intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng Hồ Chí Minh - Đường lối, chính sách đối ngoại

Chia sẻ: Vũ Thị Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

271
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đ ng l i, chính sách đ i ngo i luôn là b ph n c u thành ườ ố ố ạ ộ ậ ấ rất quan trọng trong văn kiện của bất kỳ đã hội nào của Đảng, trong đó có Đại hội X. Điều ấy cũng dễ hiểu vì giống như các quốc gia khác, nước ta thường xuyên chịu tác động trực tiếp của những biến động trên thế giới; những công việc trong nước có suôn sẻ hay không tùy thuộc rất nhiều vào môi trường bên ngoài mà đường lối chính sách đối ngoại góp phần tạo dựng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Đường lối, chính sách đối ngoại

  1. Đường lối, chính sách đối ngoại luôn là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong văn kiện của bất kỳ đã hội nào của Đ ảng, trong đó có Đại hội X. Điều ấy cũng dễ hiểu vì gi ống nh ư các quốc gia khác, nước ta thường xuyên chịu tác động trực tiếp của những biến động trên thế giới; những công việc trong nước có suôn sẻ hay không tùy thuộc rất nhiều vào môi trường bên ngoài mà đường lối chính sách đối ngoại góp phần tạo dựng. Đặc điểm của Đại hội X là không chỉ nhìn lại 5 năm sau Đ ại h ội IX mà còn tổng kết cả 20 năm thực hiện đường lối đổi mới về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực đối ngoại. Đại hội đã khẳng đ ịnh đ ường l ối đó “đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Vi ệt Nam”, vì vậy đã k ế t ục đường lối, chính sách đối ngoại được khởi xướng và kiên trì thực hiện trong suốt thời kỳ đổi mới với một số sự “cập nhật” cho phù hợp với tình hình mới. Đó là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa ph ương hóa dạng hệ quốc tế. đa hóa các quan Hoạt động đối ngoại bao giờ cũng phục vụ ba mục tiêu cơ bản là phát triển, an ninh và nâng cao vị thế quốc tế trong sự gắn quyện và động lại lẫn tác qua nhau. Với tư cách là sự nối tiếp của chính sách đối nội đối với nước ta chính sách đối ngoại đương nhiên phải phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó xây dựng được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Nói một cách khác, chính sách đối ngoại ph ục vụ hai mục tiêu “phát triển” và “an ninh”, trong đó mục tiêu phát tri ển được đặt lên hàng đầu vì chỉ có đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội mới có điều kiện vật chất để giữ vững an ninh, nâng cao vị thế quốc tế. Điều đó không có nghĩa tuyệt đối hóa mục tiêu phát triển và xem nhẹ mục tiêu an ninh và vị thế của Việt Nam, trên trường quốc tế vì không thể phát triển được nếu như không có an ninh và vị thế quốc tế thấp kém. Để phát triển thuận lợi thì hoạt động đối ngoại phải góp phần mở rộng tối đa quan hệ quốc tế, tạo dựng mối quan hệ đan xen với các nước và các trung tâm trên thế giới, tạo dựng môi trường êm thấm ở bên ngoài. Trong 20 năm đổi mới chúng ta đã mở rộng được đáng kể quan hệ hợp tác quốc tế về “chiều rộng”; nay Đại hội X nhấn mạnh yêu cầu “đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chi ều sâu, ổn định, bền vững”. Đồng thời vì mục tiêu phát triển, các hoạt đ ộng đối ngoại phải hướng mạnh vào các nhiệm vụ kinh tế - xã hội thi ết thực như mở rộng thị trường, có thêm đối tác, tranh thủ tối đa vốn,
  2. công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Do đó không phải ngẫu nhiên mà văn kiện Đại hội đã nêu cao yêu cầu “đẩy mạnh hoạt động kinh t ế đối ngoại”. Nói một cách hình tượng, hoạt động đối ngoại vừa ph ải tạo môi trường quốc tế “vô hình” thuận lợi, vừa phải đem l ại những lợi ích hữu hình trong đó kim ngạch xuất khẩu phải tăng bình quân hàng năm chí ít là 16%, vốn nước ngoài chí ít phải đóng góp h ơn tổng số vốn đầ u t ư của hội. 30% toàn xã Điểm mới nữa là Đại hội X đã nêu cao nhiệm vụ “chủ đ ộng và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, “hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương” vì nước ta đang đứng trên ngưỡng cửa của sự hội nhập hoàn toàn và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới với việc nỗ lực hoàn tất thủ tục để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhân đây cần nhấn mạnh rằng, hội nhập không phải là mục tiêu tự thân hay là “mốt thời thượng”, hoặc do sự thúc ép nào từ bên ngoài, mà là sự chọn l ựa của bản thân nước ta, coi đó là một trong những biến pháp cần thi ết để đạt tới mục tiêu phát triển. Có thể nói, nền kinh tế nước ta là một trong những nền kinh tế “mở”, gắn kết với nền kinh tế thế giới vào loại hàng đầu thế giới. Kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta bằng khoảng gần 140% GDP (so với 56,9% của Trung Quốc, 58,5% của Nga, cao nhất trong ASEAN, chỉ sau Xin-ga-po); ODA và FDI đóng góp khoảng trên dưới 30% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội. Nói cách khác, ở cả “đầu vào” lẫn “đầu ra”, nhân tố bên ngoài đ ều chiếm vị trí rất quan trọng; không hội nhập để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và thu hút vốn đầu tư thì khó bề đáp ứng nhu cầu phát triển. Thực ra hội nhập kinh tế không phải là chủ trương mới được nêu ra; khi gia nhập AFTA vào năm 1995 nước ta trên thực tế đã hội nhập vào nền kinh tế khu vực. Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta đã nêu rõ chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” và cuối năm đó Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra một nghị quyết riêng về hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy đây không phải là lúc tranh cãi về việc có hội nhập hay không hội nhập - một việc đã có quyết sách từ lâu, đã được thực hiện trên thực tế hàng chục năm nay và đã đem lại nhiều kết quả cụ thể - mà là tổ chức công việc cho thật tốt để “khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm thiểu tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên WTO”, thực hiện hàng loạt nhiệm vụ về đổi mới thể chế kinh tế, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hậu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của các doanh nghi ệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập... như Đại hội X của
  3. Đảng đã nêu. Bản thân việc tạo dựng quan hệ quốc tế rộng rãi và bền vững, tranh thủ tối đa những thuận lợi từ bên ngoài để phát tri ển kinh tế xã h ội đã là những nhân tố cực kỳ quan trọng để bảo đảm an ninh. Bên cạnh đó, vận dụng bài học về sức mạnh tổng hợp, Đại hội lần thứ X đã nhấn mạnh yêu cầu phối hợp chặt chẽ đối ngoại với quốc phòng và an ninh. Sự phối hợp này cần được thể hiện không chỉ về nhận thức quan điểm trên tầm vĩ mô, không chỉ thông qua việc bảo đ ảm môi trường quốc phòng an ninh ổn định để phát triển mà còn cần được thể hiện trong từng hoạt động cụ thể đã bàn cụ thể, dự án cụ thể. Nếu như phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm thì đi ều cần thiết là tìm mọi phương cách để phục vụ cho yêu cầu phát triển chứ không gây trở ngại cho sự phát triển; nhưng đồng thời cũng không thể chỉ vì mọi lợi kinh tế đơn thuần mà “hy sinh” yêu cầu quốc phòng an ninh. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nói đến an ninh không thể chỉ nghĩ tới việc giữ gìn bờ cõi, đề phòng sự tiến công từ bên ngoài; sử dụng những công cụ bảo vệ truyền thống. Khái niệm an ninh ngày nay bao gồm cả việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh cả về chính trị lẫn kinh tế, văn hóa, tư tưởng cả sự an ninh từ bên ngoài lẫn bên trong, bằng nhiều biện pháp công cụ khác nhau và băng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Một trong những công cụ hữu hiệu để bảo đảm quốc phòng và an ninh là tích cực, chủ động tiến hành những hoạt động “ngoại giao quốc phòng và an ninh” song song với “ngoại giao chính trị” và “ngoại giao kinh tế” nhằm tạo dựng lòng tin, thúc đ ẩy hợp ổn định. tác vì hòa bình và Phát triển và an ninh là những tiền đề không thể thi ếu được đối với yêu cầu nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Điều đó không có nghĩa là phải chờ tới khi kinh tế phát triển, quốc phòng hùng mạnh mới nâng cao được vị thế quốc tế. Trong 20 năm qua kinh tế nước ta dù có phát triển nhanh song cũng chưa thoát khỏi tình trạng kém phát triển; an ninh quốc phòng được giữ vững song lực lượng vũ trang cũng chưa phải là đã được trang bị hiện đại nhưng một trong những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới là “vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao”. Vị thế ấy có được nhờ ở dư âm không hề phai nhạt của những chiến công hiển hách trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và những đóng góp to lớn của dân tộc ta cho thời đại, nhờ ở đường lối đúng đắn, đưa tới những thành tựu được cả thế giới công nhận, nhờ
  4. ở vị trí địa - chính trị đặc thù của nước ta trong thế giới ngày nay và nhờ ở chính sách đối ngoại có tính nguyên tắc và khôn khéo tranh thủ được lòng người. Nay “lực” của nước ta đã mạnh hơn 20 năm trước, “thế” của nước ta đã thay đổi về cơ bản; điều đó càng tạo nhiều thuận lợi hơn cho việc nâng cao vai trò và uy tín của nước ta ở vực thế giới. khu và trên Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta luôn luôn kiên trì tư tưởng chỉ đạo là nắm vững nguyên tắc đi đôi với sự linh hoạt v ề sách lược. Nguyên tắc ấy một lần nữa được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội X là “tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng l ẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi”. Còn sách lược thì thiên bi ến vạn hóa tùy theo từng vấn đề, từng tình huống, từng thời điếm, từng đối tác nhưng luôn luôn phục tùng những nguyên tắc chỉ đạo nói trên. Việc xác định chuẩn xác mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo là rất quan trọng, xong một nhân tố không kém phần quan trọng là định ra những phương châm hành động phù hợp trong một thế giới đầy biến động và cực kỳ phức tạp. Một trong những phương châm ấy là “lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất”. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta theo đuổi một đ ường l ối thực dụng, dân tộc hẹp hòi mà như Đại hội X đã nhấn mạnh, chúng ta luôn c ố gắng “góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” dưới thức hợp. hình thích Một phương châm màu nhiệm khác được Đại hội X khẳng định là kiên trì chính chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Phát triển tư tưởng được nêu ra trong ba đại hội trước, Đại hội X một lần nữa nhấn mạnh “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” đ ồng thời bổ sung thêm một ý về lòng mong muốn “tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” với hàm ý nâng cao tính ch ủ động, tích cực của mình trong các tổ chức quốc tế và khu vực mà nước ta tham gia. Đại hội lần này không xếp thứ tự ưu tiên quan hệ với các đối tác khác nhau mà nhấn mạnh chủ trương “phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế” vì thực ra khi theo đuổi chính sách đa dạng hóa quan hệ quốc tế thì mối quan hệ ấy thường diễn biến rất linh hoạt tùy từng vấn đề, từng lĩnh vực, từng thời điểm cụ thể chứ không theo
  5. một trình tự ưu tiên cứng nhắc. Mặt khác yêu cầu phát triển, an ninh và nâng cao vị thế quốc tế vẫn đòi hỏi dành nhiều sự quan tâm và công sức củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng có chung bên giới hoặc trong khu vực Đông - Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương cũng như các nước và trung tâm lớn ảnh hưởng trực tiếp tới cả ba mục tiêu của chính sách đối ngoại. Thực tiễn cho thấy, chính sách như vậy phù hợp với thực tế khách quan khi trên thế giới không còn cục diện “hai cực” mà xu thế chung là đa dạng hóa quan hệ quốc tế, không phân biệt nước lớn, nước nhỏ, đồng thời xuất hiện nhiều tổ chức, diễn đàn rất đa dạng. Vả lại việc đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế góp phần giữ vững thế chủ động linh hoạt, tạo dựng cục diện lợi ích đan xen, bổ sung lẫn nhau, làm cho dễ dàng hơn trong việc giữ vững thế độc lập tự chủ. Giữa các quốc gia không thể tránh khỏi những khác biệt, bất đồng, thậm chí xung đột lợi ích. Vì vậy, trong quan hệ quốc tế khó tránh khỏi trạng thái vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Chủ trương của chúng ta là gia tăng điểm đồng, hạn chế bất đồng, thông qua đ ối thoại, thương lượng để giải quyết những bất đồng ấy, không để chúng phá vỡ quan hệ hợp tác cùng có lợi. Ngay như trên một vấn đề có sự khác biệt lớn giữa nước ta với chính giới nhiều nước trên thế giới như vấn đề nhân quyền, một mặt Đại hội không định chủ trương “chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người”, mặt khác tỏ ý “sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và vực về vấn đề quyền”. khu liên quan nhân Để thực hiện thành công đường lối, chính sách nói trên, Đại hội vạch bốn phương hướng động. ra hành Một là, vận dụng bài học về tạo dựng sức mạnh tổng hợp, đại hội nêu ra những nhiệm vụ đối ngoại cả về mặt Đảng lẫn Nhà nước và ngoại giao nhân dân, nhấn mạnh yêu cầu phối hợp chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại, quốc phòng an ninh; thông tin đố i ngoại nước. và thông tin trong Hai là, đặt cao yêu cầu tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại với sự tham gia và phát huy trí tu ệ c ủa các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. Đây còn là điểm yếu của chúng ta vì trong một thế giới biến động không ngừng và cực kỳ phức tạp, không nghiên cứu và dự báo kịp thời và chuẩn xác diễn biến tình hình thì khó bề bảo đảm được tính chủ động, xử lý các tình huống một cách thích hợp. ở trong nước có không ít các cơ quan nghiên cứu, tham mưu về công tác đối ngoại song vẫn trong trạng
  6. thái “đông nhưng không mạnh” một phần không nhỏ do nhiều l ực lượng chưa được huy động và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ với quan nhau. Ba là, nhân tố có ý nghĩa quyết định là đào tạo nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, có trình độ và năng lực nghiệp vụ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt do quan hệ đối ngoại của nước ta đang mở rộng nhanh chóng cả về các lĩnh vực hoạt động lẫn các đối tác và địa bàn trong bối cảnh quốc tế không đơn giản. Một nét mới cần quan tâm là không riêng các cán bộ chuyên trách làm công tác đối ngoại mà mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương, các doanh nghiệp, thậm chí một bộ phận không nhỏ nhân dân được lôi cuốn vào hoạt động này ở mức độ khác nhau nên yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực về đối ngoại theo nghĩa rộng càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bốn là, khẳng định cơ chế vận hành Đảng lãnh đạo thống nhất, Nhà nước quản lý tập trung đối với hoạt động đối ngoại - một trong những lĩnh vực thiết yếu và hết sức phức tạp của đất nước. Về mặt này, trong nhiệm kỳ qua, lần đầu tiên đã xây dựng được quy chế quản lý thống nhất về hoạt động đối ngoại, vấn đề đặt ra hiện nay là hoàn thiện và tổ chức thực hiện thật tốt quy chế ấy. Chúng ta có cơ sở để hy vọng rằng, với những kinh nghiệm phong phú của “trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh” hun đúc nên qua mấy chục năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; dựa trên những thành tựu to lớn đã giành được trong những năm đổi mới, đường lối đối ngoại và chính sách ngoại giao được khẳng định và làm rõ thêm tại Đại hội X sẽ được thực hiện một cách kiên trì và khôn khéo, góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng. Theo Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan, báo Nhân dân ngày 24/8/2006
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2