intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ đề 2: Tìm hiểu hoạt động của một số trung gian tài chính ở Việt Nam (Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm,...)

Chia sẻ: Nguyễn Trần Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

174
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối,... nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chủ đề 2 Tìm hiểu hoạt động của một số trung gian tài chính ở Việt Nam" (Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm,...). 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ đề 2: Tìm hiểu hoạt động của một số trung gian tài chính ở Việt Nam (Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm,...)

  1. CHỦ ĐỀ 2. Tìm hiểu hoạt động của một số trung gian tài chính ở  Việt Nam (Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo  hiểm...) Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ  người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người  cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung  gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối. Nghĩa là người cần vốn  muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián  tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian.  Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng thương mại lớn (Ngân  hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư  Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân  hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10  Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các hiệp hội  cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính... Tại Việt Nam, hiện có đầy đủ các loại hình tổ chức tài chính trung gian bao gồm: Ngân hàng thương mại     Công ty chứng khoán Công ty tài chính Công ty bảo hiểm Quỹ đầu tư a. Loại hình: Ngân hàng thương mại Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định:  "Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên  là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,  thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
  2. Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng thương mại lớn (Ngân  hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư  Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân  hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10  Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Các đơn vị  trên đều có chức năng cho vay, là chức năng chính của ngân hàng. Dân số nước ta hiện nay ước khoảng 86 triệu người, GDP khoảng 65 tỷ USD, số lượng các  ngân hàng này hiện này được xem là đông đảo với một thị trường tài chính nhỏ như Việt Nam.  Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua với tốc độ  tăng trưởng bình quân 35%/năm. Bên cạnh sự tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng được nâng  lên rõ rệt, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2007, tỷ lệ ROA trung bình của toàn hệ thống đạt  1,51%, ROE đạt 16,42% so với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%. Tỷ  lệ NPL của toàn hệ thống ngân hàng trong đã giảm từ 14% trong năm 2006 xuống 3% trong  năm 2007, tính theo chuẩn quốc tế (IFRS) tỷ lệ này lần lượt là 30% năm 2006 và 6% năm  2007. b. Loại hình: Công ty Chứng khoán Tính từ khi ra đời, số lượng các công ty Chứng khoán không ngừng tăng nhanh về số lượng.  Nếu như năm 2000 khi thị trường Chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với 4  công ty Chứng khoán thì đến thời điểm năm 2007 đã có tới 61 công ty Chứng khoán với tổng  số vốn điều lệ đạt 5735 tỷ đồng. Và đến nay đã có hơn 100 công ty Chứng khoán đang hoạt  động. Các công ty Chứng khoán trong quá trình phát triển luôn đồng thời tăng vốn điều lệ, nhằm đáp  ứng được khả năng tài chính và sự phát triển. Các công ty chứng khoán đã góp phần tốt trong  việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ vốn hóa  thị trường chứng khoán đạt gần 40% GDP quốc dân. Điều này chứng tỏ, Các công ty chứng  khoán đã giúp các doanh nghiệp niêm yết có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn từ công chúng  đầu tư, ổn định và với chi phí vốn thấp, mang tính dài hạn. c. Loại hình: Công ty Tài chính Khái niệm:
  3. Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự  có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về  tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không  được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nó sinh ra một nhu cầu lớn về vốn. Khi này, các  Ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kỳ hạn vay, điều kiện giải  ngân... sẽ rất khó đáp ứng hết được nhu cầu vốn lớn này. Sự ra đời của các công ty tài chính,  cho thuê tài chính là một bước phát triển tất yếu của thị trường tài chính. Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước.  Các công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước như: Công  ty tài chính công nghiệp Tàu thủy, Công ty tài chính Điện lực, công ty tài chính xi măng, công  ty tài chính Than khoáng sản Việt nam, công ty tài chính Cổ phần Dầu khí… Các công ty tài chính với ưu thế về nguồn vốn lớn từ các tập đoàn rót xuống đã liên tục đầu  tư dài hạn, tài trợ các dự án như: Dự án đóng tàu, dự án thủy điện, đầu tư tài chính... Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung ứng cho  nhiều dự án lớn trọng điểm. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công ty tài chính lại trực thuộc các  tập đoàn mà các tập đoàn này về bản chất là sử dụng vốn của Nhà nước. Năm 2008 khi các Tập đoàn công bố báo cáo tài chính thì hầu hết các ngành nghề chính đều  thua lỗ trong khi phần thu lãi lại xuất phát từ đầu tư tài chính. Trong khi đó, các Tổng công ty  tập đoàn có vốn nhà nước thường xuyên “kêu” thiếu vốn đầu tư cho các dự án thì vẫn thành  lập ra hàng loạt các công ty tài chính để nhằm mục đích đầu tư tài chính. So sánh với NHTM: Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì công ty tài  chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với  các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh  hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng  pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn. Một trong những hạn chế của các công ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là không  được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Tuy vậy, các công ty tài chính hiện  nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận  ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán, thu xếp vốn,...v.v. cho cả ngắn hạn, trung và 
  4. dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp công ty tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương  tự như một ngân hàng thương mại. d. Loại hình: các Công ty Bảo hiểm Dẫn lời một quan chức trong ngành Bảo hiểm thì Việt Nam vẫn là một thị trường bảo hiểm  năng động và tiềm năng. Sự ra đời và xuất hiện các công ty bảo hiểm trên thị trường đem lại  cho người tiêu dùng nhiều lợi ích từ việc bảo hiểm những rủi ro trong cuộc sống hàng ngày. Các công ty bảo hiểm với rất nhiều sản phẩm bảo hiểm hầu như đã đáp ứng được những nhu  cầu bảo hiểm phong phú từ khách hàng. Hiện các công ty bảo hiểm đang quản lý một lượng  lớn nguồn vốn. Nguồn vốn này các Công ty bảo hiểm có nhu cầu đầu tư dài hạn, đầu tư vào  các dự án có mức độ mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Quốc gia thì tính đến tháng 6 năm 2009, tổng số tiền các  doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm giữ là 250,43 ngàn tỷ đồng. Các công ty Bảo hiểm tham  gia tích cực khi tham gia đầu tư, tài trợ dự án, giải ngân vốn cho các tổ chức tín dụng, các tổ  chức kinh tế vay vốn. Và với lợi thế ngành, các doanh nghiệp Bảo hiểm còn tư vấn cho các  khách hàng vay vốn của mình nên mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro và cũng là giảm thiểu  rủi ro cho các doanh nghiệp Bảo hiểm. Theo số liệu chưa kiểm toán thì tính đến thời điểm tháng 6 năm 2009 các doanh nghiệp có  tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là: Prudential 94 ngàn tỷ, Bảo Việt nhân  thọ là hơn 67 ngàn tỷ, AIA là 27 ngàn tỷ đồng. Như vậy, sự phát triển của các loại hình tài chính trung gian đã tạo ra một lượng cung vốn dồi  dào cho các doanh nghiệp, có tác dụng thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế. e. Loại hình: quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là gì? Là hình thức chung vốn đầu tư nhằm tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư, Quỹ đầu   tư được thành lập dưới nhiều hình thức. Việc phân loại Quỹ đầu tư trên thế giới hiện nay  chủ yếu dựa vào 4 tiêu chí chính sau: Chủ thể đầu tư, Đối tượng đầu tư, Cơ cấu huy động  vốn và Cơ chế quản lý Trên thế giới, quỹ đầu tư có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thị trường  chứng khoán. Lực lượng quỹ đầu tư thường chiếm 30­50% giá trị giao dịch thị trường, với  tỷ lệ tương ứng trong việc nắm giữ cổ phần của các công ty đại chúng và niêm yết. Điều 
  5. này hoàn toàn dễ hiểu bởi quỹ đầu tư sẽ giúp làm tăng nhanh tính ổn định của thị trường,  góp phần tác động thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp... Trong khi đó, ở thị trường  chứng khoán Việt Nam, sau hơn 10 năm phát triển, số lượng quỹ đầu tư vẫn còn khá khiêm  tốn và chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư. Phân loại theo Chủ thể đầu tư Quỹ đầu tư tư nhân Quỹ đầu tư tập thể Phân loại theo đối tượng đầu tư 1. Quỹ đầu tư cổ phiếu (stock fund) 2. Quỹ đầu tư trái phiếu và thu nhập (bond and income fund 3. Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ (money market fund) 4. Một số Quỹ khác ­ Quỹ đầu tư danh mục linh hoạt (flexible portfolio fund)  ­ Quỹ đầu tư cân đối (balanced fund)  Phân loại theo cơ cấu huy động vốn Quỹ đầu tư dạng đóng (closed­end fund) Không mua lại các chứng chỉ mà Quỹ đã phát  hành, Quỹ đóng huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ từng lần một. Nhà đầu tư  không mua được chứng chỉ Quỹ ở các lần phát hành tập trung thì chỉ có thể mua lại ở thị  trường chứng khoán thứ cấp từ những cổ đông hiện tại giống như giao dịch các cổ phiếu.  Quỹ không có liên quan gì tới những giao dịch này. Vì vậy, Quỹ đóng còn có tên là Quỹ  giao dịch công cộng (publicly­traded fund). Chứng chỉ Quỹ đóng có thể được niêm yết trên  Sở giao dịch chứng khoán hoặc chỉ được giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập  trung OTC (Over The Counter ) và được giao dịch giống như cổ phiếu thường. Quỹ đóng có cơ cấu vốn ổn định nên có lợi thế trong việc đầu tư vào các dự án dài hạn và  các chứng khoán có tính thanh khoản thấp. Tuy vậy, chứng chỉ Qũy đóng không có tính  thanh khoản cao nên thị giá thường thấp và thời gian thu hồi vốn lâu. Quỹ đầu tư dạng mở (open­end fund): Phát hành chứng chỉ liên tục để huy động vốn và 
  6. sẵn sàng mua lại chứng chỉ mà Quỹ đã phát hành theo giá trị tài sản ròng. Việc mua bán  chứng chỉ Quỹ có thể thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư và công ty quản lý Quỹ, không  phải thông qua thị trường chứng khoán với giá mua = giá trị tài sản ròng của Quỹ + phí bán.  Phương pháp tính giá mua sẽ được nêu ở phần Hoạt động của Quỹ đầu tư. Do cơ cấu vốn không ổn định vì người đầu tư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào nên Quỹ mở  phải đầu tư vào rất nhiều loại chứng khoán khác nhau. Vì vậy, góp vốn vào Quỹ mở,  người đầu tư có thể nắm giữ một danh mục đầu tư hết sức đa dạng. Người đầu tư có thể  nhận cổ tức hoặc tái đầu tư vào Quỹ bằng cách yêu cầu được mua thêm chứng chỉ mới.  Quỹ mở thường được gọi phổ biến là Quỹ hỗ tương (mutual fund). Ngoài ra còn có một số dạng khác xuất phát từ hai hình thái trên: ­ Quỹ bán mở ­ Quỹ tín thác đơn vị UIT (unit investment trust) Ra đời năm 2000, tính tới nay thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua rất  nhiều giai đoạn thăng trầm và mang lại không ít “quả ngọt lẫn trái đắng” cho các quỹ đầu  tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, giai đoạn năm 2006­2007, TTCK Việt Nam tăng trưởng  mạnh, rất nhiều quỹ đầu tư dạng đóng được thành lập và huy động vốn, tạo nhiều cơ hội  đầu tư cho các nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước. Con số 6 tỷ USD chính là tổng tài  sản các quỹ đầu tư vào TTCK Việt Nam trong giai đoạn này. Thời điểm đó, các chứng chỉ  quỹ được giao dịch ở mức giá trên giá trị tài sản ròng/chứng chỉ quỹ rất cao. Tuy nhiên, khi niềm vui của các quỹ đầu tư trong và ngoài nước chưa được “tày gang” thì  bước sang năm 2008, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình hĩnh vĩ mô xấu  đi nhanh chóng, TTCK Việt Nam chứng kiến chu kỳ giảm mạnh, giá các chứng chỉ quỹ  đóng cũng theo đó mà giảm mạnh, thấp hơn rất nhiều so với giá trị tài sản ròng (NAV).  Năm 2009, TTCK Việt Nam phục hồi nhờ vào các gói kích thích kinh tế của Chính phủ.  Mặc dù giá của các chứng chỉ quỹ có phục hồi nhẹ, nhưng TTCK Việt Nam vẫn kém hấp  dẫn so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Tất nhiên, điều này khiến giá  trị thị trường chứng chỉ quỹ tiếp tục suy giảm và mức chiết khấu (mức chênh lệch giữa giá 
  7. các chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ) tiếp tục duy trì tại mức âm khá  cao. Từ đó tới nay, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều. Theo báo cáo ngày 16/04/2012 của Công ty LCF Rothschilds (Anh), hiện tại Việt Nam đang  có 32 quỹ đầu tư có tên tuổi và công khai thông tin đang hoạt động (còn khá nhiều quỹ đầu  tư và NĐT tổ chức khác hoạt động ở trên thị trường song LCF Rothschilds không thể thu  thập được số liệu trong báo cáo). Theo báo cáo này, đa số các quỹ hoạt động ở thị trường  Việt Nam đều có thời gian hoạt động từ 5­10 năm và đầu tư vào nhiều dạng tài sản như:  cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vốn trực tiếp, bất động sản, cơ sở hạ tầng và nguồn tài  nguyên. Tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư tại thời điểm 16/04/2012 là: 4,1 tỷ  USD. Như vậy, so với lúc đỉnh cao (có tổng tài sản lên tới 6 tỷ USD) thì tại thời điểm này  rõ ràng tính trung bình các quỹ ngoại đã thua lỗ hơn 31%... Theo nhiều chuyên gia, với lĩnh vực quản lý quỹ, nhà đầu tư thường dựa vào mức chiết  khấu để xem xét tương lai của quỹ. Nếu mức chiết khấu âm lớn cho thấy tương lai không  tốt đẹp của quỹ, ngược lại nếu mức chiết khấu lớn hơn 0 cho thấy tương lai của quỹ đó  rất tốt.  Thách thức cho Việt Nam     Tính đến thời điểm hiện nay, số quỹ đầu tư thành lập mới ở Việt Nam rất ít. Ông Nguyễn  Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Các NĐT tài chính Việt Nam (VAFI) khẳng định trong 3  năm qua, không một công ty quản lý quỹ trong nước nào có khả năng huy động được vốn  để thành lập quỹ đầu tư. Hơn nữa, đa số các quỹ hoạt động ở Việt Nam đều có thời hạn  từ 5­10 năm. Như vậy, kể từ năm 2011 trở đi, các quỹ đầu tư sẽ chịu áp lực thoái vốn rất  lớn (do đã hết hạn hoạt động). Nếu như điều kiện vĩ mô tốt lên, tỉ giá ổn định, TTCK  không được cải thiện, chắc chắn áp lực thoái vốn sẽ nhiều hơn. Dự báo, động thái trên của Bộ Tài chính và lộ trình tái cấu trúc TTCK cho thấy tới đây, cơ 
  8. quan này sẽ có nhiều biện pháp tạo thuận lợi và tạo hấp lực hơn để các quỹ đầu tư nhiều  hơn vào Việt Nam... Sự tác động của các trung gian tới sự phát triển kinh tế Việt Nam Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan đã có những tác  động đến thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên mức độ tác động là chưa lớn vì lúc này thị  trường tài chính Việt Nam chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của tổ chức thương  mại quốc tế WTO từ 11/01/2007, thị trường tài chính Việt Nam có những sự phát triển nhanh  chóng rõ rệt. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư  nhân phát triển các ngành nghề. Cùng với sự phát triển thì nhu cầu vốn cho sản xuất kinh  doanh, cho nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao: Năm 2000 đánh dấu sự ra đời của thị trường Chứng khoán Việt Nam. Các doanh nghiệp và các  tổ chức tài chính sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của  mình. Nếu từ trong giai đoạn năm 1998 đến thời điểm trước năm 2005, quy mô vốn của các  trung gian tài chính trên thị trường Việt Nam là rất nhỏ bé thì sau năm 2005 các mô hình, loại  hình thị trường có sự phát triển mau lẹ, rõ rệt. Ta luôn được chứng kiến có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chức  trung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau: ­ Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ... Tính  đến nay trong cả nước đã mở được khoảng trên 1.300.000 tài khoản cá nhân, trong đó có  khoảng trên 750.000 tài khoản của các chủ thể. ­ Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế ­ xã hội. Giữa các tài chính  tín dụng cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo  Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực... ­ Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm. Đây là hình thức huy động vốn truyền thống giữa các  tài chính tín dụng và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân  cơ sở.
  9. Thời gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng thương mại đưa ra dịch  vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy hay còn gọi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm  gắn với bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm lũy tiền trả lãi theo số tiến gửi càng cao thì lãi suất  càng cao, tiết kiệm linh hoạt tức là khách được chủ động rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu  và lãi suất tính theo số ngày thực tế gửi tương ứng với kỳ hạn gần nhất, tiết kiệm dự  thưởng... ­ Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... chủ yếu là huy động vốn có thời hạn  từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn. Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động  trên thị trường thu hút tiền gửi và thị trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian  tài chính thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy  động vốn. Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưa thu hút  được tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống ngân hàng, trên cơ  sở đó lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút tiền mặt ra chi tiêu bất cứ lức nào  có nhu cầu. Đây là nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng, tạo đà cho phát triển thị trường tiền tệ, bởi vì nó  gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, gia tăng vốn khả dụng cho các tài chính tín dụng. Trong  năm 2007, cùng với sự phát triển nóng của thị trường Chứng khoán là sự ra đời hàng loạt các  công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ. Sự ra đời các Ngân hàng khiến thị trường tài chính Việt Nam có những sự phát triển rất nóng.  Cùng với những luồng tiền được đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam thì những dự án đầu  tư xem ra chưa thấy rõ được hiệu quả. Theo thống kê của WB thì hệ số ICOR của Việt Nam  đang ở mức rất cao, vào khoảng trên 5. Khi thị trường phát triển quá nóng, các trung gian tài chính ngày càng phình to ra thì nguy cơ về  một cuộc “nổ bong bóng” kinh tế đã được nhiều chuyên gia kinh tế phản ánh dự báo trước.  Thị trường tài chính Việt Nam khi này được ví như một “lò hơi”, có thể xì hơi bất cứ lúc nào. Điều tai hại hơn ở chỗ, ngay cả các trung gian tài chính cũng lao vào cuộc chạy đua đầu tư tài  chính. Luồng vốn lớn không được đổ nhiều vào sản xuất kinh doanh mà lại sử dụng vào việc  mua bán vốn trên thị trường. Cùng với đó các tập đoàn cũng trích từ nguồn vốn của mình một  lượng vốn lớn để đổ vào thị trường tài chính: hiện trạng trên khiến thị trường tài chính Việt  Nam trong giai đoạn năm 2007 phát triển nhanh và rất nóng.
  10. Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, kéo theo sự tăng điểm hàng ngày của thị trường  chứng khoán. Đã có thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam “cán đích” trên 1100 điểm.  Số lượng các tài khoản được mở tại các Công ty chứng khoán luôn ở mức ấn tượng. Lúc này  các doanh nghiệp niêm yết rất dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ qua các cuộc phát  hành thêm cổ phiếu. Nhận thấy những bất cập trên và dự đoán được những tác động tai hại nếu để thị trường  chứng khoán phát triên quá nóng, bộ tài chính quyết định dùng một chính sách nhằm điều tiết  thị trường. Ngày 17/03/2008, Bộ Tài chính ban hành một nghị quyết mà theo đó các Ngân hàng thương  mại buộc phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Chính điều này đã một lúc “ép” các  ngân hàng thiếu vốn khả dụng, buộc họ phải tìm mọi cách thu hút lượng tiền gửi từ dân cư. Hành động của Bộ Tài chính có tác dụng thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Việc ban hành  quyết định phát hành tín phiếu đã hút khỏi thị trường một lượng vốn khồng lồ. Hành động này  Nhà nước kỳ vọng sẽ kiểm soát được tình trạng phát triển quá nóng của thị trường tài chính. Song kịch bản thị trường đã có nhiều điểm thăng trầm! Do hành động quá mạnh tay, nhiều  ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn vốn khả dụng nghiêm trọng. Và khi đó diễn ra  cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường vốn giữa các Ngân hàng. Các Ngân hàng liên tục hút  người gửi tiền bằng hình thức chạy đua lãi suất huy động. Có nhiều ngân hàng thương mại  thậm chí đã đẩy mức lãi suất huy động lên tới hơn 20%/năm. Điều này ngay lập tức tác động lớn đến tâm lý của công chúng đầu tư. Một lượng vốn lớn bị  rút khỏi thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán bị down liên tục, phá vỡ tất cả các  ngưỡng hỗ trợ mặc cho Bộ Tài chính liên tục có những sự động viên. Các công ty chứng  khoán, quỹ đầu tư rơi vào tình trạng heo hắt khi mà giao dịch cực thấp, lượng nhà đầu tư đóng  băng tài khoản rất lớn. Sự ngừng hoạt động (giải thể) hoặc rút bớt nghiệp vụ của các công ty chứng khoán là một tất  yếu được dự báo trước. Một hệ quả tất yếu nữa là các doanh nghiệp càng ngày càng gặp khó  khăn qua các phương án tăng vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu. Mà việc tiếp cận với  nguồn vốn ngân hàng thì rất khó khăn bởi lãi suất giải ngân rất lớn. Nhiều doanh nghiệp xuất  nhập khẩu đã bị mất những đơn hàng quan trọng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị  đình đốn.
  11. Vào thời điểm gần nửa cuối năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam gặp khủng hoảng. Các  doanh nghiệp Việt Nam bị co cụm thu hẹp sản xuất. Nhiều doanh nghiệp ngành may mặc,  chế biến sa thải công nhân ồ ạt. Lượng người bị mất việc ở các khu công nghiệp cộng thêm  số lao động bị mất việc ở nước ngoài trở về nước đã trở thành “gánh nặng” lớn đối với nền  kinh tế đất nước. Bước sang năm 2009, nền kinh tế thế giới chính thức rơi vào khủng hoảng với sự bắt đầu ở  Mỹ khi thị trường nhà đất Mỹ bị đóng băng và sự phá sản của hàng loạt Ngân hàng lớn. Cơn  bão khủng hoảng lập tức lan nhanh ra khắp thế giới. Ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng này kéo theo suy thoái nền kinh tế. Mục tiêu phát triển kinh  tế cả năm khó có khả năng hoàn thành, vì thế Chính phủ đã chấp nhận mức điều chỉnh tỷ lệ  tăng trưởng kinh tế hạ xuống dưới 6% so với mục tiêu tăng trưởng được đặt ra đầu năm là  8.5%. Tất cả Chính phủ các quốc gia đều rất nỗ lực trong công cuộc cứu vãn, đối phó với cơn  bão khủng hoảng. Chính sách được hầu hết các quốc gia đưa ra mà đi dầu là Mỹ và EU là các gói hố trợ kinh tế  khổng lồ. Ở các nước này, chính phủ chủ trương bơm thêm tiền vào thị trường tài chính thông  qua hệ thống Ngân hàng: Cho các doanh nghiệp vay ưu đãi sản xuất, hỗ trợ cho vay xuất nhập  khẩu, cho vay tiêu dùng. Ở Việt Nam, chính phủ công bố gói hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh  doanh là hơn 1 tỷ USD được giải ngân thông qua hệ thống Ngân hàng. Mức hố trợ lên tới 4%/  năm Sự can thiệp của chính phủ phần nào có tác dụng tốt tới thị trường tài chính. Các ngân  hàng bớt sự khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Các doanh nghiệp vui mừng sẽ được tiếp  cận được luồng vốn rẻ. Tuy nhiên, thực tế diễn ra không phải lúc nào cũng như mong đợi của Chính phủ. Các doanh  nghiệp vốn vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ này bởi  những điều kiện chặt chẽ do Ngân hàng đề ra. Còn các doanh nghiệp tập đoàn lớn thì nhu cầu  về vốn không quá bức thiết. Việc nguồn vốn hỗ trợ chưa thực sự đến “tận tay” những đối  tượng cần vốn phần nhiều đã giảm tác dụng của gói kích cầu do chính phủ đề ra. Tháng 6 năm 2009, Việt Nam tuyên bố thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng nhiều chuyên  gia còn khá thận trọng khi đề cập đến vấn đề này. Việc giải ngân vốn rất dễ gây ra hiện  tượng lạm phát cho Việt Nam trong tương lai gần. Sự kiềm chế lạm phát của chính phủ trong  những tháng vừa qua sẽ là vô nghĩa nếu như để hiện tượng lạm phát quay trở lại.
  12. Trong các buổi hội thảo, tọa đàm, Chính phủ luôn đề cao vai trò của các trung gian tài chính,  trong đó chủ chốt là ngành Ngân hàng trong việc điều tiết lượng cung cầu vốn trên thị trường.  Vai trò của các trung gian tài chính rất to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nó đảm  bảo được sự thanh khoản trong nền kinh tế cũng như có tác động tốt tới việc cung ứng vốn,  điều tiết vốn. Tin rằng trong thời gian tới, thị trường tài chính sẽ có sự phát triển mạnh mẽ  hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển đi lên của nền kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2