Chương trình môn học Thay đổi và phát triển thay đổi - TS. Nguyễn Hữu Lam
lượt xem 9
download
Môn học Thay đổi và phát triển thay đổi nhằm nghiên cứu và giải quyết các chủ đề liên quan tới sự tồn tại và phát triển của các tổ chức, cụ thể hơn là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, nhóm và cá nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình môn học Thay đổi và phát triển thay đổi - TS. Nguyễn Hữu Lam
- Chương trình Môn học Thay đổi và Phát triển Tổ chức (Organizational Change & Development) “Tất cả mọi điều đều đang thay đổi, Chỉ có một điều duy nhất không bao giờ thay đổi, Đó là: “Sự thay đổi!”” Đức Phật Thich Ca Mô Ni Giảng viên: Tiến sỹ NGUYỄN HỮU LAM Trợ giảng: Thạc sỹ TRẦN HỒNG HẢI Số đơn vị học trình: 3 - 45 tiết Đối tượng: Sinh viên Cao học Ngành Quản trị Kinh doanh Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 2009-2010. Giờ học: Thứ Sáu hàng tuần: 6:00 – 9:00 PM. Email: lam@ueh.edu.vn haihong.tran@gmail.com Giới thiệu Các tổ chức hiện đại đang đối mặt với một môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt được thúc đẩy bởi sự thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ, những đòi hỏi từ những khách hàng ngày càng khó tính hơn, người lao động độc lập và khó quản lý hơn. Trong một môi trường được đặc trưng là thay đổi rất nhanh và đầy biến động, để tồn tại và phát triển các tổ chức phải có năng lực thích ứng cao, thường xuyên thay đổi, và thay đổi thành công để đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng, người lao động, thị trường và cạnh tranh qua đó đạt tới tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu của tổ chức. Môn học Thay đổi và Phát triển Tổ chức nghiên cứu và giải quyết các chủ đề liên quan tới sự tồn tại và phát triển của các tổ chức, cụ thể hơn là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, nhóm, và cá nhân. Môn học này nhằm phát triển những hiểu biết tốt hơn về những thách thức, những chiến lược, chiến thuật, những kỹ thuật, những công cụ để hoạch định và thực hiện việc thay đổi và phát triển tổ chức nhằm tạo ra một tổ chức sống động thích ứng tốt với những môi trường thay đổi và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Thông qua môn học này, bên cạnh những lý luận và thực tiễn quản lý và lãnh đạo sự thay đổi trên thế giới thời gian qua, học viên còn được phát triển những năng lực của những nhà quản lý hiện đại mà các tổ chức thành công trên thế giới quan tâm như: năng lực truyền đạt, năng lực làm việc đồng đội… 1
- Mục tiêu Kết thúc môn học này, sinh viên sẽ có khả năng tốt hơn trong việc: • Mô tả và giải thích các bước của việc quản lý một cách hiệu quả sự thay đổi tổ chức trong những bối cảnh khác nhau • Phân biệt các dạng khác nhau của sự thay đổi tổ chức • Mô tả quá trình thay đổi tổ chức từ những quan điểm và lý thuyết khác nhau • Nhận dạng những áp lực đối với sự thay đổi tổ chức • Nhận dạng những cản trở đối với việc thay đổi tổ chức • Giải thích được bản chất của quan hệ giữa những áp lực thay đổi và kháng cự đối với sự thay đổi • Giải thích các quá trình thay đổi tổ chức từ những vai trò khác nhau (chủ thể thay đổi, đối tượng thay đổi, người bảo trợ thay đổi, người lãnh đạo, các nhà quản lý cấp trung...) • Nhận dạng và phát triển các chiến lược, và các kế hoạch để thay đổi và phát triển tổ chức. Các yêu cầu đối với môn học: Sinh viên khám phá lý luận và thực tiễn thay đổi và phát triển tổ chức thông qua đọc tài liệu theo đề cương này. Giảng viên là người dẫn dắt, động viên, giới thiệu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của thay đổi và phát triển tổ chức. Việc thảo luận trên lớp chỉ có hiệu quả tốt tuỳ thuộc vào việc đọc bài của học viên, vì vậy học viên phải chuẩn bị cho mỗi buổi học bằng cách đọc tất cả những bài đọc. Những bài đọc này chứa đựng những ý tưởng phức tạp, không dễ hiểu, vì thế học viên cần giành thời gian thích đáng để đọc, chiêm nghiệm về những khái niệm được thảo luận. Từ các bài đọc này, học viên phải liên hệ với tình huống được thảo luận và từ đó liên hệ với những thực tiễn của các tổ chức ở Việt nam (đặc biệt là tổ chức mà mình đang công tác) để thấy những cơ hội, thách thức, những điểm mạnh và những điểm yếu trong các tổ chức, từ đó đề xuất những thay đổi, hoàn thiện phù hợp. Việc đọc và thảo luận các chủ đề không những giúp học viên nắm được các lý luận cốt yếu mà còn giúp phát triển các năng lực phân tích, tổng hợp, truyền đạt, và tương tác qua lại giữa các cá nhân. Học viên sẽ được phân chia thành các nhóm để đọc và trình bày một số bài đọc trên lớp. Các thành viên nhóm sẽ được gọi ngẫu nhiên để trình bày. Điểm của nhóm sẽ là điểm của từng học viên. Vì vậy, từng thành viên nhóm phải chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể thay mặt nhóm trình bày một cách tốt nhất bải của nhóm mình và trả lời các câu hỏi có liên quan. Thành viên nào vắng mặt trong buổi trình bày sẽ không được tính điểm phần này. Các thành viên khác không thuộc nhóm trình bày cũng được yêu cầu phải đọc trước các bài đọc này để tham gia thảo luận trên lớp. Trên cơ sở các bài giảng, bài đọc, việc thảo luận trên lớp, và những kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân, học viên cần tóm tắt các khái niệm vào trong một bản đồ khái niệm của cá nhân. Qua các bản đồ này, đến cuối môn học, học viên phải tổng hợp tất cả những điều đã học 2
- vào một bản đồ khái niệm trong một trang giấy Khổ A3 và nộp một bản đồ khái niệm của cá nhân về Thay đổi và Phát triển Tổ chức vào ngày thi hết môn. Học viên càng tích cực tham gia vào quá trình học tập bao nhiêu thì sẽ học được và phát triển những kỹ năng cho riêng mình bấy nhiêu. Vì vậy, học viên phải chủ động, tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động học tập trên lớp cũng như ngoài lớp học. Việc chấm điểm như sau: • 45%: Bài tập nhóm & trình bày trên lớp (60% bài dịch của nhóm, 40% trình bày và thảo luận trên lớp). Một học viên tham gia 3 nhóm. Điểm của mỗi nhóm trình bày là 15%. • 15%: Vẽ bản đồ khái niệm của bản thân về Thay đổi và phát triển tổ chức. • 40%: Thi cuối khóa. Điểm tổng kết toàn bộ môn học đòi hỏi phải có đầy đủ cả 3 mục điểm. Thiếu một mục, điểm tổng kết toàn bộ môn học sẽ là 0. Nội dung và Chương trình: Buổi 1 Giới thiệu về môn học Tổ chức lớp học và những yêu cầu với môn học Bài giảng: 1. Giới thiệu về Phát triển Tổ chức 2. Bản chất của Thay đổi được Hoạch định Buổi 2 Bài giảng: 3. Nhà thực hành Phát triển Tổ chức 4. Xâm nhập và Hợp đồng Bài trình bày nhóm: Nhóm 1: Central Issues in the Study of Change and Innovation. Chương 1 trong Poole & Van de Ven, Ed. Handbook of Organizational Change and Innovation, 2004 by Oxford University Press Nhóm 2: Organizationally Relevant Journeys in Individual Change. Chương 2 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Nhóm 3: Dynamics in Groups and Teams: Groups as Complex Action Systems. Chương 3 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Buổi 3 Bài giảng: 5. Chẩn đoán Tổ chức 6. Chẩn đoán Nhóm và Công việc Bài trình bày nhóm: Nhóm 4: Dualities and Tensions of Planned Organizational Change. 3
- Chương 4 trong Poole & Van de Ven, Ed (2004). Nhóm 5: Adaptation and Selection in Strategy and Change: Perspectives on Strategic Change in Organizations. Chương 5 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Nhóm 6: Dynamics of Structural Change. Chương 6 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Buổi 4 Bài giảng: 7. Thu thập và Phân tích Thông tin Chẩn đoán 8. Phản hồi thông tin Chẩn đoán Bài trình bày nhóm: Nhóm 7: Dynamics in Organizational Culture. Chương 7 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Nhóm 8: Evolutionary Dynamics of Organizational Populations and Communities. Chương 8 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Nhóm 9: Social, Technical, and Institutional Change: A Literature Review and Synthesis. Chương 9 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Buổi 5 Bài giảng: 9. Thiết kế các Can thiệp Phát triển Tổ chức 10. Lãnh đạo và Quản lý Thay đổi Bài trình bày nhóm: Nhóm 10: Dynamics of Change in Organizational Fields. Chương 10 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Nhóm 11: The Nation-State and Culture as Influences on Organizational Change and Innovation. Chương 11 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Nhóm 12: Complexity Science Models of Organizational Change and Innovation. Chương 12 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Buổi 6 Bài giảng: 11. Lượng giá và Thể chế hóa những Can thiệp 12. Các tiếp cận Cá nhân, Tương tác Qua lại, và Quá trình Nhóm Bài trình bày nhóm: Nhóm 13: Theories of Organizational Change and Innovation Processes. Chương 13 trong Poole & Van de Ven, Ed. (2004). Nhóm 14: Goss, Pascale, and Athos. The Reinvention Roller Coaster: Risking the Present for a Powerful Future. Harvard Business Review, November-December 1993. 4
- Nhóm 15: Martin. Changing the Mind of the Corporation Harvard Business Review, November-December 1993. Buổi 7 Bài giảng: 13. Các tiếp cận Quá trình Tổ chức 14. Tái cấu trúc Tổ chức Bài trình bày nhóm: Nhóm 16: Collins and Porras. Building Your Company’s Vision. Harvard Business Review, September-October 1996. Nhóm 17: Kanter. Transforming Giants. Harvard Business Review, January 2008. Nhóm 18: Schaffer and Thomson. Successful Change Programs Begin with Results. Harvard Business Review, January-February 1992. Buổi 8 Bài giảng: 15. Sự tham gia của Người lao động 16. Thiết kế công việc Bài trình bày nhóm: Nhóm 19: Beer, Eisenstat, and Spector. Why Change Programs Don't Produce Change. Harvard Business Review, November-December 1990. Nhóm 20: Kotter. Leading Change: Why Transformation Efforts Fail. Harvard Business Review, January 2007. Nhóm 21: Kotter and Schlesinger. Choosing Strategies for Change. Harvard Business Review, July-August 2008. Buổi 9 Bài giảng: 17. Quản lý Việc Thực hiện Nhiệm vụ Bài trình bày nhóm: Nhóm 22: Duck. Managing Change: The Art of Balancing. Harvard Business Review November-December 1993. Nhóm 23: Meyerson. Radical Change: The Quiet Way. Harvard Business Review, October 2001 Nhóm 24: Christensen, Marx, and Stevenson. The Tools of Cooperation and Change. Harvard Business Review, October 2006. Buổi 10 Bài giảng: 18. Đổi mới về chất Tổ chức Bài trình bày nhóm: Nhóm 25: Pascale and Sternin. Your Company's Secret Change 5
- Agents. Harvard Business Review, May 2005. Nhóm 26: O’Toole and Bennis. What’s Needed Next: A Culture of Candor. Harvard Business Review, June, 2009. Nhóm 27: Garvin. Building a Learning Organization. Harvard Business Review, July-August 1993. Buổi 11 Bài trình bày nhóm: Nhóm 28: Edmondson. The competive Imperative of Learning. Harvard Business Review, July-August 2008. Nhóm 29: Foy. Action Learning Comes to Industry. Harvard Business Review, September-October 1977 Nhóm 30: Edmondson, Bohmer, and Pisano. Speeding Up Team Learning. Harvard Business Review, October 2001. Tổng kết lớp. Tài liệu học tập: 1. Poole & Van de Ven, (2004). Ed. Handbook of Organizational Change and Innovation, Oxford University Press. 2. Burnes, B., (2004). Managing Change. Pearson Education Limited. Forth Edition. 3. Các tài liệu đọc đã được liệt kê trong phần chương trình. Tài liệu tham khảo “Harvard Business Review on Change”. Harvard Business School Press. 2002. “The Essential of Managing Change & Transition”. Harvard Business School Press. 2005. Armenakis, A.A., & Harris, S.G., (2002). Crafting a change message to create transformational readiness. Journal of Organizational Change Management, 15(2): 169-183. Armenakis, A.A., Harris, S.G., & Field, H.S. (1999). Making change permanent: A model for institutionalizing change interventions. Research in Organizational Change & Development, 12, 97-128. Armenakis, A.A., Harris, S.G., & Mossholder, K. (1993). Creating readiness for organizational change. Human Relations, 46, 1-23. Beugelsdijk, S., Slangen, A., & van Herpen, M. (2002). Shapes of organizational change: The case of Heineken Inc. Journal of Organizational Change Management, 15(3): 311-326. Blanchard, K., & Stoner, J., (2004). “Thiếu vắng Tầm nhìn- Một tổ chức không thể trở thành tổ chức hàng đầu”. Leader to Leader, No. 31, Winter. Clair, J.A., & Dufresne, R.L. (2004). Playing the grim reaper: How employees experience carrying out a downsizing. Human Relations, 57(12): 1597-1625. Dent, E.B., & Galloway Goldberg, S. (1999). Challenging resistance to change. Journal of Applied Behavioral Science, 35(1): 25-41. 6
- Dutton, J.E., Ashford, S.J., O'Neill, R.M., & Lawrence , K.A. (2001). Moves that matter: Issue selling & organizational change. Academy of Management Journal, 44(4): 716- 736. Fox, S., & Amichai-Hamburger, Y. (2001). The power of emotional appeals in promoting organizational change. Academy of Management Executive, 15(4): 84-95. Frohman, A.L. (1997). Igniting organizational change from below: The power of personal initiative. Organizational Dynamics, 25(3): 39-53. George, J.M., & Jones, G.R. (2001). Towards a process model of individual change in organizations. Human Relations, 54(4): 419-444. Gersick, C.G. (1991). Revolutionary change theories: A multilevel exploration of the punctuated equilibrium paradigm. Academy of Management Review, 16(1): 10-36. Gill, R. (2003). Change management - or - Change leadership? Journal of Change Management, 3(4): 307-318. Goodman, P.S. & Rousseau, D.M. (2004). Organizational change that produces results: The linkage approach. Academy of Management Executive, 18(3): 7-19. Kotter, J., & Bennis, W., “Tư duy lại lãnh đạo: Trở thành Lãnh đạo của các Lãnh đạo và Các Nền Văn hóa và Các Liên minh”. trong Rowan Gibson, Warren G. Bennis (Ed.) Tư duy lại Tương lai. VAPEC (2002). Kotter, J.P. (1996). Leading Change. Boston : Harvard Business School Press. Nguyễn Hữu Lam, (1997) “Đổi mới và phát triển tổ chức” - trong Hành vi Tổ chức, Nhà xuất bản Giáo dục. Isabella, L.A. (1990). Evolving interpretations as a change unfolds: How managers construe key organizational events. Academy of Management Journal, 33(1): 7-41. Johnson, S. (1998). Who Moved My Cheese? New York: Putnam. Kilmann, R.H., & Mitroff, I.I. (1979). Problem defining & the consulting/intervention process. California Management Review, 21(3): 26-33. Leana, C.R., & B. Barry. (2000). Stability & change as simultaneous experiences in organizational life. Academy of Management Executive, 25(4): 753-759. Marshak, R.J. (2002). Changing the language of change: How new contexts & concepts are challenging the ways we think & talk about organizational change. Strategic Change, 11(5), 279-286. Morrison, E.W., & Wolfe, F.J. (2000). Organizational silence: A barrier to change & development in a pluralistic world. Academy of Management Review, 25(4): 706-725. Myerson, D. (2003). Tempered Radicals: How everyday leaders inspire change at work. Boston: Harvard Business School Press. Nadler, D.A., & Tushman, M.L. (1989). Organizational frame bending: Principles for managing reorientation. Academy of Management Executive, 3(3): 194-204. Ogilvie, J.R., & Stork, D. (2003). Starting the HR & change conversation with history. Journal of Organizational Change Management , 16(3): 254-271. Piderit, S.K. (2000). Rethinking resistance & recognizing ambivalence: A multidimensional view of attitudes toward an organizational change. Academy of Management Review, 25(4): 783-794. 7
- Quinn, R.E., Spreitzer, G.M., & Brown, M.V. (2000). Changing others through changing ourselves: The transformation of human systems. Journal of Management Inquiry, 9(2): 147-164. Quy , N.H. (2001). Time, temporal capability, & planned change. Academy of Management Review, 26(4): 601-623. Reger, R.K., Gustafson, L.T., Demarie, S.M., & Mullane, J.V. (1994). Reframing the organization: Why implementing total quality is easier said than done. Academy of Management Review, 19(3), 565-584. Reichers, A.E., Wanous, J.P., & Austin , J.T. (1997). Underst&ing & managing cynicism about organizational change. Academy of Management Executive, 11(1): 48-59. Rousseau, D.M. (1996). Changing the deal while keeping the people. Academy of Management Executive, 10(1): 50-59. Skinner, D. (2004). Evaluation & change management: Rhetoric & reality. Human Resource Management Journal, 14(3): 5-19. Stensaker, I. , Falkenberg, J., Myer, C.B., & Haueng, A.C. (2002). Excessive change: Coping mechanisms & consequences. Organizational Dynamics, 31(3): 296-312. Strebel, P. (1994). Choosing the right change path. California Management Review, 36(2): 29-51. Tushman, M.L., & O'Reilly, C.A. (1996). Ambidextrous organizations: Managing evolutionary & revolutionary change. California Management Review, 38(4): 8-30. Van de Ven, A.H., & Poole , M.S. (1995). Explaining development & change in organizations. Academy of Management Review, 20(3): 510-540. Charlotte Beers at Ogilvy & Mather Worldwide (A): HBS Case # 9-495-031 Quy Nguyen Huy. In Praise of Middle Managers, Harvard Business Review, Sepetember, 2001. HBS Reprint # R0108D Jick, T. Implementing Change, HBS Case # 9-491-114 Jick, T. Note on the Recipients of Change, HBS Case # 9-491-039 Kegan, R., & Lahey, L. L. The Real Reason People Won't Change, Harvard Business Review, November, 2001. HBS Reprint # R0110E Beer, M., Eisenstat, R.A., & B. Spector. Why Change Programs Don't Produce Change, Harvard Business Review, November-December, 1990. HBS Reprint # 90601 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình quản trị học đại cương part 2
19 p | 1270 | 641
-
Bài giảng marketing
0 p | 1230 | 494
-
Bài giảng Thay đổi và phát triển tổ chức: Chương 1 - TS. Trương Thị Lan Anh
39 p | 641 | 68
-
Đề cương quản trị sự thay đổi (ĐH Hoa Sen) - Chương 2
19 p | 240 | 60
-
Đề cương quản trị sự thay đổi (ĐH Hoa Sen) - Chương 1
31 p | 270 | 50
-
Bài giảng Quản trị Marketing: Chương 7 - Lê Cao Thanh
30 p | 149 | 46
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 8 - GV. Trần Đăng Khoa
19 p | 114 | 15
-
Các chương trình quản lý phòng máy hiện nay ở Việt Nam - 1
25 p | 115 | 9
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Quản trị kinh doanh thương mại – ĐH Đà Nẵng
8 p | 61 | 5
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Kế toán – ĐH Đà Nẵng
6 p | 62 | 3
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Ngoại thương – ĐH Đà Nẵng
8 p | 51 | 2
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Quản trị kinh doanh tổng quát – ĐH Đà Nẵng
8 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn