intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

Chia sẻ: Bibi_1 Bibi_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1.101
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1 : Phân tích khái niệm Doanh nghiệp và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật việt nam ( luật doanh nghiệp 20005). Có nhiều khái niệm DN tuy theo từng giác độ - theo giác độ kỹ thuật- tổ chức sản xuất: DN là một tổ hợp có tổ chức, có khả năng hoàn thành rứt điểm một công việc, một giai đoạn công nghệ, tạo ra sp dịch vụ. - trên giác độ thương trường: DN là một đơn vị sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ có bản hiệu, có người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

  1. CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Câu 1 : Phân tích khái niệm Doanh nghiệp và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật việt nam ( luật doanh nghiệp 20005). Có nhiều khái niệm DN tuy theo từng giác độ - theo giác độ kỹ thuật- tổ chức sản xuất: DN là một tổ hợp có tổ chức, có khả năng hoàn thành rứt điểm một công việc, một giai đoạn công nghệ, tạo ra sp dịch vụ. - trên giác độ thương trường: DN là một đơn vị sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ có bản hiệu, có người đại diện sx kinh doanh, được gọi là doanh nhân. - Trên giác độ pháp lý: (theo luật doanh nghiệp 2005) DN là một tổ chức kinh tế có đủ những dấu hiệu sau: + có tên riêng: - phải viết được bằng tiếng việt - phải phát âm được - có ít nhất 2 thành tố: loại hình DN và tên riêng + có tài sản: - toàn bộ giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động - vốn điều lệ - vốn pháp định - vốn kinh doanh + trụ sở giao dịch ổn định + đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật + mục đích thức hiện các hoạt động kinh doanh DN có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, DN có quyền tự chủ kinh doanh, lựa chọn nghành nghề, địa bàn,hình thức kinh
  2. doanh đầu tư, chủ động mở rộng quy mô, chủ động tìm kiếm thị trường, chủ động hình thức huy động vốn, tuyển dụng lao động, định đoạt tài sản DN, quyền khiếu nại tố cáo…. DN có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký, tổ chức công tác kế toán lập và nộp báo cáo tài chính kế toán,đăng ký mã số thuế, kê khai và nộp thuế, thực hiện luật lao động, đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa,an ninh,an toàn XH, bảo vệ tài nguyên môi trường…. Đối với các doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ công ích thì được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam(luật doanh nghiệp 2005). a.công ty trách nhiệm hữu hạn. đặc điểm:- là một loại hình DN có đầy đủ các tiêu chí của một tổ chức có tư cách pháp nhân - các thành viên công ty phải góp dủ vốn ngay từ khhi thành lập và chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi góp vốn. - có thể do 1 cá nhân, 1 tổ chức là chủ sở hưu hoặc có các thành viên la cá nhân và tổ chức cùng nhau sở hưu công ty. - Có 3 hình thức chủ thể sở hữu công ty là: công ty TNHH một thành viên là cá nhân, công ty TNHH một thành viên là tổ chức, công ty TNHH 2 thành viên số thành viên ko quá 50 thành viên, khi có từ 12 thành viên trở lên thì phải tổ chức ban kiểm soát tình hình tài chính và sx kinh doanh trong công ty. b.công ty cổ phần
  3. - là tổ chức có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty, các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty. - Vốn của công ty được chia ra làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Công ty cổ phần là DN duy nhất có quyền phát hành chứng khoán( cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng để huy động vốn. - Công ty cổ phần phải có từ 3 thành viên trở lên. c.công ty hợp danh. - có ít nhất 2 thành viên là sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. - Các thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty. - Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty. - Có tư cách pháp nhân d.doanh nghiệp tư nhân. - là DN do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN , ko có quyền phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào, mỗi cá nhân chỉ có thể thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. e.hợp tác xã - Có tư cách pháp nhân - Xă viên cùng góp vốn, cùng tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và được nhận lợi nhuận trên cơ - Sở hữu manh mún của các xă viên đối tài sản của nh làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xă, tính chất làm ăn nhỏ lẻ, canh tác tồn tại. - hợp tác xã mang tính chất xã hội .
  4. Câu 2 : Trình bày các hình thức phân loại doanh nghiệp và ý nghĩa của việc phân loại doanh nghiệp. có rất nhiều tiêu chí để phân loại doanh nghiệp: - phân loại doanh nghiệp theo ngành, nghề sx kinh doanh. + DN kinh doanh trong nghành công nghiệp + DN kinh doanh trong nghành nông nghiệp + DN kinh doanh trong nghành dịch vụ - phân loại doanh nghiệp theo tính chất sở hữu + DN thuộc thành phần kinh tế nhà nước + DN thuộc kinh tế hợp tác (hợp tác xã) + DN thuộc kinh tế tư bản tư nhân(DN tư nhân, các loại hình công ty) + DN thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (DN liên doanh,DN 100% vốn đầu tư nước ngoài) + các DN thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp . - phân loại DN theo quy mô kinh doanh + DN có quy mô vừa và nhỏ( vốn dưới 10 tỷ, người lao động dưới 300 người). + DN có quy mô lớn (vốn trên 10 tỷ, có trên 300 người lao động) - theo trách nhiệm pháp lý về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. + DN có chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn(DN tư nhân, công ty hợp danh) + DN có chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn (các công ty TNHH, công ty cổ phần) - theo mức độ đầu tư vốn của một DN vào DN khác + công ty mẹ(DN đầu tư)
  5. + công ty con( DN nhận đầu tư) và công ty liên kết - theo địa vị pháp lý,cơ cấu quản lý, tổ chức doanh nghiệp + công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên) + công ty cổ phần(tối thiểu là 3 thành viên trở lên và có quyền phát hành chứng khoán) + công ty hợp danh(có ít nhất 2 thành viên là sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung) + công ty tư nhân + nhóm công ty(hợp tác xã,mô hình công ty mẹ- con) - theo tính chất hoạt động và nhiệm vụ chính của DN + các DN hoạt động công ích + DN hoạt động kinh doanh - theo tính chất hạch toán kinh doanh + DN hạch toán độc lập là DN có tư cách pháp nhân, tự chủ tham gia vào các quan hệ kinh tế. + DN hạch toán phụ thuộc la DN nằm trong cỏ cấu tổ chức của 1 DN khác, mọi hoạt động sx kinh doanh đều do công ty mẹ quyết định. - theo quy trình sản xuất các sp, hàng hóa + DN hoạt động khai thác, sơ chế, sx ra tư liệu sx + DN sx ra hàng hóa để bán ra thị trường Ý nghĩa của phân loại DN - phân loại để phân công quản lý DN - phân loại để nhà nước xây dựng các thể chế kinh tế cho hoạt động của DN được sát hợp - phân loại để định hướng cho sự ra đời của doanh nghiệp - xuất phát từ nhu cầu của quản lý nhà nước đố với DN.
  6. Câu 3 : Nêu và phân tích vai trò của doanh nghiệp . Đánh giá vai trò của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đối với việc thực hiện vai trò chủ đạo của Kinh tế nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN. 1.Nêu và phân tích vai trò của DN: - Vai trò của doanh nghiệp được thể hiện trên hai phương diện đó là vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và vai trò của doanh nghiệp đối với xã hội. - Đối với nền kinh tế quốc dân: + Đóng góp chủ yêu cho ngân sách nhà nước, khai thác nâng cao tài nguyên thiên nhiên , phát triển kinh tế. + Tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Đối với xã hội : + Cung cấp hàng hóa dịch vụ , đáp ứng nhu cầu xã hội. + Tạo việc làm,tăng thu nhập cho đối tượng lao động. + Khai thác, phát huy thu hút , tích tụ tập trung vốn phục vụ cho sự phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. + Ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật , tiếp nhận và chuyển giao công nghệ. + Bảo đảm an ninh kinh tế, quốc phòng. + Thúc đẩy hội nhập kinh tế,là cầu nối giao lưu thương mại để mở rộng quan hệ quốc tế. + Rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền. + Thông qua các doanh nghiệp hàng hóa thủ công của các làng nghề truyền thống được duy trì và phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2