CHỦ ĐỀ : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP ASEAN
lượt xem 27
download
Tham khảo tài liệu 'chủ đề : cơ hội và thách thức đối với nông sản của việt nam khi gia nhập asean', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHỦ ĐỀ : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP ASEAN
- ́ NHOM 1 CHỦ ĐÊ: CƠ HÔI VÀ THACH THỨC ĐÔI VỚI NÔNG SAN CUA VIÊT ̀ ̣ ́ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ NAM KHI RA NHÂP ASEAN. ́ ̣ I. Khai niêm. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Đông Nam á là một khu vực có lịch sử lâu dài và trong quá trình phát triển của mình đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Các quốc gia trong khu vực là những đất nước sự tương đồng cao trên nhiều lĩnh vực văn hoá- xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế. Chính vì vậy, nhu cầu hợp tác, liên kết các quốc gia trong khu vực luôn được đặt ra ở các thời điểm lịch sử. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá và đa cực hoá thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về sự liên kết giữa các quốc gia trong khu v ực Đông Nam á càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Ngày 8/8/1967, tại Bangkok (thủ đô Thái Lan) các Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện cho Chính phủ của 5 quốc gia Đông Nam á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã h ọp mặt và đi đ ến ký k ết một văn kiện quan trọng, Bản Tuyên bố Bangkok, tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN). Trong nội dung của Tuyên Bố Bangkok, các mục tiêu và mục đích của Hiệp hội được xác định là hợp tác để phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực có mối quan tâm và quyền lợi chung của tất cả các nước trong khu vực: “Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát tri ển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần công bằng và phối hợp nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam á.”
- Có thể nói, ngay từ khi ra đời, ASEAN đã hoạch định phạm vi liên kết của mình không chỉ ở các nước sáng lập viên, mà cả ở tất cả các nước khác trong khu vực, xác định mục tiêu một mái nhà chung c ủa tất c ả các nước Đông Nam á, một khu vực đoàn kết gắn bó để cùng chung s ống hoà bình, thịnh vượng. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, cho đến nay kỳ vọng này đã trở thành hiện thực với sự h ội t ụ của đ ầy đ ủ 10 quốc gia trong ASEAN. Thời điểm gia nhập chính thức của các thành viên mới của Hiệp hội như sau: Ngày 7/1/1984, Brunei gia nhập - thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập - thành viên thứ 7. Ngày 23/7/1997, Lào và Myanmar gia nhập- thành viên thứ 8 và 9. Ngày 30/4/1999 Campuchia, gia nhập - thành viên thứ 10. Cùng với sự phát triển cả về quy mô thành viên và chiều sâu h ợp tác, cho tới nay, ASEAN thực sự là một liên kết khu vực t ạo ra s ức m ạnh tăng lên của các nước Đông Nam á. Về mặt chính trị, ngoại giao, vị th ế của ASEAN đang trở nên ngày càng quan trọng trên trường quốc tế và khu vực, trở thành một đối trọng với các quốc gia lớn ở châu á - Nhật Bản, Trung Quốc và ấn Độ. Với các chương trình lớn về hợp tác kinh t ế, t ự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, khả năng bổ sung và thay thế các nguồn lực sản xuất giữa các nước trong khu vực được tăng lên s ẽ dẫn tới hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu dùng của thị trường từng nước thành viên, thúc đẩy thương mại và đầu tư nội bộ khu vực cũng như giữa khu vực với phần còn lại của nền kinh tế thế giới, thông qua đó đ ể phát triển kinh tế các thành viên. II. cơ cấu tổ chức hợp tác kinh tế của ASEAN. 1. Hội nghị những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các nước ASEAN: Hội nghị những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các nước ASEAN là cơ cấu hợp tác tối cao, lãnh đạo và định hướng toàn bộ các chương trình hợp tác mang tính chiến lược của ASEAN trên mọi lĩnh vực. Hội nghị này họp chính thức 3 năm một lần, lần gần đây nh ất là H ội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI, được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/1998. Trong Hội nghị lần này, các nguyên thủ quốc gia đã thông qua một trong những văn kiện quan trọng, đánh dấu một bước tiến trong quan hệ hợp tác ASEAN, đó là văn kiện “Kế hoạch Hành động Hà Nội”.
- Ngoài các Hội nghị Thượng đỉnh chính thức, hàng năm còn có các Hội nghị không chính thức của các Nguyên thủ được tổ ch ức. Tại Hội nghị không chính thức này, Nguyên thủ các nước thành viên sẽ có các quyết định về một số vấn đề giữa các lần Hội nghị chính th ức, đồng th ời chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động hợp tác của từng năm, đây cũng là nơi các Nguyên Thủ ASEAN gặp gỡ và làm việc với Nguyên th ủ các nước và nhóm nước đối thoại. Hội Nghị Thượng đỉnh không chính thức lần thứ III gần đây nhất đã diễn ra tại Manila (Philippines) tháng 11/1999. 2. Cơ cấu hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) : Đây là cơ cấu điều hành và hoạch định hợp tác cao nhất trên lĩnh vực kinh t ế của ASEAN. Hội nghị AEM họp chính thức mỗi năm một lần. Hội nghị gần đây nhất, AEM lần thứ 31, diễn ra tại Singapore vào tháng 9/1999 và Hội ngh ị kế tiếp sẽ tổ chức vào tháng 10/2000. Được sự phân công của Chính phủ, Bộ Trưởng Thương mại nước ta tham dự các AEM. Hội đồng AFTA: Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) là một mục tiêu lớn, trọng tâm hàng đầu trong hợp tác kinh tế ASEAN. Hi ệp định về Chương trình Thuế quan Ưu đãi Hiệu lực Chung (CEPT) đ ể th ực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) được ký kết ngày 28/1/1992 giữa các nước ASEAN. Hội đồng AFTA được thành lập để trực tiếp giám sát, điều hành và kiểm tra việc tri ển khai th ực hi ện CEPT. Hội đồng AFTA là cơ quan cấp Bộ trưởng, gồm đại diện của các nước thành viên và Tổng Thư ký ASEAN. Hội đồng h ọp khi cần thi ết, nh ưng ít nhất mỗi năm một lần và báo cáo trực tiếp lên Hội nghị AEM. Việt Nam cử Bộ trưởng Tài chính tham gia Hội đồng AFTA. Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (SEOM): là cơ quan cấp dưới trực tiếp giúp việc cho AEM và Hội đồng AFTA, trực tiếp giải quyết mọi khía cạnh trong hợp tác kinh tế ASEAN. SEOM h ọp 2-3 tháng một lần và có trách nhiệm báo cáo lên AEM và Hội đồng AFTA. Vi ệt Nam cử Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, B ộ Th ương mại làm trưởng đoàn tham gia SEOM. Hội đồng AIA và Uỷ Ban điều phối về Đầu tư (CCI) : Để phối hợp, giám sát và điều hành việc thực hiện Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) ký kết ngày 7/10/1998, Hội đồng AIA được thành
- lập với cơ chế hoạt động tương tự như Hội đồng AFTA. Hội đồng AIA báo cáo trực tiếp lên AEM. Uỷ ban Điều phối về Đầu tư là cơ quan cấp Vụ giúp việc cho Hội đồng AIA. Việt Nam cử Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia Hội đồng AIA và CCI. Uỷ ban Điều phối về Dịch vụ (CCS) : Được thành lập để xây dựng các phương án đàm phán, phối hợp, giám sát và đi ều hành vi ệc th ực hiện kết quả đàm phán về dịch vụ theo Hiệp định khung ASEAN v ề D ịch vụ (AFAS) ký kết ngày 15/12/ 1995. CCS là cơ quan cấp V ụ và báo cáo lên SEOM và AEM. Sơ đồ 1: Cơ cấu thể chế của hợp tác kinh tế ASEAN Héi nghÞ Bé trëng Kinh tÕ (AEM) Héi ®ång AFTA Héi ®ång AIA Uû ban §iÒu phèi Uû ban §iÒu phèi SEOM vÒ DÞch vô (CCS) vÒ §Çu t (CCI) C¸c Uû ban C¸c thÓ chÕ C¸c nhãm T vÊn kh¸c c«ng t¸c 3. Cơ cấu hợp tác về ngoại giao:
- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM): Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao được tổ chức mỗi năm một lần để hoạch định các chính sách, điều phối các hoạt động chung của ASEAN trên lĩnh vực h ợp tác về chính trị, ngoại giao, phát triển xã hội. Cho đến nay AMM đã tiến hành 32 cuộc họp chính thức. Hội nghị AMM lần thứ 32, gần đây nhất, diễn ra tại Singapore tháng 7/1999. Uỷ ban Thường trực ASEAN (ASC): Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) là cơ quan hoạch định chính sách và điều phối các hoạt động của ASEAN giữa các cuộc họp của AMM, bao gồm Bộ Trưởng Ngoại giao nước chủ trì cuộc họp AMM, Tổng Thư ký ASEAN và các Tổng Vụ trưởng Ban Thư ký ASEAN các nước thành viên. Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM): Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM) được thành lập chủ yếu phục vụ cho việc hợp tác về chính trị, ngoại giao của ASEAN. Hội ngh ị này sẽ được tri ệu tập khi c ần thiết và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM). 4. Cơ cấu hợp tác trên các lĩnh vực chuyên ngành Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành: Hội nghị Bộ trưởng của mỗi ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thi ết đ ể thảo luận việc hợp tác trong ngành cụ thể đó. Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM. Cho đến nay, h ợp tác chuyên ngành của ASEAN đã được triển khai ở phạm vi rộng, các H ội nghị Bộ trưởng chuyên ngành diễn ra theo định kỳ, luân phiên gi ữa các nước hàng năm, như Hội nghị Bộ trưởng Giao thông, Hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch. Hội nghị các quan chức cấp cao khác của các lĩnh vực chuyên ngành (SOM): Hội nghị các quan chức cấp cao của mỗi ngành được tổ chức để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành và giải quy ết các khía cạnh hợp tác chuyên ngành. Các cuộc họp này báo cáo t ực ti ếp lên các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành. 5. Tổng Thư ký ASEAN và Ban Thư ký ASEAN Tổng Thư ký ASEAN được các nguyên thủ các nước ASEAN b ổ nhiệm trên cơ sở đề cử của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao. Tổng Thư ký
- ASEAN có hàm Bộ trưởng có nhiệm vụ đề xướng, tư vấn, điều phối và thực hiện mọi hoạt động của ASEAN. Tổng Thư ký hiện nay của ASEAN là ông Rodolfo Severino-người Philippines bắt đầu nhi ệm kỳ ngày 1 tháng 1 năm 1998. Ban Thư ký ASEAN có trụ sở đóng tại Jakarta (Indonesia), được thành lập theo quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần th ứ I năm 1976 tại Bali (Indonesia). Ban Thư ký có trách nhiệm thư ký cho các cuộc họp, tổng hợp, đề xuất, khuyến nghị và phối hợp thực hiện các hoạt động của ASEAN. Ban Thư ký được chia thành 6 bộ ph ận gồm nhi ều chuyên viên được tuyển chọn từ các nước ASEAN, trong đó Vụ Hợp tác Kinh tế và Cơ quan AFTA chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh t ế c ủa ASEAN. III. Các chương trình hợp tác kinh tế. 1. Thoả thuận Ưu đãi Thương mại (PTA) Ra đời từ rất sớm trước khi các quốc gia ASEAN ký k ết Hi ệp đ ịnh CEPT, từ năm 1977 Thoả thuận Ưu đãi Thương mại (PTA) được đưa vào thực hiện. Đây là chương trình đầu tiên nhằm đẩy m ạnh th ương m ại n ội bộ ASEAN. Nội dung của chương trình là việc ký kết giữa các nước thành viên về việc áp dụng mức thuế quan ưu đãi trên cơ s ở đàm phán đa phương hoặc song phương, sau đó mức cam kết đưa ra sẽ được áp dụng cho tất cả các thành viên ASEAN theo nguyên tắc tối huệ quốc. Về căn bản, việc áp dụng ưu đãi thuế quan theo PTA tuy là một bước tiến trong quan hệ thương mại giữa các nước ASEAN vào th ời điểm ký kết, nhưng nó vẫn còn hạn chế cơ bản là thuế quan ch ỉ được cắt giảm ở một mức độ nhất định mà chưa thực sự được xoá bỏ. Đồng th ời, các hàng rào phi thuế vẫn tồn tại, do đó gây nhiều trở ngại cho thương mại nội bộ phát triển. 2. Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã đặt ra những thách to lớn đối với ASEAN trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá ASEAN trên thị trường quốc tế và tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ IV tại Singapore,
- ngày 28/1/1992, các Nguyên thủ quốc gia ASEAN đã có một quy ết đ ịnh quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hợp tác trong lĩnh v ực th ương mại, đó là thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) thông qua việc ký kết Hiệp định về Chương trình Thuế quan Ưu đãi hiệu lực chung (CEPT). Như được chỉ rõ trong văn kiện Hiệp định, mục tiêu của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) là loại bỏ hoàn toàn các hàng rào c ản trở thương mại đối với hầu hết hàng hoá trong nội bộ ASEAN, k ể c ả thuế quan và các loại hàng rào phi thuế quan. AFTA được thực hiện thông qua Chương trình Thuế quan Ưu đãi hiệu lực chung (CEPT). IV. Tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam Ngày 15/12/1995, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ V tổ chức tại Bangkok, Việt Nam đã ký kết Nghị định th ư Gia nh ập Hi ệp đ ịnh về Chương trình CEPT để thực hiện AFTA. Theo các điều kho ản và đi ều kiện của việc gia nhập này, Việt Nam phải thực hiện các cam kết: - áp dụng, trên cơ sở có đi có lại, đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia cho các nước thành viên ASEAN. Cung cấp các thông tin phù hợp về chính sách thương mại theo yêu cầu. - Chuẩn bị một danh mục để cắt giảm thuế quan và bắt đầu th ực hiện việc giảm thuế có hiệu lực từ ngày 1/1/1996 và hoàn thành thuế suất 0 - 5% vào ngày1/1/ 2006. - Chuyển các sản phẩm đựơc loại trừ tạm thời theo 5 phần bằng nhau vào danh mục cắt giảm thuế bắt đầu từ ngày 1/1/1999 và kết thúc ngày 1/1/2003, và chuẩn bị một danh mục các sản ph ẩm cho từng phần được chuyển hàng năm. - Chuyển dần các sản phẩm nông nghiệp được loại trừ tạm th ời vào danh mục cắt giảm bắt đầu từ ngày 1/1/2000 và kết thúc ngày 1/1/2006, và chuẩn bị một danh mục các sản phẩm cho từng phần được chuyển hàng năm. Như đã đề cập tại phần giới thiệu về Khu vực Th ương m ại Tự do ASEAN, việc thực hiện chương trình CEPT của Việt Nam được bắt đầu từ ngày 1/1/ 1996 và kết thúc vào ngày 1/1/2006. Ngày 15/12/1995, tại phiên họp Hội đồng AFTA lần thứ 8, Việt Nam đã công bố các danh m ục
- hàng hoá thực hiện CEPT. Các danh mục này được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, đó là: 1. Không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách; 2. Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước; 3. Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đ ổi m ới công nghệ cho nền sản xuất trong nước; 4. Hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở các quy định của Hiệp định CEPT để tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Các danh mục được xây dựng cụ thể như sau: - Danh mục Loại trừ Hoàn toàn: gồm 213 nhóm mặt hàng, chiếm 6,2% tổng số nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu. Danh mục này được xây dựng phù hợp với Điều 9 của Hiệp định CEPT về loại trừ chung, gồm các mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cuộc s ống và sức khoẻ của con người và động, thực vật, ảnh hưởng đén các giá trị lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ, và cả một số mặt hàng mà hiện ta đang nhập khẩu nhiều từ các nước ASEAN mà không có khả năng xuất khẩu và đang có thuế suất cao trong biểu thuế. - Danh mục Loại trừ Tạm thời: gồm 1345 nhóm mặt hàng, chiếm 39,2% tổng số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu, và chủ yếu g ồm các mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng tuy có thu ế su ất cao hơn 20% nhưng trước mắt cần thiết phải bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, hoặc các mặt hàng đang được áp dụng các biện pháp phi thuế. - Danh mục Cắt giảm ngay: gồm 1633 dòng thuế, chiếm 53% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu. Danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng hiện đang có thuế suất dưới 20%, tức là các mặt hàng thu ộc diện có thể áp dụng ưu đãi ngay theo Hiệp định CEPT. Do đó việc xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sẽ được hưởng ngay lập tức các thuế suất ưu đãi CEPT của các nước ASEAN khác, góp phần khuy ến khích phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra Danh mục cắt giảm thuế quan cũng bao gồm một số mặt hàng hiện có thuế suất cao nhưng Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu. - Danh mục Nông sản chưa chế biến nhạy cảm: gồm 23 dòng thuế, chủ yếu bao gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến có yêu cầu bảo
- hộ cao như: các loại thịt, trứng gia cầm, động vật s ống, thóc, g ạo l ức, đường mía,... Các mặt hàng này hiện đang được áp dụng các biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch, quản lý của Bộ chuyên ngành,... Năm 1996 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế theo Chương trình CEPT. Tại Nghị định 91/CP ngày 18/12/1995 của Chính phủ, 875 mặt hàng đã được đưa vào danh mục cắt giảm của theo CEPT của Việt Nam. Năm 1997, tại Nghị định 82/CP ngày 13/12/1996 của Chính phủ, Việt Nam đã đưa 1496 mặt hàng vào thực hiện CEPT, trong có 621 m ặt hàng mới, bổ sung cho danh mục của năm 1996. Năm 1998, tại Nghị định số 15/1988/NĐ-CP ngày 12/3/1998 của Chính phủ, Việt Nam đã công bố Danh mục CEPT năm 1998 gồm 1633 mặt hàng, trong đó có 1496 mặt hàng đã được đưa vào từ năm 1997 và 137 mặt hàng mới . Năm 1999, Danh mục hàng hoá của Việt Nam thực hiện CEPT năm 1999 được ban hành kèm theo Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1999 của Chính phủ. Danh mục CEPT năm 1999 gồm 3582 mặt hàng, tăng 1949 mặt hàng so với Danh mục CEPT năm 1998. Số mặt hàng tăng lên này bao gồm cả các mặt hàng được chuyển vào từ Danh mục Lo ại trừ Tạm thời (TEL) theo cam kết của ta bắt đầu từ đầu năm 1999 và cả những mặt hàng tăng lên do việc chi tiết hoá nhiều mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam. Danh mục hàng hoá của Việt Nam thực hiện CEPT năm 2000 hiện nay đang được triển khai xây dựng. Số liệu tại Phụ lục II được đưa ra đ ể tham khảo về các danh mục hàng hoá thực hiện CEPT của các nước ASEAN, căn cứ vào số liệu do Ban Thư ký ASEAN cung cấp tại Hội ngh ị AEM-31 tháng 9/1999. Căn cứ vào số liệu thực hiện chương trình CEPT của các nước và Việt Nam tại Phụ lục II chúng ta nhận thấy một số điểm nổi bật: Đối với ASEAN-6, về cơ bản các nước đã hoàn thành việc chuyển các dòng thuế từ Danh mục Loại trừ Tạm thời sang Danh m ục C ắt gi ảm, số dòng thuế trong Danh mục Cắt giảm năm 2000 chiếm h ầu hết t ổng s ố dòng thuế (98,4%). Số dòng thuế trong Danh mục loại trừ tạm thời ch ỉ
- còn lại 0,13%. Cũng căn cứ theo mức thuế quan CEPT bình quân tại Phụ lục I, Thuế quan Bình quân ASEAN vào thời điểm này của t ừng nước ASEAN-6 đều đã đạt xấp xỉ dưới 5% (Ngoại trừ Thái Lan và Philippines vẫn còn thuế suất bình quân khá cao). Như vậy có th ể nói các n ước ASEAN-6 về cơ bản đã hoàn thành việc chuyển các dòng thuế trong các danh mục, đặc biệt là Danh mục Loại trừ Tạm thời sang Danh mục Cắt giảm đồng thời giảm thuế trong Danh mục Cắt giảm. Đối với các thành viên mới, vì thời hạn hoàn thành CEPT còn xa hơn, do đó, tiến độ chuyển các dong thuế từ các danh mục, đặc bi ệt là Danh mục loại trừ tạm thời sang Danh mục cắt giảm thuế chậm hơn. Tới năm 2000, mới chỉ có khoảng 50% số dòng thuế được đưa vào danh muc này. Đối với Việt Nam, năm 2000 chúng ta sẽ đạt 3573 dòng thuế trên tổng số 4827 dòng trong Danh mục cắt giảm, tương đương khoảng 74% tổng số dòng thuế. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các thành viên mới khác của ASEAN. Cũng căn cứ vào số liệu do Ban Thư ký ASEAN cung cấp tại Phụ lục I, trong năm 2000, mức thuế quan bình quân thực hiện CEPT của Việt Nam đạt 3,4% từ mức 3,9% năm 1999, đây là một sự cắt giảm đáng kể. So với mức thuế quan bình quân hiện nay tính gia quy ền theo kim ngạch thương mại cho tất cả các dòng thuế (kể cả dòng có thu ế su ất bằng 0) trên 11% thì chúng ta đã thực hiện thu ế theo CEPT ch ỉ th ấp b ằng 1/3 của mức thuế suất bình quân hiện hành áp dụng chung cho các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam. Trên cơ sở thực hiện chương trình CEPT với các nước ASEAN, thời gian vừa qua Việt Nam đã đạt được nhiều thuận lợi về thương mại với các nước ASEAN, điều đó tạo điều kiện để kim ngạch xu ất nh ập khẩu của Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng (xem Phụ lục III v ề kim ngạch xuất nhập khẩu). Khu vực các nước ASEAN đã và s ẽ ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam. hợp tác trong nông nghiệp và lương thực Nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nước ASEAN, do đó hợp tác trên lĩnh vực này nhằm thúc đ ẩy s ản xu ất và buôn bán các sản phẩm nông, lâm và ngư nghiệp được các nước ASEAN quan tâm đặc biệt. Hợp tác trong nông nghiệp
- Hiệp định về Hợp tác Nông nghiệp đã được ký kết t ại H ội ngh ị Thượng đỉnh lần thứ IV năm 1992 tại Singapore, trên cơ sở đó, nhiều sáng kiến đã đựơc đưa ra để triển khai hợp tác: - Hợp tác về cây trồng: Chủ yếu tập trung vào kiểm dịch và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Các nước ASEAN đã thông qua nh ững nguyên tắc cho việc hài hoà hoá các biện pháp kiểm dịch th ực vật, trước m ắt s ẽ áp dụng thử nghiệm cho 2 loại nông sản là lúa và xoài. Các n ước ASEAN cũng đang phối hợp nghiên cứu để xây dựng tiêu chuẩn mức dư l ượng thuốc trừ sâu tối đa đối với các loại rau, và đang xem xét việc xây dựng mạng lưới phòng trừ sâu bệnh toàn ASEAN (IPM). - Hợp tác về chăn nuôi: Hợp tác trong lĩnh vực này cũng tập trung chủ yếu vào công tác kiểm dịch động vật. ASEAN sẽ xuất bản "Sổ tay các nguyên tắc và thủ tục đăng ký vắc-xin động vật", rất cần thi ết cho việc phối hợp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật giữa các nước ASEAN. - Hợp tác về đào tạo và khuyến nông: Các nước ASEAN tổ chức các chương trình đào tạo và tập huấn nông nghiệp như Chương trình huấn luyện IPM đối với rau quả, lớp tập huấn trong khu v ực v ề IPM, các cuộc trao đổi giữa những người làm công tác chính sách, gi ảng d ạy và nông dân của các nước thành viên. - Hợp tác khuyến khích thương mại nông, lâm sản ASEAN : Các nước ASEAN đã nhất trí thông qua Chương trình khuy ến khích th ương mại nông, lâm sản ASEAN, trong đó các nước trao đổi thông tin, ph ối h ợp chính sách thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng có tầm quan trọng đối v ới các nước ASEAN. Các nước đã chọn ra 11 mặt hàng nông s ản xu ất kh ẩu của ASEAN để tập trung phối hợp công tác xúc tiến xuất khẩu trên th ị trường thế giới. Mỗi nước thành viên sẽ được chỉ định là nước chủ trì đối với một mặt hàng. Tháng 10/1997, Việt Nam đã được ch ấp nh ận là n ước chủ trì các hoạt động xúc tiến thương mại cà phê. AFTA là khu vực tự do thương mại của ASEAN. Khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN vào ngày 28/7/1995 thì Việt Nam đã trở thành thành viên của AFTA từ 1/1/1996. Thách thức khi tham gia vào AFTA là Việt Nam phải đưa ra lộ trình cắt giảm thuế quan của các mặt hàng thương mại chế tạo đối với các quốc gia thành viên ASEAN trong bối cảnh nội lực còn chưa
- đủ mạnh. Những khó khăn này là một phần nhỏ của những khó khăn trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO và sau đó là thực hiện các cam kết đối với WTO. Việc tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô để khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách thức đưa đến. Những cơ hội cho Việt Nam khi tham gia AFTA bao gồm: 1. Nền kinh tế Việt Nam sẽ có những lợi ích đáng kể từ việc tự do hóa thương mại, 2. Các ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận đến thị trường các nước ASEAN. Đối chiếu nội dung của AFTA cũng như những tác động có thể có của nó đối với các nước thành viên nói chung, đối chiếu với tình hình cụ thể và tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam, AFTA có thể có những tác động trên các mặt chính sau: 1. Nhập khẩu: Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu (NK), trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Vì vậy, AFTA không có tác động trực tiếp tới việc NK những mặt hàng này. Ngoài ra, một số hàng NK có kim ngạch đáng kể ở Việt Nam như xăng dầu, xe máy... chưa được đưa vào danh sách giảm thuế ngay nên trước mắt sẽ nằm ngoài phạm vi tác động của AFTA. Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh mục loại trừ tạm thời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay, và loại trừ dần các hàng rào phi thuế quan (nhất là những hạn chế về số lượng nhập khẩu). Khi đó, nhập khẩu, nhất là những mặt hàng tiêu dùng từ các nước ASEAN vào Việt Nam, sẽ tăng lên nếu những mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước không cạnh tranh lại được.
- 2. Xuất khẩu: (a) Xuất khẩu sang các nước khác thuộc ASEAN : Về mặt lý thuyết và cũng như trong dài hạn, AFTA có tác động làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Tuy nhiên trong vài năm tới, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang các nước này không lớn do các nguyên nhân sau: Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu (XK): Những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng 20-23% kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam và đây là một con số đáng kể. Tuy nhiên, những mặt hàng được hưởng thuế suất CEPT lại chỉ chiếm gần 20% kim ngạch XK sang ASEAN, tương đương với dưới 4% tổng kim ngạch XK của Việt Nam năm 2001. Ngoài ra, mức tăng XK của những mặt hàng này sang các nước ASEAN khác cũng không lớn. Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN khá tương đồng. Với trình độ thua kém hơn, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị trường ASEAN nhờ tính độc đáo của chủng loại, mẫu mã và do đó, chỉ mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa nước đối tác. Xét về bạn hàng: 2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với Singapore. Phần lớn hàng Việt Nam xuất sang Singapore sẽ được tái xuất sang các nước khác. Nhưng ở nước này, hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước AFTA vốn đã thấp, gần như bằng 0%. Do vậy, khi thực hiện CEPT trên toàn khối ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu còn lại của Việt Nam với các nước ASEAN khác sẽ chưa làm thay đổi nhiều XK Việt Nam nếu xét theo khía cạnh được hưởng ưu đãi thuế NK thấp. Do vậy, có thể kết luận rằng: Chỉ khi nào Việt Nam tạo được sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất và XK theo hướng tạo ra được nhiều chủng loại hàng hóa có sức cạnh tranh và nằm trong danh mục cắt giảm của CEPT, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm thuận lợi về yếu tố giá cả khi muốn XK sang ASEAN. (b) XK sang các nước ngoài ASEAN:
- Về dài hạn, AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch XK của Việt Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất XK với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN. Mặt khác, với tư cách một thành viên của AFTA, Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ thương mại với nước lớn. Ví dụ, Việt Nam sẽ được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Mỹ (General System of Preference - GSP). Bởi GSP quy định "giá trị một sản phẩm được sản xuất tại một nước thành viên của một hiệp hội kinh tế, khu vực thương mại tự do (như AFTA) thì được coi là sản phẩm của một nước" và một sản phẩm NK vào Mỹ được hưởng GSP nếu "giá trị nguyên liệu NK để sản xuất ra nó chiếm dưới 65% giá trị sản phẩm sau khi hoàn thành thủ tục hải quan vào Mỹ". Điều đó có nghĩa là các nước ASEAN có thể nhập nguyên liệu từ các nước thành viên khác để sản xuất hàng XK sang Mỹ, và hàng XK sẽ được hưởng GSP nếu giá trị nguyên liệu dưới 65% giá trị sản phẩm. Và do đó, AFTA giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ - đất nước có kim ngạch NK vượt 1000 tỷ USD mỗi năm. Tuy vậy, như trên đã nói, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất ra thị trường thế giới lại khá tương đồng với Việt Nam, do đó họ cũng được hưởng những lợi ích tương tự. Vì vậy, khi tham gia AFTA, Việt Nam vẫn phải tiếp tục chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với các thành viên khác trong ASEAN không chỉ trên thị trường khu vực.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ thống 100 câu hỏi và đáp dành cho cán bộ thú y và người chăn nuôi gà: Phần 1
160 p | 437 | 160
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KHUYẾN NÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG - PHẦN I THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING - CHƯƠNG 1
6 p | 226 | 53
-
Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
7 p | 420 | 25
-
Kỹ thuật, cách cho cá la hán sinh sản, đẻ
3 p | 168 | 13
-
Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên
318 p | 51 | 11
-
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu
9 p | 61 | 7
-
Đề tài: Hệ số tiêu hóa axitamin hồi tràng biểu kiến và tiêu chuẩn của một số loại thức ăn dùng chủ yếu cho lợn ở Việt Nam
9 p | 113 | 6
-
lồng ghép giới vào quản lý chu trình dự án trong ngành thủy sản: phần 1
59 p | 83 | 6
-
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới
18 p | 43 | 6
-
Phát triển nguồn nhân lực từ góc nhìn về giáo dục, lao động và việc làm ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long
16 p | 75 | 5
-
Những bài học về đồng quản lý nghề cá tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Thái Lan
9 p | 21 | 4
-
Báo cáo Liên kết giữa công ty và hộ để phát triển các vườn cao su tại Việt Nam – Cơ hội và rủi ro về thị trường
20 p | 47 | 3
-
Nâng cao thu nhập của hộ nông dân sau thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp: Mô hình định lượng và hàm ý chính sách
16 p | 32 | 2
-
Thực trạng đời sống văn hóa xã hội của cư dân nông thôn Việt Nam: Các vấn đề và giải pháp
19 p | 33 | 2
-
Giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm và rủi ro sức khỏe động vật trong chuỗi giá trị heo qua lăng kính kinh vế và giới: Chúng ta học được gì từ những nghiên cứu trường hợp tại Hưng Yên và Nghệ An?
3 p | 50 | 2
-
Cơ hội thị trường cho sản phẩm mận Mộc Châu, tỉnh Sơn La
7 p | 17 | 2
-
Hành vi lựa chọn cây chủ của loài mọt mang nấm Platypus quercivorus Murayama (Coleoptera: Playpodidae) thông qua các hợp chất hóa học dễ bay hơi từ thực vật
13 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn