intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng “cuồng” ăn

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh nhân mất kiểm soát vấn đề ăn uống của mình kết hợp với cảm giác tội lỗi và hổ thẹn nên sau cơn ăn vô độ, họ thường sử dụng các biện pháp cực đoan để giảm cân bù trừ. Khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tại VN hiện nay có gần 17% người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì. Thực tế, có nhiều người bị béo phì do không kiểm soát được những cơn thèm ăn của mình. Họ đã bị mắc chứng “ăn vô...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng “cuồng” ăn

  1. Chứng “cuồng” ăn Bệnh nhân mất kiểm soát vấn đề ăn uống của mình kết hợp với cảm giác tội lỗi và hổ thẹn nên sau cơn ăn vô độ, họ thường sử dụng các biện pháp cực đoan để giảm cân bù trừ.
  2. Khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tại VN hiện nay có gần 17% người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì. Thực tế, có nhiều người bị béo phì do không kiểm soát được những cơn thèm ăn của mình. Họ đã bị mắc chứng “ăn vô độ tâm thần”. Cảm giác tội lỗi khi ăn nhiều - N., một thư ký giám đốc 23 tuổi, tự đi khám để chữa chứng ăn vô độ. Các vấn đề của cô bắt đầu từ 3 năm trước khi vị hôn phu cắt đứt quan hệ với cô để lập gia đình với người phụ nữ khác. Từ đó, cô luôn bận tâm đến trọng lượng cơ thể và hình dáng của mình, cô bắt đầu ăn kiêng và định giảm nhiều cân. Tuy nhiên, sau đó, cô nhanh chóng rơi vào tình trạng háu ăn bánh ngọt và sô-cô-la khi thấy đói, mỗi lần thấy chúng là cô không tự chủ được và ngốn ngấu rất nhiều rồi sau đó tự gây nôn. Cô cũng uống bia, rượu và gây nôn hết mọi ngày trong tuần. - Chứng “ăn vô độ tâm thần” là một loại bệnh tâm thần chỉ mới bắt đầu được chú ý vào thời kỳ đầu những năm 1980. Chứng “ăn vô độ tâm thần” thường gặp hơn là chứng chán ăn tâm thần. Bệnh gặp nhiều ở các nước phát triển. Tỉ lệ nữ bị “cuồng ăn” gấp 9 lần nam giới. Tuổi khởi phát là lứa tuổi 18 – 20 hay giai đoạn đầu của tuổi thanh niên. Bệnh này thường tiến triển theo từng cơn và diễn biến mãn tính và có khoảng 50% trường hợp hồi phục hoàn toàn sau 5 - 10 năm. Đây là một loại rối loạn hành vi chu kỳ với đặc điểm là có những giai đoạn xung động ăn
  3. nhiều quá mức không cưỡng lại được, bệnh nhân mất kiểm soát vấn đề ăn uống của mình kết hợp với cảm giác tội lỗi và hổ thẹn. Trong cơn ăn vô độ, họ thường ăn ngấu nghiến những loại thức ăn ngọt hay giàu năng lượng. Nhiều “chiêu” giảm cân cấp tốc - Nguyên nhân bệnh này chưa rõ và có thể bao gồm nhiều yếu tố. Các yếu tố sinh học liên quan đến sự thay đổi một số chất dẫn truyền thần kinh. Còn các yếu tố xã hội bao gồm sự chịu ảnh hưởng của sức ép xã hội, nhất là thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng xem sự mảnh mai là tiêu chuẩn vẻ đẹp hình thể ở người phụ nữ. - Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy bệnh nhân bị chứng “ăn vô độ tâm thần” thường bị cha mẹ hờ hững hay hắt hủi lúc còn nhỏ. Các bệnh nhân này cũng thường được mô tả về mặt tâm lý như là những đứa trẻ dễ giận dữ và xung động, không ổn định về mặt cảm xúc, thiếu kiềm chế. - Bệnh nhân luôn quan tâm quá mức về hình dạng và trọng lượng cơ thể mình, lo lắng về đánh giá của những người khác về cơ thể mình và luôn quan tâm xem họ có hấp dẫn về mặt tình dục hay không. Sau cơn ăn vô độ, họ thường sử dụng các biện pháp cực đoan để giảm cân nặng bù trừ, thí dụ chủ động gây nôn bằng cách móc họng, lạm dụng thuốc xổ hay thuốc lợi tiểu để làm giảm cân nặng,
  4. nhịn đói trong một thời gian hay tập luyện thể dục thể thao quá mức để giảm cân cấp tốc. Sự nôn làm giảm cảm giác đau bụng hay đầy bụng nên bệnh nhân có thể tiếp tục ăn mà không sợ tăng cân. Do lạm dụng sự gây nôn hoặc sử dụng thuốc xổ hay thuốc lợi tiểu nên bệnh nhân có thể có một số biến chứng như mất nước, rối loạn chất điện giải trong máu (nhất là ion kali), rối loạn thăng bằng kiềm toan, rách dạ dày hay thực quản... Những rối loạn khác Các bệnh nhân bị chứng ăn vô độ tâm thần cũng thường bị các rối loạn tâm thần khác kèm theo như rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, lạm dụng rượu hay ma túy, rối loạn nhân cách, rối loạn phân ly... Việc điều trị nhằm mục đích giúp bệnh nhân phục hồi hành vi ăn uống bình thường, thay đổi nhận thức về hình ảnh bản thân cũng như điều trị các rối loạn tâm thần kết hợp nếu có. Các biện pháp điều trị bao gồm: - Phục hồi các rối loạn về nước và chất điện giải. - Sử dụng các biện pháp điều trị tâm lý thí dụ như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp phân tâm, liệu pháp gia đình...
  5. - cũng như có thể cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu... BS. LÊ QUỐC NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2