intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chu chuyển vốn quốc tế và mối liên hệ giữa lạm phát lãi suất tỷ giá hối đoái ( Đại học công nghiệp Tp Hồ Chí Minh)

Chia sẻ: Lala Lala | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:258

241
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 4 Chu chuyển vốn quốc tế và mối liên hệ giữa lạm phát lãi suất tỷ giá hối đoái trình bày cán cân thanh toán là việc ghi nhận các giao dịch được thực hiện qua bút tóan kép : mỗi giao dịch được ghi vào sổ hai lần : một khoản có một khoản nợ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chu chuyển vốn quốc tế và mối liên hệ giữa lạm phát lãi suất tỷ giá hối đoái ( Đại học công nghiệp Tp Hồ Chí Minh)

  1. Chương 4 CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA LẠM PHÁT LÃI SUẤT TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (Theo sách và tài liệu Tài chính quốc tế của Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM và Internet)
  2. Mục lục  PHẦN 1: CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ  2.1. Chu chuyển vốn quốc tế  2.1.1. Cán cân thanh toán  2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai (Balance of Current Account - BCA)  PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT - LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  2.2. Quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái  2.2.1. Lý thuyết ngang giá sức mua – Theory of Purchasing Power Parity (PPP)  2.2.2. Lý thuyết hiệu ứng FISHER quốc tế ( IFE) International Fisher Effect)  2.2.3. So sánh ngang giá sức mua và hiệu ứng fisher quốc tế  2.2.4. Tóm tắt mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái
  3. CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ  1. Cán cân thanh toán  2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai (Balance of Current Account - BCA)
  4. CÁN CÂN THANH TÓAN Cán cân thanh toán đo lường tất cả các giao dịch giữa cư dân trong nước và cư dân nước ngoài qua một thời kỳ quy định.
  5. CÁN CÂN THANH TÓAN  Việc ghi nhận các giao dịch được thực hiện qua bút tóan kép : mỗi giao dịch được ghi vào sổ hai lần : một khoản có một khoản nợ.  Như vậy, trên tổng thể tổng các khoản có và tổng các khoản nợ sẽ bằng nhau đối với một cán cân thanh tóan của một quốc gia; tuy nhiên đối với một phần nào của báo cáo cán cân thanh tóan, có thể có vị thế thâm hụt hay thặng dư.  Một bản báo cáo có nhiều phần, phần quan tâm nhất là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn
  6. CÁN CÂN THANH TÓAN Cán cân thanh toán là một đo lường tất cả các giao dịch giữa các cư dân trong nước và cư dân nước ngoài qua một thời kỳ quy định. Việc dùng từ “tất cả các giao dịch” có thể gây hiểu lầm, bởi vì một vài giao dịch có thể được ước tính. Việc ghi nhận các giao dịch có thể được thực hiện qua bút toán kép. Tức là, mỗi giao dịch được ghi vào sổ hai lần trên tư cách là một khoản có và một khoản nợ. Xem bảng kết cấu của Cán cân thanh toán quốc tế trang sau
  7. Ký hiệu Nội dung Doanh số Doanh số chi - Cán cân thu + CA Cán cân vãng lai TB Cán cân thương mại Xuất khẩu FOB 150 Nhập khẩu FOB (200) SE Cán cân dịch vụ Thu từ XKDV 120 Chi cho NKDV (160) Ic Cán cân thu nhập Thu 20 Chi (10) Tr Chuyển giao vãng lai Thu 30 Chi (20) K Cán cân vốn Kl Vốn dài hạn -Vào 140 --Ra (50) Ks -Vốn ngắn hạn -Vào 20 -Ra (50) KTr -Chuyển giao vốn một chiều 5 (5) OM -Lỗi và sai sót(Odd,mistake) OB Cán cân tổng thể OFB Cán cân bù đắp chính thức +/-R Thay đổi dự trữ 15 L Vay IMF… 5 Khác Nguồn tài trợ khác 0 Tổng doanh số
  8. Như vậy, trên tổng thể tổng các khoản có và tổng các khoản nợ sẽ bằng nhau đối với một cán cân thanh toán của một quốc gia, tuy nhiên đối với một phần nào của báo cáo cán cân thanh toán, có thể có vị thế thâm hụt hay thặng dư. Một bản báo cáo cán cân thanh toán có thể tách ra nhiều phần nhỏ khác nhau. Những phần được chú trọng nhiều nhất là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
  9. Tài khoản vãng lai ( CA) Tài khoản vãng lai là thước đo mậu dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia. Thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai bao gồm: Cán cân mậu dịch (thương mại) Cán cân dịch vụ Cán cân thu nhập Chuyển giao đơn phương( vãng lai)
  10. Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai là một thước đo của mậu dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia. Thành phần chủ yếu của tài khoản này là: - Cán cân mậu dịch (thương mại), thuật ngữ này nói lên chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Một thâm hụt trong cán cân mậu dịch có nghĩa là một giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu. Ngược lại, một thặng dư phản ánh một giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn hàng nhập khẩu.
  11. - Cán cân thu nhập là các khoản lương, tiền thưởng… của lao động ở nước ngoài và thu nhập từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và không cư trú làm phát sinh cung ngoại tệ ghi có và thu nhập trả cho người không cư trú làm phát sinh cầu ngoại tệ ghi nợ. - Cán cân dịch vụ, đó là số tiền chi trả thuần tiền lãi và lợi tức cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như số tiền thu và chi từ du lịch quốc tế và các giao dịch khác. - Chuyển giao đơn phương bao gồm các khoản biếu tặng hay viện trợ của chính phủ và tư nhân.
  12. Để có thể ví dụ về ảnh hưởng của giao dịch quốc tế đối với cán cân tài khoản vãng lai, hãy xem xét việc các du khách Việt Nam chi tiêu ở Singapore. Những chi tiêu này phản ánh một luồng tiền chi ra từ Việt Nam. Chúng sẽ làm giảm cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam và làm tăng cán cân tài khoản vãng lai của Singapore. Ngược lại, nếu du khách người Singapore đến ăn tại một nhà hàng ở Việt Nam, chi tiêu của họ tượng trưng cho một luồng tiền thu vào cho Việt Nam. Như vậy, tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ tăng trong khi tài khoản vãng lai của Singapore giảm xuống.
  13. Hình 2.1: Cán cân mậu dịch của Việt Nam 45000 Triệu USD 40000 35000 Nhập khẩu 30000 Xuất khẩu 25000 20000 15000 10000 5000 0 -5000 -10000 Cán cân mậu dịch 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
  14. Hình 2.1 cho thấy cán cân mậu dịch của Việt Nam từ đầu thập niên 90 cho đến năm 2007. Xu hướng thâm hụt mậu dịch của Việt Nam cho đến 2007 là theo dự báo của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB. Dự báo đến năm 2007, thâm hụt mậu dịch của Việt Nam là khoảng 4,1 tỷ đôla.
  15. Việc chu chuyển vốn quốc tế cũng xảy ra để chi trả cho nhập khẩu và được tính vào khi tính toán một tài khoản vãng lai của một quốc gia. Thí dụ, một nhà hàng đặt cơ sở ở Việt Nam nhập khẩu rượu vang của Pháp sẽ phải đưa tiền ra khỏi Việt Nam để chi trả, do đó làm giảm tài khoản vãng lai của Việt Nam . Ngược lại, một nhà sản xuất gạo, cà phê của Việt Nam xuất khẩu hàng sang Thụy Sỹ sẽ nhận được tiền chi trả từ nước ngoài và làm tăng tài khoản vãng lai của Việt Nam.
  16. Những thay đổi quá khứ trong mậu dịch Châu Âu. Từ khi Đạo luật Châu Âu Thống Nhất được thể hiện để bãi bỏ các hàng rào mậu dịch hiện và ẩn, xuất khẩu và nhập khẩu giữa các quốc gia Châu Âu được kỳ vọng sẽ gia tăng đáng kể. Cán cân mậu dịch của bất cứ một quốc gia Châu Âu nào so với các quốc gia Châu Âu khác có thể tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm ngặt của các hàng rào đã có trước đây.
  17. Cán cân vốn (K)  Cán cân vốn dài hạn: vốn dài hạn như vốn cổ phần, trái phiếu…  Cán cân vốn ngắn hạn: như tín dụng thương mại ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối, tín dụng ngân hàng…  Chuyển giao vốn một chiều:  Viện trợ không hoàn lại, nợ được xóa…
  18. Tài khoản vốn: Tài khoản vốn phản ánh các thay đổi trong tài sản ngắn hạn và dài hạn mà quốc gia sở hữu. Đầu tư nước ngoài dài hạn bao gồm tất cả đầu tư vốn giữa các quốc gia, kể cả đầu tư nước ngoài trực tiếp và mua chứng khoán với kỳ hạn trên một năm.
  19. Cán cân cơ bản( BB-Basic balance)  BB-Basic balance)= cán cân vãng lai + Cán cân vốn dài hạn  - Cán cân vãng lai ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, và tỷ giá hối đoái  - Cán cân vốn dài hạn cũng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, và tỷ giá hối đoái
  20. Cán cân tổng thể ( OB- Overall balance)  OB= CA + K + OM  ( Nhầm lẫn và sai sót- OM – là những khoản thực tế phát sinh nhưng không được ghi chép)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2