YOMEDIA
ADSENSE
Chuyên đề thực tập: Vai trò của Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
711
lượt xem 175
download
lượt xem 175
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật đến với cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Pháp luật chỉ phát huy tác dụng trong đời sống xã hội khi việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi trọng và làm cho mọi người biết, thực hiện một cách có hiệu quả.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề thực tập: Vai trò của Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I - QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THÔNG TIN..................................................3 1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin..............................................3 2. Nguồn thu thập thông tin..............................................................................4 II - VAI TRÒ CỦA SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT..................15 III - NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................19 1. Về hiệu quả đạt được.................................................................................19 2. Một số tồn tại, khó khăn và nguyên nhân........................................................20 3. Những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật..............................................................................21 4. Kiến nghị, đề xuất.........................................................................................22
- 2 LỜI MỞ ĐẦU Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật đến với cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân… Pháp luật chỉ phát huy tác dụng trong đời sống xã hội khi việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi trọng và làm cho mọi người biết, thực hiện một cách có hiệu quả. Chính vì vậy tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác rất được Đảng, Nhà nước, nhân dân dành sự quan tâm đặc biệt. Quan điểm đó đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc từ ngay trong nhưng Đại hội đầu tiên và tiếp tục được coi trọng, phát huy cho đến tận bây giờ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần V (1982) đã nêu: “Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật”. Hải Phòng với vị trí chiến lược, là một cảng lớn của miền Bắc, là đô thị loại I cấp quốc gia, là đầu mối giao thông quan trọng đang từng bước “chuyển mình” mạnh mẽ. Để đạt được mục tiêu đó phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp luật của mỗi người dân. Do vậy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn là nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là thách thức lớn đối với cơ quan tư pháp các cấp của thành phố. Để pháp luật đến được với cuộc sống của nhân dân thì Sở pháp có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Hàng năm, Sở Tư pháp đều tham mưu cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PHCTPBGDPL) thành phố ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật và ra các văn bản hướng dẫn các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, Hội đồng PHCTPBGDPL các quận, huyên, thị xãvà các doanh nghiệp trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch tỏ chức triển khai thực hiện ở đơn vị địa phương mình.
- 3 Vì những lý do trên nên em chọn vấn đề “Vai trò của Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật” đề tài nghiên cứu cho Chuyên đề thực tập. Về kết cấu, ngoài lời mở đầu, chuyên đề còn có 3 phần chính là: - Phần thứ nhất - “Quá trình tìm hiểu thông tin”. Trong đó có trình bày: + Thời gian và phương pháp thu thập thông tin; + Nguồn thu thập thông tin; + Các thông tin thu thập được: Khái niệm về “tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật”; Các hình thức "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật" chủ yếu được thực hiện ở Hải Phòng và những thành tích đạt được. - Phần thứ hai - Vai trò của Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (Kết quả xử lý nhưng thông tin thu thập được). - Phần thứ 3 - Nhận xét và kiến nghị: + Những kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Hải Phòng; +Một số tồn tại, khó khăn và nguyên nhân; + Những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; + Kiến nghị, đề xuất. I- QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THÔNG TIN:
- 4 1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin: Sau 3 tháng thực tập tại Phòng Tuyên truyền pháp luật – Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, được nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo, tra cứu thông tin trên mạng cũng như trực tiếp tham gia một số công vi ệc, hoạt đ ộng tuyên truyền phổ biến pháp luật của phòng, đồng thời được các cán bộ trong phòng TTPL tận tình hướng dẫn; Bằng những phương pháp thu thập thông tin em đã được học trên trường và sự chỉ dẫn của anh chị trong phòng em đã thu thập, nghiên cứu, sàng lọc các thông tin, số liệu để hoàn thành chuyên đề này. Cụ thể là những phương pháp sau: a) Phương pháp tổng hợp thống kê: bằng phương pháp này em đã tổng hợp thống kê các số liệu liên quan đến công tác PBGDPL của các sở ban ngành… đóng trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong 5 năm (từ năm 2003 đến năm 2007). Qua đó hiểu được một cách khái quát về công tác TTPBGDPL trên địa bàn toàn thành phố. b) Phương pháp so sánh: so sánh những thông tin, số liệu đã được tổng hợp thống kê giữa các năm, giữa các cơ quan, đoàn thể đã tham gia vào công tác TTPL. Qua đó, thấy được công tác PBGDPL đã đ ược th ực hi ện t ốt ở năm nào; các đơn vị, tổ chức nào làm tốt; những tổ chức nào ch ưa th ực hiện tốt và là cở sở để phân tích các thông tin đã thu thập được. c) Phương pháp phân tích: phương pháp này giúp ta phân tích tình hình công tác PBGDPL để thấy được những mặt, kết quả đã đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến công tác PBGDPL. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục và đề ra những biện pháp th ực hiện kh ả thi v ới tình hình của địa phương mình. 2. Nguồn thu thập thông tin: Để hoàn thành chuyên đề, em đã tìm hiểu các hoạt động TTPL cụ th ể qua thực tiễn cùng với sự hướng dẫn của các cán bộ trong phòng TTPL và qua những tài liệu mà bản thân đã thu th ập được. Sau đây là nh ững ngu ồn tài liệu chính mà em sử dụng:
- 5 a) Tài liệu tham khảo: -Sổ tay tuyên truyền viên; b) Văn bản pháp luật: - Chỉ thị 32/CT-TW ngày 9/12/2003 của ban bí th ư Trung ương Đảng v ề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. - Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 về phê duy ệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến 2007. - Quyết định số 212/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 về phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. - Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007, 2008 - thành phố Hải Phòng. - Một số quyết định, chỉ thị… của thành phố Hải Phòng về vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. c) Những số liệu thực tiễn: - Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết đinh số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 về phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến 2007. -Báo cáo tổng kết hằng năm (2006,2007,2008) công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của phòng TTPL – Sở Tư pháp. - Trang Web haiphong.gov.vn; luatvietnam. 3. Các thông tin thu thập được: 3.1. Khái niệm về "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật": Cho đến nay chưa có định nghĩa chính thức về "tuyên truy ền, ph ổ bi ến, giáo dục pháp luật" và việc sử dụng cụm từ này trên th ực t ế cũng ch ưa có s ự thống nhất.Thực chất, "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật" là m ột cụm từ ghép gồm ba từ là: "tuyên truyền pháp luật", "phổ bi ến pháp lu ật" và
- 6 "giáo dục pháp luật". Tuy nhiên, ở đây ta ch ỉ tìm hiểu khái ni ệm chung cho c ả cụm từ "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật". Hiện nay, cụm từ "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật" được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là việc giới thiệu, truyền bá pháp luật cho đối tượng nh ằm nâng cao tri th ức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. Theo nghĩa rộng: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác, lĩnh vực bao gồm tất cả các công đoạn như: Định hướng công tác; Lập chương trình, kế hoạch; kiểm tra đôn đốc, uốn nắn, s ơ kết, t ổng k ết, đúc rút kinh nghiệm… về tuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong chuyên đề nay, cụm từ "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật" được sử dụng theo cả hai nghĩa nêu trên. 3.2. Hình thức "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp lu ật" ch ủ y ếu được thực hiện ở Hải Phòng và những thành tích đạt được: a) Tuyên truyền pháp luật trực tiếp tại các hội nghị, lớp tập huấn: Trong 5 năm (2003 – 2007), các ngành, các cấp, các tổ ch ức đoàn th ể t ừ thành phố đến xã, phường, thị trấn đã tổ chức nhiều Hội nghị, lớp tập huấn cho hàng vạn lượt người tham dự. Trong đó, Sở Tư pháp với tư cách là c ơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và giới thiệu các văn bản pháp luật mới có đ ối tượng, phạm vi rộng cho cán bộ chủ chốt các Sở, Ban , Ngành, các tổ ch ức, đoàn thể và quận,huyện, thị xã và cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phường, xã, thị trấn.Một số địa phuơng tổ chức nhiều hội nghị, lớp tập huấn tuyên truy ền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: Quận Kiến An tổ chức 812 hội nghị, lớp tập huấn, họp nhân dân cho 10.284 lượt người dự; Quận Lê Chân tổ chức 868 hội nghị, lớp tập huấn cho 63.541 lượt người dự; Quận Ngô Quyền tổ chức
- 7 542 hội nghị, lớp tập huấn cho 63.660 lượt người dự; Huyện Thuỷ Nguyên tổ chức 473 hội nghị, lớp tập huấn cho 6.909 lượt người dự; Huyện Tiên Lãng tổ chức 456 hội nghị, lớp tập huấn cho 49.300 lượt người dự… Đặc bi ệt, th ực hi ện D ự án “ Nâng cao năng l ực ph ổ bi ến, giáo d ục pháp lu ật và công tác hoà gi ải c ơ s ở ở H ải Phòng” thuộc d ự án VIE/02/015 đ ượ c B ộ T ư pháp và UNDP phê duy ệt, S ở T ư pháp thành ph ố đã tổ ch ức thành công 6 h ội ngh ị: H ội ngh ị t ập hu ấn v ề nghi ệp v ụ hoà gi ải ở c ơ s ở và H ội ngh ị t ập hu ấn nghi ệp v ụ công tác ph ổ bi ến, giáo dụ c pháp lu ật cho g ần 2.500 cán b ộ T ư pháp, hoà gi ải viên, báo cáo viên và tuyên truy ền viên pháp lu ật ở 218 ph ường, xã, th ị tr ấn… góp ph ần nâng cao ki ến th ức pháp lu ật cho hoà gi ải viên đ ồng th ời, t ạo s ự chuy ển bi ến rõ rệt trong ho ạt đ ộng hoà gi ải ở c ơ s ở. Sở Tư pháp tổ chức tập huấn: Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Phá sản; Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự, dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân, Nghị định 158/2006/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký… cho cán bộ các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, đoàn thể và huyện, quận, thị xã, Báo cáo viên pháp luật thành phố, huyện, quận, thị xã và cán bộ Tư pháp - Hộ t ịch. Tri ển khai th ực hi ện “Đề án chỉ đạo điểm các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay”, từ năm 2005 đến 2007, Sở Tư pháp đã tổ chức triển khai thí điểm tại 3 xã Trường Thọ - huy ện An Lão, xã Tiên Tiến - huyện Tiên Lãng và xã Đại Hợp - huy ện Ki ến Thu ỵ với nhiều hình thức tuyên truyền mới, sáng tạo như tổ chức thi tuyên truyền pháp luật, mở hòm thư giải đáp pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý l ưu đ ộng, ký cam kết không vi phạm pháp luật, phát miễn phí t ờ g ấp pháp lu ật… b ước đầu thu được nhiều kết quả khả quan, đang tiếp tục nghiên cứu để nhân rộng
- 8 các hình thức tuyên truyền có hiệu quả đến các ph ường, xã, th ị tr ấn trên toàn thành phố. b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp lu ật thông qua vi ệc biên so ạn và phát hành các loại tài liệu: Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể ở Hải Phòng đã in, phát hành: Hàng chục đầu sách pháp luật; Hàng trăm bộ đề cương giới thiệu nội dung các văn bản pháp luật mới do Trung ương ban hành; Hàng chục vạn tờ gấp pháp luật về phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS…; Cung cấp hàng nghìn cuốn văn bản pháp luật tại các hội nghị, lớp tập huấn pháp luật… phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, nhân dân ở cơ sở. - Sở Tư pháp biên soạn và xuất bản 3 đầu sách: “Nghiệp vụ về soạn thảo và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật”, “ Hệ thống hoá Văn bản quy phạm pháp luật thành phố Hải Phòng năm: 2003, 2004, 2005, 2006”, “Trợ giúp pháp lý ở Hải Phòng”; In hàng trăm bộ đề cương giới thiệu nội dung các văn bản pháp luật mới do Trung ương ban hành; Gần 2.000 cuốn dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự, dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Hàng vạn tờ gấp pháp luật về phòng, chống tội phạm, phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS; Cung cấp hàng nghìn cu ốn văn b ản pháp lu ật nh ư: Lu ật b ầu c ử đ ại bi ểu H ội đ ồng nhân dân, Lu ật T ổ ch ức H ội đ ồng nhân dân và U ỷ ban nhân dân, Lu ật Đ ất đai, Luật Phá s ản, Lu ật Biên gi ới qu ốc gia … tại các hội nghị, lớp tập huấn pháp luật và trang bị đến các cơ quan, đơn vị, cơ sở. - Các qu ận,huy ện, th ị xã cung c ấp tài li ệu pháp lu ật do các c ơ quan, t ổ ch ức ở địa phương biên soạn như tài liệu hướng dẫn thực hiện pháp luật bằng hình th ức tờ g ấp, sách b ỏ túi và mua sách pháp lu ật t ại các hội ngh ị, lớp tập huấn pháp luật… phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương. Quận Hồng Bàng phát hành trên 50.000 tờ gấp với nhiều nội dung văn bản pháp luật như 30.000 tờ gấp pháp luật với nội dung “Những điều cần biết về cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII”, 1.500 tờ gấp pháp luật v ề Luật Nghĩa vụ quân sự; tờ gấp về An toàn giao thông đường bộ; tờ gấp về
- 9 thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp giấy phép xây dựng; phòng chống ma tuý… Quận Ngô Quyên phát hành 10.000 tờ gấp pháp luật; Quận Lê Chân phát hành h ơn 4.000 t ờ g ấp pháp lu ật; Đoàn Thanh niên Quận Hải An phát hành trên 5.000 tờ gấp pháp luật về phòng chống mại dâm; Huyện An Lão phát hành 80.000 tờ gấp pháp luật các lo ại; Huy ện Thu ỷ Nguyên phát hành được 9.000 bộ đề cương tuyên truyền pháp luật; Các qu ận, huyện: Kiến An, Kiến Thuỵ, An Dương, Vĩnh Bảo… cung cấp hàng nghìn tài liệu pháp luật các loại đến cán bộ và nhân dân ở cơ sở. c) Giáo dục pháp luật trong các trường học: Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục quận, huyện đều tổ chức các Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân giảng dạy pháp lu ật. Chỉ đạo, hướng dẫn, đảm bảo chương trình học các môn có nội dung pháp luật theo đúng chương trình; Duy trì hoạt động các Câu lạc b ộ "Đ ội tuyên truyền măng non" ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, "Tuyên truyền xung kích thanh niên" ở cấp trung học phổ thông; Tổ chức thi sáng tác tiểu ph ẩm, báo tường ở từng trường; Tổ chức Hội trại truyền thông về phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, tội phạm theo định kì 2năm/lần thu hút hàng nghìn học sinh, sinh viên tham gia…Tổ chức các cuộc hội thảo cho hơn 300 cán bộ, giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân giảng dạy pháp luật và gần 1.000 cha mẹ học sinh các trường trọng điểm ở thành phố tham gia (Các Trường Ph ổ thông trung học: Thái Phiên, Lý Thường Kiệt; Các Trường Trung học cơ sở: Chu Văn An, Quang Trung, Lê Lợi, Núi Đèo…). - Sở Nội vụ phối hợp với Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng và Trung tâm chính trị tại quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức; tập huấn cho cán b ộ làm công tác thanh tra, cán bộ lãnh đạo các trường học, bệnh viện, các đơn vị sự nghiệp trên toàn thành phố; mở các lớp trung học hành chính cho cán bộ chính quyền cơ sở; Tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở thành phố.
- 10 - Sở Tư pháp thành phố phối hợp với trường Đại học Luật Hà Nội quản lý 01 lớp Đại học Luật tại chức cho trên 200 cán b ộ chính quy ền c ơ s ở học tại Hải Phòng; quản lý 01 lớp Trung cấp Luật tại Hải Phòng; ph ối h ợp với trường Đại học Hàng hải và Đại học Luật Hà Nội mở 2 l ớp Cao h ọc Luật khoá I tại Hải Phòng cho 16 học viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nòng cốt tại Hải Phòng; Huy ện Thuỷ Nguyên đã ph ối h ợp với trường Đại học Luật Hà Nội quản lý 01 lớp Trung cấp Luật, góp phần nâng cao trình độ cho trên 100 cán bộ chính quyền cơ sở. d) Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương ti ện thông tin đ ại chúng và hệ thống truyền thanh công cộng: - Báo Hải Phòng thường xuyên giới thiệu nội dung văn bản pháp luật mới ban hành, giải đáp pháp luật, hộp thư bạn đọc trên báo Hải Phòng h ằng ngày, Hải Phòng cuối tuần và Báo Hải Phòng dành cho ngoại thành, hải đảo. Từ tháng 7 năm 2003, Báo Hải Phòng phối hợp với Sở Tư pháp thành ph ố phát hành Phụ trươ ng "Pháp luật thành ph ố Hải Phòng " vào thứ năm h ằng tu ần, n ội dung, chất lượng ngày càng được nâng cao ; Đặc biệt, từ tháng 10/2007, Phụ trương “Pháp luật thành phố Hải Phòng” đã tăng thêm 2 trang đăng công khai văn bản pháp luật của thành phố (thành 4 trang) đã phát huy tác dụng tốt, được đông đảo bạn đọc hoan nghênh, tìm đọc. - Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng duy trì các chuyên m ục: Bạn nghe đài, Hộp thư Truyền hình, Pháp luật và cuộc sống, An ninh Hải Phòng và chương trình phát thanh vào sáng thứ ba và sáng thứ năm h ằng tuần… phản ánh tình hình thi hành pháp luật ở địa phương có tác dụng nhanh, kịp thời, phạm vi tuyên truyền rộng khắp. Báo An ninh Hải Phòng thường xuyên giới thiệu nội dung văn bản pháp luật, thông tin về tình hình thi hành pháp luật ở địa phương đến cán bộ, chiến sĩ và nhân dân . Tính từ ngày 1/1/2003 đến 31/10/2006, Báo đã giới thiệu tóm tắt 2280 văn bản Luật; đăng tải 1.300 tin bài trong các chuyên mục “Chuyện cảnh giác”, “Điều tra theo đơn thư bạn đọc”, “Cảnh báo tai nạn giao thông” “Vấn đề dư luận quan tâm”… được đông đảo người dân quan tâm khai thác tìm hiểu.
- 11 - Công an Thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo hình, báo nói và cổ động trực quan. Trong 5 năm qua, Công an thành phố đã cung cấp 561 phóng sự, 2.700 tin, 857 bài và 403 ảnh cho các cơ quan thông tấn báo chí. - Thành đoàn Hải Phòng phát hành băng catsét về phòng, chống ma tuý; Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và Sở Văn hoá-Thông tin tổ chức phát hành hàng nghìn băng cátsét tuyên truyền phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII. - Trong 5 năm qua, hệ thống loa truyền thanh công cộng ở cơ sở hoạt động có hiệu quả kịp thời. Đài truyền thanh công cộng của xã, phường, thị trấn đã tích cực phối hợp với Công an quận, huyện, thị xã, Phòng Tư pháp, Phòng Văn hoá - Thông tin biên soạn nội dung, thông báo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương, đảm bảo mỗi năm phát hàng nghìn buổi với thời l ượng từ 15 đ ến 30 phút một buổi. Các huyện: An Lão, Thuỷ Nguyên, quận Hải An duy trì thường xuyên việc phát trên hệ thống truyền thanh mỗi ngày 2 buổi, v ới th ời lượng từ 15 đến 20 phút/buổi; Quận Ngô Quyền, Quận Hồng Bàng duy trì thường xuyên việc phát trên hệ thống truyền thanh với th ời lượng từ 30 đ ến 50 phút/ngày; Các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dương, Kiến Thuỵ, Cát Hải, thị xã Đồ Sơn, quận Kiến An, quận Lê Chân duy trì th ường xuyên việc phát trên hệ thống truyền thanh với thời lượng trung bình 15 phút/ngày. Đặc bi ệt, năm 2007, huyện Tiên Lãng đã xây dựng nội dung tuyên truy ền pháp lu ật qua đĩa CD phát rộng rãi tới các xã, thị trấn với tổng số 138 đĩa, nội dung tuyên truy ền phong phú, gần gũi với đời sống nhân dân. e) Phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức thi tìm hi ểu pháp luật: - Công an thành phố đã tích cực lồng ghép những nội dung pháp luật vào các cuộc thi nghiệp vụ như Thi điều tra viên giỏi, trinh sát phòng chống ma tuý giỏi, tổ chức Hội thi nghiệp vụ Công an xã giỏi năm 2003, 2004. Các cuộc thi trên đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao trình độ nhận thức và ý thức tôn trọng,
- 12 chấp hàng nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật của lực lượng Công an nhân dân. Đặc biệt, Công an thành phố đã tổ chức cuộc thi “Toàn dân tham gia thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm” thu hút hơn 10.000 bài dự thi và 180 tiểu phẩm, trong đó, có hai tiểu phẩm xuất sắc đoạt giải nhất, nhì toàn quốc được Bộ Công an đánh giá cao. - Sở Giáo dục đào tạo chỉ đạo, các trường tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông, hôn nhân, gia đình và các t ệ n ạn xã h ội … phù hợp với đối tượng là học sinh, sinh viên; Tổ ch ức “Hội trại truy ền th ống v ề phòng, chống Ma tuý-AIDS-Tội phạm” với sự tham gia của 50 đơn vị tham gia… thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia. H ưởng ứng cu ộc thi “Sáng tác thơ tuyên truyền pháp luật” của thành ph ố, Sở Giáo d ục - Đào t ạo đã ban hành Kế hoạch, Thể lệ số 909 tuyên truyền, h ướng dẫn các trường Đ ại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên có trách nhiệm hưởng ứng, tuyên truyền và tham gia cuộc thi. - Các ngành, các quận, huyện, thị xã ngoài việc tích cực hưởng ứng các cuộc thi do Trung ương và thành phố phát động, còn chủ động tổ chức các cuộc thi, hội thi phù hợp với tình hình địa phương như: Quận Ngô Quy ền đã t ổ ch ức cu ộc thi viết và thi ti ểu ph ẩm sân kh ấu v ề "Tìm hi ểu Lu ật giao thông đ ường b ộ" và đã nhận được 20.93 bài d ự thi và 14 ti ểu ph ẩm xu ất s ắc; ngoài ra, qu ận còn phát động các cu ộc thi “Tìm hi ểu Pháp l ệnh phòng ch ống m ại dâm”, “Hoà giải viên giỏi”, “Tìm hi ểu pháp lu ật Công đoàn”; Huy ện Tiên Lãng t ổ ch ức 95 cuộc thi thu hút 77.500 l ượt ng ười tham gia; Huy ện Vĩnh B ảo t ổ ch ức các cuộc thi: “Nhà nông đua tài”, thi tìm hi ểu Lu ật Giao thông đ ường b ộ, B ộ lu ật Lao động, Luật Công đoàn, Lu ật Phòng ch ống ma tuý, tìm hi ểu pháp lu ật trong nhà trường; Th ị xã Đồ Sơn t ổ ch ức cu ộc thi “Tìm hi ểu B ộ lu ật Hình s ự năm 1999”, “Phòng ch ống ma tuý”, “Phòng ch ống t ội ph ạm”, “H ộ t ịch viên giỏi”, Hội thi “Hoà giải viên giỏi”; Hội thi “Cán bộ viên ch ức với pháp lu ật”, “Nông dân với pháp luật”; Huyện Kiến Thuỵ phát động cuộc thi tìm hiểu Luật chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật Phòng chống ma tuý, Luật Giao thông đ ường b ộ
- 13 với trên 20.000 học sinh và thầy cô giáo tham gia; Các ngành, các c ấp đ ều sôi nổi hưởng ứng Hội thi “Bí thư Chi bộ giỏi”, Hội thi “Bí thư Chi đoàn giỏi”; Cuộc thi “Lịch sử phong trào Phụ nữ Hải Phòng quá khứ, hiện tại và tương lai”; Cuộc thi “ Tìm hiểu 75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam”, Thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ…thu hút đông đảo cán bộ, học sinh, sinh viên và nhân dân tham gia. f) Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các Câu lạc bộ: - Liên đoàn Lao động thành phố tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Câu lạc bộ Chủ tịch Công đoàn với 98 hội viên tham gia sinh hoạt 4kỳ/năm để phổ biến chính sách pháp luật liên quan tổ chức Công đoàn. - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố tiếp tục duy trì hoạt động 250 câu lạc bộ với hơn 1.200 h ội viên; Đ ẩy m ạnh ho ạt đ ộng c ủa Câu l ạc b ộ "Gia đình trẻ hạnh phúc", Câu lạc bộ "Phòng, chống tệ nạn xã hội", các đội nhóm văn nghệ xung kích, thanh niên tình nguyện, giáo dục đồng đẳng hội viên, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia. - Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tổ chức xây dựng được gần 50 Câu lạc bộ "Phụ nữ với pháp luật" tại cơ sở thu hút trên 2.000 hội viên tham gia; Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các mô hình "Tổ phụ nữ không sinh con thứ ba", "Gia đình trẻ hạnh phúc", "Sinh con một bề gái", "Mẹ chồng, nàng dâu", "Nhóm nhỏ kế hoạch hoá gia đình, tăng thu nhập vươn lên làm giầu", xây d ựng mô hình "Tổ ph ụ n ữ không có ch ồng, con, h ội viên nghi ện ma tuý và vi ph ạm pháp luật… - Các quận, huyện, thị xã cũng duy trì nhiều mô hình sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Huyện Vĩnh Bảo thành lập Câu lạc bộ gia đình văn hóa, Câu lạc bộ tiền hôn nhân, Câu lạc bộ Tuổi trẻ phòng chống tội phạm… thường xuyên lồng ghép nội dung văn bản pháp luật vào các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ. Quận Hải An thành lập Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” ở phường Tràng Cát tạo điều kiện cho chị em phụ nữ trên địa bàn được trao đổi, nâng cao kiến thức pháp luật cho bản thân.
- 14 g) Xây dựng, quản lý, khai thác thư viện, tủ sách pháp luật: Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của cán bộ và nhân dân, ngoài hệ thống thư viện do Ngành Văn hoá - Thông tin quản lý, thành phố đã hình thành các tủ sách, các ngăn sách pháp luật ở các cơ quan, trường học và Uỷ ban nhân dân các cấp. Các huyện, quận, thị xã và 218/218 xã, phường, thị trấn đều có tủ sách pháp luật được khai thác có hiệu quả. Số lượng đầu sách pháp luật ở một số địa phương như: Tủ sách pháp luật quận Ngô Quyền có 472 đầu sách, ở phường có số lượng trung bình 125 đầu sách/tủ; Quận Kiến An có số lượng trung bình 180 đầu sách/tủ; Quận Hồng Bàng có số lượng trung bình 100 đầu sách/tủ; Huyện Thuỷ Nguyên có số lượng trung bình từ 150 đến 200 đầu sách/tủ; Huy ện Tiên Lãng có s ố l ượng trung bình t ừ 100 đến 150 đầu sách pháp luật/tủ; Quận Lê Chân có số lượng trung bình từ 65 đến 85 đầu sách; Huyện Vĩnh Bảo có số lượng sách từ 50-70 đầu sách pháp luật/tủ; Thị xã Đồ Sơn có số lượng trung bình 50 đầu sách/tủ; Huyện Kiến Thuỵ có số lượng trung bình từ 50 đến 90 đầu sách/tủ; Quận Hải An có số lượng trung bình từ 40 đến 50 đầu sách/tủ … không kể Công báo và các tạp chí, chuyên đề pháp luật; Các trường học phổ thông đạt trên 90% số trường có tủ sách pháp luật; Ngoài ra một số doanh nghiệp ở thành phố cũng đã có tủ sách, ngăn sách pháp luật phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Hàng năm, số đầu sách không ngừng được bổ sung để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân. h) Tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý: - Đoàn Luật sư thành phố hướng dẫn 14 Văn phòng và 04 Chi nhánh Văn phòng Luật sư với 62 luật sư đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật. Năm 2004 và 2005 các Văn phòng và Chi nhánh Văn phòng Luật sư đã thụ lý, giải quyết 667 việc phục vụ kịp thời yêu cầu tố tụng và dịch vụ tư vấn pháp lý ở thành phố. - Thành phố hiện có 04 Trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Hội Luật gia, Liên đoàn Lao động, Hội phụ nữ và Hội Cựu chiến binh với nhiều tư vấn viên pháp luật và hàng trăm cộng tác viên, đã tư vấn cho hơn 1000 trường hợp góp phần tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
- 15 - Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố thuộc Sở Tư pháp có 09 Chi nhánh trợ giúp pháp lý tại các huyện, quận, thị xã và các tổ chức Đoàn thể ở thành phố với 99 Cộng tác viên trợ giúp pháp lý hàng năm trực tiếp trợ giúp pháp lý miễn phí góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của người nghèo, các đối tượng hưởng chính sách xã hội ở địa phương. Đặc biệt, tháng 8/2006, UBND huyện Tiên Lãng đã phê chuẩn đề án “Đem luật về làng” nhằm thí điểm hình thức tuyên truyền theo hướng vừa tuyên truyền, phổ biến pháp luật vừa kết hợp tư vấn, hướng dẫn pháp luật, hoà giải và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyền lợi của công dân. Tính đến tháng 10/2007, UBND huyện đã tổ chức “đem luật” về 25 làng của 12 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện thu hút gần 3.000 lượt người tham dự. - Thành Đoàn Hải Phòng duy trì tốt hoạt động của Văn phòng tư vấn thanh niên; Hội Phụ nữ thành phố trực tiếp tư vấn cho hàng trăm trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài; Uỷ ban nhân dân các c ấp, các S ở, Ban, Ngành và các t ổ chức, đoàn thể như nh ư: Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia, Hội liên hiệp Phụ nữ… thường xuyên chỉ đạo và tổ chức tiếp dân, hướng dẫn người có việc khi đến cơ quan, đơn vị mình thực hiện đúng các quy định của pháp luật. i) Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở: Công tác hoà gi ải c ơ s ở ở H ải Phòng luôn đ ược quan tâm, d ần t ừng bước kiện toàn và không ngừng nâng cao hi ệu qu ả ho ạt đ ộng. Hi ện nay, H ải Phòng có 1.961 Tổ Hoà giải với 9.143 Tổ viên đượ c các Phòng Tư pháp, Ban T ư pháp bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ hoà giải và các văn bản pháp luật mới cho tổ viên tổ hoà giải. Hàng năm, các Tổ hoà giải đã tiếp nhận gần 5.000 vụ việc và hoà giải thành trên 81% vụ việc. Kết quả cụ thể ở một số đơn vị như: Quận Lê Chân có 125 Tổ hoà giải; Huyện Kiến Thuỵ có 140 tổ hoà giải với 827 tổ viên, hoà giải thành đạt 88%; Huyện Thuỷ Nguyên có 348 tổ hoà gi ải, với 1.328 t ổ viên, hoà gi ải thành đạt 86%; Th ị xã Đ ồ Sơn có 64 tổ hoà giải với 239 tổ viên , hoà giải thành đạt 85%; Huyện Vĩnh Bảo có 268 tổ hoà gi ải v ới 1.876 t ổ viên, hoà gi ải thành đạt 80,3%; Qu ận Ngô Quy ền có 125 t ổ hoà gi ải v ới 857 t ổ viên , hoà gi ải thành đạt 69,3 %; Qu ận H ải An có 67 t ổ hoà gi ải v ới 425 t ổ viên, hoà gi ải
- 16 thành đạt 63,13% … Lực lượng hoà giải viên đa phần là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư và có hiểu biết pháp luật. Thông qua công tác hoà giải đã góp phần giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp, xích mích trong cộng đồng dân cư ở cơ sở, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. II- VAI TRÒ CỦA SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT: Sở Tư pháp Hải Phòng với tư cách là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có nhiệm vụ giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố và làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (Hội đồng PHCTPBGDPL) thành phố. Từ năm 2003 đến nay, Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu cho UBND thành phố và Hội đồng PHCTPBGDPL thành phố trong việc chỉ đạo triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2003 đến năm 2007, Sở đã kịp thời tham mưu cho Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng ban hành Chỉ thị số 30/CT-TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục
- 17 pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định số 1222/2007/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân Hải Phòng từ năm 2007 đến năm 2010 nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, rõ rệt trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, nhân dân ở địa phương… Đến nay, 100% các Chi, Đảng bộ trong thành phố đã được quán triệt nội dung các Chỉ thị. Đối với hệ thống chính quyền, đoàn thể: gần như tất cả Sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao đông và 15 quận, huyện đã tổ chức quán triệt tới Lãnh đạo các phòng, ban, Lãnh đạo các xã phường, thị trấn, khối phố và nhân dân bằng các hình thức tổ chức như: lồng ghép tại các hội nghị, cuộc họp, sao gửi tài liệu… Hằng năm, Sở Tư pháp đều tham mưu cho Hội đồng PHCTPBGDPL thành phố ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và ra văn bản hướng dẫn các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể tỉnh, Hội đồng phối hợp các quận, huyện và các doanh nghiệp trực thuộc Trung ương đóng trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện ở đơn vị, địa phương mình. Giúp Hội đồng PHCTPBGDPL thành phố rà soát, kiện toàn lại thành viên Hội đồng, cán bộ pháp chế Sở, ban, ngành; kiện toàn đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật, xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên; chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng PHCTPBGDPL các quận, huyện, thị xã tiến hành kiện toàn, xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên của Hội đồng; chỉ đạo thành lập Hội đồng PHPBGDPL các xã, phường; hoàn thiện đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật cấp quận, huyện; lực lượng Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, phường, khối phố nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, Sở Tư pháp đã phối hợp với một số sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể của thành phố ký các kế hoạch, chương trình phối hợp về PBGDPL như: Kế hoạch giữa Sở Tư pháp – Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố về PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; Phối hợp cùng báo Hải Phòng phát hành đều kì và liên tục nâng cao chất
- 18 lượng Tờ Phụ trương Pháp luật thành phố Hải Phòng (phát hành miễn phí cùng Báo Hải Phòng), phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Phối hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Hải Phòng duy trì, đồng thời tăng thời lượng, nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật (Ví dụ : Trả lời bạn xem truyền hình, Bạn nghe đài, Hộp thư Truyền hình, Pháp luật và cuộc sống, An ninh Hải Phòng) với nhiều hình thức phong phú, sinh động nhằm kịp thời giới thiệu các văn bản pháp luật do Trung ương và Thành phố ban hành có liên quan trực tiếp đến nhân dân… Sở Tư pháp thành phố chủ trì biên tập, phát hành đề cương tuyên truyền, tờ gấp pháp luật, tài liệu pháp luật phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật của các ngành và quận huyện, thị xã triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố. Không chỉ vậy Sở Tư pháp thành phố với tư cách là Thường trực của Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ pháp chế các Sở, ban, ngành và tổ viên tổ hoà giải cơ sở; Phối hợp với Sở Nội vụ, tiếp tục kiện toàn Ban Tư pháp phường, xã, thị trấn và chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vu phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ tư pháp cấp xã. Chủ trì việc hướng dẫn triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn thành phố; Là đầu mối phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, nhân dân ở cơ sở. Tổ chức các hội nghị tập huấn các văn bản pháp luật mới được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành có đối tượng, phạm vị điều chỉnh rộng, liên quan trực tiếp đến đông đảo cán bộ, nhân dân cho cán bộ chủ chốt của thành phố, cán bộ pháp chế của các sở, ban, ngành. Tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Pháp luật về công chứng chứng thực, hộ tịch và các văn bản pháp luật mới được các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và Thành phố ban hành thông qua hình thức như: Tổ chức Hội nghị; In phát hành tờ gấp, đề cương giới thiệu pháp luật; Giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở cơ sở… đến cán bộ, nhân dân toàn thành phố.
- 19 Trong đợt bầu cử dại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các kì, Sở tư pháp Hải Phòng đã tích cực tham gia vào công tác t ổ ch ức, v ận động nhân dân đi bầu cử đạt kết quả tốt, góp phần không nhỏ tạo nên thành công c ủa đ ợt b ầu c ử và đã được thành phố khen thưởng. Trung tâm trợ giúp pháp lý trực thuộc Sở Tư pháp thành phố luôn thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn pháp luật miễn phí cho nhân dân; trợ giúp lưu động tại địa phương thông qua các buổi trực tiếp giới thiệu, tuyên truyền qua các hội nghị, tờ gấp tới tận xã, phường, thị trấn cho đông đảo quần chúng. Sở Tư pháp thành phố phối hợp với trường Đại học Luật Hà Nội th ực hiện công tác đào tạo, quản lý 01 lớp Đại học Luật tại chức cho trên 200 cán bộ chính quyền cơ sở học tại Hải Phòng; quản lý 01 lớp Trung cấp Luật tại Hải Phòng; phối hợp với trường Đại học Hàng hải và Đại h ọc Luật Hà N ội m ở 2 lớp Cao học Luật khoá I tại Hải Phòng cho 16 học viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nòng cốt tại Hải Phòng. Thành uỷ Hải Phòng phát động 2 cuộc thi “Hoà giải viên giỏi” và “Cuộc thi thơ tuyên truyền phát luật” giao cho Sở Tư pháp đảm trách thu hút đông đảo cán bộ, học sinh, sinh viên và nhân dân. Kết quả thu được đã góp phần làm tăng hiểu biết pháp luật của những người tham gia, nâng cao năng lực cho các hoà giải viên; đồng thời đẩy mạnh công tác phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân. Sở Tư pháp còn có trách nhiệm hướng dẫn để các Sở, Ban, Ngành và Hội đồng PHPBGDPL quận, huyện, thị xã triển khai, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Tổ chức đánh giá, kiểm tra việc triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các ngành, các cấp; Phối hợp với Sở Tài chính trong việc lập dự toán kinh phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm ở thành phố; Hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc , khó khăn của các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Như vậy, ta có thể thấy rõ Sở Tư pháp thành phố giữ vai trò chủ đạo, quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở thành phố Hải
- 20 Phòng. Sở không chỉ thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình mà còn đẩy mạnh quá trình xã hội pháp luật của thành phố nói riêng và của đất nước nói chung. III- NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Về hiệu quả đạt được: Có thể khẳng định rằng trong những năm vừa qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở Hải Phòng đã đạt được nhiều kết quả, đánh dấu một bước chuyển biến mạnh mẽ. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai, tổ chức thực hiện tương đối rộng khắp và toàn diện; tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức cũng như hành vi về pháp luật của cán bộ, nhân dân; Tạo dần thói quen sử dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, biết cách sử dụng đúng dắn phương tiện pháp luật trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn