intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng tuyến giáp

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng cường chức năng tuyến giáp: Hội chứng cường chức năng tuyến giáp có thể gặp trong nhiều bệnh lý như: bệnh Basedow, bệnh Plummer, giai đoạn đầu của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto… + Bướu giáp có thể to ở các mức độ khác nhau, có thể sờ thấy rung miu và nghe có tiếng thổi tại bướu giáp. + Ăn uống nhiều nhưng vẫn gày sút cân nhanh; luôn có cảm giác nóng bức, ra nhiều mồ hôi; dễ bị kích thích, hồi hộp. + Nhịp tim nhanh thường xuyên (cả khi thức và khi ngủ). +...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng tuyến giáp

  1. Hội chứng tuyến giáp Hội chứng cường chức năng tuyến giáp: Hội chứng cường chức năng tuyến giáp có thể gặp trong nhiều bệnh lý như: bệnh Basedow, bệnh Plummer, giai đoạn đầu của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto… + Bướu giáp có thể to ở các mức độ khác nhau, có thể sờ thấy rung miu và nghe có tiếng thổi tại bướu giáp. + Ăn uống nhiều nhưng vẫn gày sút cân nhanh; luôn có cảm giác nóng bức, ra nhiều mồ hôi; dễ bị kích thích, hồi hộp. + Nhịp tim nhanh thường xuyên (cả khi thức và khi ngủ). + Chuyển hoá cơ sở (CHCS) tăng cao. Có thể sơ bộ dựa vào nhịp tim và CHCS để đánh giá mức độ nhiễm độc giáp như sau: - Nhẹ: nhịp tim 120 lần/phút, CHCS > 60%.
  2. 131 + Độ tập trung I tại tuyến giáp tăng cao và nhanh, sau đó giảm đi cũng nhanh. Nồng độ T3, FT3,T4, FT4 huyết thanh tăng, TSH giảm. Hội chứng suy chức năng tuyến giáp: Hội chứng suy chức năng tuyến giáp có thể gặp trong một số bệnh như: bệnh nhược giáp nguyên phát (primary hypothyroidism), sau mổ cắt hoàn toàn tuyến giáp… Các triệu chứng chính của hội chứng này là: + Ăn uống kém nhưng mặt có vẻ béo tròn (như mặt trăng). Da, niêm mạc nhợt và có tình trạng phù niêm, phù cứng (ấn không lõm). Lông thưa, tóc móng dễ gãy, rụng. Hoạt động thần kinh và trí tuệ kém, trì trệ. + Mạch chậm và yếu, huyết áp thấp. + CHCS giảm. 131 + Độ tập trung I tại tuyến giáp, nồng độ T 3, FT3, T4, FT4 huyết thanh... đều giảm, TSH huyết thanh tăng cao. Hội chứng thay đổi hình thái tuyến giáp:
  3. Hội chứng thay đổi hình thái tuyến giáp có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác nhau của tuyến giáp như: bệnh bướu giáp đơn thuần, bệnh Basedow, các bệnh viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp… Các triệu chứng chính của hội chứng này là: + Bướu giáp: - Khối bướu nằm ở vị trí tuyến giáp, di động theo nhịp nuốt. - Ghi xạ hình cho phép xác định chính xác vị trí bướu giáp, kể cả các bướu giáp lạc chỗ. Các xét nghiệm hình ảnh khác (siêu âm, X.quang, CT, MRI...) có thể được sử dụng để xác định hình ảnh bướu giáp đầy đủ hơn. - Chọc sinh thiết bướu giáp để xét nghiệm tế bào hoặc mô bệnh học, giúp xác định nguyên nhân của bướu giáp. + Hình thái đại thể bướu giáp: - Bướu giáp lan tỏa: toàn bộ nhu mô tuyến giáp to ra lan tỏa. - Bướu giáp thể nhân: chỉ có một phần tuyến giáp to ra trên nền nhu mô tuyến giáp bình thường. - Bướu giáp hỗn hợp: có bướu giáp thể nhân trên nền một tuyến giáp to lan toả.
  4. + Độ lớn bướu giáp trên lâm sàng: - Bảng phân độ lớn bướu giáp của Tổ chức Y tế thế giới (1979): . Độ 0: không sờ thấy tuyến giáp. . Độ IA: không nhìn thấy nhưng sờ thấy được tuyến giáp to ra ít nhất là bằng đốt hai ngón cái của bệnh nhân. . Độ IB: sờ được dễ dàng; nhìn thấy được ở tư thế ngửa đầu. Các trường hợp bướu giáp thể một nhân cũng được xếp vào mức độ này. . Độ II: nhìn thấy rõ ngay khi đầu ở tư thế bình thường. . Độ III: đứng xa đã nhìn thấy bướu giáp. . Độ IV: bướu giáp rất to. - Bảng phân loại độ lớn bướu giáp của Học viện Quân y: . Độ I: sờ thấy bướu khi bệnh nhân nuốt. . Độ II: nhìn và sờ đều thấy rõ nhưng vòng cổ chưa thay đổi. . Độ III: bướu lồi hẳn ra khỏi vòng cổ, chiếm một diện tích rộng trước cổ, xác định được kích thước.
  5. . Độ IV: bướu to lấn quá xương ức, làm thay đổi đáng kể hình dáng vùng cổ. . Độ V: bướu rất to, biến dạng hoàn toàn vùng cổ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2