Chính sách ngoại giao của Đại Nam với các nước Chân Lạp và Vạn Tượng thời Vua Minh Mạng (1820-1841)
lượt xem 0
download
Nghiên cứu này phân tích chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Chân Lạp và Vạn Tượng - các nước láng giềng được bảo hộ dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 1841). Sử dụng phương pháp khảo cứu tài liệu lịch sử và phân tích dưới lăng kính lý thuyết quan hệ quốc tế, nghiên cứu cho thấy rằng Chân Lạp đóng vai trò then chốt về mặt địa chính trị đối với Đại Nam, trong khi đó Vạn Tượng bị nhà Nguyễn bỏ mặc trong cuộc chiến với Xiêm (Siam).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách ngoại giao của Đại Nam với các nước Chân Lạp và Vạn Tượng thời Vua Minh Mạng (1820-1841)
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 3 (2024) CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA ĐẠI NAM VỚI CÁC NƯỚC CHÂN LẠP VÀ VẠN TƯỢNG THỜI VUA MINH MẠNG (1820 - 1841) Trần Quí Vân Nguyên, Võ Thị Kim Thảo*, Trần Quỳnh Hương, Hồ Hữu Yên Minh Khoa Quốc tế, Đại học Huế * Email: vtkthao@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 19/12/2023; ngày hoàn thành phản biện: 21/12/2023; ngày duyệt đăng: 10/6/2024 TÓM TẮT Nghiên cứu này phân tích chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Chân Lạp và Vạn Tượng - các nước láng giềng được bảo hộ dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 1841). Sử dụng phương pháp khảo cứu tài liệu lịch sử và phân tích dưới lăng kính lý thuyết quan hệ quốc tế, nghiên cứu cho thấy rằng Chân Lạp đóng vai trò then chốt về mặt địa chính trị đối với Đại Nam, trong khi đó Vạn Tượng bị nhà Nguyễn bỏ mặc trong cuộc chiến với Xiêm (Siam). Xét tổng thể, chính sách ngoại giao của Đại Nam đối với các nước này nhằm mục tiêu kép, đó là cạnh tranh quyền lực với Xiêm và đảm bảo an ninh lãnh thổ quốc gia. Nghiên cứu đóng vai trò cung cấp cái nhìn sâu sắc về chính trị ngoại giao tại Đông Nam Á lục địa trong thế kỷ XIX, giúp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của quan hệ quốc tế trong việc xác định sự phát triển và định hình của các quốc gia trong khu vực. Từ khóa: Chính sách ngoại giao, Đại Nam, Minh Mạng, Quan hệ quốc tế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một dân tộc phát triển và duy trì sự ấm no, hòa bình, cũng như bảo vệ độc lập chủ quyền, không chỉ dựa vào khả năng an dân và tạo sự hòa hợp trong nội giao, mà còn phụ thuộc lớn vào chiến lược ngoại giao thông minh. Chính điều này đã tạo ra sự quan tâm lớn đối với các nghiên cứu và phân tích về chính sách ngoại giao của Việt Nam, đặc biệt là trong các triều đại phong kiến, với sự tập trung đặc biệt vào thời kỳ Minh Mạng trị vì (1820-1841) - một giai đoạn quan trọng của lịch sử Đại Nam. Các chính sách đối ngoại của cha ông ta vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa lịch sử quý báu, góp phần thiết thực trong công tác ngoại giao và duy trì ổn định khu vực và quốc tế hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, vì giai đoạn Minh Mạng trị vì trải qua nhiều biến cố lịch sử và các sự kiện ngoại giao căng thẳng, nghiên cứu trong lịch sử đã phải đối mặt với 23
- Chính sách ngoại giao của Đại Nam với các nước Chân Lạp và Vạn Tượng thời vua Minh Mạng … những tranh cãi và ý kiến trái chiều, do những kết quả không nhất quán từ các nghiên cứu trước đó. Một số tác giả đã nhận định rằng triều đại Minh Mạng thực hiện những chính sách “hủ Nho”, thậm chí là khắc nghiệt1. Hơn nữa, quá trình tổng quan các tài liệu cho thấy các nghiên cứu về ngoại giao thời kỳ này chủ yếu tập trung vào Trung Hoa và các nước lớn [4], nhưng thiếu một phân tích sâu về chính sách bảo hộ của Đại Nam đối với các nước láng giềng như Chân Lạp và Vạn Tượng. Điều này có thể dẫn tới việc không hiểu rõ được cơ sở và lý do đằng sau các quyết định ngoại giao của Hoàng đế Minh Mạng, đặt ra những thách thức trong việc áp dụng những bài học lịch sử vào hiện tại. Đồng thời, thiếu sót này cản trở quá trình xây dựng các chiến lược ngoại giao hiệu quả dựa trên những kinh nghiệm và học thuật từ quá khứ. Do đó, dưới góc nhìn lý thuyết quan hệ quốc tế, việc nghiên cứu sâu hơn về chính sách bảo hộ của Minh Mạng đối với Chân Lạp và Vạn Tượng2 trước hết sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các cơ sở giáo dục và nghiên cứu liên quan đến quan hệ quốc tế và lịch sử Việt Nam thời cận đại. Mặt khác, nghiên cứu này sẽ góp phần nhất định vào việc cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam ngày nay trong một bối cảnh mới có nhiều khác biệt so với quá khứ, cũng như tăng cường hiểu biết về mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á lục địa, đặc biệt là Lào và Campuchia. 1 Chẳng hạn, Hoàng Văn Thảo (2015) trong Tư tưởng pháp trị của Minh Mệnh trong “Minh Mệnh chính yếu”, Tạp chí nghiên cứu Văn hoá: Văn hoá trung đại và đương đại, số 14, tháng 12; Nguyễn Minh Tuấn (2020) trong Quan điểm về giáo dục, giáo hóa trong tư tưởng trị nước của Minh Mệnh, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, số 6, tr. 656-65. Đại học Quốc Gia Hà Nội; Dương Duy Bằng (2008) trong Quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia - Xiêm giai đoạn 1834 - 1848, Nghiên cứu Đông Nam Á, tập 3, tr. 20-30… Hầu hết các tác giả này đều chung quan điểm rằng một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chính sách trị vì hà khắc như vậy là do vua Minh Mạng sùng bái Nho học, dẫn tới tư tưởng “hủ Nho” trong thực tiễn trị vì đất nước nước và quản lý xã hội trong suốt thời gian trị vì của ông (1820-1840). Do chính sách hà khắc từ nội chính đến đối ngoại của ông dẫn tới nhiều cuộc xung đột, khởi nghĩa nổi dậy, căng thẳng và chiến tranh giữa các quốc gia láng giềng với Đại Nam. 2Đối với Vạn Tượng, nghiên cứu này tập trung phân tích chính sách ngoại giao của vua Minh Mạng đối với các tiểu vương quốc Lào, bao gồm Vạn Tượng, Nam Chưởng, Trấn Ninh. Trong đó, mối quan hệ ngoại giao giữa Đại Nam và Vạn Tượng là nổi bật nhất nên thống nhất sử dụng chung tên gọi “Vạn Tượng” khi đề cập chung đến các vấn đề ngoại giao có liên quan đến các tiểu vương quốc Lào. 24
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 3 (2024) 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào đề tài lịch sử ngoại giao của Việt Nam, và do đó, phương pháp chủ yếu áp dụng là phân tích - phê khảo sử liệu để đạt được cái nhìn tường tận hơn trong việc đánh giá nguồn tư liệu lịch sử. Bằng cách sử dụng phương pháp này, nghiên cứu tái hiện các sự kiện lịch sử, đồng thời vận dụng phương pháp so sánh để đảm bảo tính khách quan và khoa học của nghiên cứu. Bên cạnh đó, lý thuyết quan hệ quốc tế được lồng ghép nhằm xây dựng nền tảng lý luận và thực tiễn, góp phần thu thập số liệu và thông tin cho nghiên cứu. Cụ thể, chủ nghĩa hiện thực được lựa chọn làm khung lý thuyết để phân tích chính sách ngoại giao của Đại Nam với Chân Lạp và Vạn Tượng, vì đây là trường phái truyền thống trong nghiên cứu quan hệ quốc tế [5]. Bell [5] lập luận rằng chủ nghĩa hiện thực tập trung vào mối quan hệ địa chính trị giữa các quốc gia, cho rằng việc thiếu một cơ quan quyền lực chính trị bao trùm trong hệ thống quốc tế sẽ hạn chế tiềm năng cải cách. Trong bối cảnh quan hệ của Đại Nam với Chân Lạp và Vạn Tượng, chủ nghĩa hiện thực cho phép phân tích sâu hơn các yếu tố địa chiến lược ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của triều đình Huế. Như vậy, việc kết hợp các phương pháp và lý thuyết nói trên giúp mở rộng tầm nhìn đa chiều, không chỉ tập trung vào miêu tả sự kiện lịch sử mà còn phân tích bản chất quan hệ ngoại giao. Qua đó, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ động cơ và mục tiêu của chính sách ngoại giao Đại Nam dưới triều Minh Mạng. Kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú thêm kho tư liệu quan trọng về lịch sử ngoại giao Việt Nam, đồng thời cung cấp góc nhìn hữu ích cho nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại. 2.2. Kết quả nghiên cứu chính 2.2.1. Chính sách ngoại giao của Đại Nam trong quan hệ với Vạn Tượng dưới thời Minh Mạng Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu này tập trung phân tích chính sách ngoại giao của vua Minh Mạng đối với các tiểu vương quốc Lào, bao gồm Vạn Tượng (Vientane), Nam Chưởng (Luang Phrabang), Trấn Ninh (Xiang Khuang). Trong số các tiểu quốc, trọng tâm chính của Đại Nam là Vạn Tượng và Chiến tranh Viêng Chăn - Xiêm La (gọi tắt là Xiêm). Ngoài ra, nghiên cứu này phân tích mối quan hệ ngoại giao giữa Đại Nam - Nam Chưởng - Trấn Ninh nhằm bổ sung góc nhìn tổng quan về chính sách của vua Minh Mạng đối với các tiểu quốc này. Mối quan hệ ngoại giao giữa Vạn Tượng và Đại Nam thời Minh Mạng rất phức tạp vì liên quan đến nước thứ ba là Xiêm. Trước khi bị Xiêm chiếm trong cuộc Chiến tranh Viêng Chăn - Xiêm (1826 - 1828), Vạn Tượng thường xuyên triều cống cho Đại Nam trong nhiều năm. Năm 1821, một năm sau khi vua Minh Mạng lên ngôi, sứ giả 25
- Chính sách ngoại giao của Đại Nam với các nước Chân Lạp và Vạn Tượng thời vua Minh Mạng … của nước Vạn Tượng mang lễ vật đến [6, tr.122]. Năm 1822, Vạn Tượng làm lễ tiến hương, nhưng vì quốc tang đã dứt nên vua Minh Mạng cho miễn, thưởng bạc và lụa cho vua tôi Vạn Tượng [6, tr.185]. Năm 1824, Vạn Tượng tiến cống cho Đại Nam [7, tr.333]. Năm 1827, vì muốn được Đại Nam ủng hộ trong cuộc chiến với Xiêm, nước Vạn Tượng dâng ngọc báu cho triều đình Huế nhưng đã bị từ chối [8, tr.154]. Đến năm 1827, Vạn Tượng và Xiêm xảy ra “Cuộc nổi dậy của Lào 1826 - 1828”, hay còn gọi là “Chiến tranh Viên Chăng - Xiêm”. Theo Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế quyển XLV, đối với cuộc nổi dậy của Châu A Nỗ chống lại Xiêm, nhà Nguyễn bàng quan đến ngạc nhiên. Vua Minh Mạng dùng từ “nội chiến” đối với cuộc chiến giữa Xiêm với một đất nước “đồng nội thuộc” giữa cả Xiêm và Đại Nam [6, tr.609]. Điều này chứng tỏ rằng về danh nghĩa tuy Vạn Tượng là thuộc quốc của Đại Nam, nhưng Xiêm vẫn có quyền lực lớn hơn với Vạn Tượng. Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả Đặng Văn Chương [9] cho rằng hành động của Đại Nam trong việc ngăn chặn quân Xiêm ở Chân Lạp trong chiến tranh Đại Nam - Xiêm là hệ quả của việc Xiêm kiểm soát Vạn Tượng. Tuy đứng ngoài cuộc chiến của Xiêm với Vạn Tượng, nhưng con cháu của Quốc trưởng Vạn Tượng lại được triều đình Huế thu nhận và che chở. Chiêu Thiển, Chiêu Miễn là con Châu A Nỗ được vua ban cho nơi ở và hỗ trợ [10, tr.173]. Cuộc chiến tranh này đã mang lại hậu quả lâu dài cho cả bốn nước Đông Nam Á lục địa là Đại Nam - Xiêm La - Vạn Tượng - Chân Lạp, khiến bản đồ Đông Nam Á lục địa trở nên biến động và cán cân quyền lực giữa Đại Nam và Xiêm liên tục thay đổi suốt vài chục năm sau đó. Không chỉ mỗi mình Vạn Tượng, lãnh thổ của Lào nửa đầu thế kỷ XIX còn có Nam Chưởng và Champasak, ngoài ra còn có một vùng lãnh thổ được nhà Nguyễn gọi là Trấn Ninh. Vương quốc Champasak gần như đã được xem như một phần của Vạn Tượng sau khi người Xiêm để con trai của vua Vạn Tượng trị vì Champasak [11]. Trấn Ninh là xứ Bồn Man được sáp nhập vào Đại Nam dưới thời Lê Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cắt đất Trấn Ninh cho Vạn Tượng [12, tr.575-576]. Trong chiến tranh Viêng Chăn - Xiêm 1826 - 1828, nước Nam Chưởng tiến công vào Trấn Ninh. Trấn Ninh lại nhờ Đại Nam giúp đỡ và được chấp thuận [6, tr.643-644]. Từ đó Trấn Ninh lại thuộc địa phận của Đại Nam dưới thời Minh Mạng. Trong giai đoạn từ năm 1833 - 1834, mối quan hệ giữa Nam Chưởng và Đại Nam trở nên căng thẳng, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh Đại Nam – Xiêm [10, tr.18]. Nước Nam Chưởng dưới sự cai trị của Xiêm đã hợp lực với Xiêm tấn công Đại Nam, lợi dụng xung đột để mở rộng lãnh thổ [10, tr.71]. Nhà Nguyễn thể hiện mong muốn Nam Chưởng trở lại quan hệ bảo hộ như trước, nhưng Nam Chưởng chống cự, do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Xiêm [10, tr.372] dẫn đến việc Nam Chưởng thường xuyên quấy phá biên giới Đại Nam, đặc biệt là vùng đất Trấn Ninh. Nam Chưởng có tham vọng chiếm Trấn Ninh [6, tr.643 - 644], nên họ đã nhân cơ hội chiến tranh Viêng Chăn – 26
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 3 (2024) Xiêm xảy ra mà đưa quân vào Trấn Ninh và Mãn Cai. Việc chấm dứt quan hệ chư hầu và sự phản kháng của Nam Chưởng khiến nhà Nguyễn mất lòng tin vào họ. Giai đoạn năm 1838 - 1839, sau khi vua Nam Chưởng băng hà, người cai trị tạm thời của Nam Chưởng là Oan Na, đã cố gắng giành được sự ủng hộ bằng cách cống nạp cho Đại Nam. Tuy vậy, Nam Chưởng vẫn đang bị Xiêm quản lý chặt chẽ, nên lời đề nghị bị Đại Nam từ chối [12, tr.218, 463]. Như vậy, chừng nào Xiêm và Đại Nam chưa hòa hoãn được với nhau, thì người Nam Chưởng khó mà làm thần thuộc của Đại Nam thêm lần nữa. Nhìn chung, chính sách ngoại giao của vua Minh Mạng đối với Vạn Tượng luôn cân nhắc đến sự ảnh hưởng của Xiêm với hai mốc sự kiện đáng chú ý là cuộc Chiến tranh Viên Chăng – Xiêm (1826 - 1828) và cuộc Chiến tranh Đại Nam – Xiêm (1833 - 1834). Mặc dù nhà Nguyễn vẫn thực hiện trách nhiệm của một chính quốc khi thu nhận con cái của quốc trưởng Vạn Tượng lúc thua trận và các tiểu quốc thực hiện lễ triều cống, Nam Chưởng thường không làm tròn trách nhiệm của một nước chư hầu bởi luôn có sự quản lý chặt chẽ của Xiêm. Điều này cho thấy Đại Nam và Xiêm liên tục tìm cách giành ảnh hưởng trong cán cân quyền lực đối với Vạn Tượng nói riêng và khu vực Đông Nam Á lục địa nói chung trong thời kỳ này. 2.2.2. Chính sách ngoại giao của Đại Nam trong quan hệ với Chân Lạp dưới thời Minh Mạng Mối quan hệ giữa hai nước Đại Nam và Chân Lạp trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Vua Minh Mạng của Đại Nam coi Chân Lạp có tầm quan trọng chiến lược và thực hiện các biện pháp để duy trì quyền kiểm soát khu vực. Những năm đầu vua Minh Mạng cai trị, mối quan hệ giữa Đại Nam và Chân Lạp rất ổn định. Năm 1820, vua Minh Mạng ban cho Chân Lạp một chiếu chỉ và gấm lụa để củng cố quyền lực [6, tr.36-37]. Trong khi đó, Chân Lạp đều đặn triều cống Đại Nam, thậm chí còn nghiêm túc hơn dưới thời vua Minh Mạng [6, tr.91]. Chân Lạp còn hỗ trợ và cung cấp nguồn lực cho Đại Nam như hỗ trợ đào kênh Vĩnh Tế, cung cấp gỗ đóng thuyền [6, tr.239]. Đổi lại, vua Minh Mạng tỏ ra quan tâm, lo lắng cho người dân Chân Lạp, ra lệnh viện trợ ngăn chặn dịch bệnh [6, tr.117 - 118]. Tuy nhiên, Minh Mạng đã có động thái cứng rắn với Chân Lạp, bằng chứng là phản ứng của ông khi Chân Lạp thông đồng với Xiêm vào năm 1827 [6, tr.661]. Ông đã đưa ra cảnh báo bằng cách trả lại bức thư thông đồng và sau đó từ chối cung cấp gạo trong nạn đói vì nghi ngờ đó là một âm mưu của Chân Lạp [6, tr.671]. Nghiên cứu này phát hiện rằng đây là chính sách chung thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn [14]. Mặt khác, triều đình Huế dùng kế “tằm ăn dần” như danh chính ngôn thuận đối với vấn đề đất đai Chân Lạp [12, tr.166]. 27
- Chính sách ngoại giao của Đại Nam với các nước Chân Lạp và Vạn Tượng thời vua Minh Mạng … Trong chính sách ngoại giao đối với Chân Lạp, Vua Minh Mạng còn khuyến khích con cháu Chân Lạp học chữ Hán, cử người Kinh làm quan ở Trấn Tây, cho người Kinh định cư ở Chân Lạp. Năm 1838, ban hành chính sách cho trẻ con người Chân Lạp học chữ Hán [6, tr.268-269]. Năm 1839, bắt đầu đặt người Kinh làm quan các huyện ở Trấn Tây [13, tr.448]. Với cuộc nổi loạn diễn ra ở Chân Lạp, triều đình Huế xử lý rất kiên quyết, thẳng tay [13, tr.784-785]. Tóm lại, chính sách ngoại giao của vua Minh Mạng đối với Chân Lạp thể hiện nhiều thay đổi do có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Xiêm. Những năm đầu cầm quyền, vua Minh Mạng duy trì mối quan hệ chính quốc - bảo hộ rất ổn định đối với Chân Lạp và thúc đẩy người Chân Lạp tiếp nhận các giá trị văn hoá của Đại Nam. Tuy nhiên, khi có biến động, ông lập tức hành xử kiên quyết nhằm ngăn chặn sự liên minh giữa Xiêm và Chân Lạp vì ảnh hưởng đến an ninh của Đại Nam. 2.2.3. Chính sách ngoại giao của Đại Nam trong quan hệ với Vạn Tượng và Chân Lạp thời Minh Mạng dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực Dưới lăng kính của lý thuyết quan hệ quốc tế, đặc biệt là trường phái chủ nghĩa hiện thực, kết quả phân tích cho thấy chính sách đối ngoại của vua Minh Mạng với Vạn Tượng và Chân Lạp nhằm mục đích duy trì sự ổn định và bảo vệ lợi ích quốc gia của Đại Nam. Đối với cả hai quốc gia này, vua Minh Mạng đã thể hiện sự khôn khéo trong chính sách ngoại giao của mình thông qua thực hiện những động thái chặt chẽ nhằm đảm bảo rằng họ không trở thành mối đe dọa đối với an ninh và thống nhất chính trị của Đại Nam. Trong trường hợp của Vạn Tượng, vua Minh Mạng có mục đích củng cố và tăng cường quyền lực và an ninh của triều đình Huế trong khu vực. Để đảm bảo sự thống trị của chế độ, Minh Mạng tìm cách kiểm soát Vạn Tượng và ngăn chặn mọi thách thức tiềm tàng đối với quyền lực của mình. Điều này được chứng minh qua động thái thể hiện mong muốn thiết lập lại quan hệ chính quốc - bảo hộ giữa Đại Nam và Nam Chưởng của triều Nguyễn khi Nam Chưởng hợp lực với Xiêm tấn công Đại Nam, lợi dụng xung đột để mở rộng lãnh thổ [10, tr.71]. Hơn nữa, các chính sách của vua Minh Mạng đối với Vạn Tượng luôn cân nhắc đến sự cân bằng quyền lực để bảo vệ lợi ích quốc gia. Mục đích của triều đình nhà Nguyễn là duy trì sự cân bằng về quyền lực thuận lợi để ngăn chặn Vạn Tượng trở nên quá mạnh hoặc liên kết với các cường quốc khác trong khu vực Đông Nam Á lục địa mà có thể đe dọa an ninh của Đại Nam [15]. Đối với Chân Lạp, việc phong hai vị vua cho cùng một quốc gia là một chiến lược khôn ngoan của các chúa Nguyễn để giữ chặt kiểm soát đối với các vấn đề chính trị của Chân Lạp và đảm bảo rằng nước này không thể tham gia vào các liên minh đe dọa đến an ninh của nhà Nguyễn. Chính sách này phù hợp với việc đảm bảo quyền lực và thống trị trên trong khu vực theo chủ nghĩa hiện thực [5]. Một khía cạnh trong chính 28
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 3 (2024) sách đối ngoại của Minh Mạng là cân bằng quyền lực. Ông nhằm mục đích tăng cường sức mạnh và an ninh của Đại Nam bằng cách hạn chế sự ảnh hưởng của Chân Lạp, vốn được coi là một mối đe dọa tiềm tàng. Ngoài ra, vua Minh Mạng còn nỗ lực thúc đẩy người Chân Lạp tiếp cận các giá trị văn hoá của Đại Nam [10; tr. 827]. Nhìn chung, dưới lăng kính của chủ nghĩa hiện thực, các chính sách của Minh Mạng đối với Vạn Tượng và Chân Lạp đều nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích, đảm bảo an ninh quốc gia cho Đại Nam. Điều này phản ánh đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực trong hành vi của các nhà nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của vua Minh Mạng đối với các nước bảo hộ không chỉ phản ánh sự nhạy bén với mối đe dọa tiềm ẩn mà còn thể hiện chiến lược ngoại giao linh hoạt để bảo vệ và tăng cường quyền lực và an ninh của Đại Nam trong bối cảnh đa dạng và đầy thách thức của khu vực Đông Nam Á lục địa. Việc phân tích chính sách đối ngoại của vua Minh Mạng dưới góc nhìn quan hệ quốc tế giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược và mục tiêu quốc gia của Đại Nam, đồng thời mở ra các cơ hội để nghiên cứu sâu sắc về tình hình quốc tế thời bấy giờ. 3. KẾT LUẬN Dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực, nghiên cứu cho thấy chính sách ngoại giao của vua Minh Mạng đối với các nước bảo hộ như Vạn Tượng và Chân Lạp thể hiện sự linh hoạt và tinh tế, “cương nhu kết hợp”, phù hợp với hoàn cảnh chính trị - xã hội cũng như mục tiêu, lợi ích quốc gia của Đại Nam trong từng giai đoạn. Đối với Vạn Tượng, chính sách của Đại Nam có phần mềm dẻo và thận trọng, tránh đối đầu trực tiếp. Trong khi đó, Chân Lạp nhận sự kiểm soát và can thiệp sâu sắc hơn từ Đại Nam, do vị trí địa chiến lược quan trọng để kiềm chế tham vọng bành trướng của Xiêm. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao của Minh Mạng cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như can thiệp quá sâu vào Chân Lạp hay phó mặc Vạn Tượng trong chiến tranh với Xiêm đã ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế và sức mạnh quốc gia trong quan hệ với các nước khu vực. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, có thể rút ra một số bài học quan trọng từ chính sách ngoại giao của vua Minh Mạng đối với các nước bảo hộ, có tính tham khảo trong quan hệ quốc tế hiện nay dù bối cảnh lịch sử của nửa đầu thế kỷ XIX có nhiều điểm khác ngày nay, đặc biệt giữa chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện đại với chính sách ngoại giao của Minh Mạng trong quá khứ và mối quan hệ giữa Việt Nam với Lào, Campuchia ngày nay đã có sự thay đổi về chất theo hướng hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển. Thứ nhất, cần có sự linh hoạt và tinh tế trong chính sách ngoại giao, phù hợp với bối cảnh cụ thể và lợi ích quốc gia. Cách tiếp cận mềm dẻo hơn đối với đối tác “nhỏ” hơn sẽ có lợi hơn là đối đầu. Thứ hai, sự can thiệp quá mức vào nội bộ các quốc gia khác có thể gây hậu quả tiêu cực về nhiều mặt. Do đó, 29
- Chính sách ngoại giao của Đại Nam với các nước Chân Lạp và Vạn Tượng thời vua Minh Mạng … cần tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Thứ ba, duy trì cân bằng quyền lực khu vực là then chốt để đảm bảo ổn định và hòa bình. Điều này đạt được cần xây dựng và duy trì mối quan hệ đồng minh chặt chẽ dựa trên lợi ích chung. Cần trợ giúp đồng minh khi họ cần sự trợ giúp. Cuối cùng, chính sách ngoại giao cần lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng tâm, nhưng tránh cực đoan dẫn tới hạn chế lợi ích của các nước khác. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu này được tiến hành với sự tài trợ của Khoa Quốc tế - Đại học Huế, trong đề tài Nghiên cứu khoa học sinh viên, mã số: KQT.SV.23.02 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Văn Thảo (2015). Tư tưởng pháp trị của Minh Mệnh trong “Minh Mệnh chính yếu”, Tạp chí nghiên cứu Văn hoá: Văn hoá trung đại và đương đại, số 14, tháng 12. [2] Nguyễn Minh Tuấn (2020). Quan điểm về giáo dục, giáo hóa trong tư tưởng trị nước của Minh Mệnh, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, số 6, tr. 656-65., Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Dương Duy Bằng (2008). Quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia - Xiêm giai đoạn 1834 - 1848, Nghiên cứu Đông Nam Á, tập 3, tr. 20-30. [4] Yoshiharu Tsuboi (2011). Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (tái bản lần thứ 4), Nguyễn Đình Đầu, Bùi Trân Phượng, Tăng Văn Hỷ biên dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội. [5] Bell, D. (2017). Political realism and international relations, Philosophy Compass, 12(2), e12403, https://doi.org/10.1111/phc3.12403 [6] Quốc sử quán triều Nguyễn (2007). Đại Nam thực lục tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [7] Quốc sử quán triều Nguyễn (1994). Minh Mệnh chính yếu tập 2 Nxb. Thuận Hóa, Huế. [8] Quốc sử quán triều Nguyễn (1994). Minh Mệnh chính yếu tập 1, Nxb. Thuận Hóa, Huế. [9] Đặng Văn Chương (2003). “Quan hệ Xiêm-Việt từ 1782 đến 1847”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. [10] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (2007). Đại Nam thực lục tập 4, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [11] Dommen, A. J., Osborne, M. E. & Zasloff, J. J. (2023). Laos, Britannica, Website: https://www.britannica.com/place/Laos [12] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (2007). Đại Nam thực lục tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [13] Quốc sử quán triều Nguyễn (2007). Đại Nam thực lục tập 5, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [14] Esman, M. J. & Herring, R. J. (2003). Carrots, Sticks, and Ethnic Conflict: Rethinking Development Assistance, University of Michigan Press, Michigan. [15] Goscha, C. (2016). Vietnam: A New History, Hachette UK. 30
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 3 (2024) THE FOREIGN POLICY OF DAI NAM TOWARDS CHAN LAP AND VAN TUONG DURING THE REIGN OF EMPEROR MINH MANG (1820 – 1841) Tran Qui Van Nguyen, Vo Kim Thao*, Tran Quynh Huong, Ho Huu Yen Minh International School, Hue University *Email: vtkthao@hueuni.edu.vn ABSTRACT This study seeks to analyze the foreign policy of the Nguyen Dynasty towards its vassal states, Chan Lap and Van Tuong, during the reign of Emperor Minh Mang. Employing historical documentary analysis, the study examines how Nguyen diplomatic relations with tributaries adjusted based on a calculus of national interest within particular historical contexts. Through the lens of international relations theory, the research demonstrates that Chan Lap played a pivotal role in the regional political landscape, while the Nguyen Dynasty largely neglected Vạn Tượng. Fundamentally, Dai Nam's foreign policy towards these vassals aimed to compete for regional power with Siam while securing territorial integrity. As such, this research significantly enhances our understanding of 19th-century mainland Southeast Asian diplomacy and illuminates how international dynamics profoundly impacted the development trajectories of emerging modern nation- states in the region. Keywords: Foreign policy, Dai Nam, Minh Mang King, International relation. 31
- Chính sách ngoại giao của Đại Nam với các nước Chân Lạp và Vạn Tượng thời vua Minh Mạng … Trần Quí Vân Nguyên sinh ngày 1/3/2002 tại Huế. Hiện đang là sinh viên ngành Quan hệ quốc tế, Khoa Quốc tế, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Quan hệ quốc tế Võ Thị Kim Thảo sinh ngày 07/01/2001 tại Huế. Bà nhận bằng tiến sĩ năm 2022. Hiện bà đang là giảng viên ngành Quan hệ quốc tế, Bộ môn Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Quốc tế, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Quan hệ quốc tế, Hoa Kỳ, Đông Nam Á Trần Quỳnh Hương đang công tác tại khoa Quốc tế, Đại học Huế với vai trò là Cộng tác viên học thuật chính thức. Bà nhận bằng Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế tháng 7 năm 2023 tại Đại học Eötvös Loránd, Hungary với luận văn tập trung nghiên cứu về mối quan hệ của thể chế chính trị và kinh tế của Trung Quốc và Mỹ. Lĩnh vực nghiên cứu: chính sách đối ngoại, phúc lợị xã hội, địa chính trị, các vấn đề Đông Nam Á. Hồ Hữu Yên Minh sinh ngày 27/03/2001 tại Huế. Bà nhận bằng cử nhân năm 2023, chuyên ngành Quốc tế học tại Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế. Hiện bà đang theo học chương trình thạc sỹ chuyên ngành Quản lý văn hoá tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Quan hệ quốc tế, nhập cư. 32
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 1
6 p | 117 | 17
-
Sống chung với các nước láng giềng lớn hơn:Thực tiễn và chính sách
8 p | 113 | 12
-
Nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ đối với Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay - Tiếp cận từ thuyết hiện thực mới: Phần 2
201 p | 22 | 9
-
Bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng thời Lý
11 p | 71 | 8
-
Vị trí của ASEAN trong chiến lược của các nước lớn: Phần 1
159 p | 16 | 7
-
Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Trung Quốc với Myanmar trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI
11 p | 16 | 6
-
Quan hệ ngoại giao Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497)
4 p | 115 | 6
-
Thực trạng, hiệu quả và những hạn chế, bất cập của chính sách, cơ chế đối với hệ thống các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập
18 p | 105 | 5
-
Một số đề xuất về chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh đổi mới cơ chế hoạt động tại trường Đại học Ngoại thương
6 p | 94 | 4
-
Du học nước ngoài - Tổng quan chính sách của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
8 p | 10 | 4
-
Phân tích thực trạng dạy và học ngoại ngữ trong thời đại 4.0 tại học viện chính sách và phát triển và đề xuất một số khuyến nghị
9 p | 6 | 4
-
Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới
8 p | 88 | 4
-
Hoa kiều trong chính sách cứu nạn biển của nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX
9 p | 15 | 3
-
Chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập - Thực trạng và khuyến nghị
10 p | 8 | 3
-
Kiến nghị phát triển giáo dục đại học ngoài công lập
7 p | 54 | 3
-
Những định hướng đối ngoại theo tinh thần Đại hội XII của Đảng
3 p | 33 | 2
-
Quản lý và phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học phục vụ đổi mới và sáng tạo ở Israel và hàm ý chính sách cho Việt Nam ở Israel và hàm ý chính sách cho Việt Nam
14 p | 45 | 2
-
Phát triển đại học ngoài công lập - Một cách tăng nguồn lực cho giáo dục đại học
10 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn