Chuyên đề tốt nghiệp “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010”
lượt xem 126
download
Dân số đóng vai trò hai mặt trong quá trình phát triển. Một mặt dân số là lực lượng tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ cho xã hội. Mặt khác, dân số là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010”
- 1 Chuyên đề tốt nghiệp “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010”
- 2 MỤ C LỤC Đặt vấn đề......................................................................................................... 3 CHƯƠNG I ...................................................................................................... 4 I. Dân số và kế hoạch hoá gia đình(DS&KHHGĐ):....................................... 4 1,2 C.Mác-Ph Ănghen tuyển tập, tập 6 ............................................................... 5 Thời kỳ từ năm 1961 đến năm 1975 ................................................................... 8 Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1984 ................................................................... 8 II: Công tác DS-KHHGĐ. ............................................................................. 10 III. Một số tiêu thức đánh chất lượng công tác DS-KHHGĐ. ..................... 13 CHƯƠNG II ................................................................................................... 14 I.Tình hình thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ ở Việt Nam.(*) ................... 14 1.1 Kết quả đạt đ ược ........................................................................................ 14 2.1.Tình hình thực hiện ................................ .................................................... 18 II.Thực trạng công tác DS-KHHGĐ ở huyện Bảo Y ên tỉnh Lào Cai.......... 19 Bảng số 1................................. ........................................................................ 22 Đối với bậc tiểu học, THCS, lớp học mầm non. ........................................... 26 Đối với bậc trung học phổ thông:................................................................ .. 26 Vị trí, chức năng: ........................................................................................... 31 Nhiệm vụ, quyền hạn: ................................ .................................................... 31 Bảng 6: ................................................................................................ ............ 40 1 Số l ệu UBDS,GĐ&TE huy ện ....................................................................... 40 Bảng 9: Số liệu kết qủa giảm sinh ................................................................... 45 Bảng 9 : Số liệu Phòng Th ống Kê huyện ......................................................... 45 CHƯƠNG III ................................................................................................. 50 I. Các quan điểm và mục tiêu chiến lược dân số ở Việt Nam. ..................... 50 II. Mục tiêu công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên đến năm 2010.............. 52 III. Một số giải pháp cụ thể: ................................ .......................................... 53 IV. Một số kiên nghị: ..................................................................................... 61 Kết Luận ......................................................................................................... 62 Xác nhận của UBND huyện Bảo Yên............................................................ 63
- 3 Đặt vấn đề 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài: D ân số đóng vai trò hai m ặt trong quá trình phát triển. Một mặt dân số là lực lượng tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ cho xã hội. Mặt khác, dân số là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ x ã hội. Ở những nơi tài nguyên và nguồn vốn sẵn có, dân số và lao động khan hiếm, việc tăng dân số và lao động có vai trò thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế. Ngược lại, ở những nơi kém phát triển, dân số đông, trong khi đất đai, tài nguyên và nguồn vốn hạn hẹp thì khó có khả năng sử dụng lao động một cách đầy đủ và có hiệu qủa. Tăng dân số ở những vùng như vậy chỉ làm tăng thêm số người tiêu thụ, hạn chế tích luỹ và do đó tất yếu sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và khó có khả năng nâng cao mức sống cho dân cư. Bảo Yên là huyện miền núi, với khoảng 90% dân số sống ở vùng nông thôn, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại. Tỷ lệ sinh hàng năm còn ở mức cao so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước. Tài nguyên thiên nhiên đặc biệt khan hiếm. Đất có khả năng đưa vào sản xuất(cả đất nông nghiệp, lâm nghiệp) bình quân đ ầu người thấp. Các nguồn vốn đầu tư hàng năm đ ều trông chờ vào nhà nước thông qua các chương trình dự án; Vì vậy thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ(Dân số - kế hoạch hoá gia đ ình), hạn chế mức sinh, giảm áp lực gia tăng dân số tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho dân cư trong giai đoạn này đối với huyện là hết sức cần thiết. Để góp phần vào sự thành công công tác Dân số - KHHGĐ ở địa phương, em xin chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Y ên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu. 2.Nhiệm vụ của đề tài: Trên cở sở nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mac-Lê Nin, của Đảng và Nhà nước ta về công tác Dân số - KHHGĐ, từ đó làm rõ thực trạng công tác DS- KHHGD ở huyện Bảo Y ên, chỉ ra được những việc đã làm được, việc chưa làm được; Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công và hạn chế trong quá trình triển khai các hoạt động của chương trình. Đề ra những giải pháp phù hợp triển khai có hiệu qủa chương trình Mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ ở địa phương. 3.Mục đích – Y êu cầu:
- 4 Đ ề tài phải đảm bảo tính lý luận và thực tiễn cao, đánh giá đứng thực trạng công tác Dân số - KHHGĐ ở huyện và đề ra được những giải pháp phù hợp có thể áp dụng vào trong điều kiện của huyện trong giai đoạn hiện nay. 4.Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp luận chung: Vận dụng những nguyên lý, quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lê Nin của đảng ta vào qúa trình phân tích, đánh giá các mặt hoạt động cụ thể của công tác Dân số -KHHGĐ ở địa phương. * Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê số liệu; Đặc biệt là phương pháp tổng hợp- phân tích so sánh để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5.Kết cấu chuyên đề: N goài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài gồm 3 chương. C hương I: Một số vấn đề lý luận chung. C hương II: Thực trạng công tác DS-KHHGĐ. C hương III: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác DS- KHHGĐ huyện Bảo Y ên đến năm 2010. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. Dân số và kế hoạch hoá gia đình(DS&KHHGĐ): 1. Khái niệm Dân số và KHHGĐ : * Dân số: Là dân cư được xem xét dưới đặc tính quy mô, cơ cấu thì đây chính là dân số .(1) * Kế hoạch hoá gia đình: (KHHG Đ) theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới(WHO): Bao gồm những thực hành giúp cho những cá nhân hay các cặp vợ chồng để đạt được những mục tiêu: Tránh những trường hợp sinh không mong muốn; Đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn; Điều hoà khoảng cách giữa các lần sinh; Chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với tuổi của bố, mẹ. (2) 2.Vai trò của công tác dân số-KHHGĐ đối với sự phát triển của xã hội: V ai trò chủ yếu và quan trọng của công tác Dân số-KHHGĐ là thực hiện 1 Giáo trình Dân số và phát triển- NXB Nông Nghiệp 2003. 2 Tập bài giảng về công tác DS-KHHGĐ của TTDS-TĐHKTQD.
- 5 công tác quản lý dân số thực chất là điều tiết mức sinh thông qua các hoạt động chương trình KHHGĐ để tạo ra quy mô, cơ cấu dân số ổn định phù hợp với điều kiện điạ lý, kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ; Là cở sở quan trọng nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Đồng thời thực hiện tốt công tác Dân số - KHHGĐ còn là cơ sở thực hiện các chính sách xã hội như thực hiện công bằng xã hội, giải quyết các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, giảm được chi phí do hạn chế được mức sinh, tăng tích luỹ cho xã hội, là nguồn lực đáng kể để đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho dân cư. 3. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin, các hội nghị quốc tế và của Đảng, Nhà nứơc ta về công tác Dân số -KHHGĐ: 3.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lê Nin: K hi bàn về quá trình dân số, quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin hoàn toàn đối lập với luận điểm của học thuyết MalThus. Ông cho rằng dân số không đơn thuần chỉ là số dân, m à còn bao hàm cả chất lượng dân cư, hàm chữa những nhân tố nội sinh, có mối quan hệ và chịu tác động đa chiều của các điều kiện tự nhiên và xã hội. Dân số phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tồn tại trong mọi hình thái kinh tế - x ã hội. Dân số và tái sản xuất dân số là một trong những hoạt động cơ b ản của con người. Bản chất của quá trình dân số, như( sinh, tử, di dân) trước hết mang tính kinh tế-xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội chỉ phù hợp với một lượng dân cư nhất định và ông cho rằng: “ Các điều kiện của một xã hội hay nói cách khác là các hình thái kính tế-xã hội chỉ có thể phù hợp với một lượng dân số nhất định. Trong một hình thái kinh tế-xã hội các điều kiện sản xuất, trình độ của lực lượng sản xuất sẽ xác định số lượng tối ưu và tương ứng” (1). Tán thành với quan điểm của chủ nghĩa Mac, Ph Ăng Ghen cho rằng: “ theo quan điểm duy vật nhân tố quyết định trong lịch sử, suy cho cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp, nhưng bản thân sự sản xuất có hai loại. Một mặt sản xuất ra tư liệu trong sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, nhà ở và những dụng cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó. Mặt khác là sản xuất ra chính bản thân con người; là sự truyền giống nòi. Những thiết chế xã hội trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó quyết định. Một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” (2). 1,2 C.Mác-Ph Ănghen tuyển tập, tập 6
- 6 Theo Lê Nin thì “ lực lượng sản xuất hàng đầu của to àn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”(1 ) N hư vậy theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin, dân số phát triển có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều vào chính qúa trình dân số của quốc gia ấy. Các hành vi dân số của mọi cộng đồng dân cư lại tương hợp với một trình đ ộ phát triển kinh tế - xã hội( cả về kinh tế, văn hoá- x ã hội, giáo dục y tế, tâm lý, phong tục tập quán lối sống ….) của chính cộng đồng dân cư ấy.Ph Ăng Ghen chỉ rõ: Xã hội nào làm được việc điều chỉnh sự sinh sản ra con người như đã đ iều chỉnh kinh tế thì mới có thể lãnh đạo chủ động xã hội.(2) 3.2.Quan điểm của các hôị nghị quốc tế: Cho đ ến nay, thế giới đã trải qua 5 kỳ hội nghị quốc tế về vấn đề dân số. Trong đó hai kỳ họp vào năm 1954 tại RoMa(ItaLia) và năm 1965 tại Beôgrat(Nam Tư cũ) mang tính trất chao đổi khoa học chuyên nghành. Ba kỳ họp tiếp theo được Liên Hiệp Quốc tổ chức vào các năm 1974 tại BCucaret(Rumani), năm 1984 tại Mêhicô CiTy(Mêhicô) và năm 1994 tại Cairo(Ai Cập), các hội nghị này đã chuyển hướng từ việc trao đổi thông tin khoa học sang thiết lập các chính sách và chương trình nhằm giải quyết vần đề gia tăng dân số quá nhanh và coi sự bùng nổ dân số như hiện tượng toàn cầu. Quan điểm của các hội nghị này được thể hiện rõ như sau: Hội nghị quốc tế Bcucarét có 136 nước tham gia: Quan điểm nổi bật của nhiều nước đang phát triển tại hội nghị này là: Phát triển là việc tránh thai tốt nhất các nước đang phát triển đã nhận thấy những tác động tiêu cực của sự gia tăng dân số nhanh ngay ở tại quốc gia mình. Đồng thời các quốc gia đang phát triển cũng nhẫn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo sự phân phối công bằng hơn các nguồn lực kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Hội nghị quốc tế Mêhicô CiTy năm 1984, có 146 nước tham gia. Hôị nghị này tiến hành trong giai đoạn khi các chương trình KHHGĐ đã đạt được những thành tựu khá quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giảm sinh và thực hiện quy mô gia đình ít con trên thế giới. V ấn đề trọng tâm tại hội nghị này là tìm kiếm các mô hình thích hợp cho các nỗ lực phát triển kinh tế và KHHGĐ, nhằm đạt đến các mục tiêu dân số của các quốc gia. Hội nghị quốc tế Cai rô năm 1994, có 180 nước tham gia. Hội nghị đề ra 1,2, C.Mac-Ph Ăng ghen tuyển tập, tập 6.
- 7 chương trình hành đ ộng cho 20 năm, vấn đề trọng tâm của chương trình hành động là đề ra chiến lược mới; Trong đó nhấn mạnh đến mới liên hệ tổng thể giữa dân số và phát triển; Đặt ra các mục tiêu đáp ứng các nhu cầu cá nhân của cả phụ nữ và nam giới, chứ không giới hạn bởi các mục tiêu nhân khẩu học thuần tuý, như giảm mức sinh hay thúc đẩy quy mô gia đ ình ít con. N guyên tắc của chương trình hành động khẳng định con người là trung tâm của những mối quan tâm đối với phát triển bền vững; Vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, có giá trị nhất của mọi dân tộc. Quyền phát triển phải được thực hiện để đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia ngay hiện tại và trong tương lai. Loại trừ những hình m ẫu sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững; đồng thời tăng cường các chính sách thích hợp, kể cả các chính sách liên quan đến dân số. Thực hiện công bằng và bình đẳng giới, nâng cao quyền năng cho phụ nữ, loại bỏ tình trạng bạo lực chống lại phụ nữ. Đảm bảo cho phự nữ có khả năng kiểm soát vấn đề sinh đẻ của mình, đây chính là hòn đá tảng của chương trình dân số và phát triển. Các nước cần tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo tiếp cận rộng rãi với các d ịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói chung, trong đó có sức khoẻ sinh sản-KHHGĐ và sức khoẻ tình dục dựa trên cơ sở bình đẳng nam, nữ. Các nguyên tắc cũng khẳng định lại quyền của các cặp vợ chồng và cá nhân được quyền tự quyết định số lần sinh và khoảng cách giữa các lần sinh, đồng thời có quyền được yêu cầu cung cấp các thông tin và các phương tiện KHHGĐ để họ thực hiện điều này. Các nguyên tắc cũng nhấn mạnh gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, nên cần thường xuyên được củng cố, đồng thời công nhận các hình thức khác nhau, tuỳ thuộc theo các nền văn hoá, kinh tế, chế độ chính trị - xã hội khác nhau. 3.3.Quan điểm của đảng và nhà nước ta: N ghị quyết IV, ban chấp hành TW Đ ảng khoá VII chỉ rõ “ sự gia tăng dân số qúa nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt chí tuệ, văn hoá và thể lực của giống nòi. N ếu xu hướng này cứ tiếp tục cứ diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt”. V ì vậy làm tốt công tác Dân số-KHHGĐ, thực hiện gia đình ít con giảm nhanh tỷ lệ phát triển dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số là vấn đề rất quan trọng và bức xúc đối với nước ta. Đ ảng và Nhà nước ta thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo như sau.
- 8 Công tác dân số - KHHGĐ là b ộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế-xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đ ình và của to àn xã hội. G iải pháp cơ bản thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ là vận động, tuyên truyền và giáo d ục gắn liền với đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân; Có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện KHHGĐ. Đ ầu tư cho công tác Dân số-KHHGĐ là đầu tư mang lại hiệu qủa trực tiếp rất cao. Nhà nước cần tăng mức chi ngân sách cho công tác Dân số-KHHGĐ, đồng thời động viên sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. H uy động lực lượng toàn xã hội tham gia công tác Dân số-KHHGĐ, đồng thời phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh để quản lý theo chương trình mục tiêu, đảm bảo cho các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu qủa đến tận người dân. Đ ể đạt được mục tiêu trong thời gian tương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết định là Đ ảng và chính quyền các cấp phải lãnh đ ạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ theo chương trình 4. Khái quát về hệ thống chính sách dân số Việt Nam trong thời gian qua. Theo thời gian, dựa vào đặc điểm tình hình phát triển, có thể chia quá trình hình thành và phát triển chính sách dân số thành 3 thời kỳ: Th ời kỳ từ năm 1961 đ ến năm 1975 Thời kỳ này đất nước tạm bị chia cắt thành hai miền, chương trình dân số và KHHGĐ mới chỉ triển khai ở miền Bắc với những nội dung chủ yếu được Chính phủ ban hành trong ba văn bản quan trọng: - Q uyết định số 216/CP ngày 26 -12-1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. - Chỉ thị số 99/TTg ngày 13-05-1970 của Hội đồng Chính phủ về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. - N gay từ đầu các văn bản đã chú ý tới số lượng, chất lượng dân số và sức khoẻ của nhân dân, hạnh phúc của gia đình: “Vì sức khoẻ của b à mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận trong gia đình và để nuôi dậy con cái chú đ áo”. Th ời kỳ từ năm 1975 đ ến năm 1984 Sau ngày thống nhất đ ất nước, số dân cả nước đã xấp xỉ 48 triệu người, gần gấp đ ôi số dân năm 1955. Trong thời kỳ này, công tác dân số và KHHGĐ
- 9 được triển khai trong phạm vi cả nước, với xu hướng đ ẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch thông qua hai chỉ thị của Chính phủ. - Chỉ thị số 265/CP ngày 12-8-1981 của Hội đồng Chính phủ về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong phạm vi cả nước. - Chỉ thị số 29/HĐBT ngày 12-8-1-1981 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong 5 năm (1981-1985). Sau một thời gian tạm lắng, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch lại được phát động sôi nổi và được triển khai rộng khắp trên toàn q uốc để chuẩn bị cho sự phục hưng nền kinh tế thông qua Đại hội lần thứ IV và thứ V của Đ ảng. Th ời kỳ từ năm 1984 đ ến nay. Trong thời kỳ này, đặc biệt là năm 1993 đến nay, công tác DS-KHHGĐ có bước phát triển vượt bậc và đạt đến đỉnh cao về nội dung, cách làm, kinh phí và tổ chức bộ máy thực hiện. Nhiều văn bản quan trọng về công tác DS-KHHGĐ đã được ban hành, trong đó có các văn bản chủ yếu sau: - Q uyết đ ịnh số 162/HĐBT ngày 18-10 -1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách DS-KHHGĐ . - Nghị đ ịnh số 193/HĐ BT ngày 19-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc của Uỷ ban quốc gia Dân số-KHHGĐ. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đ ảng khoá VII tháng 1-1993 về chính sách DS-KHHGĐ. -Quyết đ ịnh số 270/TTg ngày 3-6-1993 của Thủ tướng Chính phủ về về phê duyệt chiến lược DS-KHHG Đ đ ến năm 2000. -Nghị đ ịnh 42/CP ngày 21-6-1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề nối làm việc của Uỷ ban quốc gia DS- KHHGĐ. Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 6-3-1995 của Ban bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chính sách DS-KHHGĐ. - Chỉ thị số 37/TTg ngày 17 -1 -1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000. N ghị quyết lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương (khoá VII) về chính sách dân số, chiến lược dân số và kế hoạch gia đ ình đến năm 2000; Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 đã đánh d ấu một bước phát triển mới, cao hơn, hệ thống hơn, sấu sắc hơn về tư tưởng của Đ ảng đối với vấn đề dân số. Để tỏ rõ sự quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu về phát triển dân số; Ngày 09 -01-2003 Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh dân số; Ngày 22 -03-2005 Bộ
- 10 chính trị ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; Ngày 10 -01-2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2006/QĐ -TTg ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW cuả Bộ chính trị; Ngày 03-10-2006 Chính phủ ban hành nghị định số 114/2006/NĐ -CP quy định hành vi vi phạm sử phạt hành chính về Dân số, gia đình và Trẻ em. Các văn bản này là mốc quan trọng trên con đường tiến tới mục tiêu ổn định dân số. Các văn bản này phản ánh một cách toàn diện chính sách Dân số Việt Nam, nêu rõ mục tiêu, quam điểm, trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ . II: Cô ng tác DS-KHHGĐ . 1: Những nhóm nhâ n tố ảnh h ưởng tới cô ng tác DS-KHHGĐ Công tác Dân số -KHHGĐ thực chất là quản lý các quá trình dân số, như sinh, chết, di cư, do vậy các nhân tố tác động tới mức sinh, chết, di cư đều ảnh hưởng sâu sắc tới công tác Dân số -KHHGĐ. Để công tác Dân số -KHHGĐ đạt hiệu qủa mong muốn, ta cần hiểu đúng và đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng để có biện pháp tác động phù hợp. 1.1.Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mức sinh: Mức sinh không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng, mà còn chịu ảnh hưởng lớn bởi một loạt yếu tố khác như tuổi kết hôn, khoảng cách giữa các lần sinh, thời gian chung sống của các cặp vợ chồng, ý muốn và số con của các cặp vợ chồng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, địa vị của người phụ nữ trong gia đ ình và xã hội, việc sử dụng các biện pháp tránh thai… 1.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mức chết: Chết là hiện tượng tự nhiên, là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi cơ thể sống. Tuy nhiên mức chết phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là trình độ đạt được về mặt y học. Trong lĩnh vực dân số, sinh và chết là hai yếu tố chủ yếu của quá trình tái sản xuất dân số. Sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; thông thường đối với các nước chậm phát triển, giai đoạn đầu tỷ lệ chết tỷ lệ thuận với tỷ lệ sinh ( mức sinh cao và mức chết cũng cao). Mức chết có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô, cơ cấu dân số/
- 11 1.3. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới di dân: Cùng với sinh và chết, di dân cũng ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ phát triển dân số và những đặc trưng về cấu trúc của dân số. Di dân là hiện tượng rất phức tạp, chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, như văn hoá, kinh tế, chính trị - xã hội. 1.4. Nhóm chính sách dân số: Trong bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng tới công tác dân số - KHH GĐ thì nhóm chính sách có ý nghĩa đ ặc biệt quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến tất cả các nhân tố của ba nhóm trên nhằm quản lý dân số, điều tiết mức sinh, giảm nhanh mức chết và ổ n định dân cư. + Chính sách tác động tới mức sinh: chính sách này đ ược chia thành hai loại: khuyến khích và hạn chế sinh. Chính sách khuyến khích sinh: Trong thời xa xưa, khi mức chết còn quá cao, hầu hết các nước đều khuyến khích sinh. Coi dân số đông là sức mạnh của quốc gia, kích thích sản xuất phát triển, tăng của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay, những nước phát triển dân số tăng chậm, khả năng phát triển sản xuất lớn nên thường khuyến khích sinh. V iệt Nam là nước có nhiều tộc người, trong đó có những tộc người chỉ có vài trăm người, do vậy nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích những tộc người này tăng mức sinh để đảm bảo duy trì và bảo tồn nòi giống. Chính sách hạn chế sinh: đa số các nước đang phát triển hiện nay do dân số tăng quá nhanh, khả năng phát triển sản xuất có hạn, đời sống nhân dân còn thấp đều tìm cách để hạn chế mức sinh trong đó có Việt Nam. + Chính sách tác động tới giảm tỷ lệ tử vong: Đây là m ục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Trong chương trình hành động toàn thế giới về lĩnh vực dân số đã coi nâng cao tuổi thọ bình quân của người dân trên cơ sở giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tỷ lệ tử vong ở trẻ em là mục tiêu hàng đầu. Nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị x ã hội và nhân văn. Đ ể giảm tỷ lệ tử vong các nước quan tâm phát triển thành tựu y học, mở rộng mạng lưới dịch vụ y tế, phòng trừ dịch bệnh, cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân, cải thiện điều kiện làm việc. + Các chính sách tác đ ộng tới di dân: Tuỳ từng thời kỳ, từng quốc gia khác nhau, Nhà nước phải có chính sách cụ thể để điều tiết dòng di dân. Khuyến khích người dân di chuyển đến những nơi có khả năng mở rộng và phát triển sản xuất, nhưng thiếu sức lao động, mật độ dân số thấp. Hạn chế di chuyến đến những nơi mật đ ộ dân số quá cao, vượt quá nhu cầu khả năng sản xuất và đ ời
- 12 sống. Các biện pháp của chính sách di dân có thể là những biện pháp trực tiếp thông qua những đạo luật và các quy chế về nơi ở, các thủ tục di chuyển… Các biện pháp gián tiếp như khuyến khích vật chất thông qua các loại thuế khác nhau ở các vùng lãnh thổ khác nhau. N goài ra còn có các chính sách liên quan đến chất lượng dân số, như chính sách phát triển y tế, giáo dục, nhà ở, nhà ở và phúc lợi công cộng. 2. N ội dung công tác Dân số- KHHGĐ. Căn cứ vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hướng dẫn của ngành dọc cấp trên, công tác Dân số-KHHGĐ huyện Bảo Yên được triển khai với các nội dung như sau: 2.1. Công tác tham mưu: - Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành xây d ựng và trình Huyện Uỷ, HĐND,UBND ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định nhằm chỉ đạo thống nhất và triển khai đ ồng bộ các nội dung công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn; Đồng thời huy động được đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động Dân số-KHHGĐ. 2.2. Về tổ chức thực hiện: - Căn cứ vào hướng dẫn của nghành dọc cấp trên, UBDS,GĐ&TE huyện tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, kế hoạch phối hợp hoạt động với các ban, ngành, đoàn thể trình UBND huyện và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt. - Đ ề xuất ý kiến với UBDS,GĐ&TE tỉnh, UBND huyện củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác Dân số-KHHGĐ từ huyện đến cơ sở, đảm bảo đủ biên chế và từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác. - Chủ động phối hợp với các ngành, các cấp hướng dẫn chỉ đạo các cơ sở thường xuyên làm tốt các nhiệm vụ sau: + Thường xuyên làm tốt công tác quản lý về biến động dân số: Đ ịnh kỳ tháng, quý thu thập các thông tin về sinh, tử, chuyển đi chuyển đến, các biến động về tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai của các đối tượng để cập nhật đầy đủ vào sổ hộ gia đình; Đồng thời nhập thông tin vào phiếu thu tin gửi cho huyện, để huyện cập nhật thông tin vào kho dữ liệu điện tử của huyện. + X ây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ. Sau tuyên truyền tổ chức cho các đối tượng đang ký và lập danh sách những đối tượng đăng ký thực hiện các biện pháp
- 13 KHHGĐ để phối hợp với ngành y tế tổ chức cung ứng các dịch vụ KHHGĐ cho đối tượng. + Đ ịnh kỳ giao ban hàng tháng để đánh giá công tác tháng, đề ra phương hướng nhiệm vụ cho tháng sau và cùng nhau hoàn thiện hệ thống báo cáo gửi cho huyện theo đúng thời gian định. + Các cộng tác viên hàng tháng phải đến thăm các hộ gia đình đển nắm thêm thông tin và cấp phát phương tiện tránh thai phi lâm sàng cho đối tượng sử dụng, theo phương châm quản lý đến từng hộ gia đình, từng thôn bản, tổ dân phố. - Tổ chức kiểm tra, giám sát và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân về thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan tới công tác Dân số-KHHGĐ trên điạ bàn theo quy định của pháp luật. - Q uản lý tốt các nguồn lực, thực hiện phân bổ công khai và hướng dẫn các đơn vị thực hiện có hiệu quả, chống lãng phí, tham nhũng. - Phối hợp với các ngành, các cấp làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ và cung cấp đầy đ ủ kịp thời cho các đối tượng. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo quy định. Tổ chức thu thập thập thông tin để triển khai kho dữ liệu điện tử về dân số của huyện. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện phân công. III. Một số tiêu thức đánh chất lượng công tác DS-KHHGĐ. 1. Tiêu thức: Công tác DS-KHHGĐ là lĩnh vực hết sức rộng lớn, các tiêu thức đánh giá thường là tiêu thức mang tính tổng hợp, do vậy việc thu thập thông tin, dữ liệu tính toán gặp nhiều khó khăn, đặc b iệt là với tuyến huyện. Đ ể có căn cứ đánh giá m ức đ ộ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, UBDS,G Đ&TE tỉnh giao bốn chỉ tiêu cơ bản sau: - G iảm tỷ suất sinh thô; - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên; - G iảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên; - Chỉ tiêu về số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai. 2. Mức độ thực hiện so với mục tiêu chính sách. Trong bốn chỉ tiêu trên, duy nhất chỉ có chỉ tiêu thứ tư hàng năm đều đạt so với chỉ tiêu kế hoạch giao, ba chỉ tiêu còn lai có năm đạt hoặc vượt, có năm
- 14 không đạt, nhưng nếu tính theo giai đoạn thì tất cả các chỉ tiêu đều đạt so với kế hoạch giao. Tuy nhiên đ ể đạt được so với mực tiêu chính sách dân số đề ra là một việc hết sức khó khăn, bởi vì xuất phát điểm thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, các chỉ tiêu này đểu ở mức rất cao. Đến năm 2006 tỷ suất sinh vẫn còn ở mức 16,63‰; Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên là 14,14%; Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,3%. Để đạt đ ược mực tiêu theo chính sách đề ra, cô ng tác D S- KHHGĐ huyện Bảo Y ên cần có nhiều cố gắng và tìm ra được các giải pháp phù hợp, đồng thời phải đ ảm b ảo được các điều kiện cần thiết để triển khai tốt các giải pháp đề ra. CHƯƠNG II Thực trạng công tác Dân số-KHHGĐ huyện Bảo Y ên tỉnh Lào Cai. I.Tình hình thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ ở Việt Nam.(*) 1. Tình hình thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000 1.1 Kết q uả đạt đ ược Chiến lược DS-KHHGĐ đ ến năm 2000, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 03 tháng 6 năm 1993, đã được triển khai có hiệu qủa. Đảng và Nhà nước cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu mà chương trình Dân số Việt Nam đ ã đạt được trong những năm qua. Uỷ ban quốc gia Dân số -KHHGĐ được Chủ tịch N ước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng huân chương lao động hạng nhất. Tổ chức Liên Hiệp Quốc trao giải thưởng dân số 1999 cho Việt Nam. Thành tích nổi bật nhất sau 7 năm thực hiện chiến lược là: 1.1.1. Kết quả giảm sinh đã đạt được sớm hơn so với mục tiêu đề ra: Mục tiêu chiến lược Dân số -KHHGĐ đến năm 2000 là “ giảm cho được tổng tỷ suất sinh xuống 2,9 con hoặc thấp hơn, quy mô dân số dưới mức 82 triệu người vào giữa năm 2000 để đạt mức sinh thay thế chậm nhất vào năm 2015”. Thực tế cho thấy trong giai đoạn từ 1989 đến 1992, tỷ lệ không giảm, nhưng từ khi thực hiện chiến lược Dân số - KHHGĐ đ ến năm 2000, tức là từ năm 1993 đ ến nay, tổng tỷ suất sinh đã giảm khá nhanh, từ 3,8 con năm 1989 xuống còn 2 ,67 con trong thời kỳ 1992 -1996 và còn khoảng 2,3 con vào năm 1999. Quy mô Dân số ở mức khoảng 78 triệu người vào năm 2000. Kết quả * Tham khảo và trích dẫn chiến lược dân số VN 2001-2010.
- 15 này đã tạo điều kiện để đạt mức sinh thay thế vào năm 2015, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu mà nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW Đ ảng khoá VII đề ra. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh về cơ b ản đ ã được khống chế, nhờ đó mà áp lực của quy mô dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đ ã bắt đầu được giảm nhẹ. Do giảm tốc độ gia tăng dân số, chúng ta đ ã tiết kiệm được một khối lượng các nguồn lực mà lẽ ra phải chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, chữa bệnh và việc làm. 1.1.2 N hận thức hành động của toàn xã hội về DS-KHHGĐ được nâng lên rỡ rệt. Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ trung ương đ ến địa phương đã coi trọng công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đ ình và xã hội. Q uan điểm về hôn nhân và sinh đ ẻ của nhân dân đã chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng có nhiều người chấp nhận kết hôn muộn, đẻ muộn, đẻ thưa, đ ẻ ít để nuôi dậy con khoẻ và dậy con ngoan. Đông đảo phụ nữ đ ã hiểu rằng thực hiện KHHGĐ sẽ giúp họ có cơ hội giữ gìn sức khoẻ, phát triển tài năng và có cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, nhằm nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. N hờ có sự chuyển biến về nhận thức, đã có sự thay đổi lớn về hành vi thực hiện KHHGĐ trong dân. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai tăng nhanh, từ 53,75% năm 1993 lên 75,31% năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 5,4%, vượt kế hoạch đề ra là 2% mỗi năm. Các biện pháp tránh thai có hiệu qủa cao, có thời gian tác dụng lâu d ài, như đình sản, đặt vòng, thuốc tiêm, thuốc cấy dưới da… ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các biện pháp tránh thai hiện đang được sử dụng. 1.1.3 Hệ thống tổ chức làm công tác Dân số-KHHGĐ bước đầu được kiện toàn. Tổ chức bộ máy làm công tác Dân số -KHHGĐ được hình thành từ trung ương đến cơ sở và từng bước được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động. Cơ quan DS-KHHGĐ các cấp đ ã thực sự trở thành một tổ chức tham mưu tích cực cho lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp về công tác Dân số-KHHGĐ. Đội ngũ cán bộ chuyên trách Dân số -KHHGĐ trong toàn hệ thống được tăng cường về cả số lượng và chất lượng. Mạng lưới cộng tác viên dân số được bố trí đến tận thôn, bản, tổ dân phố theo phương thức quản lý tới tận hộ gia đình.
- 16 1.1.4 Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông được mở rộng và đẩy mạnh. H uy động được đông đảo lực lượng xã hội và các cá nhân tham gia vào tuyên truyền, vận động thực hiện Dân số-KHHGĐ dưới nhiều hình thức, như truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp của đội ngũ tuyên truyền viên, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số, cán bộ y tế…..Các mô hình truyền thông đã được xây dựng và từng b ước tiếp cận được với các nhóm đối tượng. Các sản phẩm truyền thông đã đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Giáo dục dân số được đưa vào các cấp học phổ thông, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dậy nghề, trường chính trị và các trường của lực lượng vũ trang. 1.1.5 Vịêc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. H ệ thống cung cấp các dịch vụ KHHGĐ công cộng được củng có và phát triển từ trung ương đến cơ sở. Các nhu cầu cơ bản về dịch vụ KHHGĐ đã được đáp ứng; Có 100% cơ sở dịch vụ KHHGĐ cấp tỉnh và 93% cở sở y tế cấp huyện làm được thủ thuật đình sản; 100% cơ sở dịch vụ y tế cấp huyện và 68,7% trạm y tế x ã đặt được vòng tránh thai. Hệ thống y tế tư nhân và các tổ chức phi chính phủ được huy động và tạo điều kiện tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ. Các mô hình cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng dựa vào cộng đồng tiếp thị xã hôị, đội dịch vụ lưu động …. được triển khai với mục đích đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người sử dụng. 1.1.6 Một số chính sách đã được ban hành và được thực hiện có hiệu qủa: Chính sách khuyến khích lợi ích trực tiếp cho những người tự nguyện chấp nhận KHHGĐ và người cung cấp dịch vụ KHHGĐ đã thúc đẩy sự tham gia của cán bộ và nhân dân vào chương trình kế hoạch hoá gia đình. Nhiều chính sách kinh tế-xã hội được ban hành phục vụ sự nghiệp đổi mới đ ã tạo môi trường thuận lợi và tác động mạnh mẽ tới việc thực hiện mục tiêu Dân số-KHHGĐ. 1.2. Hạn chế tồn tại: 1.2.1 Chương trình Dân số-KHHGĐ còn có sự mất cân đối: Do quá bức súc về sự gia tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân, chương trình Dân số- KHHGĐ trong thời gian này mới chỉ tập chung vào giảm mức sinh thông qua KHHGĐ nhằm hạn chế tốc độ gia tăng quy mô dân số, chưa chú trọng đến nhiều khía cạnh khác của vấn đề dân số, như chất lượng, cơ cấu và phân bố dân cư. Các nội dung của việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản chưa được chú trọng.
- 17 1.2.2 Tổ chức bộ máy nhiều bất cập. Tổ chức bộ máy ra đời muộn và chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ xuất phát từ nhiều ngành, chưa được đào tạo một cách có hệ thống về chuyên môn nghiệp vụ, lại mới tham gia làm công tác Dân số-KHHGĐ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Số lượng cán bộ còn thiếu so với nhu cầu của công việc, đặc biệt là ở cấp huyện, thành phố. Mức trợ cấp cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên cơ sở còn quá thấp, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội chưa được thực hiện. Tình trạng trên gây nên tâm lý thiếu an tâm cho nhiều cán bộ. Trung bình m ỗi năm có khoảng 25-30% cán bộ chuyên trách xã bỏ việc hoặc chuyển sang công tác khác. Cho đến nay nhà nước vẫn chưa có chính sách cụ thể đối với cán bộ làm công tác Dân số-KHHGĐ. Tổ chức bộ máy còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở tuyến quận, huyện. 1.2.3 Việc phối hợp trong xây dựng chính sách chưa được chú trọng. V iệc lồng ghép các chính sách dân số vào qúa trình lập kế hoạch và xây dựng chính sách kinh tế-xã hội chưa được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Đầu tư cho chương trình Dân số-KHHGĐ chưa đáp ứng nhu cầu kinh phí cho mở rộng nội dung hoạt động. 1.3. Những nguyên nhân dấn đến thành công của chương trình. * Nghị quyết Ban chấp hành TW lần thứ 4 (khoá VII) về chính sách Dân số -KHHGĐ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thực sự đem lại lợi ích kinh tế, tinh thần và sức khoẻ cho mỗi cá nhân, gia đ ình và xã hội, nên được đông đảo các gia đình, xã hội và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện. Đảng và chính quyền các cấp đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực và kiện toàn bộ máy làm công tác Dân số-KHHGĐ các cấp, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số cơ sở. Chính phủ đã cam kết mạnh mẽ đối với chương trình Dân số-KHHGĐ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách và nghị quyết về Dân số-KHHGĐ xuống tận cơ sở. * Chiến lược Dân số-KHHGĐ được triển khai trong bối cảnh đất nước đang phát triển mạnh mẽ nhờ công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước đang thực hiện. Sự tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội trong những năm qua đã tạo tiền đề cơ bản cho việc cải thiện đời sống, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân ở hầu hết các khu vực trong cả nước, đặc biệt là những vùng khó khăn. Đây là tiền đề khách quan cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chương trình Dân số-KHHGĐ. * Mục tiêu và các giải pháp đề ra trong chiến lược Dân số-KHHGĐ đến năm 2000 phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Cơ cấu quản lý
- 18 thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao năng lực quản lý, thông tin – giáo dục - truyền thông và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đã tỏ ra có hiệu qủa, tạo được sự tập trung nguồn lực cho cơ sở và đảm bảo sự phối hợp, ủng hộ của các ngành, các cấp. Công tác Dân số-KHHGĐ bước đầu được xã hội hoá với sự tham gia của nhiều ngành, đoàn thể và đông đảo tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ. 1.4. Những nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả chương trình. * Phong tục tập quán và những yếu tố tâm lý về quy mô gia đình lớn và giới tính của con cái còn nặng nề. Tư tưởng (phải có con trai) vẫn còn tồn tại ở nhiều người và nhiều vùng, đ ặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng nghèo. * Chưa có cơ chế chính sách to àn diện về dân số và phát triển. Việc chuyển hướng mở rộng nội dung của chương trình và việc xây dựng hệ thống chính sách thích hợp chưa được tiến hành kịp thời, chưa có chính sách và các giải pháp phù hợp để để giải quyết hài hoà các nội dung về quy mô dân số, chất lượng dân số và phân bổ dân cư. Một số chính sách kinh tế x ã hội còn chưa đồng bộ và tạo sự đồng thuận với chính sách dân số. * Đ ầu tư nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cơ chế quản lý nguồn lực còn một số nội dung chưa phù hợp. 2. Tình hình thực hiện chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010(giai đoạn 2001 -2005). 2.1.Tình hình thực hiện Từ sau năm 2000 đến nay, kết qủa thực hiện chính sách DS-KHHGĐ chững lại và giảm sút. Trong hai năm 2003 và 2004, tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng mạnh trở lại. Đặc biệt là tình trạng cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên tăng nhiều ở hầu hết các địa phương gây tác động tiêu cực đến phong trào nhân dân thực hiện KHHGĐ. Tình hình này đã làm chậm thời gian mức sinh h thay thế( trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có hai con). 2.2. Nguyên nhân chính làm hạn chế kết qủa chương trình: N guyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác này, chúng ta đ ã vội chủ quan và tự thoả mãn với những kết quả ban đầu, dẫn đến buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ít được quan tâm, cơ chế quản lý kém hiệu quả; Tổ chức điều hành chương trình còn nhiều lúng túng, chậm đổi mới việc ban hành pháp lệnh dân số thiếu chặt chẽ.
- 19 II.Thực trạng công tác DS-KHHGĐ ở huyện Bảo Y ên tỉnh Lào Cai. 1. Sơ đ ồ tổ chức UBDS,GĐ&TE huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai Chủ nhịêm -Phục trách chung. - Tham mư u cho cấp uỷ Đảng, CQ địa phương; -Tổng hợp chung, xâ y dựng KH và tổ chức triển khai; -Định kỳ BC cấp trên theo Q Đ Một cán bộ p hụ trách công tác - Một cán bộ phụ trách c ô ng tác gia đình và sự nghiệp b ảo vệ DS-KHHG Đ; chăm sóc trẻ em; - Tổng hợp báo cáo; - Tổng hợp báo cáo - Hướng dẫn đôn đốc cơ sở; - H ướng dẫn đôn đốc cơ sỏ; - Định kỳ b áo cáo, kiêm thủ quỹ - Đ ịnh kỳ báo cáo, kiêm kế to án cơ q uan…… cơ quan… 2. Đ iều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện. 2.1. Điều kiện tự nhiên: Bảo Yên là huyện miền núi thấp của tỉnh Lào Cai. Cách trung tâm tỉnh lỵ Lào Cai 75 Km về phía đông nam. Điạ hình bị chia cắt phức tạp do có nhiều núi cao hiểm trở và hệ thống sông suối dầy đặc. - Phía Bắc giáp với huyện Bảo Thắng; Bắc Hà - tỉnh Lào Cai; - Phía Nam giáp với huyện Lục Yên; Văn Yên - tỉnh Y ên Bái; - Phía Đ ông giáp với huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang; - Phía Tây giáp với huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 82.483 ha: Trong đó - Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp là: 11.950,3 ha; - Đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp là: 62.879 ha; - Đ ất phi nông nghiệp: 4 .449,2 ha; - Sông, suối, núi đá không có rừng cây: 3.204,5 ha.
- 20 H uyện được chia thành 18 đơn vị hành chính ( 17 xã, 1 thị trấn), xã xa trung tâm huyện nhất là 42 km . Độ cao trung bình so với mặt nước biển 300 - 400m, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao rất thuận lợi cho cây trồng phát triển. Bảo Yên có hai con sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng và sông Chảy. Hệ thống sông suối đã tạo nên những bãi bằng nằm hai bên lưu vực, đất đai màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cây lúa và cây hoa màu. 2.2. Tình hình kinh tế - xã hội. 2.2.1 Tình hình kinh tế: Sản xuất nông, lâm nghiệp: - V ề trồng trọt: Bảo Yên với gần 90% dân số sống ở vùng nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp thấp có khoảng 11.950,3 ha, chiếm 14,5% diện tích đất tự nhiên. Nếu tính bình quân đầu người chỉ đạt 0,16 ha/ người. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học -kỹ thuật vào thâm canh còn chậm. Hệ thống thủy lợi trong những năm qua đã đ ược đầu tư xây d ựng tương đối tốt cơ bản chủ động được tưới tiêu cho đồng ruộng. Tuy nhiên việc quản lý khai thác chưa được chú trọng, dẫn đến nhiều công trình đã xuống cấp và hư hỏng nặng. Ngoài ra, thời tiết, dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng lớn tới năng suất cây trồng. Năm 2005 năng suất lúa trung bình chỉ đạt khoảng 48 tạ/ ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 29.058 tấn (1); Tính bình quân đầu người đạt xấp xỉ 400 kg/người/năm. - V ề chăn nuôi: Với điều kiện khí hậu tự nhiên và diện tích rừng, ao, hồ, sông, suối khá lớn, chăn nuôi cũng đ ược coi là một thế mạnh của huyện Bảo Yên. Chăn nuôi gia xúc, gia cầm và thuỷ sản được nhân dân coi trọng và phát triển, các loại giống có chất lượng, có giá trị kinh tế được đưa vào nuôi trồng và bước đầu mang lại hiệu quả, đặc biệt là chăn nuôi đại gia xúc. Hàng năm tổng đàn tăng từ 5-8 %, đến năm 2005, tổng đàn trâu, bò, đ ạt trên 22.000 con (2) và xuất bán hàng nghìn con ra các tỉnh bạn. - V ề lâm nghiệp: Tổ chức trồng mới và khoanh nuôi rừng tái sinh đến nay tỷ lệ chee phủ rừng đạt trên 44,6%. Tổ chức tốt việc quản lý và khai thác để phục vụ cho việc chế biến,cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy giấy doanh thu đạt trên 8 tỷ đồng và nộp ngân sách trên 400 triệu đồng (3). - Trong lĩnh vực công nghiệp: Chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ mộc dân dụng, vật liệu xây dựng, may mặc …. Ngoài ra trên 1,2: Số liệu Phòng thống kê huyện 3: Số liệu Phòng tài chính -KH huyện..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu Hào Phát
90 p | 5063 | 2180
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng giá trị thương hiệu quạt ASIAvina của Cty CP Quạt Việt Nam tại Tp.HCM
97 p | 459 | 118
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số vấn đề về kế toán cho vay tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm
47 p | 313 | 97
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty vận tải biển Vinalines
67 p | 287 | 87
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Công trình Viettel
77 p | 339 | 78
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần XNK Nam Hà Nội
71 p | 579 | 78
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cao su An Dương
58 p | 279 | 67
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
112 p | 208 | 60
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Chính sách xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm nước khoáng Vital của công ty SXKDXNK Bình Minh tại các tỉnh phía Bắc
74 p | 237 | 49
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex
107 p | 329 | 41
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối công ty CP chế biến hàng XK Cầu Tre
79 p | 179 | 37
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm đấy mạnh hoạt động quảng cáo chương trình du lịch ra nước ngoài tại Trung tâm du lịch Vietnam Railtour
77 p | 213 | 35
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Ea Puk, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
78 p | 168 | 31
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng tiếp thị trực tiếp trong thị trường hiện đại
70 p | 176 | 29
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm phần mềm công nghiệp ở Công ty TNHH Hệ Thống Quy
56 p | 150 | 23
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
69 p | 125 | 17
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Cao Su Mang Yang
64 p | 118 | 16
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Các giải pháp xúc tiến, khuếch trương nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào Khu Công Nghiệp Song Khê - Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang
57 p | 139 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn