intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động của trẻ em

Chia sẻ: Hoang Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của chương này là những quan điểm nghiên cứu về hoạt động của trẻ em, hoạt động và sự phát triển tâm lý của trẻ em và khả năng tương tác với hiện thực của trẻ em. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động của trẻ em

Chƣơng 1<br /> <br /> NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ EM<br /> <br /> Ba vấn đề chính của chƣơng này là:<br /> 1. Những quan điểm nghiên cứu về hoạt động của trẻ em.<br /> 2. Hoạt động và sự phát triển tâm lý của trẻ em.<br /> 3. Khả năng tƣơng tác với hiện thực của trẻ em.<br /> <br /> 14<br /> <br /> Bài một.<br /> <br /> NHỮNG QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VỀ<br /> HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ EM<br /> I.Quan điểm của tâm lý học Xô Viết<br /> Khái niệm hoạt động<br /> “Hoạt động” vừa là khái niệm công cụ vừa là đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý<br /> học trẻ em-2. Ngƣời giáo viên mầm non cần tƣờng minh về khái niệm này. Biểu<br /> hiện của sự tƣờng minh này là ngƣời giáo viên nắm đƣợc nội hàm của khái niệm<br /> “hoạt động”, biết cách sử dụng khái niệm này trong quá trình nghiệp vụ của mình.<br /> Theo Kruteski1 V.A., hoạt động là sự tích cực của con người nhắm tới việc<br /> đạt được những mục tiêu đã đề ra một cách có ý thức, nhằm thỏa mãn nhu cầu,<br /> hứng thú hoặc nhằm thực hiện các yêu cầu của xã hội hay quốc gia.<br /> Vengher L.A và Mukhina V.C2 có cách nhìn từ góc độ khác, cụ thể hơn, thích<br /> hợp cho việc ứng dụng khái niệm này vào nghiệp vụ giáo dục trẻ em, đó là: “hoạt<br /> động là tập hợp những hành động đáp ứng lại với những kích thích nhất định”. Cần<br /> lƣu ý rằng, trong đời sống của trẻ em thì phần lớn những kích thích này đến từ môi<br /> trƣờng xung quanh trẻ- đặc biệt là từ những ngƣời thân quen, những đồ vật hay đồ<br /> chơi. Nhƣ vậy, môi trƣờng xung quanh này cần đƣợc tổ chức bởi ngƣời lớn sao cho<br /> trẻ có thể hoạt động theo hƣớng tiến tới đạt các mục tiêu phát triển đã định.<br /> Hoạt động được cấu thành từ những hành động, bao gồm những hành động<br /> thực hành (hành động bên ngoài) và những hành động tâm lý (hành động bên trong)<br /> của trẻ em. Nhờ đƣợc hành động thực hành mà ý tƣởng và hành động tâm lý của trẻ<br /> 1<br /> <br /> [21, 68-69].<br /> <br /> 2<br /> <br /> [23, 20-22]<br /> <br /> 15<br /> <br /> đƣợc hình thành. Một số nghiên cứu tâm lý của Vengher L.A và Mukhina V.C.<br /> nhằm khảo sát cùng một dạng hoạt động của trẻ ở các độ tuổi khác nhau, kết quả<br /> cho thấy có sự chuyển vào trong của các hành động thực hành bên ngoài. Diễn tiến<br /> của quá trình nhƣ sau:<br /> - Ban đầu, trẻ thƣờng tự lay hoay để giải quyết vấn đề, thực hiện và thay đổi<br /> nhiều giải pháp cho đến khi đạt kết quả mong đợi.<br /> - Sau đó, khi đã rút kinh nghiệm qua những lần chƣa đạt, trẻ có thể quan sát,<br /> giải quyết ngầm trong đầu và thực hiện thao tác hầu nhƣ chính xác ngay lần đầu.<br /> Trẻ sau 3 tuổi thƣờng có thể thử ngầm bên trong đầu nhƣ thế.<br /> Hoạt động của trẻ em có những tính chất đặc trưng, có cấu trúc của hoạt<br /> động nói chung. Những đặc tính của hoạt động đƣợc đúc kết là có sản phẩm, có<br /> tính xã hội và có tính sáng tạo (Nemov P.C., 1990), có chủ định (Krutestki, V.A.,<br /> 1980). Tuy nhiên, mỗi dạng hoạt động cụ thể của trẻ lại có thêm những tính đặc<br /> trưng khác.<br /> Để tổ chức và điều khiển đƣợc hoạt động của trẻ em, giáo viên cần biết cấu<br /> trúc của hoạt động và các giai đoạn của hoạt động.<br /> Trong cấu trúc của hoạt động tìm thấy: mục đích, động cơ hoạt động, các hành<br /> động, ngôn ngữ (kể cả ngôn ngữ thầm).<br /> Mỗi hoạt động thƣờng diễn ra theo các bước sau đây:<br /> a/ xác định mục đích (hoặc một chuỗi các mục đích) của hoạt động, xác định<br /> những hành động sẽ thực hiện;<br /> b/ chọn cách hành động: dựa vào mục đích và phƣơng tiện hoạt động, là bƣớc<br /> định hƣớng hành động;<br /> c/ thực hiện chuỗi hành động đã xác định ở giai đoạn (b) trên những phƣơng<br /> tiện đã xác định ở khâu (c), khâu này đƣợc gọi là bƣớc thực hiện hành động;<br /> d/ kiểm tra, điều chỉnh hoạt động, đây là bƣớc kiểm tra hành động, có thể<br /> tiến hành đồng thời với bƣớc (c) hay sau bƣớc (c).<br /> Mỗi bƣớc có thể đƣợc thực hiện tỉ mỉ hay nhanh gọn do có bỏ qua công đoạn<br /> nào đó. Riêng đối với hoạt động của trẻ em, nhà giáo dục cần lƣu ý hướng dẫn<br /> <br /> 16<br /> <br /> bước định hướng hành động – là bƣớc (b) - vì ở đó tiềm tàng khả năng tập trẻ lập<br /> kế hoạch hành động, là một năng lực quan trọng của lĩnh vực nhận thức.<br /> Hoạt động của cá nhân quyết định sự phát triển tâm lý của cá nhân:<br /> Sự phát triển toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ phụ thuộc phần lớn vào hoạt<br /> động cá nhân, hầu nhƣ các nghiên cứu tâm lý trẻ em trong tâm lý học Xô Viết đều<br /> trực tiếp hoặc gián tiếp minh chứng vai trò quyết định của hoạt động cá nhân đối<br /> với sự hình thành và phát triển tâm lý của cá nhân đó.<br /> Những dấu hiệu cho thấy một hoạt động đang phát triển:<br /> Một hoạt động đƣợc đánh giá đang phát triển nếu có những dấu hiệu sau<br /> đây :<br /> -So với trƣớc kia thì chủ thể hành động có chủ định hơn, chủ thể tập trung<br /> chú ý lâu hơn, có thể tự hoạt động…<br /> -Chủ thể có những hành động phức hợp hơn hoặc hành động đƣợc chuyển<br /> vào trong..<br /> -Xuất hiện một số tiền đề của dạng hoạt động mới.<br /> Ngƣời giáo viên cần theo dõi sự phát triển của hoạt động ở trẻ.<br /> <br /> Nhìn chung, lý thuyết về hoạt động của trẻ em trong tâm lý học Xô Viết rất<br /> đa diện và được minh chứng, với nền tảng này giáo viên có thể tổ chức, triển<br /> khai và đánh giá hoạt động của trẻ trong các độ tuổi.<br /> Ngày nay, với đà hội nhập văn hóa thế giới, khả năng vận dụng lý thuyết<br /> tâm lý học độ tuổi càng rộng mở, mỗi nhà giáo dục cần được trang bị cơ sở lý<br /> luận đa chiều để có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giáo dục. Nhằm mục<br /> đích đó, chúng ta cần tìm hiểu quan điểm của hai nhà tâm lý kiệt xuất có ảnh<br /> hưởng sâu rộng đến giáo dục mầm non thế giới- Montessori M. và Piaget J.<br /> <br /> 17<br /> <br /> II. Quan điểm của M. Montessori<br /> 2.1. Trẻ hoạt động tự do trong môi trường được tổ chức sẵn<br /> Theo Montessori, trẻ em đƣợc phát triển tâm lý phần lớn thông qua sự trải<br /> nghiệm khi hoạt động trong một môi trƣờng đƣợc ngƣời lớn tổ chức sẵn. Hoạt<br /> động của trẻ em nhất thiết phải mang tính thực tiễn và có định hướng vào thực<br /> tại. Do vậy, môi trƣờng đƣợc tổ chức không nhằm phát triển óc tƣởng tƣợng cho<br /> trẻ; trẻ em cần có tâm thế “làm việc chứ không phải chơi” 3. Tuy vậy, Montessori<br /> xem sự tự do, nhu cầu và hứng thú của trẻ em là quan trọng nhất. Quan điểm này<br /> có thể đƣợc thể hiện qua 10 nguyên tắc dạy học của Montessori, trình bày ở sơ<br /> đồ 1.1 sau đây:<br /> Sơ đồ 1.1. Sơ đồ về “Mƣời nguyên tắc dạy học của Montessori”<br /> 10<br /> nguyên<br /> tắc DH<br /> của<br /> Montessori<br /> <br /> HĐ theo<br /> nhu cầu<br /> hứng<br /> thú<br /> <br /> Nhiều<br /> cơ hội<br /> HĐ cảm<br /> giác- VĐ<br /> <br /> Tự do về<br /> tư thế,<br /> tâm thế<br /> <br /> Thỏa<br /> thích<br /> tìm hiểu<br /> đồ vật<br /> an toàn<br /> <br /> Nhiều<br /> cơ hội<br /> thực<br /> hành kỹ<br /> năng<br /> sống<br /> <br /> Được<br /> cấp<br /> phương<br /> tiện HĐ<br /> thích<br /> hợp<br /> <br /> Không bị<br /> ngắt<br /> ngang<br /> khi tư<br /> duy- chú<br /> ý<br /> <br /> Có môi<br /> trường<br /> HĐ hấp<br /> dẫn, lô<br /> gic<br /> <br /> Được<br /> hướng<br /> dẫn<br /> cách làm<br /> khi cần<br /> <br /> Nhƣ vậy, trẻ đƣợc ngƣời lớn tạo cơ hội hoạt động theo nhu cầu và trình độ<br /> nhận thức của mình, “làm việc” với nhịp độ của mình, hầu nhƣ ngƣời lớn không<br /> hối thúc để trẻ đƣợc tiến lên từng bƣớc, nhờ vậy trẻ đƣợc thoải mái trong hoạt<br /> 3<br /> <br /> “Work- not play”<br /> <br /> 18<br /> <br /> Chỉ nhận<br /> 1 yêu<br /> cầu ở<br /> bài học<br /> mới<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2