi công ty FinTech: Fintech của các tổ chức uy tín, bài viết làm + Cung cấp dịch vụ thanh toán số: các công rõ khái niệm về công ty FinTech, các dịch ty FinTech phát triển các giải pháp thanh 94 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
- TRẦN QUANG PHÚ toán số như ví điện tử và cổng thanh toán 2.2. Hoạt động huy động vốn của công ty trực tuyến, giúp giao dịch diễn ra nhanh FinTech chóng và an toàn (Arner và cộng sự, 2017) . + Cho vay ngang hàng (P2P Lending): 2.2.1. Huy động vốn từ cộng đồng FinTech kết nối trực tiếp giữa người vay (Crowdfunding) và người cho vay thông qua các nền tảng Huy động vốn từ cộng đồng (Crowdfunding) kỹ thuật số, loại bỏ vai trò trung gian của là thuật ngữ mô tả việc sử dụng tiền đóng ngân hàng truyền thống. Điều này giúp góp của số lượng lớn các cá nhân và tổ chức, giảm chi phí vay và tăng khả năng tiếp cận nhằm gây quỹ cho một dự án, một khoản vốn (Bachmann và cộng sự, 2011). vay cá nhân hoặc vì mục đích kinh doanh + Quản lý tài chính và đầu tư: các công hoặc các nhu cầu hỗ trợ tài chính khác qua ty FinTech cung cấp các nền tảng quản lý các nền tảng kỹ thuật website trực tuyến. tài sản kỹ thuật số và robot-advisors, giúp Huy động vốn từ cộng đồng được chia người dùng dễ dàng đưa ra các quyết định thành 4 loại chính: ủng hộ dự án từ thiện đầu tư hiệu quả dựa trên dữ liệu lớn (Big (donation-based), nhận quà tri ân (reward- Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) (Deloitte, based), góp vốn cho vay (lending-based) 2020). và góp cổ phần (equity-based). Huy động + Ứng dụng công nghệ blockchain: Công vốn cộng đồng đã nổi lên như một chiến nghệ blockchain được ứng dụng trong giao lược quan trọng cho các công ty FinTech dịch tiền điện tử, giúp đảm bảo tính minh khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Hoạt bạch, bảo mật và giảm thiểu rủi ro gian lận động này cung cấp một giải pháp thay thế (Nakamoto, 2008). cho các khoản vay ngân hàng truyền thống + Bảo hiểm công nghệ (Insurtech): Các và vốn đầu tư mạo hiểm. Belleflamme và công ty Insurtech sử dụng AI và dữ liệu lớn cộng sự trong một nghiên cứu thực hiện tại để cải thiện quy trình đánh giá rủi ro, tối ưu Bỉ, đã phân tích động lực và thách thức liên hóa chi phí và cung cấp các sản phẩm bảo quan đến huy động vốn cộng đồng. Bằng hiểm linh hoạt (PwC, 2021). cách sử dụng phương pháp khảo sát, nghiên Các công ty FinTech đóng vai trò then chốt cứu cho thấy huy động vốn cộng đồng cho trong việc chuyển đổi số ngành tài chính, phép các công ty FinTech gây quỹ bằng cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ và cách tiếp cận một lượng lớn người, thường thúc đẩy sự minh bạch trong giao dịch tài góp phần vào việc xây dựng thương hiệu chính. Cần lưu ý sự khác biệt giữa công ty sớm và tạo lòng trung thành từ khách hàng FinTech và tổ chức tài chính truyền thống (Belleflamme và cộng sự, 2014). áp dụng công nghệ tài chính. Các công ty FinTech là doanh nghiệp hoạt động trong 2.2.2. Huy động vốn từ nhà đầu tư thiên lĩnh vực phi tài chính, ứng dụng các công thần (Angel Investor) nghệ phục vụ hoạt động tài chính và cung Các nhà đầu tư thiên thần đóng vai trò quan cấp cho bên sử dụng. Trong khi đó, các tổ trọng trong việc cung cấp hỗ trợ tài chính và chức tài chính truyền thống khi ứng dụng/ hướng dẫn cần thiết để giúp các công ty phát triển các công nghệ tài chính, không FinTech mới khởi nghiệp. Những nhà đầu được gọi là công ty FinTech mà được gọi tư thiên thần thường là những doanh nhân là tổ chức tài chính được số hóa, ví dụ ngân giàu kinh nghiệm hoặc các chuyên gia kinh hàng số, công ty bảo hiểm số (Lê Xuân doanh thành đạt. Họ cung cấp các khoản Sang, 2024). tiền đầu tư vốn có thể được sử dụng cho Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 95
- Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của các công ty FinTech: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam nhiều mục đích khác nhau như phát triển 2.3. Vai trò chính sách hỗ trợ của chính sản phẩm, chiến dịch tiếp thị, tuyển dụng phủ đối với các công ty Fintech nhân sự chủ chốt hoặc mở rộng hoạt động. Các công ty FinTech được tài trợ bởi các Tổng hợp và kế thừa từ các nghiên cứu nhà đầu tư thiên thần có tỷ lệ sống sót cao trước liên quan đến môi trường hoạt động hơn và dễ tiếp cận các vòng gọi vốn tiếp của các công ty Fintech, phần này làm rõ theo hơn so với các startup chỉ dựa vào các một số vấn đề trong hoạt động của công nguồn cho vay truyền thống (Kerr và cộng ty Fintech dẫn đến yêu cầu phải có vai trò sự, 2014). của Chính phủ, và các chính sách hỗ trợ mang tính vĩ mô riêng nhằm giúp cho sự 2.2.3. Huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo phát triển đúng hướng nói chung và hoạt hiểm (Venture capital) động huy động vốn nói riêng của các công Đây là hình thức tài trợ cổ phần được cung ty này. cấp bởi các nhà đầu tư hướng tới các công ty FinTech mới khởi nghiệp có tiềm năng 2.3.1. Sự cần thiết về vai trò hỗ trợ chính tăng trưởng cao. Ngoài việc hỗ trợ tài chính, sách từ Chính phủ các quỹ đầu tư mạo hiểm thường cung cấp Các vấn đề còn tồn tại cho thấy Chính phủ kiến thức quản lý để giúp các công ty này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát thành công (Hayes, 2024). Trong lĩnh vực triển và huy động vốn của các công ty Fintech: FinTech, vốn đầu tư mạo hiểm đóng vai trò Thứ nhất, tính không chắc chắn và thiếu then chốt bằng cách cung cấp vốn cần thiết thích ứng về mặt pháp lý. Sự phát triển cho giai đoạn khởi nghiệp. Năm 2021, các nhanh chóng của các công ty FinTech nhà đầu tư mạo hiểm đã rót 120,8 tỷ USD thường vượt xa các khung pháp lý hiện vào các công ty FinTech trên toàn cầu, gần hành, dẫn đến các quy định hướng dẫn gấp ba lần so với năm 2020 (Statista, 2025). chưa đầy đủ gây cản trở hoạt động huy Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường cung cấp động vốn. Các quy định pháp lý cho thị hướng dẫn chiến lược, kết nối trong ngành trường tài chính truyền thống không đủ và cố vấn- những yếu tố rất cần thiết cho để giải quyết các mô hình và dịch vụ mới các công ty FinTech khi đối mặt với các mà các công ty FinTech cung cấp. Theo quy định tài chính phức tạp và thị trường Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), việc cạnh tranh. Sự hỗ trợ này giúp các công ty xây dựng khung chính sách phù hợp cho khởi nghiệp mở rộng quy mô và đưa ra các FinTech là một khó khăn lớn, khi các cơ giải pháp tài chính sáng tạo (J.P.Morgan, quan chức năng vừa phải ban hành các quy 2024). định vừa phải khai thác tối đa tiềm năng Trong 03 hình thức đã nêu, hình thức huy của công nghệ mà vẫn kiểm soát được các động qua các quỹ đầu tư mạo hiểm thường rủi ro liên quan (Restoy, 2019). được các công ty Fintech đặc biệt là các Thứ hai, khó khăn trong việc bảo đảm sự startup quan tâm do có thể có được một cân bằng giữa đổi mới và quản trị rủi ro. nguồn vốn lớn để mở rộng, phát triển sản Khuyến khích đổi mới hoạt động của các phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng. Các quỹ công ty FinTech đồng thời quản lý các rủi đầu tư mạo hiểm cũng sẵn sàng chấp nhận ro liên quan đến những hoạt động này là rủi ro cao đồng thời có hỗ trợ chiến lược, một thách thức đáng kể. Đổi mới trong kết nối thị trường, phát triển công nghệ. hoạt động của các công ty FinTech có thể bao gồm dân chủ hóa hoạt động tài chính 96 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
- TRẦN QUANG PHÚ và nâng cao hiệu quả trong việc huy động và thúc đẩy tính tương thích giữa các vốn từ xã hội cũng mang đến rủi ro liên nền tảng tài chính khác nhau. Ngân hàng quan đến bảo vệ người tiêu dùng, quyền Thanh toán Quốc tế (Bank for International bảo mật dữ liệu và sự ổn định tài chính. Settlements-BIS) nhấn mạnh rằng sự phụ Chính phủ phải tìm ra sự cân bằng hợp lý thuộc ngày càng tăng vào công nghệ và giữa thúc đẩy đổi mới và quản lý rủi ro để các nhà cung cấp bên thứ ba chưa được đảm bảo hệ thống tài chính mang tính ổn kiểm soát làm gia tăng rủi ro hoạt động, định (Prasad, 2021). đòi hỏi các biện pháp chính sách thích hợp Thứ ba, sự chênh lệch và phân mảnh pháp (Restoy, 2019). lý. Tính toàn cầu của các dịch vụ FinTech có thể dẫn đến “chênh lệch pháp lý”, khi 2.3.2. Vai trò hỗ trợ chính sách từ Chính các công ty hoạt động ở những khu vực phủ pháp lý có quy định lỏng lẻo hơn, gây ảnh Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hưởng đến bảo vệ người tiêu dùng và sự việc thúc đẩy sự phát triển của các công ổn định tài chính. Sự phân mảnh này tạo ra ty FinTech thông qua việc triển khai các thách thức cho các nhà hoạch định chính chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn. sách trong việc xây dựng môi trường pháp Vai trò của Chính phủ là tạo ra một môi lý nhất quán, vừa thúc đẩy huy động vốn, trường thuận lợi, nơi các công ty FinTech vừa ngăn chặn rủi ro hệ thống. Quỹ Tiền tệ có thể phát triển, đổi mới và đóng góp vào Quốc tế (IMF) nhấn mạnh rằng khi nhiều sự phát triển kinh tế. hoạt động tài chính chuyển từ các ngân Thứ nhất, thiết lập khung pháp lý và các hàng được quản lý sang các nền tảng ít chính sách ưu đãi tài chính. Việc thiết lập được giám sát, rủi ro cũng dịch chuyển, đòi khung pháp lý hỗ trợ là yếu tố then chốt. hỏi các chính sách phù hợp của chính phủ Ví dụ, Chính phủ Anh đã cung cấp các (IMF, 2022). ưu đãi tài chính như trợ cấp và miễn giảm Thứ tư, khó khăn trong việc bảo vệ người thuế cho các công ty khởi nghiệp FinTech, tiêu dùng và nâng cao kiến thức tài chính. bao gồm khoản đầu tư 2 tỷ bảng Anh vào Sự phát triển của FinTech làm gia tăng nghiên cứu và phát triển công nghệ. Tương thách thức trong việc bảo vệ người tiêu tự, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã dùng và nâng cao kiến thức tài chính. Các thành lập văn phòng FinTech với nguồn tài quyết định tự động và việc sử dụng dữ liệu trợ từ Chính phủ nhằm thúc đẩy Singapore lớn có thể dẫn đến kết quả phân biệt đối xử trở thành trung tâm FinTech, đồng thời nới hoặc gây mất ổn định thị trường. Chính phủ lỏng các quy định để thu hút đầu tư mạo cần giải quyết các lo ngại về quyền riêng tư hiểm vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn và đảm bảo dữ liệu của cá nhân được sử đầu (KPMG International, 2017). dụng một cách công bằng, như được nêu Thứ hai, tạo lập sự cân bằng giữa đổi mới trong báo cáo của Congressional Research và quản lý rủi ro. Chính phủ cần cân bằng Service (CRS, 2020). giữa việc thúc đẩy đổi mới và quản lý các Thứ năm, đòi hỏi hạ tầng và tích hợp công rủi ro liên quan. Sự phát triển nhanh chóng nghệ mạnh mẽ. Các công ty FinTech đòi của FinTech đặt ra nhiều thách thức cần hỏi cơ sở hạ tầng số mạnh mẽ và khả năng sự giám sát chặt chẽ nhằm bảo vệ người tích hợp công nghệ liền mạch. Chính phủ tiêu dùng và đảm bảo sự ổn định tài chính. có thể gặp thách thức trong việc nâng cấp Theo Prasad (2021), các Chính phủ cần tìm các hệ thống cũ, đảm bảo an ninh mạng ra sự cân bằng phù hợp giữa khuyến khích Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 97
- Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của các công ty FinTech: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam đổi mới và quản lý rủi ro để đảm bảo hệ huy động vốn nói riêng. thống tài chính luôn ổn định và toàn diện. Thứ ba, tăng cường chính sách hỗ trợ tài 3.1. Một số chính sách hỗ trợ của Hoa Kỳ chính toàn diện. FinTech có tiềm năng dân chủ hóa tài chính bằng cách cung cấp dịch Chính phủ Hoa Kỳ đã tích cực xây dựng vụ tài chính cho các nhóm dân cư chưa và triển khai các chính sách nhằm hỗ trợ được tiếp cận đầy đủ. Sự hỗ trợ từ Chính hoạt động huy động vốn cho các công ty phủ trong lĩnh vực này có thể mang lại lợi Fintech do nhận thấy tiềm năng của lĩnh ích xã hội và kinh tế đáng kể. Bằng cách vực này, nhằm nâng cao dịch vụ tài chính thúc đẩy ứng dụng FinTech, Chính phủ có và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một sáng thể tăng cường tài chính toàn diện, giúp các kiến quan trọng là cách tiếp cận hợp tác cá nhân và doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng giữa các cơ quan quản lý liên bang và bang xa tiếp cận các dịch vụ tài chính thiết yếu nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho đổi (KPMG International, 2017). mới Fintech. Cục Bảo vệ Tài chính Người Thứ tư, thực hiện việc đổi mới và đầu tư tiêu dùng (CFPB) đã thiết lập một mạng trong khu vực công. Đầu tư vào đổi mới lưới để điều phối chính sách giữa các cơ khu vực công cũng đóng vai trò quan trọng. quan quản lý tài chính, nhằm đơn giản Chính phủ có thể hỗ trợ FinTech thông qua hóa quy trình pháp lý và giảm rào cản đầu tư vào cơ sở hạ tầng số, nghiên cứu và cho các công ty Fintech (Congressional phát triển. Cách tiếp cận danh mục đầu tư Research Service, 2020). Ngoài ra, Văn đối với đổi mới- quản lý nhiều hoạt động, phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC) đã thực cấu trúc hỗ trợ và đầu tư có thể giúp giảm hiện lấy ý kiến từ công chúng về các thỏa thiểu rủi ro và tăng cường khả năng chống thuận hợp tác giữa ngân hàng và FinTech, chịu cho hệ sinh thái FinTech (OECD, tập trung vào cách các mối quan hệ này 2022). có thể cung cấp hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho người tiêu dùng và 3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ doanh nghiệp. Sáng kiến này nhấn mạnh trợ hoạt động huy động vốn của các công cam kết của Chính phủ trong việc hỗ trợ ty FinTech cho sự phát triển của các công ty Fintech ở giai đoạn đầu (OCC, 2024). Bộ Tài chính Mục 2 đã làm rõ vai trò của Chính phủ và Hoa Kỳ cũng tập trung vào việc đưa ra sự cần thiết có các chính sách để hỗ trợ ở các sáng kiến để hỗ trợ các sản phẩm và tầm vĩ mô nhằm tạo môi trường hoạt động dịch vụ ngân hàng cho người tiêu dùng và phù hợp và hỗ trợ cho hoạt động huy động doanh nghiệp để thu hút vốn cho các công vốn của các công ty Fintech. Trên cơ sở này ty Fintech. Điều này đã khuyến khích các bài viết tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm về nhà đầu tư cá nhân tham gia vào việc tài trợ các chính sách được công bố và thực hiện vốn cho các công ty Fintech mới thông qua của 3 nước có hoạt động Fintech rất phát Chương trình “Qualified Small Business triển trên thế giới và khu vực là Hoa Kỳ, Stock- QSBS”. Những nỗ lực này phản Anh Quốc, và Singapore. Các kinh nghiệm ánh sự chủ động của Chính phủ Hoa Kỳ này là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị cho trong việc xây dựng khung pháp lý để thu Việt Nam trong việc phát triển khung pháp hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư thiên thần lý và các chính sách hỗ trợ cho hoạt động và quỹ đầu tư mạo hiểm. của các công ty Fintech nói chung và mảng 98 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
- TRẦN QUANG PHÚ 3.2. Một số chính sách hỗ trợ của Vương đầu tư từ 5 triệu đến 25 triệu bảng Anh. quốc Anh Các khuyến nghị bao gồm thành lập các quỹ tăng trưởng do Chính phủ hậu thuẫn Vương quốc Anh đã thiết lập một môi để hỗ trợ các công ty FinTech trong giai trường hỗ trợ cho các công ty FinTech, đặc đoạn mở rộng quan trọng (HM Treasury, biệt trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho 2018). Những nỗ lực kết hợp này đã đưa hoạt động huy động vốn. Một sáng kiến Vương quốc Anh trở thành một trung tâm quan trọng là Regulatory Sandbox được Cơ FinTech hàng đầu thế giới, thu hút nguồn quan Quản lý Tài chính (FCA) giới thiệu vốn đầu tư đáng kể và giúp các công ty khởi vào năm 2015. Sandbox này cung cấp cho nghiệp mở rộng quy mô một cách hiệu quả các công ty FinTech một cơ chế pháp lý để trong một khung pháp lý hỗ trợ. Tính đến kiểm soát việc thử nghiệm các sản phẩm và tháng 12/2020, có khoảng 12 triệu người ở dịch vụ sáng tạo với một số lượng người Vương quốc Anh đã mở tài khoản tại một tiêu dùng hạn chế, đảm bảo tuân thủ các tiêu ngân hàng chỉ sử dụng kỹ thuật số và gần chuẩn pháp lý trong khi vẫn khuyến khích 2/3 người Anh sử dụng thẻ không tiếp xúc, đổi mới. Việc thử nghiệm diễn ra dưới sự 83% các SMEs tại Anh sử dụng Mobile giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý, các Banking (Lane, 2020). công ty nhận được lời khuyên giúp họ vượt qua sự phức tạp của các quy định và tạo điều 3.3. Một số chính sách hỗ trợ của kiện thuận lợi cho quá trình cấp phép. Một Singapore mục tiêu chính của sandbox là thúc đẩy sự đổi mới bằng cách tạo điều kiện cho các Chính phủ Singapore đã tích cực thúc đẩy công ty công nghệ tài chính tiếp cận nguồn sự phát triển của các công ty Fintech bằng tài chính ở giai đoạn đầu phát triển. Các cơ cách triển khai các chính sách và sáng kiến quan quản lý có thể sử dụng Sandbox để tìm nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn hiểu về các công nghệ tài chính mới và các thông qua hoạt động miễn giảm thuế và đa xu hướng mới nổi, cũng như để xác định dạng hóa các nguồn huy động. các rủi ro liên quan trước khi tung sản phẩm Một trong những biện pháp quan trọng là ra thị trường đại chúng. Việc tham gia vào việc cung cấp các ưu đãi thuế cho các công Sandbox đã giúp tăng cơ hội huy động vốn ty mới thành lập. Cụ thể, trong ba năm đầu cho các công ty khởi nghiệp FinTech, nâng hoạt động, các doanh nghiệp có thể được cao độ tin cậy và niềm tin của nhà đầu tư. miễn thuế 75% cho 100.000 SGD lợi nhuận Bằng phương pháp định lượng Cornelli và đầu tiên và 50% cho 100.000 SGD tiếp cộng sự đã chứng minh việc tham gia vào theo. Điều này giúp giảm gánh nặng thuế sandbox có liên quan đến mức tăng tương cho các công ty Fintech mới, tạo điều kiện đối 15,1% về vốn được huy động của các để họ tập trung nguồn lực vào phát triển sản công ty FinTech (Cornelli và cộng sự, 2023). phẩm và mở rộng thị trường (Globallink, Bên cạnh Sandbox, Chính phủ Anh đã triển 2024). Bên cạnh đó, Singapore áp dụng khai các chiến lược để giải quyết thách thức mức thuế thu nhập doanh nghiệp hấp dẫn, về huy động vốn mà các công ty FinTech hiện tại là 17%. Mức thuế này được coi là phải đối mặt. Chiến lược Phát triển FinTech cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác, tạo được công bố năm 2018 nhấn mạnh tầm động lực cho các công ty Fintech lựa chọn quan trọng của việc thu hẹp khoảng cách Singapore làm nơi đặt trụ sở và phát triển về vốn tăng trưởng, đặc biệt là các khoản kinh doanh (BBCIncorp, 2024) Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 99
- Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của các công ty FinTech: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn vực Blockchain/Crypto (Nextrans, 2022). cho các công ty Fintech của Singapore Các lĩnh vực hoạt động của các công ty được thực hiện qua việc thành lập các quỹ FinTech tại Việt Nam gồm: (i) Thanh toán liên kết với Chính phủ, chẳng hạn như các với các công cụ như Moca, Payoo, VinaPay, quỹ thuộc Temasek Holdings, thu hút các Momo... hoặc cung ứng giải pháp thanh quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế như Sequoia toán kỹ thuật số POS/mPOS4 như Hottab, Capital để tạo nên một hệ sinh thái huy động SoftPay; (ii) Gọi vốn, các công ty cung cấp vốn đa dạng, mạnh mẽ giúp cho các doanh nền tảng gọi vốn như FundStart, Comicola, nghiệp FinTech tại Singapore có thể vượt Betado hay FirstSetp...; (iii) Cho vay trực qua giai đoạn startup ban đầu (Wong, 2023). tuyến như LoanVi, Timal; (iv) Quản lý tài Ngoài việc tài trợ trực tiếp, Cơ quan Tiền tệ chính cá nhân như BankGo, Moneylover, Singapore (MAS) đã giới thiệu các khung Mobivi; (v) Quản lý dữ liệu như Trusting, pháp lý hỗ trợ đổi mới trong lĩnh vực Fintech Social, Circle Bii; (vi) Chuyển tiền như đồng thời đảm bảo sự ổn định tài chính. Đạo Matchmovie, Cash2v; (vii) Blockchain luật Dịch vụ Thanh toán năm 2019, có hiệu như Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin. lực từ ngày 28/01/2020, hợp nhất các quy định thanh toán hiện có và giới thiệu các 4.1. Chính sách của Chính phủ đối với dịch vụ thanh toán yêu cầu giấy phép mới, các công ty Fintech ở Việt Nam tạo ra một môi trường hoạt động thân thiện hơn cho các công ty Fintech (GLI, 2024). Các công ty FinTech tại Việt Nam hiện Chính phủ Singapore đã thể hiện cam kết đang nhận được sự quan tâm và sự hỗ trợ của mình đối với lĩnh vực Fintech thông qua tích cực của Chính phủ. Chính phủ đã ban các khoản phân bổ tài chính đáng kể. Ngân hành nhiều chương trình, đề án liên quan sách Singapore năm 2024 bao gồm khoản đến phát triển đa dạng các loại hình sản đầu tư 2 tỷ đô la Singapore vào phát triển phẩm, dịch vụ; xây dựng các mô hình kinh lĩnh vực tài chính và 3 tỷ đô la Singapore doanh, hệ thống thanh toán điện tử; phát vào kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới và doanh triển kết cấu hạ tầng FinTech, xây dựng nghiệp (Yeo, 2024). cổng thông tin khởi nghiệp… nhằm tạo lập, hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi 4. Kết luận và một số khuyến nghị cho trường thuận lợi để phát triển thị trường Việt Nam FinTech. Một số chính sách quan trọng được triển Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển khai bao gồm: Quyết định số 844/QĐ-TTg mạnh mẽ của lĩnh vực FinTech, với sự ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi Thị trường FinTech Việt Nam năm 2022 nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm của Nextrans, số lượng công ty khởi 2025; Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày nghiệp FinTech đã tăng đáng kể. Trong 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê tổng số hơn 260 công ty FinTech hoạt duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận động tại Việt Nam vào cuối năm 2022, có dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; Quyết 81 công ty (31,1%) hoạt động trong lĩnh định số 754/QĐ-TTg ngày 31/5/2017 của vực dịch vụ thanh toán, 42 công ty (14,7%) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ứng trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P dụng khoa học và công nghệ trong quá Lending), và 31 công ty (11,9%) trong lĩnh trình tái cơ cấu ngành công thương phục 100 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
- TRẦN QUANG PHÚ vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vốn. Các quy định liên quan đến Fintech và phát triển bền vững giai đoạn đến năm nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số luật khác nhau, như Luật Giao dịch điện 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng tử, Luật Công nghệ thông tin, Nghị định Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp số 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ trong hoạt động tài chính, và Nghị định số tư (CMCN 4.0); Quyết định số 1255/QĐ- 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính hoạt động ngân hàng. Sự phân tán này dẫn phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung đến khó khăn trong việc áp dụng và tuân pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại thủ, gây cản trở cho sự phát triển của các tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo; Nghị định doanh nghiệp Fintech (Kỳ Thư, 2024). số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt 4.2. Một số khuyến nghị cho Việt Nam động tài chính; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số Từ phân tích về các kinh nghiệm quốc tế nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển cũng như các chính sách hỗ trợ cho mảng Chính phủ điện tử giai đoạn 2019- 2020, hoạt động huy vốn của các công ty Fintech định hướng 2025; Quyết định số 316/ ở Việt Nam, bài viết đề xuất một số khuyến QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng nghị như sau: Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí Thứ nhất, Chính phủ cần nhận thức rõ vai điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán trò quan trọng của mình trong việc tạo ra các cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ chính sách và quy định hỗ trợ hoạt động huy (Mobile- Money); Nghị quyết số 100/NQ- động vốn của các công ty Fintech. Fintech CP ngày 06/9/2021 của Chính phủ về xây là một lĩnh vực đổi mới sáng tạo, giúp tăng dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có cường tiếp cận tài chính, thúc đẩy kinh tế số kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính và cải thiện hệ thống tài chính. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng; Quyết định số sự phát triển nhanh chóng của Fintech cũng 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ đặt ra nhiều thách thức về khung pháp lý và tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát quản lý rủi ro. Vì vậy, Chính phủ cần xây triển thanh toán không dùng tiền mặt tại dựng hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch Việt Nam giai đoạn 2021- 2025. để tạo điều kiện cho Fintech huy động vốn Tháng 11/2021, Ngân hàng Nhà nước một cách an toàn và hiệu quả. Việc thiết lập chính thức cấp phép thí điểm cho Mobile- cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) Money. Luật các Tổ chức tín dụng mới có sẽ giúp doanh nghiệp thử nghiệm mô hình hiệu lực từ ngày 1/7/2024 cho phép các tổ kinh doanh mới mà vẫn đảm bảo tuân thủ chức tín dụng có thể cung ứng nhiều sản quy định. Đồng thời, cần có chính sách ưu phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng tiện ích đãi thuế, hỗ trợ đầu tư và các biện pháp cho người dùng. bảo vệ nhà đầu tư. Một môi trường pháp lý Tuy vậy, hiện tại Việt Nam vẫn đang trong thuận lợi không chỉ giúp Fintech phát triển quá trình hoàn thiện và ban hành các chính bền vững mà còn góp phần vào sự phát triển sách cụ thể gắn với sự hình thành và phát chung của nền kinh tế. Do đó, Chính phủ cần triển của các công ty FinTech vẫn còn chủ động và linh hoạt trong việc ban hành nhiều khoảng trống về các quy định cho chính sách, kịp thời điều chỉnh để theo kịp FinTech, đặc biệt trong lĩnh vực huy động xu hướng công nghệ và nhu cầu thị trường. Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 101
- Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của các công ty FinTech: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ phép các công ty FinTech thử nghiệm sản huy động vốn. Chính phủ Việt Nam cần bổ phẩm và dịch vụ mới trong một môi trường sung các quy định cụ thể để tăng cường khả được kiểm soát, giúp giảm thiểu rủi ro và năng huy động vốn của các công ty Fintech đảm bảo tuân thủ quy định. Tháng 3/2024, trong giai đoạn 2025- 2030. Trước tiên, cần Việt Nam đã có một bước tiến mạnh mẽ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm khi Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính có kiểm soát (sandbox), cho phép các công phủ Dự thảo lần thứ 7 Nghị định Quy định ty Fintech thử nghiệm mô hình huy động về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong vốn mới như P2P lending, crowdfunding lĩnh vực ngân hàng. Nội dung dự thảo Nghị và tài chính phi tập trung trong môi trường định lần thứ 7 cho phép thử nghiệm đối với giám sát. Nghị định này cần quy định rõ 3 giải pháp: (1) chấm điểm tín dụng; (2) thời gian thử nghiệm, tiêu chí tham gia, chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp và dụng mở (Open API); (3) cho vay ngang cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, Việt Nam hàng (P2P Lending) (Hoàng Lan, 2024). cần hoàn thiện khung pháp lý cho P2P Thứ tư, cần có các chính sách khuyến khích lending, bao gồm quy định về điều kiện đầu tư thông qua ưu đãi thuế và hỗ trợ vốn. cấp phép, vốn điều lệ tối thiểu, trách nhiệm Áp dụng các chính sách ưu đãi thuế cho của các nền tảng, cũng như kiểm soát lãi các nhà đầu tư vào các công ty FinTech. suất và giới hạn khoản vay nhằm ngăn chặn Chính phủ nên xem xét việc áp dụng các tín dụng đen. Ngoài ra, việc huy động vốn chính sách ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư thông qua blockchain cũng cần có quy định vào lĩnh vực FinTech, cũng như cung cấp rõ ràng, trong đó xác định tính pháp lý của các chương trình hỗ trợ vốn cho các công Initial Coin Offering (ICO) và Security ty khởi nghiệp. Một số khuyến nghị nên Token Offering (STO), yêu cầu các dự án cân nhắc như giảm thuế thu nhập doanh huy động vốn bằng token phải đăng ký với nghiệp (TNDN): Áp dụng mức thuế ưu đãi cơ quan quản lý để tránh lừa đảo. Chính 10-15% cho các công ty Fintech trong 5- 7 phủ cần xây dựng cơ chế giám sát và bảo năm đầu thay vì mức 20% hiện tại, tương vệ nhà đầu tư, bao gồm yêu cầu công khai tự như chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp thông tin tài chính, kiểm toán định kỳ, cũng công nghệ cao, miễn, giảm thuế giá trị gia như thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để tăng (VAT) theo hướng xác định rõ các giảm thiểu rủi ro khi công ty Fintech gặp dịch vụ tài chính số nào được miễn hoặc áp vấn đề tài chính. Những điều chỉnh này sẽ dụng VAT thấp hơn (5%) để khuyến khích giúp Việt Nam xây dựng một hệ sinh thái phát triển sản phẩm mới; Miễn hoặc giảm Fintech minh bạch, an toàn, tạo điều kiện thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận từ thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn đầu tư vào startup Fintech, nhất là trong và thúc đẩy nền kinh tế số phát triển bền giai đoạn đầu hình thành; Khấu trừ chi vững. Kinh nghiệm từ các quốc gia như Mỹ phí nghiên cứu & phát triển (R&D): Cho và Singapore cho thấy, một khung pháp lý phép doanh nghiệp Fintech khấu trừ 150- linh hoạt và cởi mở sẽ tạo điều kiện thuận 200% chi phí R&D để khuyến khích đổi lợi cho sự phát triển của FinTech. mới công nghệ; Miễn thuế nhập khẩu thiết Thứ ba, đẩy nhanh quá trình thử nghiệm bị công nghệ: Hỗ trợ nhập khẩu máy móc, và tạo lập môi trường thử nghiệm Sandbox phần mềm liên quan đến blockchain, AI, cho FinTech. dữ liệu lớn để phát triển Fintech. Việc thiết lập một cơ chế Sandbox cho Thứ năm, cần có chính sách chung để hỗ 102 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
- TRẦN QUANG PHÚ trợ nâng cao năng lực quản trị tài chính cho Bài viết đã sử dụng phương pháp tổng hợp và các công ty FinTech. Đào tạo, hỗ trợ nâng phân tích tài liệu, tổng hợp các kinh nghiệm cao kỹ năng quản trị tài chính và tiếp cận từ các nước mà hoạt động của các công ty nguồn vốn hiệu quả. Việc đào tạo và nâng Fintech phát triển (Anh Quốc, Hoa Kỳ, và cao kỹ năng quản trị tài chính cho các công Singapore) để làm rõ vai trò của các chính ty FinTech là cần thiết để đảm bảo họ có sách hỗ trợ của Chính phủ, bao gồm hoàn thể quản lý hiệu quả nguồn vốn huy động thiện khung pháp lý trong việc tạo điều kiện được. Các chương trình đào tạo, hội thảo phát triển hoạt động của công ty Fintech nói và tư vấn nên được tổ chức thường xuyên, chung và hoạt động huy động vốn nói riêng; với sự tham gia của các chuyên gia trong làm rõ một số chính sách điều hành đã được và ngoài nước. các chính phủ này thực hiện. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra các khuyến nghị về mặt 4.3. Kết luận chính sách để hỗ trợ cho các hoạt động vốn của các công ty Fintech ở Việt Nam. ■ Tài liệu tham khảo Arner, D. W., Barberis, J., & Buckley, R. P. (2017). FinTech and RegTech in a nutshell, and the future in a sandbox. CFA Institute Research Foundation. https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3088303 Bachmann, A., Becker, A., Bürckner, D., Hilker, M., Kock, F., Lehmann, M., Tiburtius, P., & Funk, B. (2011). Online peer-to-peer lending: A literature review. Journal of Internet Banking and Commerce, 16(2), 1-18. http://fox. leuphana.de/portal/en/publications/online-peertopeer-lending(3bdb17f1-ec19-4b71-967c-1cff2237b30c).html Belleflamme, P., Lambert, T., & Schwienbacher, A. (2014). Crowdfunding: Tapping the right crowd. Journal of Business Venturing, 29(5), 585-609. https://doi.org/10.1016/j.jbusvent.2013.07.003 BBCIncorp. (2024). Tổng quan về hệ thống thuế tại Singapore. Truy cập từ https://bbcincorp.sg/vi/bai-viet/tong-quan- ve-he-thong-thue-tai-singapore?utm_source=chatgpt.com Cornelli, G., Doerr, S., Gambacorta, L., & Merrouche, O. (2023). Regulatory sandboxes and FinTech funding: Evidence from the UK. Review of Finance. https://doi.org/10.1093/rof/rfad017 Congressional Research Service (CRS). (2020). FinTech: Overview of innovative financial technology and selected policy issues. Truy cập từ https://crsreports.congress.gov/product/pdf/R/R46332 Deloitte. (2020). The future of wealth management. Truy cập từ https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/us/ Documents/financial-services/us-future-of-wealth-management-revisited-winter-2020.pdf Global Legal Insights (GLI). (2024). FinTech laws and regulations 2024 – Singapore. Truy cập từ https://www. globallegalinsights.com/practice-areas/ FinTech-laws-and-regulations/singapore/ Globallinks. (2024). Chính phủ Singapore có những chính sách ưu đãi thuế cho các công ty mới thành lập hay không? Truy cập từ https://globallinks.asia/cam-nang/cac-chinh-sach-mien-giam-thue-cong-ty-singapore HM Treasury. (2018). FinTech sector strategy: Securing the future of UK FinTech. Truy cập từ https://assets.publishing. service.gov.uk/media/5ab2969440f0b65bb58428ab/ FinTech_Sector_Strategy_web.pdf Hayes, A. (2024). What is venture capital? Definition, pros, cons, and how it works. Investopedia. Truy cập từ https:// www.investopedia.com/terms/v/venturecapital.asp Hoàng Lan. (2024). Chỉ còn 3 giải pháp được phép thử nghiệm tại Dự thảo Nghị định về sandbox cho FinTech. VnEconomy. Truy cập từ https://vneconomy.vn/chi-con-3-giai-phap-duoc-phep-thu-nghiem-tai-du-thao-nghi- dinh-ve-sandbox-cho- FinTech.htm International Monetary Fund (IMF). (2022). Fast-moving FinTech poses a challenge for regulators. Truy cập từ https:// www.imf.org/en/Blogs/Articles/2022/04/13/blog041322-sm2022-gfsr-ch3 J.P. Morgan. (2024). What is venture capital? Truy cập từ https://www.jpmorgan.com/insights/investing/investment- strategy/what-is-venture-capital Kerr, W. R., Lerner, J., & Schoar, A. (2014). The consequences of entrepreneurial finance: A regression discontinuity analysis. Review of Financial Studies, 27(1), 20-55. https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1574358 KPMG International. (2017). Governments’ role in the evolution of FinTech. Truy cập từ https://assets.kpmg.com/ content/dam/kpmg/it/pdf/2018/03/governments-role-in-evolution-of- FinTech.pdf Kỳ Thư. (2024). Lấp khoảng trống pháp lý Fintech: Không thể chậm trễ. Truy cập từ https://vietnamfinance.vn/lap- khoang-trong-phap-ly-fintech-khong-the-cham-tre-d110699.html Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 103
- Chính sách hỗ trợ hoạt động huy động vốn của các công ty FinTech: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam Lane. Ed (2020). Why the UK leads the global digital banking industry. Fintech Magazine. Retrieved June 01, 2020 from https://fintechmagazine.com/venture-capital/why-uk-leads-global-digital-banking-industry Lee, D. K. C., & Teo, E. G. S. (2015). Emergence of FinTech and the LASIC principles. Journal of Financial Perspectives, 3(3). https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2668049 Lê Xuân Sang. (2024). Một số vấn đề về phát triển công ty công nghệ tài chính ở Việt Nam. Đề tài khoa học cấp bộ năm 2023 – 2024, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Monetary Authority of Singapore. (2021). Overview of regulatory sandbox. Retrieved from https://www.mas.gov.sg/ development/ FinTech/regulatory-sandbox Nakamoto, S. (2008). Bitcoin: A peer-to-peer electronic cash system. Retrieved from https://bitcoin.org/bitcoin.pdf Ngô Huyền. (2024). Startup Fintech khu vực Đông Nam Á tiếp tục đối diện với khó khăn trong huy động vốn. Truy cập từ https://vneconomy.vn/startup-fintech-khu-vuc-dong-nam-a-tiep-tuc-doi-dien-voi-kho-khan-trong-huy-dong-von.htm Nextrans. (2022). Vietnam startup industry report 2022. Retrieved from https://www.nextrans.vn/resources OECD. (2022). Tackling policy challenges through public sector innovation. Retrieved from https://www.oecd. org/content/dam/oecd/en/publications/reports/2022/11/tackling-policy-challenges-through-public-sector- innovation_49144212/052b06b7-en.pdf Office of the Comptroller of the Currency (OCC). (2024). Bank- FinTech arrangements: Request for information on arrangements involving banking products and services distributed to consumers and businesses. Retrieved from https://www.occ.gov/news-issuances/bulletins/2024/bulletin-2024-21.html Prasad, E. (2021). Governments must help manage the risks of FinTech. Brookings Institution. Retrieved from https:// www.brookings.edu/articles/governments-must-help-manage-the-risks-of- FinTech/ PwC. (2021). Insurtech: The new age of insurance. Retrieved from https://www.7mileadvisors.com/insurtech-the-new- age-of-insurance/ Restoy, F. (2019). Regulating FinTech: Is an activity-based approach the solution? Bank for International Settlements (BIS). Retrieved from https://www.bis.org/speeches/sp210616.htm Schueffel, P. (2016). Taming the beast: A scientific definition of FinTech. Journal of Innovation Management, 4(4), 32- 54. https://doi.org/10.24840/2183-0606_004.004_0004 Statistics. (2025). Value of global venture capital investment in fintech companies from 2015 -2024. Retrieved from https://www.statista.com/statistics/412642/value-of-global-vc-investment-in-fintech/#:~:text=Global%20 venture%20capital%20investments%20in,billion%20U.S.%20dollars%20in%202024. Yeo, R. (2024). Budget 2024: S$2 billion top-up for financial sector development, S$3 billion more into R&D. The Business Times. Retrieved from https://www.businesstimes.com.sg/singapore/budget-2024-s2-billion-top- financial-sector-development-s3-billion-more-rd Wong, R (2023). 2022 Fintech Laws and Regulations in Singapore. Retrieved from https://www.covenantchambers.com/ articles/2022-fintech-laws-and-regulations-in-singapore?utm_source=mondaq&utm_medium=syndication&utm_ content=articleoriginal&utm_campaign=article 104 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập marketing căn bản
39 p |
262 |
72
-
Đãi "cát" tìm kiếm nhân viên bán hàng
6 p |
169 |
39
-
Tăng cường hiệu quả kênh phân phối
7 p |
135 |
35
-
Năng suất và 5s bí mật sự thành công tại Nhật Bản
80 p |
132 |
32
-
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ ĐẠI HỌC HARVARD - 7
9 p |
105 |
23
-
CHƯƠNG XI:Quá trình tiêu thụ hàng hóa
146 p |
113 |
23
-
Marketing Căn Bản - Philip Kortler
71 p |
115 |
16
-
Kiến thức tham khảo: Marketing căn bản
57 p |
104 |
10
-
Lý thuyết nhập môn Marketing căn bản - Trần Hồng Hải
82 p |
151 |
10
-
Con đường nào đưa doanh nghiệp tư nhân đến với ODA
4 p |
98 |
9
-
Thực trạng cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được ban hành và vận dụng ở thành phố Hồ Chí Minh
22 p |
50 |
8
-
Khoảng cách số của người cao tuổi và thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và hàm ý chính sách
16 p |
21 |
8
-
Chính sách hoạt động kinh doanh dành cho quản lý TVBH và TVBH năm 2018
78 p |
61 |
4
-
Xoá bỏ tham nhũng để cải cách môi trường kinh doanh
6 p |
64 |
3
-
Chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
7 p |
12 |
2
-
Bài giảng Marketing dược - Phần 3: Ứng dụng chính marketing trong hoạt động kinh doanh tiếp thị dược phẩm
24 p |
13 |
1
-
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ở Việt Nam, hiện nay
10 p |
4 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
