intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Pháp luật về kinh doanh bất động sản

Chia sẻ: Mini Trump | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:58

866
lượt xem
315
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chuyên đề: Pháp luật về kinh doanh bất động sản" nhằm trình bày với các bạn nội dung chính sau đây: pháp luật về kinh doanh BĐS, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, dân sự, đầu tư, xây dựng, thương mại và doanh nghiệp. Tham khảo chuyên đề bên dưới để biết nội dung chi tiết nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Pháp luật về kinh doanh bất động sản

  1. Chuyên đề: Pháp luật về kinh doanh bất động sản 1. Pháp luật về kinh doanh bất động sản 2. Pháp luật về đất đai 3. Pháp luật về nhà ở 4. Pháp luật về dân sự 5. Pháp luật về đầu tư 6. Pháp luật về xây dựng 7. Pháp luật về thương mại 8. Pháp luật về doanh nghiệp
  2. Pháp luật về đất đai  Luật đất đai năm 2003;  Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai;  Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
  3. Các nội dung chính của Luật đất đai liên quan đến Kinh doanh bất động sản  Luật ĐĐ năm 1988 (chưa công nhận thị trường QSDĐ); Luật ĐĐ năm 1993 (công nhận đất đai có giá trị), Luật ĐĐ sửa đổi, bổ sung năm 1999, Luật ĐĐ sửa đổi, bổ sung năm 2001.  Điểm mới của Luật đất đai năm 2003 (12 chương, 145 điều): - Tăng cường phân cấp cho UBND các cấp giao đất, cho thuê đất; - Phân cấp thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất, - Quy định cho người sử dụng đất có nhiều quyền hơn đối với đất đai.
  4. Phạm vi điều chỉnh - Quyền và trách nhiệm của Nhà nước (đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai) - Chế độ quản lý và sử dụng đất - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
  5. Đối tượng áp dụng  Các cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của Nhà nước;  Người sử dụng đất;  Các đối tượng khác có liên quan đến quản lý, sử dụng đất
  6. Một số khái niệm cơ bản  Giao đất là việc NN trao QSDĐ bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.  Cho thuê đất là việc NN trao QSDĐ bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.  Công nhận QSDĐ đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc NN cấp GCN QSDĐ lần đầu cho người đó.  Nhận chuyển QSDĐ là việc xác lập QSDĐ do được người khác chuyển QSDĐ thông qua chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ hoặc góp vốn bằng QSDĐ mà hình thành pháp nhân mới.  Thu hồi đất là việc NN ra quyết định hành chính để thu lại QSDĐ hoặc thu lại đất đã giao.  GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người SDĐ để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của SDĐ.
  7. Sở hữu đất đai  Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.  Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: + Quyết định mục đích SDĐ thông qua việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ; + Quy định hạn mức giao đất và thời hạn SDĐ; + Giao đất, cho thuê đất, thu hồi, cho phép chuyển mục đích sử dụng; + Định giá đất; + Điều tiết các nguồn lợi từ đất (thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế sử dụng, thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ; + Trao QSDĐ cho người sử dụng thông qua việc giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; + Quy định quyền và nghĩa vụ của người SDĐ.
  8. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất  UBND cấp tỉnh quyết định: giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.  UBND cấp huyện quyết định: giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.  UBND cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.  Các cơ quan trên không được ủy quyền.
  9. Lựa chọn hình thức sử dụng đất đối với trường hợp thực hiện DAĐTXD nhà ở để cho thuê  Nhà đầu tư là tổ chức kinh tế trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được lựa chọn hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để thực hiện dự án xây dựng nhà ở để cho thuê.  Nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được lựa chọn hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để thực hiện dự án xây dựng nhà ở để cho thuê.
  10. Đất được tham gia TTBĐS  Đất mà pháp luật cho phép người sử dụng đất có một trong các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ;  Đất thuê mà trên đó có tài sản được pháp luật cho phép tham gia vào TTBĐS. ( Chia đất làm 3 nhóm: đất NN, đất phi NN, đất chưa sử dụng và cho phép các loại đất này nếu được chuyển nhượng thì đều được tham gia TTBĐS)
  11. Điều kiện để đất tham gia TTBĐS  Đất được tham gia thị trường bất động sản nếu người sử dụng đất đó có đủ các điều kiện: - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất.  Đối với trường hợp đất mà Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư thì phải đầu tư vào đất theo đúng dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
  12. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất  Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp được Nhà nước giao đất: không thu tiền sử dụng đất; có thu tiền sử dụng đất;  Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế: sử dụng đất thuê; nhận chuyển nhượng QSDĐ, chuyển mục đích sử dụng đất  Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở NN, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất
  13. Chuyển quyền sử dụng đất  Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ phải có HĐ;  Tặng cho, thừa kế QSDĐ phải có văn bản;  HĐ hoặc văn bản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại VP đăng ký QSDĐ;  DN chuyển QSDĐ thì HĐ phải có công chứng.  Khi chuyển QSDĐ, người sử dụng đất phải có giấy tờ hợp lệ về QSDĐ theo PL.
  14. Luật nhà ở  Pháp lệnh nhà ở năm 1991 (chưa quy định về quản lý nhà nước về nhà ở, sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, nhà ở đối với người người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài, các giao dịch về tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, đổi nhà ở, uỷ quyền quản lý nhà ở...)  Luật nhà ở năm 2006: 153 điều, 9 chương.  Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở;  Thông tư 05/2006/TT-BXD ngày 1/11/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
  15. Phạm vi điều chỉnh Quy định về: - Sở hữu, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở. - QLNN về nhà ở Nhà ở trong Luật là CTXD với mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
  16. Điều kiện để cấp GCN QSHNƠ  Thuộc đối tượng được sở hữu nhà: - Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; - Người VN định cư ở nước ngoài; - Tổ chức, cá nhân NN.  Có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua bán, tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  17. Thẩm quyền cấp GCNQSHNƠ  UBND cấp tỉnh cấp GCNQSHNƠ cho tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì UBND cấp tỉnh cấp GCNQSHNƠ.  UBND cấp huyện cấp GCNQSHNƠ cho cá nhân.
  18. Yêu cầu của dự án phát triển nhà ở DAPTNƠ gồm: DAPTNƠ thương mại, DAPTNƠ xã hội, DAPTNƠ công vụ.  DAPTNƠ phải phù hợp với QHXD, chương trình phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương;  Bảo đảm yêu cầu ĐTXD đồng bộ giữa nhà ở và hệ thống HTKT, HTXH.  Kiến trúc nhà ở phải thể hiện theo từng loại nhà cụ thể;  Phải được thẩm định khi phê duyệt và phải được kiểm định về chất lượng trước khi đưa vào sử dụng.  CĐT phải thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án đã được phê duyệt. Nếu thay đổi nội dung, tiến độ của dự án thì CĐT phải báo cáo và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận.
  19. Chủ đầu tư DAPTNƠ thương mại  Chủ đầu tư bao gồm: DN trong nước theo LDN; Nhà đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư theo Luật Đầu tư; HTX được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật HTX.  Điều kiện của CĐT DAPTNƠ thương mại: - Phải có đăng ký kinh doanh bất động sản hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật; - Có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 15% TMĐT của dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 20% TMĐT của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên.
  20. Mua bán, cho thuê nhà ở thương mại  Phương thức mua bán, cho thuê nhà ở thương mại được thực hiện thông qua hình thức trả tiền một lần hoặc trả chậm, trả dần.  Trường hợp CĐT huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Tổng số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở cho người có nhu cầu không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng.  Giá mua bán, cho thuê, phương thức thanh toán do các bên thoả thuận trong hợp đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
30=>0