CHƯƠNG 2: Vị Thế Trong Phân Tích Chi-Phí
lượt xem 12
download
2.3 Các Phân tích Tác động Kinh tế Một dạng khác của phân tích CBA là phân tích tác động kinh tế. Phân tích này cố gắng dự tính tất cả các tác động kinh tế của một dự án chính hay điều kiện thuận lợi mà dự án tạo ra cho một khu vực hoặc một vùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG 2: Vị Thế Trong Phân Tích Chi-Phí
- CHƯƠNG 2: Vị Thế Trong Phân Tích Chi-Phí -- Lợi Ích=PHẦN2 2.3 Các Phân tích Tác động Kinh tế Một dạng khác của phân tích CBA là phân tích tác động kinh tế. Phân tích này cố gắng dự tính tất cả các tác động kinh tế của một dự án chính hay điều kiện thuận lợi mà dự án tạo ra cho một khu vực hoặc một vùng. Tác động kinh tế thường được định nghĩa là tổng doanh thu của các tiện ích, chi phí để có được các tiện ích, doanh thu thuế có được và doanh thu bổ sung mà những doanh nghiệp ăn theo được hưởng. Người ta thường dùng những nghiên cứu này để biện minh rằng cần phải triển khai các dự án vì sự phát triển kinh tế vùng ngay cả khi dự án không đem lại lợi ích ròng dương theo bất kỳ một cách hiểu truyền thống nào. Ví dụ như một địa điểm biểu diễn hoà nhạc mới ở một khu vực trong thành phố sẽ có khả năng thu hút một lượng lớn người đến
- xem hàng chục lần mỗi năm. Việc này tạo ra việc làm và doanh thu cho cả địa điểm đó cũng như các hàng quán xung quanh. Những khoản doanh thu này bị đánh thuế và chính quyền địa phương có thêm thu nhập. Tác động kinh tế của việc xây nhà hát có thể bao gồm doanh thu bừ bán vé, lương trả cho nhân viên nhà hát, khoản doanh thu gia tăng của các quán bar, nhà hàng cùng những loại hình kinh doanh khác trong vùng. Ngoài ra, còn có khoản thuế thu được từ những giao dịch này. Tất cả những khoản tiền này có thể được đưa vào trong phân tích như là lợi ích mà dự án xây dựng nhà hát đem lại. Loại phân tích này bỏ qua những chi phí của việc tổ chức những buổi hoà nhạc, chi phí cơ hội của người lao động cho việc đi làm tại nhà hát. Lợi ích thực mà chủ doanh nghiệp địa phương nhận được sẽ không phải là khoản doanh thu gia tăng mà là khoản lợi nhuận gia tăng. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng giữa phân tích tác động và CBA là xuất phát điểm. Phân tích tác động kinh tế giới hạn vị thế sử dụng với những doanh nghiệp nằm trong một
- khu vực nhất định tương đối hẹp. Một phân tích CBA chính xác nên thừa nhận rằng sự có mặt của nhà hát đã thay thế cho những chi tiêu cho các hoạt động giải trí khác. Thêm vào đó, chuyện xuất hiện nhà hát khiến cho nhiều khách hàng đến với hàng quán trong vùng đó hơn có thể đồng nghĩa với việc hàng quán ở một nơi khác nào đó có ít khách hàng hơn. Nói một cách khác, các doanh nghiệp tại địa điểm có nhà hát chỉ đơn giản lấy đi công việc làm ăn của các doanh nghiệp ở các vùng lân cận. Việc mở rộng phân tích sao cho tất cả các doanh nghiệp trong thành phố hay khu vực đều có vị thế sử dụng hầu như không thể tạo ra tác động ròng nào của một tiện ích mới cho dù tác động kinh tế vùng có thể là rất lớn. 2.4 Vị thế Tương đối và Vấn đề Phân phối Bởi vậy, chúng ta đã chỉ xem xét việc đưa vào hay loại bỏ vị thế sử dụng trong quá trình thảo luận của chúng ta. Những người có vị thế trong một phân tích đều có tầm quan trọng tương đương nhau. Tình huống này nhất quán với các điều kiện Pareto hay
- Kaldor-Hicks tiềm năng (potential Pareto or Kaldor-Hicks ~KH). Các điều kiện này chỉ rõ rằng một dự án là đáng mong đợi nếu như những người được lợi từ dự án có khả năng dùng khoản lợi mà họ thu được để bồi thường cho những người chịu thiệt hại. Diễn đạt một cách hơi khác đi một chút, điều kiện này có nghĩa là một dự án là đáng để triển khai khi lợi ích lớn hơn chi phí cho dù có phân phối lợi ích và chi phí như thế nào đi chăng nữa. Đã có nhiều nỗ lực được thực hiện để đưa các cân nhắc phân phối vào trong phân tích lợi ích chi phí. Tuy nhiên, chưa đi đến một cách tiếp cận chung nào. Cách tiếp cận lý tưởng nhất là trong một nghiên cứu, những đối tượng khác nhau sẽ được giao những vị thế ở mức độ khác nhau. Thế nên, khi áp đặt lên người này chứ không phải người khác, các mức chi phí lợi ích có thể là khác nhau. Tầm quan trọng khác nhau tương ứng với mỗi người được gọi là sức nặng phân phối (distributional weigths). Một trong những lý do thông thường nhất lý giải việc gắn cho mỗi người một vị thế tương ứng khác nhau là phân phối thu nhập.
- Điều này có nghĩa là lợi ích của một chương trình có thể có ý nghĩa nhiều hơn đối với người nghèo hưởng lợi hơn là người giàu được hưởng lợi. Một chương trình có lợi ích ròng âm có thể là đáng mong đợi nếu như các chi phí bị áp đặt lên người giàu còn lợi ích được tích tụ cho người nghèo. Một chương trình với lợi ích dương có thể không mấy được mong đợi nếu người nghèo phải gánh chịu phần lớn các chi phí trong khi lợi ích thì người giàu lại được hưởng. Đơn cử một ví dụ. Xét các chương trình chỉ có tác động đến quá trình tái phân phối thu nhập. Bất kỳ một loại chương trình nào cho việc tái phân phối thu nhập đều bao gồm các chi phí. Kết quả là tiền đầu tư cho chương trình lấy từ toàn bộ cộng đồng dân cư nói chung sẽ lớn hơn những gì cuối cùng được phân phối cho những người hưởng lợi từ chương trình. Các chi phí gần như sẽ chắc chắn là lớn hơn các lợi ích. Tuy nhiên, nếu những người góp vốn cho chương trình có thu nhập tương đối cao và người hưởng lợi có thu nhập thấp thì chương trình có thể vẫn đáng được triển
- khai. Để loại chương trình kiểu này đáng được triển khai hơn thì chúng ta có thể gắn những sức nặng phân phối (distributional weight) cho người nghèo hưởng lợi lớn hơn sức nặng phân phối cho người giàu hưởng lợi. Có một số cách tiếp cận thực tế điều chỉnh các điều kiện KH bằng cách đưa vào phân tích CBA vấn đề phân phối. Cách tiếp cận đầu tiên, theo ý tưởng của McKean (1958), đưa ra danh sách chi phí lợi ích của các nhóm hưởng lợi có khả năng phải gánh chịu hay thụ hưởng nhiều nhất. Trong trường hợp này, nhà phân tích không cần phải quyết định xem sức nặng phân phối cho mỗi người khác nhau ở mức độ nào mà để độc giả tự quyết định. Ví dụ như nếu các loại thuế xăng dầu liên bang tăng nhằm giảm lượng xăng dầu tiêu thụ và cải thiện chất lượng không khí thì gánh nặng của việc tăng thuế sẽ rơi vào các cư dân nông thôn, những người phải đi các quãng đường khá xa trong khi lợi ích lại rơi vào tay những cư dân thành thị, những người nhìn chung phải nếm trải chất lượng ngày càng tồi đi của bầu không khí. Một nhà
- phân tích chuẩn bị một báo cáo về triển vọng tăng thuế xăng dầu có thể đơn giản chỉ ra điều này mà không cần phải gắn sức nặng tương ứng cho cư dân nông thôn hay cư dân thành thị. Việc làm thế nào để xác định sức nặng của mỗi nhóm trong việc đánh giá dự án có thể được dành cho độc giả của báo cáo. Một kỹ thuật thứ hai có thể được dùng là gắn những sức nặng rõ ràng cho các nhóm khác nhau chịu tác động của dự án. Có thể tính toán được cái được và cái mất của mỗi nhóm. Sau khi nhân với sức nặng phân phối của mỗi nhóm, chúng sẽ được cộng lại với nhau để có được lợi ích ròng gia quyền (weighted net benefit). Xét ví dụ về một dự án sẽ buộc cư dân vùng lân cận A phải gánh chịu chi phí ròng trong khi đem lại lợi ích ròng cho cư dân vùng lân cận B. Ví dụ này được thể hiện tại bảng 2-1. Vì cư dân của vùng A giàu có hơn cư dân vùng B nên có sức nặng phân phối ít hơn.[2] Bảng 2-1
- Sức nặng Lợi ích Sức nặng Lợi ích Vùng Lợi ích Phân phối ròng Gia Phân phối ròng Gia lân cận ròng 1 quyền 2 quyền A -100 1 -100 1 -100 B +80 1.2 +96 1.4 +112 -20 -4 +12 Dưới điều kiện Kaldor-Hicks, dự án là không được mong muốn vì lợi ích ròng của dự án mang giá trị âm. Tăng sức nặng tương đối gắn cho mỗi cư dân của vùng lân cận B lên 20%, lợi ích ròng của dự án vẫn mang giá trị âm. Song nếu tăng lên 40% thì lợi ích ròng của dự án sẽ mang giá trị dương. Khó khăn đầu tiên gặp phải trong quá trình đánh giá sức nặng phân phối hiện (explicit distributional weigths) là quyết định xem chi phí và lợi ích sẽ được phân bổ như thế nào giữa các bộ phận dân cư khác nhau. Sau đó chọn lọc ra một sức nặng phân phối được thoả thuận. Ví dụ: Sức nặng Phân phối tại OMB
- Chúng ta có thể có được một ví dụ tuyệt vời của việc vận dụng sức nặng phân phối và khó khăn chúng tạo ra trong cuốn sổ tay hướng dẫn của Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) liên quan đến giá trị tương đối của người già và thanh niên. Họ là những người có thể được cứu sống nhờ chất lượng không khí được cải thiện.[3] Cuộc sống của một số người già được định giá thấp hơn cuộc sống của các thanh niên. Điều này thực ra là kết quả của một phân tích cơ bản về số năm tuồi thọ được cứu sống. Song kết quả thu được giống như khi gán cho các sức nặng phân phối khác nhau. Một lợi ích (một người được cứu sống) đem lại cho một thành viên của một nhóm có giá trị tương đối khác biệt so với cùng một lợi ích đó nhưng đối với thành viên của một nhóm khác. Có hai tác động quan trọng cần lưu ý đến. Tác động đầu tiên là nếu hai chương trình cứu thoát được số người bằng nhau với cùng một chi phí thì chương trình đã cứu thoát một lượng thanh niên nhiều hơn sẽ được ưa thích hơn. Tác động thứ hai, và có lẽ
- là tác động quan trọng hơn là việc gán sức nặng phân phối rõ ràng cho mỗi người có thể là một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi. Một kỹ thuật thứ ba loại trừ ít nhất một vài khó khăn của việc gán sức nặng phân phối cho mỗi một đối tượng. Nếu chi phí lợi ích có thể chia sẻ được giữa hai nhóm, nếu có thể tính toán được lợi ích ròng của mỗi nhóm thì có thể tính được sức nặng nột tại (internal weigth) của dự án.[4] Sức nặng nội tại là sức nặng phân phối gán cho một nhóm phải chịu nhiều thiệt thòi hơn để khiến cho lợi ích ròng gia quyền của dự án bằng 0. Bạn đọc sau đó có thể tự do quyết định xem việc gán sức nặng là hợp lý hay phi lý. Trong ví dụ trên, sức nặng nội tại được tính như sau: Nếu như người đọc cho rằng đó là một phân bổ sức nặng tương đối hợp lý thì dự án là đáng được mong đợi. Nếu bạn đọc cảm thấy rằng cách tính này gán quá nhiều sức nặng cho cư dân vùng
- lân cận B thì theo ý kiến của người đọc nên phản đối việc triển khai dự án. Không có một cách tiếp cận nào trong những cách tiếp cận này là thoả đáng hoàn toàn vì người ta vẫn chưa nhất trí được với nhau xem thế nào là sức nặng. Thật ra, vẫn có thể triển khai một dự án mà lợi ích ròng tính được mang giá trị âm bằng cách bổ sung thêm chuyển giao thu nhập từ người giàu sang người nghèo. Cho đến lúc nào sức nặng phân phối lớn hơn được chuyển giao cho người nghèo và biến nó thành một dự án tốt. Cách tiếp cận này có thể bị phản đối bằng lập luận cho rằng thực ra tiến hành dự án có thể là một phương thức chuyển tiền không hiệu quả. Để lý giải cho điều này, Harberger đã đưa ra giả thuyết rằng không được đưa ra sức nặng phân phối nào lớn hơn sức nặng xác định bởi phương pháp chuyển tiền trực tiếp ít tốn kém nhất. Đây là cách tiếp cận tốt hơn. Dựa vào cách tiếp cận của Harberger có thể vận dụng một cách tiếp cận khác. Trong cách tiếp cận này tình cảm đối với người
- khác cũng được đo lường bằng các mức giá trị giống như các loại hàng hoá khác. Một phương pháp chung duy nhất của việc gắn các sức nặng là xác định giá trị của một số người theo độ sẵn sàng chi trả cho người khác để có được phúc lợi xã hội cho mình. Cách tiếp cận này là nhất quán với việc chuẩn bị cho phân tích chi phí cơ hội ban đầu. Thế nên, tình cảm đạo đức đối với người khác cũng có vị thế. Cách tiếp cận này được gọi là phép đo tổng thể (aggregate measure) hay AM. Một cách tiếp cận như vậy cũng góp phần giải quyết một số vấn đề lợi ích chi phí. 2.5 Vị thế, sức nặng phân phối và các thế hệ con cháu Có một vấn đề liên quan đến vị thế đầy thách thức. Đó là vấn đề chi phí lợi ích cho thế hệ sau này mà một dự án có tác động lâu dài mang lại. Biện pháp khấu trừ liên thời gian chuẩn mà ta đã bàn tới đâu đó trong bài khoá này có xu hướng khấu trừ phần lớn chi phí lợi ích mãi sau này mới phát sinh.[5] Kết quả của việc khấu trừ kiểu này là nhất thiết phải từ chối vị thế cho các thế hệ tiếp nối chỉ vì họ không có diễm phúc được ra đời sớm hơn. Đối
- với các chương trình mà các thế hệ sau này phải gánh chịu phí thì ngay cả khi các chương trình này có phần dành cho chuyển nhượng bù đắp thì rất ít các thể chế tài chính (thậm chí là các thể chế chính quyền) có được sự hiện hữu đáng tin cậy kéo dài hàng thế kỷ. Thế nên, chi phí chuyển tiền trực tiếp mà các thế hệ sau này chịu tác động tiêu cực của chương trình sẽ là cao ở mức không thể chấp nhận được. Ví dụ: Chất thải Hạt nhân Một dự án hạt nhân đang tính đến chuyện tạo ra được một khoản lời trị giá $65 tỷ đô với chi phí vào khoảng $35 tỷ đô. Song ngoài ra, dự án cũng sản xuất ra một quả bom độc hại hẹn giờ sẽ gây ra chi phí môi trường khổng lồ vào một thời điểm nào đó trong tương lai.[6] (Tôi bỏ qua các vấn đề tính không chắc chắn của tỷ lệ khấu trừ trong ví dụ này). Giả định rằng công nghệ phân huỷ chất thải hiện tại có khả năng chứa chất thải này trong vòng 500
- năm. Sau khoảng thời gian này, chất thải hạt nhân thoát ra ngoài bình chứa song tính độc hại của nó còn tồn tại trong vòng 10,000 năm nữa. Chi phí thiệt hại gây ra cho môi trường sau 2000 năm ước tính khoảng $32,000 tỷ đô, gấp hai lần GDP nước Mỹ hiện tại. Giá trị hiện tại của những thiệt hại này được khấu trừ với tỷ suất sở thích theo thời gian của xã hội (SRTP) 3 % giả định rằng chất thải hạt nhân bắt đầu rò rỉ vào khoảng thời gian 500 năm sau và gây ra thiệt hại vào khoảng $12 triệu. Khoản tiền này không phải là không quan trọng song nó ít hơn rất nhiều so với khoản thiệt hại gây ra sau 500 năm và nhỏ hơn rất rất nhiều so với mức để có thể tác động đến phân tích chi phí lợi ích. Sau khi khấu trừ những thiệt hại đó kết quả thu được là nên tiếp tục tiến hành dự án vì lợi ích được xác định vượt chi phí khoảng $30 tỷ. Người ta nói rằng dự án chất thải hạt nhân sẽ là không công bằng đối với các thế hệ sau này. Trên cơ sở đó, người ta lập luận rằng việc vận dụng các tỷ lệ khấu hao là trái đạo đức. Một giải pháp thường được đề xuất để giải quyết vấn đề thiệt hại phi đạo
- đức cho các thế hệ sau này là việc sử dụng các tỷ lệ khấu hao thấp hay thậm chí là âm (tức là Schultze et al. 1981) hay không sử dụng tỷ lệ khấu hao (Parfit, 1994). Kiểu lập luận này là lời biện minh đạo đức cho những gì mà tình cảm của chúng ta nên có đối với các thế hệ con cháu chúng ta. Song đây không phải là một lời tuyên bố có hiệu quả về việc nên sử dụng tỷ lệ chiết khấu nào, có nên sử dụng hay không hay thậm chí là về những tình cảm đạo đức thích hợp. Giải pháp được đề xuất của việc vận dụng tỷ lệ chiết khấu thấp hay không sử dụng tỷ lệ chiết khấu là tạm thời. Nếu được áp dụng một cách chung chung sẽ dẫn đến các vấn đề đạo đức khác. Ví dụ như việc áp dụng các dự án đem lại lợi ích ít hơn cho cả các thế hệ hiện tại và tương lai.[7] Trong Bảng 2-2, một cách tiếp cận chi phí lợi ích KH chuẩn cho ví dụ chất thải hạt nhân giả định được so sánh với AM trong bốn kịch bản khác nhau: kịch bản 1, có cả bù đắp và giảm nhẹ; kịch bản 2, có bù đắp; kịch bản 3, có giảm nhẹ vì chi phí hành chính của bù đắp là quá lớn; và cuối cùng là kịch bản 4, không có bù
- đắp mà cũng không có giảm nhẹ. Bù đắp được quyết định bởi thế hệ hiện tại vì thiệt hại gây ra do thế hệ tương lai là $7 tỷ và chi phí cho giảm nhẹ là $4 tỷ. Một ví dụ của giảm nhẹ có thể là tạo ra một vật chứa chất thải hạt nhân an toàn hơn hoặc chuyển chất thải đó vào vũ trụ. Các kết quả được thể hiện bởi giá trị hiện tại ròng, NPV. Bảng III. So sánh giữa KH và AM *, Các Giá trị Hiện tại của Được và Mất [1] [2] [3] [4] Không có Có bù đắp Có giảm nhẹ Cả bù đắp và bù đắp hay tác động Giảm nhẹ tác CHI PHÍ VÀ LỢI (PV Hàng tỷ) Giảm nhẹ động đều ÍCH Bù đắp là không khả thi (PV Hàng không khả thi tỷ) (PV Hàng tỷ) (PV Hàng tỷ) Lợi ích Thường 65 65 65 65
- Chi phí Thường 35 35 35 35 Thiệt hại các 0.012 0.012 [0.012] 0.012 Thế hệ sau này phải Gánh chịu Chi phí Hành [4] 7 infinite infinite chính của Bù đắp Thực tế Chi phí Giảm [5] [5] 4 100 nhẹ Thiệt hại Tinh 35 [35] [35] 35 thần đối với Thế hệ Đương đại KH NPV 29.988 22.988 26 29.988
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - Phí Mạnh Hồng
382 p | 1841 | 1209
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Phí Mạnh Hồng (ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội)
379 p | 311 | 130
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2: Chương 2 - TS. Phan Thế Công
18 p | 694 | 53
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
52 p | 185 | 36
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2: Chương 3 - TS. Phan Thế Công
18 p | 140 | 22
-
Bài giảng Quản lý dự án: Chương 2 - Trương Mỹ Dung
9 p | 141 | 17
-
Giáo trình Tội phạm học: phần 1 - TS. Võ Thị Kim Oanh
206 p | 72 | 15
-
Giáo trình Quy hoạch môi trường: Phần 2
160 p | 100 | 15
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên)
148 p | 66 | 14
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 2 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên)
208 p | 49 | 13
-
Kinh tế học vi mô I: Bài tập và hướng dẫn giải - Phần 2
164 p | 77 | 11
-
Bài giảng Chương 1: Phân tích các chính sách can thiệp giá cuả chinh phủ trong thị trường cạnh tranh
30 p | 143 | 9
-
Bài giảng Luật kinh doanh: Chương 2 (phần 2) - Pháp luật về chủ thể kinh doanh
14 p | 173 | 9
-
Tìm hiểu về Luật Pencak silat: Phần 2
56 p | 77 | 7
-
Kinh tế học vi mô II: Bài tập - Phần 2
79 p | 105 | 7
-
Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 6 - TS. Đinh Thị Thanh Bình
25 p | 84 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 2 - ThS. Phan Thế Công
11 p | 44 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn