Chương 2: Đô thị hoá và quá trình phát triển đô thị
lượt xem 293
download
Tài liệu "Chương 2: Đô thị hoá và quá trình phát triển đô thị" trình bày về công nghiệp hoá và đô thị hoá, quá trình phát triển đô thị trên thế giới và các loại hình đô thị hiện nay, khái quát quá trình phát triển Đô thị Việt nam, những xu thế và quan điểm về quy hoạch đô thị hiện đại,... Cùng tham khảo nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 2: Đô thị hoá và quá trình phát triển đô thị
- 12 Chương 2 Đô thị hoá và quá trình phát triển đô thị 2.1. Công nghiệp hoá và đô thị hoá 2.1.1. Công nghiệp hoá Là đẩy mạnh sản xuất ở mức độ cao, áp dụng quy hoạch công nghiệp vào sản xuất, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ ở thành thị và nông thôn. Đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá là phải tạo ra một nền kinh tế hàng hoá đa dạng và áp dụng trình độ công nghệ tiên tiến, kết hợp với kỹ thuật truyền thống tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mở rộng công nghiệp hoá và hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông nghiệp và nông thôn phải gắn chặc chẽ với sự phát triển kinh tế đô thị và các khu công nghiệp. CNH - HĐH là đẩy nhanh tiến bộ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật (KHKT) vào tất cả các ngành sản xuất. 2.1.2. Đô thị hóa - Là quá trình tập trung dân cư vào đô thị, là sự hình thành nhanh chống các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và phát triển đời sống. - Quá trình đô thị hoá là quá trình công nghiệp hoá (CNH) nên có thể nói rằng đô thị hoá là bạn đồng hành với CNH. - Quá trình đô thị hoá là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc biến đổi từ nông thôn đến thành thị. - Tỉ lệ dân số là thước đo về đô thị hoá nhưng tỉ lệ % dân số đô thị không phản ánh đầy đủ mức độ đô thị hoá của cả nước bởi vì sự bùng nổ dân số cộng với sự phát triển yếu kém của công nghiệp sẽ làm cho quá trình đô thị hoá và CNH sẽ mất cân đối. - Quá trình đô thị hoá cũng là quá trình phát triển về kinh tế xã hội, văn hoá và không gian kiến trúc. Nó gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển của các ngành nghề mới - Quá trình đô thị hoá chia làm 3 thời kỳ +/ Tiền công nghiệp (trước thế kỷ 18) Các đô thị phân tán, qui mô đô thị nhỏ, cơ cấu đơn giản, mang tính chất hành chính, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp +/ Công nghiệp (giữa thế kỷ 20) Các đô thị phát triển mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp làm cho nền văn minh đô thị phát triển mạnh và nhanh chóng, tạo ra những đô thị cực lớn có cơ cấu đô thị phức tạp các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau như thủ đô, thành phố cảng các đô thị thời kỳ này phát triển thiếu kiểm soát. +/ Hậu công nghiệp Phát triển của công nghệ tin học làm thay đổi cơ cấu xản xuất và phương thức sinh hoạt của đô thị, cơ cấu tổ chức phức tạp quy mô đô thị lớn. Hệ thống tổ chức dân cư đô thị phát triển theo kiểu cụm chùm và chuỗi.
- 13 2.2. Quá trình phát triển đô thị trên thế giới và các loại hình đô thị hiện nay 2.2.1. Thời kỳ cổ đại (từ 30.000 đến 1000 năm trước công nguyên) Thời kỳ tiền sử là giai đoạn tính đến năm 500 sau công nguyên Thời kỳ phát triển mạnh là bắt đầu từ 9000 năm trước công nguyên Thời kỳ này về hình thức và quan niệm xây dựng đô thị đã hình thành. a/ Quan điểm về dân cư Xây dựng các điểm dân cư tập trung có quy mô nhỏ, (thường là 1 bộ lạc). Các điểm dân cư được xây dựng dọc theo ven sông (nguồn nước là yếu tố cơ bản để tồn tại) - Về kinh tế là sản xuất nông nghiệp và thương mại là động lực chính - Về XH là nền tảng dân tộc và tôn giáo - Về an ninh quốc phòng là coi trọng xây dựng các điểm dân cư ở những nơi dễ dàng quan sát kẻ địch tấn công. b/ Cấu trúc đô thị - Đô thị cổ Ai Cập thể hiện rõ tính chất quyền lực và tôn giáo. Tập trung xây dựng lăng mộ theo kiểu kiến trúc tháp là điển hình Đô thị thời kỳ này có hình chữ nhật xây dựng vào khoảng 3500 trước công nguyên. Thành phố Kahan là một ví dụ cho cơ cấu một thành phố là phân rõ khu chủ nô và nô lệ; khu ở cho người giàu (nhà có vườn với diện tích 600m 2/lô đất). Nhà ở cho người nghèo là những khu nhà thấp tầng. Cấu trúc đô thị này chịu ảnh hưởng về mặt tôn giáo, thành phố được xây dựng theo dạng đa tâm và thờ thần mặt trời. Hình 1: Thành phố Kahan, cổ Ai cập 1- Cung điện, cơ quan tư pháp 2- Nhà ở quý tộc - Đô thị Hy Lạp cổ đại Thành phố bàn cờ của (Hyppođamus) (khoảng 500 năm trước công nguyên tại Miletus) Hệ thống đường theo ô bàn cờ với 2 hướng chính là Nam Bắc và Đông Tây. Khoảng cách giữa các đường với nhau là 30 - 50m. Kích thước các ô phố là 47,2m x 25,4m. Tuyến đường chính là 7,5m đi qua trung tâm. Tuyến Nam Bắc là 3-4m có độ dốc lớn dành cho đi bộ. Các Thành phố có các trung tâm và quảng trường chính: là nơi tập trung các đền thờ mang tính tâm linh và nhà ở của các quan toà cao cấp.
- 14 Quảng trường chính là nơi tập trung các sinh hoạt về thương mại và hành chính của thành phố. Nhà thần học lớn nhất của Hy Lạp cổ đại là Plato (428- 328 TCN) và Aristole (384- 422 TCN) đã đóng góp nhiều cho lí luận về đô thị và kế thừa tư tưởng của Hypprođamus +/ Quan điểm của Plato là dựa trên cơ sở hướng gió, nguồn nước và khai thác tài nguyên thành phố phải cách xa biển 14 km mỗi thành phố phải có cảng. Trung tâm thành phố có đền thờ, khu dân cư xây dựng bao quanh trung tâm. Thành phố không có thành, khu thương mại xây dựng ngoài thành phố. +/ Quan điểm của Aristole Sức khoẻ Anh ninh quốc phòng Ổn định chính trị (hành chính và kinh tế) Thẩm mĩ Các chức năng đô thị phân chia dựa trên 3 thành phần lao động là tri thức, binh lính và thợ thủ công. B Hình 2: Thành phố Mile - Cổ Hy Lạp - Đô thị La Mã cổ đại được hình thành từ thế kỷ III trước CN và hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ II, I và đến tận năm 30 trước CN. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh Hy Lạp. Thành phố với rất nhiều quảng trường và nhóm quảng trường cùng với hệ thống các công trình công cộng như nhà hát, đấu trường, nhà tắm, mậu dịch, chợ, cung điện, nhà thờ đài kỉ niệm.
- 15 Đặc điểm của đô thị là mang tính chất phòng thủ, mặt bằng hình vuông, có tường luỹ bảo vệ với 4 cổng chính và nối với các trục đường chính theo hướng Bắc Nam. Gồm 8 gia đình Nhà Sự liên Nhà ở công Nhà ở hệ giữa cộng Cánh nhà ở Quảng đồng nông trường Nhà ở Nhà ở chung thôn và khu ở Nhà ở Chợ Nhà ở Sơ đồ sử dụng đất ở Trung Quốc cổ đại Hình 3: Mặt bằng thành phố Trường an - Trung quốc 2.2.2. Đô thị thời trung đại Thời kỳ phong kiến, chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã, người dân rời khỏi các đô thị về nông thôn sản xuất. Thời kỳ này do chiến tranh, xã hội không ổn định làm kìm hãm sự phát triển của các đô thị và qui mô đô thị nhỏ (dân số có khoảng từ 5.000 đến 10.000 người) hầu hết có thành quách bao quanh. 2.2.3. Đô thị thời cận đại Thế kỷ thứ 17, cách mạng công nghiệp ra đời, thu hút lực lượng sản xuất, các khu nhà ở mọc lên nhanh chóng trong các khu vực sản xuất.
- 16 Ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, dân số trong các đô thị tăng nhanh. Vào đầu thế kỷ 19 dân số đô thị ở Anh chiếm 32% dân số, vào năm 1921 dân số đô thị Anh là 80%, ở Mỹ là trên 51%. Bảng tỉ lệ dân số đô thị ở một số nước Quốc gia 1801 1851 1881 1901 1921 England 32% 50,1% 67,9% 78% 79,3% France 20,5% 25,5% 34,8% 40,1% 46,7% Germany 41,4% 54,3% 62,4% USA 4% 12,5% 28,6% 46% 51,4% Ví dụ: Ở châu Mỹ có Mêxicô city: 26,3 triệu người, Saopaolo: 24 triệu người Ở châu Á có Tokyo: 17,1 triệu người, Calcuta: 16,6 triệu, Bombay: 16 triệu người Bảng dân số ở các đô thị lớn trên thế giới Năm Thành phố 1800 1850 1900 1920 London 865.000 2363.000 4483.000 4536.000 Paris 545.000 1053.000 2714.000 2806.000 Berlin 172.000 419.000 1889.000 4024.000 New york 79.000 696.000 3437.000 5620.000 Thời kỳ này do phát triển ồ ạt ở các đô thị - bất hợp lí trong tổ chức không gian đô thị nhà ở chấp vá, hình thức kiến trúc nghèo nàn, điều kiện sinh hoạt, môi trường thấp. Các khu ở đặt gần các xí nghiệp. Các khu công nghiệp xây dựng phát triển tự phát, không theo quy hoạch mà lại chiếm những khu đất tốt trong thành phố nhiều công trình xây dựng gần sông, hoặc gần khu trung tâm - môi trường sống ở đô thị bị ô nhiễm. Người ta bắt đầu hàng loạt công cuộc cải tạo các đô thị như ở Pháp và Nga (đó là Paris và Petecbua). Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 hàng loạt tư tưởng mới và quan điểm về quy hoạch đô thị xuất hiện, tạo ra tiền đề phát triển ngành quy hoạch đô thị. Ví dụ như lí luận thành phố vườn và thành phố vệ tinh của Ebenezer Howard người Anh quốc Lí luận thành phố chuỗi của Aturo Soria Ymata người Tây ban nha Lí luận thành phố chuỗi liên tục của Edowga Sambole người Mỹ 2.3 Khái quát quá trình phát triển Đô thị Việt nam 2.3.1. Tình hình phát triển các điểm dân cư đô thị cho đến thế kỷ 18 a/ Đô thị cổ Thành Cổ Loa Xây dựng năm 25 trước công nguyên là Trung tâm chính trị của nước Âu Lạc. Có 3 tường thành dài 16km có hào sâu bao bọc nối liền với sông Hoàng trong thành ngoài. Các cung điện và các trại lính, còn có nhà cửa dân thường. Đây là điểm dân cư tập trung đông nhất, ước tính số người lên tới khoảng hàng nghìn.
- 17 Hình 4: Mặt bằng thành Cổ loa b/ Thành Thăng Long Xây dựng vào năm 1010, vào thời vua Lí Thái Tổ. Hệ thống thành dài 25 km, trong thành có khu vực cung đình và các điểm dân cư. Thời kỳ này có rất nhiều đền, chùa, bảo tháp được xây dựng vào năm 1031 Ví dụ như chùa một cột xây dựng vào năm 1049, Quốc tử Giám xây dựng vào năm 1076, vào thế kỷ 17 khu dân cư ngoài hoàng thành đã có nhà 2 tầng và phố phường phát triển mạnh. Cũng vào thế kỷ 17 người Phương tây nhận xét thành Thăng Long là đô thị lớn nhất Châu Á. c/ Thành Tây đô (thời nhà Hồ) Xây dựng trên khu đất bằng phẳng ở Thanh Hoá, có mặt bằng hình vuông mỗi cạnh dài 500m có Cổng thành là 3 vòm ghép đá rất công phu. 2.3.2. Các đô thị dưới thời nhà Nguyễn - Đầu thế kỷ 19 một điểm dân cư lớn hình thành ở Hà Tiên, nhưng sau do chiến tranh đã tập trung về Chợ Lớn (Sài Gòn) tạo nên một điểm dân cư đông đúc mới, cùng với thành Gia Định tạo nên một khu vực sầm uất và đặt nền móng cho sự phát triển đô thị Sài Gòn sau này. - Năm 1865 Sài Gòn chỉ có 8.000 người, đến 1877 số dân lên tới 33.000 người và Sài Gòn đã trở thành điểm đô thị lớn của Miền Nam Việt Nam.
- 18 Hình 5: Mặt bằng thành Gia định Nguyễn Ánh chọn Huế làm Thủ phủ và bắt đầu xây dựng vào năm 1803 - Quy hoạch thành Huế dựa trên nguyên tắc thiết kế Thành của kiến trúc sư Vauban và do nhà truyền đạo người Pháp có tên là Adevan chỉ huy. - Thành Huế có mặt bằng hình vuông, được cải biến mở rộng tại các góc cạnh, mỗi cạnh dài 2.235m. Vì giữ theo nguyên tắc đối xứng nên người ta không lợi dụng được hết điều kiện tự nhiên ở đồn Mang Cá. Thành cao 6m rộng 20m, hào bao bọc xung quanh sâu 4m, có nơi hào rộng tới 60m. Hình 6: Mặt bằng thành Phú xuân - Huế
- 19 - Dưới thời Nhà Nguyễn, các đô thị khác cũng phát triển, Nguyễn Ánh cho xây dựng lại thành Hà Nội và khu vực Quốc Tử Giám để củng cố chính quyền ở Phía Bắc. Hàng loạt thành quách được xây dựng ở các Tỉnh lị thời đó cũng là điểm xuất phát đầu tiên của hệ thống đô thị ở Việt Nam. Hình 7: Mặt bằng thành Tây sơn Hình 8: Mặt bằng thành Bình định
- 20 Đô thị thời này chủ yếu chỉ phát triển hệ thống hành chính, quyền lực quốc gia phong kiến có thành quách bảo vệ. Một số ít là thành xây dựng bằng gạch kiên cố còn lại hầu hết các nơi khác được đắp bằng đất. Trong thành là các công trình nhà ở, nơi làm việc của quan lại và các trại lính. Phía ngoài thành là các khu dân cư và phố phường buôn bán của dân thường. Với hình thức đó đô thị đã thể hiện rõ sự cách biệt giữa chính quyền và dân trong cấu trúc đô thị. 2.3.3. Thời Pháp thuộc Ngoài các khu vực thành quách, các khu dân cư bắt đầu phát triển, phố xá xuất hiện, nhiều đô thị đã trở thành trung tâm thương mại lớn và dần dần lấn cả khu vực thành quách. Một số đô thị xuất hiện phục vụ cho mục đích khai thác, thương mại, công nghiệp (nghỉ ngơi, giải trí). Ví dụ như Hòn Gai, Cẩm Phả, Lào Cai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Vinh (Thành phố Thương Mại và công nghiệp). Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo (nghỉ ngơi, giải trí). Thời kỳ này yếu tố công nghiệp và nhất là yếu tố thương mại đã tác động và thúc đẩy sự phát triển của các đô thị trong toàn quốc. 2.4. Những xu thế và quan điểm về quy hoạch đô thị hiện đại Tiến bộ của khoa học đã thúc đẩy nhanh sự tiến bộ về kinh tế, phát triển về kinh tế đã làm thay đổi các quan hệ về xã hội theo hướng hiện đại. Cần tìm một cơ cấu tổ chức không gian thích hợp trong cơ sở hiện đại là nơi ở của mình (các điểm dân cư đô thị và nông thôn). Tiến bộ Khoa học Tiến bộ Tiến bộ Tổ chức và kỹ thuật kinh tế xã hội không gian đô thị - Tổ chức không gian đô thị gồm các xu thế sau đây +/ Phương án thiết kế và những đề xuất cụ thể cho sự phát triển của từng đô thị hay từng vùng +/ Các dự đoán quy hoạch và dự báo phát triển đô thị tương lai mang tính định hướng chiến lược và xã hội kinh tế học đô thị. 2.4.1. Lí luận về thành phố không tưởng: +/ Robert Owen (1771- 1858): Ông dựa trên cơ sở tổ chức xã hội thành các tập đoàn (khoảng 1200 người) và mang tính chất độc đáo cao. Con người sống trong các tập đoàn xã hội là con người biết lao động toàn diện. Chân tay và trí óc, lao động trên đồng ruộng và trong nhà máy, tóm lại là hoạt động đời sống. Sinh hoạt văn hoá giáo dục đều được tổ chức theo tập thể. Ông dự kiến xây đô thị thành các điểm dân cư nhỏ. Mỗi điểm được bố cục theo hình vuông có khoảng 1.200 người. Nhà ở kiểu tập thể xây dựng kín bốn cạnh, phía trong bố trí các công trình phục vụ công cộng (nhà trẻ, trường học, bệnh viện, hội trường, nhà ăn, thư viện…) bên ngoài được bao bọc bởi khoảng 1000 – 1500 acrs = 4047000 m2 = 400 ha là đất công nghiệp. Ngoài khu vực canh tác cũng bố trí các nhà máy, xưởng thủ công nghiệp.
- 21 Hình 9: Thành phố lí tưởng của Robert Owen - 1817 Quan niệm Robert Owen mang tính chất thôn xã. Con người không những chỉ tham gia sản xuất trong các nhà máy, các công trình phục vụ mà còn luân phiên lao động trên đồng ruộng. 2.4.2. Lí luận thành phố vườn và thành phố vệ tinh của Ebenezer Howard (1850 – 1928) Quan điểm của E. Howard cho rằng nguyên nhân cơ bản của các hiện tượng xấu ở các đô thị là do sự tập trung dân cư quá cao vào các đô thị. Thành phố vườn được ông đề xướng năm 1896, ông đề cập vấn đề thay đổi cơ cấu tổ chức và hướng giải quyết về không gian của thành phố như Hình 10: Mặt bằng chi tiết một TP vườn Hình 11: Sơ đồ cơ cấu QH TP vệ tinh - Phân bố lại dân cư đô thị thành từng đơn vị thành phố vệ tinh tập hợp xung quanh thành phố trung tâm (thành phố mẹ) có qui mô dân số khoảng 58.000 người. Các thành phố vệ tinh (thành phố vườn) có qui mô dân số khoảng 32.000 người, qui mô đất khoảng 400 ha với nhà ở gia đình thấp tầng có vườn. - Thành phố được bao quanh bởi các khu cây xanh và đất sản xuất nông nghiệp.
- 22 - Các đơn vị thành phố liên hệ với nhau bằng các tuyến đường sắt chạy nhanh và các tuyến ô tô. - Các thiết bị và cơ sở phục vụ bảo đảm yêu cầu của toàn dân, tạo điều kiện cho cuộc sống văn hoá xã hội phát triển. - Đất đai xây dựng thuộc quyền sở hữu chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xây dựng tổng thể các điểm dân cư. Hình 12: TP vườn đầu tiên (TP Letch worth) Hình 13: Mặt bằng chi tiết nhóm nhà ở - Năm 1902 Howard, Unvin và Parker xây dựng một thành phố vườn thứ nhất có tên là Letch worth, cách London 55 km. - 1920 Louis de Soissons lại thiết kế, xây dựng thành phố vườn thứ hai có tên là Welwyn cách London 25 km 2.4.3. Lí luận thành phố chuỗi và chuỗi liên tục a/ Quan điểm của Aturo Sonia Ymata (1844 – 1920) người Tây Ban Nha Thành phố phát triển dọc theo các trục giao thông chính với chiều dài không hạn chế chiều rộng của các công trình xây dựng dọc hai bên đường khoảng 200- 300m. Chiều rộng của trục giao thông là 40m, có thể là đường sắt, hoặc đường bộ, hoặc tàu điện. Nhà ở được tổ chức theo kiểu gia đình thấp tầng có vườn riêng quan điểm của ông phù hợp với nhiều quan điểm của các nhà lí luận thời bấy giờ. Các giải quyết này nhằm đạt mục tiêu đưa cuộc sống đô thị gần gũi với thiên nhiên hình thức này khai thác được những ưu điểm của hình thức thôn xóm, đồng thời gắn liền với điều kiện kĩ thuật hiện đại trong sản xuất và sinh hoạt đô thị. Năm 1891 Soria Y Mata thực hiện ý đồ bằng việc xây dựng dọc theo tuyến đường sắt của Thủ đô Madrid. Nhưng do gặp khó khăn về kinh phí nên chỉ thực hiện được 5.200 m trong tổng ý đồ là 48 km chạy bao bọc quanh thành phố Madrid.
- 23 Hình 14: Sơ đồ quy hoạch thành phố chuỗi của Soria Y Mata a. Sơ đồ quy hoạch mở rộng thành phố Madrid (TBN-1882) b. Sơ đồ cơ cấu thành phố chuỗi Madrid c. Mặt bằng chi tiết một lô phố của thành phố Madrid b/ Edowga Sawbole Quan điểm của ông cho rằng Thành phố là đường và là một công trình kéo dài, cao 3 tầng, tầng 1 tổ chức đường tàu và đường bộ, tầng trên cùng có mái che, tầng 2 là nhà ở có xen kẽ các công trình phục vụ công cộng. - Năm 1930 le Corbuisier đã áp dụng ý đồ này cho quy hoạch mở rộng thành phố Angie nối công trình 10 tầng có đường giao thông trên mái được tổ chức kéo dài như tường thành dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Hình 15: Sơ đồ quy hoạch thủ đô Angiê - Angêri của Le - Corbusier (1930)
- 24 c/ Hệ thống chuỗi công trình liên tục nhiều nhánh Là lí luận kế thừa quan điểm của hệ thống chuỗi công trình liên tục nhưng ở mức độ cao, đó là tách giao thông đi bộ ra khỏi giao thông cơ giới. - Đường đi bộ được tổ chức ngay trong các công trình nhà ở và tạo thành chuỗi liên tục có nhiều nhánh. - Các công trình công cộng tổ chức ở gần đầu cuối giao thông cơ giới được nối với nhà ở bằng phố đi bộ tạo thành một tổng thể thống nhất có lối bố cục không gian phong phú. Hình 16: Sơ đồ QH chuỗi công trình liên tục nhiều nhánh của Alice và Smithson (1935) d/ Hệ thống thành phố dải Thừa kế và phát triển ở mức độ cao của thành phố chuỗi để phù hợp với tính chất hiện đại, sản xuất công nghiệp và sự phát triển nhanh chống của quá trình đô thị hóa, ý đồ này do Gonzalé Del Castil thực hiện 1919 ở Bỉ. - Từ 1929 - 1930 ở Liên Xô cũ đã cho Quy hoạch xây dựng thành phố Stalingrat (Vongagrat) do Mitutin đặt cơ sở nền móng. - Ông quy hoạch thành phố theo từng dải chức năng dọc sông Vonga dài 70 km với chiều rộng của dải < 5km, ông đã thành công trong việc tổ chức cơ cấu quy hoạch hợp lí về các mặt tổ chức sản xuất và đời sống. Hình 17: Sơ đồ quy hoạch TP Stalingrat của N.A. Mulutin (1930)
- 25 Quy hoạch đô thị theo hệ thống chuỗi và dải có nhiều ưu điểm, nhưng có nhiều hạn chế như - Việc kéo dài thành phố là một trở ngại lớn trong việc thi công, xây dựng và quản lí. - Do thời kỳ đầu phải khống chế chiều rộng của chuỗi 2.4.4. Lí luận quy hoạch đô thị hiện đại của Le Corbusier (1887- 1965) Quan điểm của ông: “Nhà cài máy để ở”. Ông coi điều kiện ở, lao động, nghỉ ngơi và đi lại bằng ô tô và đi bộ là những chức năng cơ bản của thành phố +/ Phương án thiết kế mở rộng thành phố Angiê theo hệ thống dải công trình liên tục xây dựng vào 1930 +/ Phương án cải tạo thành phố Angiê được ông thực hiện từ năm 1941 - 1944 và được gọi thành phố công nghiệp rất giống với thành phố dải của Milutin +/ Năm 1943 ông đề cập đến dải thành phố trên toàn Châu Âu Hình 18: Sơ đồ lý thuyết TP công nghiệp của Le Corbusier (1942) 1. Khu công nghiệp 2. Cây xanh cách li 3. khu nhà ở 2.4.5. Lí luận phát triển thành phố theo đơn vị (unite d’habitation) a/ Đơn vị ở láng giềng của Clarience Perry (Mĩ) (phát triển 1923) - Đơn vị ở láng giềng (neighbourhood unit) qui mô có thể đặt một trường trung học cơ sở với 1.000 - 1.200 học sinh, có khoảng 5000 - 6000 dân và bán kính phục vụ của công trình công cộng ≤ 400m. - Ông đề nghị xây dựng đô thị thành các đơn vị ở láng giềng đến thành phố là tập hợp của nhiều đơn vị nhỏ. Trong đó đơn vị làng giềng là đơn vị cơ sở. Qui mô dân số dựa vào qui mô của trường THCS - Là một đơn vị được trang bị đầy đủ các điều kiện phục vụ, nếu 1000 học sinh sẽ tương với số dân là 5000 ÷ 6000 người. - Đối với giao thông cơ giới không được đi xuyên qua đơn vị ở để bảo đảm điều kiện nghỉ ngơi, giải trí và không ảnh hưởng đến sự nguy hại cho học sinh (trẻ em), dành 1/10 diện tích là cây xanh.
- 26 Ví dụ: Thành phố Harlow ở Anh do kiến trúc sư Girbbred thiết kế, xây dựng năm 1944 các London 37 km, với số dân 80.000 người và có 4 đơn vị khu nhà ở với số dân 20.000 người, mỗi khu nhà ở có từ 2 -4 tiểu khu nhà ở, một tiểu khu có khoảng 4000 - 7000 người và bán kính phục vụ 800m Hình 19: Mặt bằng thành phố Harlow - Anh quốc 1. Ti ểu khu nhà ở, 2. Khu công nghiệp, 3. công trình đầu mối giao thông 4. TT. chính thành phố, 5. TT. Khu ở, 6. TT.tiểu khu, 7. TT công nghiệp b/ Ý niệm về thành phố phát triển theo đơn vị hình học * Các dạng mạng lưới giao thông đô thị - Dạng ô bàn cờ chủ yếu dựa theo hệ thống mạng lưới đường ô bàn cờ cách nhau khoảng 800 - 1200m tạo nên các lô đất mỗi lô đất là 1 đơn vị ở bao gồm nhiều tiểu khu hợp lại. Có trung tâm phục vụ và vòm cây xanh riêng biệt. Ví dụ: Thành phố Chandigarh (Ấn Độ) do KTS Le Corbusier thiết kế theo dạng ô bàn cờ mỗi lô đất là một khu nhà ở có trung tâm phục vụ riêng. Hình 20: Mặt bằng thành phố chandigarh - Ấn độ
- 27 Hình 21: Mặt bằng thành phố New York, thiết kế năm 1850 + Dạng phát triển các đơn vị, trên cơ sở hệ thống giao thông hình học lục lăng có 2 dạng Dạng thứ nhất là mỗi đầu mối giao thông là một trung tâm phục vụ của một đơn vị phát triển theo mọi chức năng. Dạng thứ hai là các đơn vị ở bố trí học theo các tuyến giao thông chính là trung tâm phục vụ thương mại, bố trí dọc theo đường giao thông là trung tâm giáo dục và khu nghỉ ngơi bố trí theo từng đơn vị có vườn cây xanh. + Dạng phát triển theo hệ thống tam giác và tam giác lục lăng xen kẽ có 2 hướng kiểu đó là kiểu trung tâm hướng tâm và phát triển tuyến dọc theo các đường nội bộ bên trong Hình 22: Các dạng mô hình lí thuyết phát triển đô thị theo tam giác và tam giác lục lăng c/ Lí luận phân bố các điểm dân cư của Valter Christaller (1933) Mang tính trao đổi thực nghiệm và phát triển luận chứng - Mỗi một điểm dân cư (nông thôn hay đô thị) đều liên hệ chặt chẽ với vùng xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến điểm dân cư đó và ngược lại điểm dân cư cũng tác động đến vùng xung quanh.
- 28 - Mỗi một điểm dân cư lại có một đơn vị khác cao hơn chịu ảnh hưởng và tác động qua lại cùng với vùng xung quanh. Tác động qua lại cùng với vùng xung quanh (hoặc sự ảnh hưởng) 1/ Làng xã: có thành phố 6 xóm 2/ Thị trấn nhỏ (thị trấn làng xã): 3 làng 3/ Thị trấn (đô thị loại V): 3 thị trấn 4/ Trung tâm tiểu vùng, thị trấn (đô thị loại IV): 3 thị trấn 5/ Thành phố tỉnh lị (Đô thị loại II, III) 3 đô thị loại IV, (Thị trấn) 6/ Thành phố, trung tâm miền (đô thị loại I, II) 3 đô thị cấp III, II 7/ Thủ đô, 1 bang và 1 quốc gia: 2 trung tâm miền (đô thị loại đặc biệt). - Ông cho rằng hai loại điểm dân cư nông thôn: nông thôn lẻ tẻ không có điểm phục vụ và loại hệ thống có điểm phục vụ d/ Lí luận phi tầng bậc của Alexander Ông cho rằng cấu trúc tầng bậc của các đô thị đã quy hoạch xây dựng mang nặng tính nhân đạo, và còn cho rằng một thành phố sinh động phải là một bán liên hợp. Mô hình của cấu trúc phi tầng bậc là - Trung tâm tuyến, kết hợp với đi bộ là chính (trung tâm khu ở) - Trung tâm phục vụ hàng ngày (trung tâm đơn vị ở) kết hợp với trung tâm khu ở và trung tâm đô thị cũng phải qua trung tâm tuyến- trung tâm khu ở hoặc trung tâm thành phố. Trong cơ cấu phi tầng bậc các trung tâm phục vụ không mang tính chất khép kín mà chồng chéo và hỗ trợ lẫn nhau trong phục vụ làm cho các trung tâm sử dụng hết công suất và tăng thêm sự giao tiếp và sự lựa chọn nơi gián tiếp phù hợp với từng sở thích của người sử dụng. Mặc dù phê phán nhiều về cơ cấu tầng bậc, nhưng ông chưa có giải pháp cụ thể nào với một mô hình không gian theo cấu trúc phi tầng bậc. - Lí thuyết này đã áp dụng trong quy hoạch xây dựng thành phố Vellingby - một thành phố vệ tinh của Stockhom (Thụy điển), thành phố Pulomas (Indonesia) thành phố Le Mirel (Pháp). Phần câu hỏi: Câu 8: Đô thị hoá là gì? Câu 9: Trình bày quá trình đô thị hoá tại Việt nam Câu 10: Trình bày quá trình phát triển đô thị trên thế giới Câu 11: Trình bày quá trình phát triển đô thị tại Việt Nam Câu 12: Có những xu thế phát triển đô thị nào? Hãy trình bày lí luận thành phố vườn và thành phố vệ tinh Câu 13: Trình bày lí luận thành phố theo đơn vị ở và phân tích việc áp dụng lí luận này vào thực tiễn ở Việt Nam Câu 14: Hãy trình bày một số ý niệm về đơn vị hình học trong việc phát triển đô thị
- 29 Danh mục sách tham khảo 1. GS. TS. Nguyễn Thế Bá - 1997 - Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị - NXB Xây dựng, Hà nội 2. Đặng Thái Hoàng – 2000 - Lịch sử đô thị - NXB Xây dựng, Hà nội Website tham khảo www.dothi.net.vn, www.ashui.com, www.wiki.com,....
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Chương 2: Cung cầu hàng hóa
53 p | 337 | 47
-
Bài giảng Kinh tế học quản lý: Chương 2 - TS. Phan Thế Công
13 p | 285 | 46
-
Bài giảng Kinh tế vi mô Chương 2 - Cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường - Th.s Bùi Thị Hiền
68 p | 278 | 38
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 2 - ThS.Trương Thị Hòa
40 p | 307 | 32
-
Bài giảng Quy hoạch và quản lý đô thị: Chương 6
16 p | 173 | 29
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 2 - TS. Phan Thế Công
17 p | 220 | 15
-
kinh tế trung quốc - những rủi ro trung hạn: phần 2
292 p | 106 | 11
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 2: Cung, cầu hàng hóa và giá cả thị trường
15 p | 360 | 11
-
Bài giảng Kinh tế công cộng: Chương 2 - ThS. Bùi Trung Hải
44 p | 88 | 8
-
Bài giảng Lý thuyết kinh tế học vi mô: Chương 2 - TS. Phan Thế Công
15 p | 134 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1: Chương 2 - ĐH Thương Mại
0 p | 66 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 2 - TS. Hoàng Khắc Lịch
33 p | 97 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 2 - Lâm Sinh Thư
15 p | 78 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học - Chương 2: Cung - cầu và cơ chế hoạt động của thị trường
38 p | 21 | 4
-
Bài giảng Kinh tế phát triển nâng cao (Advanced development economics) - Chương 2: Nhà nước và thị trường ở các nước đang phát triển
9 p | 29 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vi mô (Microeconomics): Chương 2 - Hồ Văn Dũng
11 p | 76 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Lệ
19 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn