Chủ đề : Phương tiện và luật giao thông - Đề tài: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông
lượt xem 47
download
I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết có nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau . - Trẻ biết tên, đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động của xe đạp, thuyền buồm, máy bay phản lực, tàu hỏa và mở rộng kiến thức cho trẻ về một số phương tiện giao thông khác. - Trẻ biết phương tiện giao thông hoạt động ở các đường riêng biệt khác nhau như: đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt. - Hình thành và phát triển ở trẻ một số các kỹ năng như: phán đoán, so...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ đề : Phương tiện và luật giao thông - Đề tài: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông
- Chủ đề : Phương tiện và luật giao thông Đề tài: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn ************ .
- I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết có nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau . - Trẻ biết tên, đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động của xe đạp, thuyền buồm, máy bay phản lực, tàu hỏa và mở rộng kiến thức cho trẻ về một số phương tiện giao thông khác. - Trẻ biết phương tiện giao thông hoạt động ở các đường riêng biệt khác nhau như: đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt. - Hình thành và phát triển ở trẻ một số các kỹ năng như: phán đoán, so sánh, phân loại và phối hợp nhóm. - Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông. - Trẻ được bước đầu tiếp cận với công nghệ thông tin. - Nội dung tích hợp: làm quen với chữ viết, tạo hình, âm nhạc. II. chuẩn bị: - Giáo án điện tử . - Mỗi trẻ 1 áo phông (1 đội màu đỏ,1 đội màu xanh lá cây, một đội màu xanh dương).
- - 3 mô hình phương tiện giao thông: thuyền buồm, máy bay, xe đạp, có các thẻ từ tương ứng. - Các tấm thảm xốp được ghép thành hình: tàu thuỷ, máy bay, ôtô cho trẻ ngồi. Các tấm thảm xốp có dán tranh các phương tiện giao thông. - Các tranh lô tô các loại phương tiện giao thông có gắn nhám dính, ba bức tranh có môi trường hoạt động của tất cả các loại hình giao thông và một số hoạ tiết trang trí. - 3 đèn xanh, 3 đèn đỏ, 3 hình chìa khoá, keo dán, khăn lau tay, đĩa. III. Các bước tiến hành: 1.Hoạt động 1: ổn định tổ chức.(Giới thiệu chương trình “hành khách cuối cùng”) - Cô phụ giới thiệu: Xin kính chào quý vị đại biểu và tất cả các bạn đến với chương trình “hành khách cuối cùng” của VTV3 đài truyền hình Việt Nam. Và chúng ta cùng gặp người dẫn chương trình cô Thu Trang.
- - Chào quý vị và các bạn. Tham gia chương trình hôm nay là các bạn nhỏ đến từ trường mầm non Z127, xin trân trọng giới thiệu 3 đội chơi: -Đội màu đỏ. -Đội màu xanh lá cây. -Đội màu xanh dương. - Chương trình của chúng ta gồm có 4 phần thi, đó là: -Phần 1: Cùng nhau khám phá. -Phần 2: Vượt qua thử thách. -Phần 3: Ghi nhớ bước chân. -Phần 4: Trổ tài cùng bé. (Cô giới thiệu kết hợp với nền nhạc của chương trình “hành khách cuối cùng”) - Xin mời các đội chơi về vị trí để các phần thi được bắt đầu. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số phương tiên giao thông (phần thi “cùng nhau khám phá” + Khái quát và mở rộng: Trẻ quan sát các PTGT đường bộ đang hoạt động
- trên máy tính, sau đó kể nhanh tên những PTGT mà trẻ vừa quan sát được. - Sau khi cả lớp đàm thoại về 3 loại hình giao thông, cô hỏi trẻ còn có loại hình giao thông nào nữa không? Cô cho trẻ xem hình ảnh tàu hoả đang chạy và đặt câu hỏi để trẻ trả lời những hiểu biết của mình về tàu hoả. => Khái quát: Có 4 loại hình giao thông và kể tên các loại hình giao thông đó. Cô kết hợp cho trẻ xem lại hình ảnh về các loại hình giao thông trên máy tính. 3. Hoạt động 3: So sánh (phần thi “vượt qua thử thách”) Cô chiếu 4 loại hình giao thông trên máy và hỏi trẻ: + Tất cả các PTGT này giống nhau ở điểm nào? (Các PTGT giống nhau ở điểm: cùng là các PTGT dùng để trở người và hàng hoá, cùng phải chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông). + Các PTGT ở các loại hình giao thông lại có những điểm khác nhau. Chúng mình cùng xem chúng khác nhau như thế nào? Cô gợi ý cho trẻ: - Các PTGT đường thủy đều đi ở đâu? - Các PTGT đường bộ chạy ở đâu?
- - Các PTGT đường hàng không đều bay ở đâu? - Các PTGT đường sắt đều chạy trên đường nào? => Khái quát: Các loại PTGT khác nhau về đặc điểm cấu tạo và nơi hoạt động nhưng chúng giống nhau ở điểm: cùng là các loại PTGT dùng để trở người và hàng hóa, giúp chúng ta đi được khắp nơi trong nước cũng như trên thế giới gặp gỡ người thân và bạn bè. + Giáo dục : khi hoạt động các PTGT này còn đều phải chấp hành đúng luật giao thông. 4. Hoạt động 4: Trò chơi luyện tập *Trò chơi 1: “Ghi nhớ bước chân”. + Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi trẻ tìm và đứng trên một tấm thảm xốp có chứa tranh các PTGT đường bộ trong con đường của đội mình. Trẻ chỉ bước chân trên những tấm thảm xốp có tranh các PTGT đường bộ trong suốt trò chơi. Trẻ đứng đầu cầm đèn xanh và đèn đỏ, trẻ nghe các câu hỏi của cô kết hợp nhìn hình ảnh trên máy tính và lựa chọn phương án trả lời bằng cách giơ đèn xanh hoặc đèn đỏ. Nếu trẻ chọn đáp án “đúng” thì giơ đèn xanh, nếu chọn đáp án “sai” thì giơ đèn đỏ.
- + Luật chơi: Ai có kết quả giống với máy tính thì sẽ được lên xe buýt và chuyển đèn cho bạn phía sau. Ba trẻ tham gia chơi 1 lượt cho tới khi tất cả trẻ cùng lên xe buýt. + Các câu hỏi như sau: -Người đi bộ đi trên vỉa hè, đúng hay sai? -Ô tô là PTGT đường thủy, đúng hay sai? -Người đi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, đúng hay sai? -Thuyền buồm bay trên bầu trời, đúng hay sai? -Trẻ em ngồi trên xe máy, không phải đội mũ bảo hiểm, đúng hay sai? -Gặp đèn đỏ, các PTGT phải dừng lại, đúng hay sai? -Người ngồi trên ô tô,thò đầu thò tay ra ngoài, đúng hay sai? -Tàu hỏa là PTGT đường sắt, đúng hay sai? -Ô tô là PTGT đường bộ, đúng hay sai? -Xe máy có 2 bánh, đúng hay sai? *Trò chơi 2: “trổ tài cùng bé”. + Cách chơi: Để xe có thể chạy được, mỗi đội cần có một chiếc chìa khoá. Nhưng muốn có chiếc chìa khóa các đội phải dành phần
- thắng trong phần chơi “trổ tài cùng bé”. Mỗi đội sẽ tìm ra những lô tô PTGT đã bị đặt sai môi trường hoạt động để thảo luận và sắp xếp lại cho đúng. Sau đó dùng những họa tiết của đội mình để trang trí 1 bức tranh giao thông thật đẹp. + Luật chơi: Trong khoảng thời gian là 1 bản nhạc đội nào trang trí bức tranh đúng và đẹp nhất đội đó giành được chiếc chìa khóa mở xe để lên đường đi du lịch, và dành phần thắng trong chương trình “ hành khách cuối cùng “ hôm nay * Kết thúc: Cô công bố kết quả và tặng chìa khóa cho các đội chơi. Các đội chơi cùng lên xe đi du lịch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chủ đề : Phương tiện giao thông - Đề tài : Khám phá khoa học - Lớp : Mầm
18 p | 1569 | 102
-
Hướng dẫn Bé tập tô màu theo chủ đề giao thông
17 p | 395 | 102
-
CHỦ ĐỀ: Luât lệ và phuơng tiện giao thông
9 p | 626 | 90
-
Chủ đề: Phương tiện giao thông - Đề tài: Bé và xe - Nhóm lớp: 25 – 36 tháng
3 p | 1027 | 82
-
KẾ HOẠCH - CHỦ ĐỀ: Phương tiện và luât lệ giao thông - KHỐI LÁ
5 p | 811 | 72
-
Chủ đề : Phương tiện và luật giao thông - Đề tài: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông - Lớp: Lá
8 p | 809 | 66
-
CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG - ĐỀ TÀI: Bé biết gì về các phương tiện giao thông - Lớp: Lá
5 p | 882 | 53
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: Đề tài: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông Chủ điểm: Phương tiện và luật giao thông Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
4 p | 515 | 46
-
Chủ đề : Phương tiện và luật giao thông - Đề tài: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông - Mẫu giáo lớn
8 p | 364 | 41
-
Giáo án Hoạt động góc: Khám phá chủ đề - Phương tiện giao thông
5 p | 1035 | 31
-
Giáo án Chủ đề phương tiện giao thông
91 p | 133 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập gắn với chủ đề thực tiễn trong chương trình toán lớp 10 THPT
73 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học chủ đề Sóng cơ và giao thoa sóng Vật lí 12 THPT
76 p | 43 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng các chủ đề dạy học và hệ thống câu hỏi thực tiễn chương Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11 tạo hứng thú học tập cho học sinh
70 p | 9 | 5
-
Bài giảng Chủ đề: Quy định và phương tiện giao thông
9 p | 67 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bài dạy theo chủ đề nhằm phát huy năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn 11 tại Trung tâm GDNN – GDTX Hưng Nguyên
43 p | 5 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học chủ đề phương trình – hệ phương trình
48 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn