Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây
lượt xem 66
download
Trên thế giới hiện nay, dịch vụ kho vận luôn đi kèm với sự phát triển cảng biển, một cảng biển phát triển là một cảng biển có đầy đủ hệ thống các dịch vụ cảng biển đi kèm một cách hiện đại và hiệu quả. Tại Việt Nam, xác định được ưu thế về địa hình và điều kiện thiên nhiên, Đảng và C hính Phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, định hướng phát triển cảng biển và các dịch vụ đi kèm một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao. Đề tài Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây làm sáng rõ vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại H ọc Kinh Tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 1
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp PHẦN I. ĐẶT VẤN Đ Ề 1.1 Lí do chọn đề tài Đã từ lâu, ngành dịch vụ kho vận luôn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành dịch vụ cảng biển. Trên thế giới hiện nay, dịch vụ kho vận luôn đi kèm với sự phát triển cảng biển, m ột cảng biển phát triển là m ột cảng biển có đầy đủ hệ thống các dịch vụ cảng biển đi kèm một cách hiện đại và hiệu quả. Tại Việt Nam, xác định được ưu thế về địa hình và điều kiện t hiên nhiên, Đảng và C hính Phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, định hướng phát triển cảng biển và các dịch vụ đi kèm một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cho t ới nay, hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn đang ở trong tầm thấp của thế giới, các dịch vụ cảng biển vẫn chư a ổn định và thiếu dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngày nay, dịch vụ được n hắc đến như một ngành công nghiệp tiềm năng trong tương lai, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các ngành trong nền kinh tế. Dịch vụ vận tải là một loại hình dịch vụ đặc thù, là một khâu trong quá trình đư a hàng hóa từ tay ngư ời bán đến tay người tiêu dùng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận, lưu kho, bến bãi là một trong những loại hình dịch vụ được các hệ thống cảng biển và công ty logistics cung cấp cho khách hàng của m ình. Các loại hình dịch vụ trên luôn chiếm tỷ trọng lớn về m ặt doanh thu hằng năm cho các doanh nghiệp. Nhữ ng dịch vụ này đóng vai trò thực h iện các hoạt động đảm bảo quá trình đưa hàng hóa đến các phương tiện trung gian rồi cung cấp cho người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo về mặt số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chư a quan tâm đúng mứ c đến hoạt động của những dịch vụ này để đảm bảo hoạt động dịch vụ được cung cấp tốt nhất cho khách hàng của mình, trong một thị trường năn g động và đầy tính cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp nào đảm bảo được uy tín chất lượng dịch vụ doanh nghiệp cam kết thự c hiện, doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng nắm giữ đư ợc khối lượng thị phần lớn trong hệ thống ngành dịch vụ này. Tại Việt Nam, với ưu thế hơn 3300km bờ biển, hệ thống các cảng biển đư ợc xây dựng xuyên suốt trải dài t heo dọc bờ biển ở mỗi tỉnh t hành. Ở mỗi tỉnh t hành đều có Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 2
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại H ọc Kinh Tế Huế chiến lược xây dự ng và phát triển hệ thống cảng biển riêng nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp t ỉnh nhà. Với ưu thế, nằm ở trung t âm của cả nước, tỉnh T hừa T hiên Huế nhận định được ưu t hế của mình để chú trọng phát triển hệ thống cảng biển gồm Cảng Thuận An và Cảng Chân M ây. Với vị trí nằm trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây trải dài ở 4 quốc gia: Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam, đồng th ời là cửa ngõ quan trọng tiếp nối các khu kinh tế trọng điểm miền Trung, Cảng Chân Mây có vị thế để trở thành cảng trung chuyển hàng hóa lớn của miền Trung và cả nước, do vậy, các dịch vụ đi kèm tại cảng Chân Mây cần đư ợc chú trọng và phát triển để bắt kịp theo sự đi lên của kinh tế quốc gia và t ỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ những lý do trên, nhận định đư ợc tầm quan trọng và sự phứ c t ạp của hoạt động dịch vụ kho vận, qua thời gian thực t ập tại phòng giao nhận – kho hàng công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây, chúng tôi xin chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây” làm chuyên đề tốt nghiệp môn học Nghiệp vụ thương m ại Quốc t ế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thự c hiện hướng vào những mục ti êu như sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thự c tiễn về hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận. - Nghiên cứ u và phân tích t hực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận, lưu kho, vận chuyển hàng hóa tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH M TV Cảng Chân M ây. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Đối tượng nghi ên cứu: Toàn bộ hệ thống dịch vụ giao nhận, lưu kho và vận tải t ại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Tại Xí nghiệp cung ứ ng dịch vụ và Phòng giao nhận kho hàng của công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 3
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp - Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành với những hoạt động dịch vụ kho vận tại công ty trong thời gian từ năm 2008- 2010. 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu về hoạt động kho vận t ại công ty TNHH M TV Cảng Chân Mây từ năm 2008-2010, s ố liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lự c của công ty trong 3 năm. - Phân tích và xử lí thông tin th u thập: Thông tin được thu thập thông qua các số liệu kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây. - Phương pháp thống kê các số liệu thu thập được, từ đó phân tích và xử lý số liệu thành các nhóm theo y êu cầu của đề tài. - Phương pháp so sánh số liệu qua các năm: Đây là phương pháp đư ợc ứng dụng nhiều trong phân t ích hệ thống các chỉ tiêu. Về nguyên tắc cần phải đảm bảo các điều kiện có thể thể so sánh được của các chỉ tiêu (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán). Gốc so sánh được lự a chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ phân t ích là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Tr ong đề tài này, phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh các số liệu để từ đó nhận định và xem xét sự t hay đổi của các số liệu qua 3 năm, từ đó đưa ra các đánh giá phù hợp. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 4
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại H ọc Kinh Tế Huế PHẦN II. NỘI DUNG VÀ K ẾT Q UẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔ NG QUAN VỀ VẤN Đ Ề NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận về hoạt động dịch vụ kho vận. 1.1.1 Hoạt động dịch vụ kho vận l à gì? 1.1.1.1 Dịch vụ và dịch vụ kho vận. a. Dịch vụ: Dịch vụ là một khái niệm kinh tế hiện nay đang được các nhà nghiên cứu kinh tế và quản lí quan tâm đ ể đưa ra thống nhất về định nghĩa của nó. Tuy nhiên, thật khó để đưa ra chính xác định nghĩa mà đúng với thực t ế của loại hình kinh tế này. Đã có rất nhiều khái niệm về dịch vụ được xem xét. Có tác giả lại cho rằng: Dịch vụ là ngành kinh tế lớn thứ 3 trong nền kinh t ế quốc dân. Dịch vụ nằm trong cấu trúc n ền sản xuất xã hội, ngoài hai lĩnh sản xuất vật chất lớn là ngành công nghiệp và nông nghiệp ra, các ngành còn lại đều là ngành dịch vụ. Có tác giả lại cho rằng: dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động m à kết quả của chúng không tồn tại dưới dạng hình thái vật phẩm. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội; môi trư ờng của từ ng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Có tác giả lại định nghĩa: Dịch vụ là m ột hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi , chủ yếu là v ô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất. Các định nghĩa trên về dịch vụ đều đúng, sự khác nhau của các định nghĩa là do các tác giả khái quát dưới các góc độ khác nhau. Việc hiểu dịch vụ theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp tùy theo đối tượng vào tính chất và phạm vi của dịch vụ, tùy thuộc vào đối tư ợng nghiên cứu và mối quan hệ trong doanh nghiệp hay toàn nền kinh tế quốc dân. Tóm lại, thể định nghĩa dịch vụ một các nói chung nhất là: Dịch vụ là những hoạt động có ích của con người tạo ra những “s ản phẩm” dịch vụ, không tồn tại dưới hình thái s ản phẩm, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữ u nhằm thõa mãn đầy đủ, kịp thời, thuận tiện và văn minh các nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của con người. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 5
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp b. Dịch vụ kho vận Dịch vụ kho vận là một hoạt động bao gồm nhiều hoạt động dịch vụ xen kẽ nhau trong tổng thể hoạt động dịch vụ Logistics. Nó bao gồm các hoạt động dịch vụ giao nhận, vận tải, kho bãi và đại lí vận tải, cũng như các hoạt động liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, bảo hiểm hàn g hóa, thanh toán hàng hóa, thu thập các chứng từ liên quan. 1.1.1.2 Tổng quan về giao nhận a. Khái quát chung về giao nhận (Freight forwarding): Theo “Quy tắc mẫu của liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA) về dịch vụ giao nhận”: Dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứ ng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hoá là hành vi thư ơng mại, t heo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ ngư ời gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho ngư ời nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của ngư ời vận tải hoặc của ngư ời giao nhận khác. Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là t ập hợp nhữ ng nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận t ải nhằm thực hiện việc di chuy ển hàng hóa từ nơi gử i hàng (ngư ời gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ m ột cách trự c tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của ngư ời thứ ba khác. b. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển. b.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng. b.1.1 Cơ sở pháp lý: Việc giao nhận hàn g hoá XNK phải dự a trên cơ sở pháp lý như các quy phạm p háp luật quốc tế, Việt Nam. ... - Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hoá .... Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 6
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại H ọc Kinh Tế Huế Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế - Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận t ải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư. -Bộ luật hàng hải 1990 -Luật thương m ại 1997 -Nghị định 25CP, 200CP,330CP -Quyết dịnh của bộ trưởng bộ giao thông vận tải: quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá tại cảng biển Việt Nam. b.1.2 Nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng: Các văn bản hiện hành đã quy định nhữ ng nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển Việt Nam như sau: - Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người đư ợc chủ hàng uỷ thác với cảng. - Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc ngư ời đư ợc chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với ngư ời vận tải (tàu) (quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với ngư ời vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan. - Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàn g m uốn đưa phư ơng tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng. - Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với t àu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phư ơng thức đó. - Cảng không chịu trách nhiệm v ề hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng. - Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc ngư ời đư ợc uỷ thác p hải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ. Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan.... - Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trự c tiếp làm. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 7
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp b.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK b.2.1 Nhiệm vụ của cảng: - Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng Hợp đồng có hai loại: + Hợp đồng uỷ thác giao nhận. + Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hoá. - Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được uỷ thác. - Kết toán với tàu về việc giao nhận hàn g hoá và lập các chứ ng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàn g. - Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng xuất nhập khẩu. - Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng. - Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ. - Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh đư ợc là cảng không có lỗi. - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trư ờng hợp sau: + Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng. + Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn + Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát). b.2.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu: - Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng - Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trư ờng hợp hàng hoá không qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trư ờng hợp hàng qua cảng. - Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng - Cung cấp cho cảng những t hông tin về hàng hoá và tàu - Cung cấp các chứ ng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá: Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 8
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại H ọc Kinh Tế Huế * Ðối với hàng xuất khẩu: gồm các chứ ng từ: + Lư ợc khai hàng hoá (cargo manifest): lập sau vận đơn cho to àn tàu, do đại lý tàu biển làm đư ợc cung cấp 24h trước khi t àu đến vị trí hoa t iêu. + Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tàu. * Ðối với hàng nhập khẩu: + Lược khai hàng hoá + Sơ đồ xếp hàng + Chi tiết hầm tàu ( hatch list) + Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác cho cảng nhận hàng. Các chứng từ này đều phải cung cấp 24h trư ớc khi tàu đến vị trí hoa tiêu. - Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh. - Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có liên quan. - Thanh toán các chi phí cho cảng. b.2.3 Nhiệm vụ của hải quan - Tiến hành thủ tục h ải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu. - Ðảm bảo thự c h iện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thư ơng mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, t iền Việt Nam qua cảng biển. b.3 Trình tự giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển. b.3.1 Ðối với hàng xuất khẩu. b.3.1.1. Ðối với hàng hoá không phải lưu k ho bãi tại cảng. Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc n gười được chủ hàng uỷ thác có thể giao trự c tiếp cho tàu. Các bư ớc giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 9
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành - Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tàu + Chủ hàng ngoại thư ơng phải đăng ký với cảng về m áng, địa điểm, cầu tàu xếp dỡ + Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch... + Tổ chức vận chuy ển, xếp hàng lên tàu + Liên hệ với t huyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng + Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên t àu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện). + Lập biên lai thuy ền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tàu (là cơ sở để cấp vận đơn). Biên lai phải s ạch. + Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàn g lập và đưa t huyền trư ởng ký, đóng dâú. + Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng đư ợc hợp đồng hoặc L/C quy định + Thông báo cho ngư ời mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần). + Tính toán thư ởng phạt xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có). b.3.1.2. Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảng Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng XK cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu. * Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc: - Chủ hàng hoặc n gười được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hoá với cảng - Trư ớc khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy t ờ: + Danh mục hàng hoá XK (cargo list) + Thông báo xếp hàng của hãng t àu cấp ( shipping order) nếu cần. + Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note) - Giao hàng vào kho, bãi cảng. * Cảng giao hàng cho tàu: Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 10
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại H ọc Kinh Tế Huế - Trư ớc khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải: + Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếu có.... + Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận NOR (notice of ready). + Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng. - Tổ chức xếp và giao hàng cho t àu: + Trước khi xếp, phải tổ chứ c vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số m áng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và ngư ời áp tải nếu cần + Tiến hành bốc và giao hàn g cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đ ếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào bản tổng kết hàng (Tally Report), cuối ngày phải ghi vào bản tường thuật hằng ngày (Daily Report) và khi xếp xong một tàu, ghi vào bản kết thúc xếp dỡ (Final Report). Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào T ally Sheet. Việc kiểm đếm cũng có thể t huê nhân viên của công ty kiểm k iện. + Khi giao nhận xong m ột lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy biên lai t huyền phó (Mate’e Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L). - Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng m ua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách m áy móc với L/C và phải phù hợp với nhau và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C. - Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần). - Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lư u kho.... - Tính toán thư ởng phạt xếp dỡ, nếu có. b.3.2 Ðối với hàng nhập khẩu: b.3.2.1.Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng. Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc ngư ời được chủ hàn g uỷ thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 11
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp - Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trư ớc khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàn g phải trao cho cảng m ột số chứng từ: + Bản lược khai hàng hoá (2 bản) + Sơ đồ xếp hàng (2 bản) + Chi tiết hầm hàng (2 bản) + Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có) - Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng t àu. - Trự c tiếp nhận hàng từ t àu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như: + Biên bản giám định hầm t àu (lập trước khi dỡ hàn g) nhằm quy trách nhiệm cho tàu về những tổn thất xảy sau này. + Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt. + Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt. + Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC). + Biên bản giám định. + Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập) - Khi dỡ hàn g ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đư a về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho. - Làm thủ tục hải quan. - Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá. b.3.2.2. Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng: * Cảng nhận hàng từ tàu: - Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm) - Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải cùng lập). - Ðưa hàng về kho bãi cảng * Cảng giao hàng cho các chủ hàng: - Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàn g phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O - delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 12
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại H ọc Kinh Tế Huế - Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai. - Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý t àu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, t ại đây lưu 1 bản D/O. - Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàn g. - Làm thủ tục hải quan qua các bước sau: + Xuất trình và nộp các giấy tờ: . Tờ khai hàng NK . Giấy phép nhập khẩu . Bản kê chi tiết . Lệnh giao hàng của ngư ời vận tải . Hợp đồng mua bán ngoại thương . Một bản chính và một bản sao vận đơn .Giấy chứng nhận xuất xứ . Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có . Hoá đơn thương mại + Hải quan kiểm tra chứng từ + Kiểm tra hàng hoá + Tính và thông báo thuế. + Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế (có t hể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan. - Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng của chủ hàng. 1.1.1.3 Vận tải a. Khái quát chung về vận tải Trong các nhu cầu của xã hội, nhu cầu được di chuyển bản thân, sản phẩm lao động và công cụ s ản xuất về m ặt không gian và thời gian là một nhu cầu tất yếu không thể thiếu. Th eo nghĩa rộng, vận tải là một quy trình kĩ thuật của bất kì sự di chuyển vị trí nào của v ật phẩm và con ngư ời. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, vận tải chỉ bao gồm những Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 13
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp sự di chuyển của vật phẩm và con ngư ời khi thõa mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất đặc b iệt và là một hoạt động kinh tế độc lập. Để giải thích tại sao vận tải lại là một hoạt động sản xuất vật chất đặc biệt, chúng t a có những lí do sau: - Vận tải là một ngành có công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. - Sản xuất trong ngành vận tải là một quá trình tác động làm thay đổi về mặt không gian của đối tượng chuyên ch ở. - Sản phẩm của vận t ải là vô hình, và sản xuất trong ngành vận tải là không tạo ra sản phẩm m ới - Sản phẩm vận tải không t ồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó - Sản phẩm trong ngành vận t ải không có thể dự trữ (đây là một hoạt động dịch vụ). b. Vai trò của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân Ngành giao thông vận tải (GTVT) là m ột trong nhữ ng ngành kinh tế kĩ thuật quan trọng trong nền kinh t ế quốc dân. Một măt, ngành GTVT có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu chuyên chở của toàn bộ nền kinh tế- xã hội và ngành GT VT cũng sáng tạo ra một phần đáng kể trong tổng s ản phẩm trong nước và thu nhập quốc dân. Mặt khác, ngành GTVT lại là một thị trường tiêu thụ rất lớn các sản phẩm của các ngành kinh tế kĩ thuật khác. - GTVT là yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội được liên tục thông qua việc vận chuyển cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và lao động phục vụ sản xuất. - GTVT giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa được thực h iện và đư ợc p hân phối đến nơi tiêu thụ và n gười tiêu dùng. Bên cạnh đó, GTVT giúp cho quá trình giao lưu văn hóa được mở rộng, trao đổi hàng hóa được phát triển giữ a các quốc gia. - GTVT đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Nó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, GTVT góp phần khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều giữ a nông thôn và thành thị, giữa vùng đồng bằng và miền núi, hải đảo. - GTVT góp phần tăng cường khả năng quốc phòng, giữ gìn an ninh xã hội và bảo vệ đất nước. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 14
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại H ọc Kinh Tế Huế 1.1.1.4 Kho bãi, Bốc xếp và Lưu kho. a. Khái quát chung về kho bãi: a.1 Khái niệm: Kho bãi là một phần của hệ thống Logistics, nơi cất giữ những s ản phẩm như nguyên vật liệu t hô, bán thành phẩm, thành phẩm,… trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, và cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện và cách sắp xếp của hàng hóa đư ợc cất giữ. a.2 Chứ c năng của kho bãi: Kho bãi có thể sử dụng để hỗ trợ sản xuất, để ghép đồng bộ các s ản phẩm từ các nhà máy khác nhau để giao cho khách hàng; tách các lô hàng lớn hoặc chia một khối lượng lớn thành các lô h àng nhỏ để thõa mãn nhu cầu của một số khách hàng; và kết hợp hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ thành lô hàng với khối lượng lớn hơn. Nhà kho được sử dụng như một nơi trung chuy ển hơn là m ột nơi giữ hàng như trước đ ây. Do vậy kho bãi có các chức năng chính sau: - Trong các hoạt động hỗ trợ sản xuất, nhà kho có vai trò như đầu vào hợp nhất của các biên nhận vật tư từ các nhà cung cấp. Hàng hóa s ẽ được cất giữ trong kho và giao cho nhà máy sản xuất khi có nhu cầu. Kho nguyên vật liệu thường nằm n gay trong nhà máy, nên việc cung cấp hàng rất nhanh chóng, thuận lợi. Nhờ có kho đảm bảo đư ợc vật tư, hỗ trợ cho s ản xuất được tiến hành liên tục nhịp nhàng, cho ra những sản phẩm đúng chất lượng, đủ s ố lư ợng , đáp ứng kịp thời cho thị trường, đúng thời gian. - Từ một khối lượng đầu ra lớn, nhà kho được sử dụng để tổng hợp hàng hóa, hoặc chia tách hàng hóa. M ỗi nhà máy chỉ sản xuất một phần của tổng sản phẩm cung cấp cho công ty. Vận chuyển thư ờng là với khối lượng lớn (T L hoặc CL) đến kho trung tâm, nơi mà khách hàng đặt hàng cho nhiều sản phẩm đư ợc kết hợp hoặc ghép đồng bộ tại đó rồi vận chuyển. - Quản lý vận chuyển có thể là cả hệ thống cung cấp vật chất và hệ thống phân phối vật chất. Trong trư ờng hợp của cung cấp vật chất, những đơn đặt hàng nhỏ từ một số nhà cung cấp có thể được vận chuyển đến kho gom hàn g gần nguồn cung ứng; bằng cách này người sản xuất có thể đạt được nguyên toa xe h oặc toa tàu để vận chuyển về nhà máy, đây là cách thông thư ờng cho khoảng cách lớn từ nhà kho. Kho hàng được Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 15
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp đặt ở vị trí gần nguồn cung ứ ng, vì vậy phương thức giao không nguyên xe chỉ áp dụng cho m ột đoạn đường ngắn, và khối lượng được sử dụng cho đoạn đường dài từ nhà kho đến nhà máy. T ại kho của công ty, hàng được tập trung từ nhiều nhà cung cấp thành một lô hàng lớn để cung cấp cho khách hàng. - Kho tách hàng là nơi nhận khối lượng hàng chuyên chở lớn của s ản phẩm từ một nhà máy sản xuất. Một số đơn đặt hàng được kết hợp thành một khối vận chuy ển đơn lẻ từ nhà máy đến kho tách hàng. Khi kho hàng đã nhận hàng, tại đây sẽ tiến hành tách lô hàng lớn đó thành những lô hàng nhỏ hơn phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Sau đó vận chuyển đến khách hàng bằng phương thức giao không nguyên xe(LTL). b. Bốc xếp và lưu kho: Bốc xếp là một chuỗi hoạt động với sự hỗ trợ bởi nhiều phư ơng tiện nhằm đưa hàng hóa vào kho bãi bằng nhiều hình thức khác nhau. Có nhiều hình thứ c bốc xếp khác nhau trong đó một nội dung quan trọng đó là sự bảo đảm chất lượng và số lượng hàng hóa trong quá trình bốc xếp. Bên cạnh đó, kĩ thuật bốc xếp hàng hóa cần sự kinh nghiệm và chuy ên môn của đội ngũ kĩ thuật công nhân bốc xếp. Sự thận trọng bao giờ cũng là cách để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đảm bảo uy tín và trách nhiệm trên t hị trường. Lưu kho là một hoạt động nhằm mục đích bảo quản hay dự trữ hàng hóa. Nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất hay tái sản xuất có đủ nguyên nhiên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm cần thiết phục vụ quá trình lư u thông hàng hóa. Có nhiều hình thứ c và phương pháp lưu kho khác nhau mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn phục vụ cho khách hàng của mình. Đồng thời, mỗi chủng loại hàng hóa lại đư ợc lưu kho theo những tiêu chuẩn khác nhau. Nhằm đảm b ảo tốt nhất cho hàng hóa được đúng chất lượng và đủ số lượng. 1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận. 1.1.2.1 Chỉ tiêu về doanh thu: Chỉ tiêu về doanh thu là một chỉ tiêu nhằm đánh giá h iệu quả công việc kinh doanh của một công ty dự a trên số liệu về toàn bộ số t iền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với công ty chuyên về lĩnh vực giao nhận, doanh thu chủ yếu thu được từ các công việc d ịch vụ: dịch vụ cho thuê kho bãi, dịch vụ vận tải, dịch vụ Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 16
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại H ọc Kinh Tế Huế lưu kho, vv..vv.., bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn cũng đóng góp đán g kể vào doanh thu cho doanh nghiệp kho vận. Do vậy, có t hể nói doanh thu của m ột doanh nghiệp có được từ nhiều hình thức khác nhau như ng chung quy lại, điều đó đều được xuất phát từ các chính sách hợp lí của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Chỉ tiêu về chi phí. Chỉ tiêu chi phí là một chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. chỉ tiêu này dự a vào số t iền doanh nghiệp phải bỏ ra cho các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu về m ột khoản doanh thu lớn hơn số t iền doanh nghiệp bỏ ra. Đối với doanh nghiệp vận tải và giao nhận, chỉ tiêu chi phí bao gồm các hoạt động doanh nghiệp bỏ ra hỗ trợ chi phí như chi phí xăng dầu cho vận tải, chi phí cho công nhân bốc xếp, công nhân vận tải, chi phí thuê xe ngoài (trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ số phư ơng tiện làm hàng)…..do đó, chỉ tiêu này luôn đư ợc các doanh nghiệp xem xét cẩn trọng nhằm có các chính sách tiết kiệm phù hợp chi phí nhằm nâng cao hoạt động cho doanh nghiệp. 1.1.3 Tầm quan trọng của hoạt động kho vận trong nền kinh tế thị trường Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là ngành nghề dịch vụ thương mại gắn liền và liên quan m ật thiết tới hoạt động ngoại thương và vận tải đối ngoại. Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn như ng mang lại m ột nguồn lợi tương đối chắc chắn và ổn định nếu biết khéo léo tổ chứ c và điều hành trên cơ sở tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có. Tr ong xu thế quốc tế hoá đời sống như hiện nay thì hoạt động giao nhận kho vận càng có vai trò quan trọng. Điều này thể hiện ở: - Đặc đ iểm nổi bật của thương mại quốc tế là ngư ời m ua và ngư ời bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng tức là hàng được vận chuyển từ người bán sang ngư ời mua. Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc tức là hàng hoá tới tay người mua, cần phải thự c h iện một loạt các công việc khác nhau liên quan t ới chuyên chở như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gử i hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho ngư ời nhận. . . tất cả nhữ ng công việc đó là nghiệp vụ của người giao nhận. Như vậy, trước tiên nghiệp vụ giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn t ại và phát triển của thương mại quốc tế. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 17
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp - Hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm mà không cần có sự tham gia hiện diện của người gử i cũng như người nhận hàng. - Giúp người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ vòng quay của các p hư ơng tiện vận tải; tận dụng một cách tối đa và có hiệu quả dung tích, trọng t ải của các phư ơng t iện vận tải, các công cụ vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác. - Tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh của họ. - Góp phần giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu. - Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết khác như : chi phí xây dự ng kho hàng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho hàng, bến bãi của người giao nhận, chi phí đào t ạo nhân công. 1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động kho vận trên thế giới và tại Việt Nam Trên thế giới hiện nay, nhất là ở các nước phát triển, hệ thống cảng biển đã phát triển vư ợt bậc, những ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển cảng biển và hệ thống giao thông đường biển càng làm cho ngành kinh tế biển ngày càng đư ợc các quốc gia xem như là ngành phát triển kinh tế chính của đ ất nước. M ột số ví dụ điển hình là các q uốc gia như Vư ơng Quốc Đan Mạch, Hà Lan, Hoa Kì, Nhật Bản…..ở các quốc gia đó, các cảng luôn có lượng hàng hóa giao nhận luân phiên với số lượng lớn như cảng Rotterdam (Hà Lan) là 300 triệu tấn/năm hay ở cảng Kobe (Nhật Bản) là 136 triệu tấn/năm (số liệu năm 1998, t heo giáo trình Vận tải trong ngoại thương- NXB GTVT Hà N ội, năm 2003)… Tuy nhiên, để đạt được các con số về lư ợng hàng hóa xếp dỡ hay giao nhận, cần phải kể đến sự hoạt động tích cự c và định hướng phát triển cảng biển của ban lãnh đạo các cảng biển trong hoạt động giao nhận, kho vận. Các hoạt động dịch vụ này đem lại lợi nhuận lớn cho các cảng giúp các cảng biển luôn đủ tiềm lực để phát triển trong tương lai. T ại Việt Nam trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đang có những định hướng phát triển cụ thể các cảng biển tại Việt Nam với mục tiêu đư a ngành kinh t ế biển ngang tầm khu vự c, số lượng hàng hóa giao nhận hằng năm đạt đư ợc con số 2300 triệu t ấn/ năm vào năm 2030. Tuy nhiên nhiều bài học của các quốc gia đi trước luôn là nhữ ng kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trên con Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 18
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại H ọc Kinh Tế Huế đường phát triển t hành một đất nước công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cảng biển. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰ C TRẠNG HO ẠT ĐỘ NG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN KHO H ÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV C ẢNG CH ÂN MÂY 2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây 2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ển: Thực hiện chủ trư ơng của Văn phòng Chính phủ về việc quản lý và xây dựng Cảng nước s âu Chân M ây tại Quyết định số 2832/VPCP– ĐP1 ngày 10/07/2000. UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cho Ban quản lý Dự án Chân M ây làm chủ đầu tư xây dựng công trình bến số 1 Cảng Chân Mây và khánh thành vào ngày 19/05/2003. Sau đó giao nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án Chân Mây tiếp tục vận hành và khai thác Cảng dưới hình thức là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh T hừ a Thiên Huế. Ngày 07/12/2006 UBND Tỉnh có Quyết định số 2798/QĐ- UBND về việc chuy ển đổi Ban Quản lý Dự án Chân Mây thành Cảng Chân Mây là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, chịu sự quản lý và chỉ đạo trự c tiếp của Ban quản lý khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản để hoạt động. Căn cứ công văn số 2677/UBND – NCCS ngày 27/06/2007 của UBND Tỉnh về việc chuyển giao Cảng Chân M ây thuộc Ban quản lý Khu kinh t ế Chân Mây - Lăng Cô cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin). Căn cứ t hông báo số 10/TP-VPCP ngày 12/01/2007 Của văn phòng Chính phủ đồng ý chuyển giao Cảng Chân Mây cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu t huỷ Việt Nam (Vinashin), biên bản thống nhất bàn giao-Tiếp nhận Cảng Chân M ây ngày 25/02/2007 giữa tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và Ban quản Lý Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô, có sự chứ ng kiến của Chủ tich UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Chủ Tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Tàu Th uỷ Việt Nam. Ngày 28/09/2007 hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) có Quyết định số 3128/ QĐ–CNT–TCCB–LĐ về việc thành lập Công ty Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 19
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp TNHH MTV Cảng Chân Mây trên cơ sở Cảng Chân Mây - thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Chân M ây Lăng Cô tỉnh Thừ a T hiên Huế. Thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, việc đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư phát triển cảng và các nhà máy đóng tàu có dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ có một ý nghĩa quyết định đến chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trư ờng đóng tàu với các nư ớc trong khu vực và trên t hế giới. Việc thành lập công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây để phát triển du lịch dịch vụ và phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu. Trên cơ sở đó thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nư ớc phát triển cơ sở sản xuất ...Tăng nguồn thu ngân sách, t ạo nhiều việc làm cho người lao động địa phương. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty áp dụng mô hình chủ tịch công ty . Cơ cấu tổ chức quản lý đ iều hành công ty bao gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Chủ tịch công ty: Chủ tịch công ty do Hội đồng quản trị Tập đoàn quyết định bổ nhiệm , m iễn nhiệm, kỷ luật, mứ c lư ơng, thưởng và các lợi ích khác theo đề nghị của công ty mẹ. Chủ tịch công ty nhân danh đại diện chủ s ở hữu tổ chứ c thực hiện các quyền và n ghĩa vụ của đại diện chủ sở hữ u công ty, chịu tr ách nhiệm trư ớc p háp luật, công ty mẹ và trước tập đoàn về việc thực hiện các quyền và nhiệm v ụ được giao theo quy định. - Giám đốc: là ngư ời đại diện th eo pháp luật của công ty do Hội đồng quản trị Tập đoàn quyết định bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng, m iễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lươn g, t hư ởng và các lợi ích khác theo đề nghị của công ty mẹ. Giám đốc của công ty thự c hiện chức trách điều hành hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật và theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định, chịu tr ách nhiệm trước pháp luật và hội đồng quản trị tập đoàn, công ty mẹ và chủ t ịch công ty về việc thự c hiện các quy ền và nhiệm v ụ của mình theo quy định. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp: “Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm rượu Vodka tại công ty cổ phần Cồn- Rượu Hà nội”
75 p | 421 | 120
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số vấn đề về kế toán cho vay tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm
47 p | 313 | 97
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động xúc tiến tại thị trường nội địa và đề xuất giải pháp cho CTCP Dược phẩm-Dược liệu Pharmedic
118 p | 316 | 73
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix
106 p | 376 | 60
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho dự án “Vịt xác nhận” từ 01/6/2010 đến 01/9/2010
115 p | 327 | 59
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường Nhật Bản và đề xuất chiến lược thâm nhập cho các sản phẩm của CTCP Kềm Nghĩa
99 p | 275 | 55
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường cao ốc văn phòng tại Tp.HCM
73 p | 288 | 47
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tại Nhà Máy Chế Biến Thức Ăn Chăn Nuôi Bông Lúa Vàng – Công Ty Cổ Phần Thành Phát
63 p | 199 | 43
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của Bộ phận sáng tạo Công ty LOWE Việt Nam
69 p | 233 | 35
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu một số giao thức định tuyến điển hình trong mạng cảm biến không dây wireless sensor network (WSN)
57 p | 224 | 33
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu phản ứng người tiêu dùng đối với các sản phẩm thạch rau câu POKE của cty TNHH Việt Thành
55 p | 143 | 22
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của Cartridge World tại Việt Nam
93 p | 123 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu sự phản nitrate hóa đạm amôn trong nước ở điều kiện phòng thí nghiệm
72 p | 131 | 20
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động Marketing bán hàng ở Công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội
85 p | 108 | 18
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chuyển động và giao thức định tuyến trong MANET
67 p | 112 | 16
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc
79 p | 107 | 13
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong Wimax
82 p | 79 | 8
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghĩa An - huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An111
69 p | 92 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn