Chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá: Nghiên cứu tại Trường Đại học Lao động - Xã hội
lượt xem 1
download
Thông qua việc tham khảo các tài liệu khoa học, báo cáo, và các văn bản chính thức của Trường Đại học Lao động - Xã hội về việc chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá, bài viết tập trung tìm hiểu việc chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá tại Trường Đại học Lao động - Xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá: Nghiên cứu tại Trường Đại học Lao động - Xã hội
- CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Trần Anh Quang1, Cao Mai Quỳnh1, Vũ Thị Kim Dương1, Nguyễn Thị Thu Lệ1 Tóm tắt: Trong kỷ nguyên công nghệ số bùng nổ, chuyển đổi số đang len lỏi vào mọi lĩnh vực và giáo dục cũng không ngoại lệ. Đây là xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Trường Đại học Lao động - Xã hội trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - lao động - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, đất nước và hội nhập quốc tế, là nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng với thế mạnh là các ngành Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, Kế toán và Quản trị kinh doanh. Nhà trường hiện nay đã và đang đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình kiểm tra đánh giá. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về một nền giáo dục tiên tiến, minh bạch và hiệu quả. Thông qua việc tham khảo các tài liệu khoa học, báo cáo, và các văn bản chính thức của Trường Đại học Lao động - Xã hội về việc chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá, bài viết tập trung tìm hiểu việc chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá tại Trường Đại học Lao động - Xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong hoạt động kiểm tra đánh giá và nhà trường đã sử dụng các phần mềm thi trực tuyến, hệ thống đánh giá trực tuyến và dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá. Đây là một công cụ hữu ích giúp Nhà trường đẩy nhanh chuyển đổi số, tận dụng lợi ích của chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dạy và học. Từ khóa: chuyển đổi số, kiểm tra, đánh giá, cơ sở giáo dục đại học DIGITAL TRANSFORMATION IN ASSESSMENT AND EVALUATION: A CASE STUDY OF UNIVERSITY OF LABOUR AND SOCIAL AFFAIRS Abstract: In the era of booming digital technology, digital transformation is sweeping across every field, and education is no exception. This trend is inevitable as it helps to improve teaching quality and meet the need for fundamental and comprehensive innovation in education and training within the context of the Fourth Industrial Revolution. The University of Labor and Social Affairs, under the Ministry of Labor - Invalids, and Social Affairs, is a center for scientific research, technology transfer, and international cooperation in the fields of economics, labor, and society. It aims to meet the development requirements of the industry, the country, and international integration. The university focuses on training highly qualified human resources with an application-oriented approach, with strengths in Human Resource Management, Social Work, Insurance, Accounting, and Business Administration. The school is currently actively promoting the application of digital transformation in the testing and evaluation process. This not only improves the quality of education but also meets society's growing demands for an advanced, transparent, and effective education system. By referring to scientific documents, reports, and official documents from the University of Labor and Social Affairs on digital transformation in testing and assessment, this article focuses on understanding digital transformation in assessment at the university. Research results show that digital transformation is an inevitable trend in testing and assessment activities. The school has adopted online testing software, online assessment systems, and big data to improve the quality of testing. These tools are helping the school accelerate digital transformation and leverage its benefits to improve the quality of teaching and learning. Keywords: digital transformation, assessment, evaluation, higher education institutions 1 Trường Đại học Lao động – Xã hội (University of Labour and Social Affairs). Corresponding email: quangktqt@gmail.com (Trần Anh Quang). 508
- 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi số đang đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Việc Chính phủ tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết tâm đưa Việt Nam hòa nhập mạnh mẽ vào dòng chảy công nghệ số toàn cầu. Bộ Thông tin & Truyền thông đã xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và trình Đề án cho Thủ tướng ngay trong năm 2019. Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, xác định việc phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng trở thành xu thế tất yếu có vai trò then chốt trong sự phát triển của đất nước. Tiến trình thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam đang diễn ra với tốc độ nhanh, nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và đầu tư từ Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh hơn các hoạt động của xã hội sang chuyển đổi số, trong đó phải kể đến là lĩnh vực giáo dục. Chuyển đổi số trong giáo dục mang đến nhiều lợi ích thiết thực, góp phần hiện đại hóa nền giáo dục và tạo ra môi trường học tập hiệu quả hơn. Giúp người học ở mọi miền đất nước, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, có thể tiếp cận giáo dục chất lượng cao. Mở ra môi trường học tập kết nối, khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ giữa sinh viên và giảng viên. Giúp sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả, phát triển kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo. Tự động hóa các quy trình, giảm bớt gánh nặng cho giảng viên và Nhà trường. Trong quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá, các phần mềm phổ biến được sử dụng chủ yếu như: Phần mềm tạo và trình chiếu bài giảng điện tử (Microsoft PowerPoint, Google Slides, Prezi); Phần mềm thí nghiệm ảo (PhET Interactive Simulations, Labster, The Virtual Lab); Phần mềm chấm thi trắc nghiệm (Mr Test, TN Trắc nghiệm, Forms.vn, Google Forms, Google Trang tính); Phần mềm dạy học trực tuyến, kiểm tra, đánh giá và họp trực tuyến (Microsoft Teams, Zoom, Google Meet, K12 Online). Chuyển đổi số mang lại những lợi ích to lớn như cắt giảm được chi phí vận hành, thay đổi mô hình, cách thức quản lý của một bộ máy, đối với xã hội thì chuyển đổi số còn góp phần tận dụng được những nguồn lực nhàn rỗi, hơn thế nữa đối với giáo dục một ngành được coi là nền tảng của sự phát triển trong tương lai của một quốc gia thì chuyển đổi số mạng lại lợi ích vô cùng to lớn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm chi phí học tập, tiết kiệm thời gian học tập, rút ngắn khoảng cách giữa người học và tài liệu học tập, tạo thế chủ động hơn trong việc học tập. Song hành với những lợi ích to lớn ấy là các nhiệm vụ, khó khăn và thách thức được đặt ra. Việc sử dụng phương pháp trực tuyến gặp nhiều khó khăn về công nghệ, kiểm soát sinh viên, kiểm tra đánh giá. Gần đây một số trường mặc dù đã sử dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến nhưng vẫn còn nhiều trường chưa thích nghi được với hình thức đào tạo này, có thể do hệ thống thông tin còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của giảng dạy trực tuyến nên chưa phát huy được năng lực của người học. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Trường Đại học Lao động - Xã hội là một trong số các trường đại học của Việt Nam đã nỗ lực áp dụng công nghệ trong giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá. Nhà trường đã đánh giá, nhận định tình hình, việc thực hiện chuyển đổi số là nhiệm vụ hàng đầu để Nhà trường có thể nhanh chóng vượt qua khó khăn cũng như cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học. Nhờ vậy, mà Trường Đại học Lao động - Xã hội đã nhanh chóng ban hành Thông báo số 503 ngày 24/03/2020 về việc “Tổ chức thí điểm giảng dạy và học tập trực tuyến” trong bối cảnh chung vẫn đảm bảo được công tác đào tạo theo đúng như kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, khi áp dụng chuyển đổi số Nhà trường vẫn còn những gặp không ít những bất cập nhất định như hạn chế về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn vốn đầu tư cho chuyển đổi số, khả năng sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên, sinh viên,… 509
- 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thông qua việc tham khảo các tài liệu khoa học, báo cáo và các văn bản chính thức của Trường Đại học Lao động - Xã hội về việc chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá, bài viết tập trung tìm hiểu việc chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá tại Trường Đại học Lao động - Xã hội với hy vọng giúp Nhà trường đẩy nhanh chuyển đổi số, đẩy mạnh hiệu quả của chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trong những năm gần đây, khái niệm Chuyển đổi số (Digital Transformation) thường xuyên được nhắc đến. Chuyển đổi số được hiểu theo nhiều cách khác nhau về cơ bản đó là chuyển các hoạt động trên môi trường mạng từ thế giới thực sang thế giới ảo. Điều này giúp con người có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, không gian và khoảng cách được thu hẹp lại, đặc biệt tiết kiệm về mặt thời gian. Vial, Gregory (2019) cho rằng chuyển đổi số là “một quá trình nhằm mục đích cải thiện một thực thể bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối với các thuộc tính của nó thông qua sự kết hợp của công nghệ thông tin (công nghệ thông tin), máy tính, truyền thông và kết nối”. Hiện nay ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy đặc biệt là hoạt động kiểm tra, đánh giá. Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một hoạt động thiết yếu trong quá trình đào tạo, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực, kiến thức và kỹ năng của người học sau khi hoàn thành một chương trình học. Việc đánh giá này không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ năng lực của bản thân mà còn cung cấp cho giảng viên thông tin phản hồi quan trọng về hiệu quả giảng dạy, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp hơn. Lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với yêu cầu môn học, phù hợp với đối tượng học, phù hợp với phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đưa chất lượng đào tạo gần với nhu cầu của thực tế, gắn với xu thế phát triển của xã hội. Nhờ có chuyển đổi số giúp cho việc kiểm tra, đánh giá người học được thực hiện một cách khách quan, công bằng, minh bạch, chính xác trong quá trình học tập và kết quả tốt nghiệp. Các công nghệ tiên tiến được sử dụng trong quá trình kiểm tra đánh giá như: máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại, máy tính bảng,… Người dạy sẽ tập trung chủ yếu vào công việc nâng cao chất lượng giảng dạy và các công việc mang tính hành chính như làm sổ sách, sổ điểm, học bạ, quản lý hồ sơ học tập của người học sẽ được giảm tải đáng kể. Ngoài ra người dạy cần xây dựng một ngân hàng câu hỏi đề thi dưới hình thức trắc nghiệm nhằm mục đích phù hợp với quá trình kiểm tra đánh giá trực tuyến. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn của đào tạo trực tuyến là phải đảm bảo việc đào tạo, đánh giá, kiểm tra, công nhận kết quả và cấp bằng hoặc chứng chỉ cho đúng đối tượng. Ngoài ra, cần phải xác thực quá trình học tập và thi cử đúng là của người học, người thi. Việc tổ chức đánh giá bằng hình thức trực tuyến đòi hỏi phải có những quy trình đánh giá chặt chẽ và trang bị thêm các trang thiết bị, công nghệ hiện đại hỗ trợ để đảm bảo tính nghiêm ngặt, công bằng, khách quan, chính xác. Trước khi thực hiện chuyển đổi số, quá trình kiểm tra đánh giá tại Trường Đại học Lao động - Xã hội vẫn dựa chủ yếu vào các phương pháp truyền thống. Việc tổ chức thi, chấm điểm và công bố kết quả thường gặp nhiều khó khăn và hạn chế, như: 510
- - Thời gian chuẩn bị và tổ chức kéo dài: Việc tổ chức các kỳ thi truyền thống đòi hỏi nhiều công sức và thời gian từ khâu soạn đề, in ấn, phân công coi thi, phát đề thi cho đến việc thu bài và chấm thi. - Tính minh bạch và khách quan chưa cao: Quá trình chấm điểm thủ công dễ xảy ra sai sót, đồng thời khó đảm bảo tính công bằng và minh bạch tuyệt đối. - Khó khăn trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu: Việc quản lý hồ sơ, kết quả thi của sinh viên bằng phương pháp truyền thống gặp nhiều hạn chế, dễ dẫn đến mất mát, hư hỏng dữ liệu. Nhận thức được những hạn chế trên, Trường Đại học Lao động – Xã hội đã triển khai mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá như sau: - Sử dụng hệ thống quản lý thi trực tuyến: Hệ thống quản lý thi trực tuyến thông qua phần mềm thi trắc nghiệm Exam giúp tự động hóa nhiều khâu trong quá trình tổ chức thi, từ việc đăng ký thi, phân phòng thi, phát đề thi đến chấm điểm và công bố kết quả. Sinh viên có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống để kiểm tra thông tin và theo dõi kết quả thi của mình. - Áp dụng công nghệ chấm thi tự động: Việc áp dụng công nghệ chấm thi tự động, đặc biệt là chấm thi trắc nghiệm khách quan bằng phần mềm chuyên dụng, giúp đảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc chấm điểm. Đồng thời, kết quả thi cũng được công bố nhanh chóng và minh bạch hơn. - Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi: Ngân hàng câu hỏi thi trực tuyến cho phép giảng viên dễ dàng tạo, lưu trữ và sử dụng lại các đề thi. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức mà còn giúp nâng cao chất lượng đề thi, đảm bảo tính đa dạng và phong phú của các dạng câu hỏi. g chỉ tiết kiệm thời gian và công sức mà còn giúp nâng cao chất lượng đề thi, đảm bảo tính đa dạng và phong phú của các dạng câu hỏi. - Tổ chức thi trực tuyến: Việc tổ chức thi trực tuyến không chỉ giúp giảm thiểu chi phí và thời gian mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia thi từ xa, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Công nghệ giám sát thi trực tuyến cũng được áp dụng để đảm bảo tính trung thực và khách quan trong quá trình thi. Quy trình tổ chức coi thi trắc nghiệm khách quan tại Trường Đại học Lao động - Xã hội được thực hiện như sau: Bảng 1. Quy trình tổ chức coi thi trắc nghiệm khách quan tại Trường Đại học Lao động – Xã hội CÁN BỘ CB TRỰC QUY TRÌNH CÁN BỘ COI THI GIÁM KIỂM TRA SÁT THI Đăng nhập vào phòng Hội đồng trước giờ gọi SV vào 1. Hội đồng thi: phòng thi 15 phút Tất cả cán bộ có liên quan đều tập trung tại phòng Hội đồng: Phòng zoom: Meeting ID: 3364808197 Nhận - Phổ biến quy chế thi, nhắc nhở những vấn đề cần Nhận phòng coi thi phòng giám chú ý sát - Phân phòng thi 2. Cán bộ coi thi: Nhận tài liệu phòng thi: - Truy cập - Trực tại Gọi SV vào phòng thi, phổ biến quy chế thi: + Danh sách SV dự thi vào phòng phòng Hội - Truy cập email để vào đường link địa chỉ + Biên bản sự cố bất thi được đồng. “driver.google” để nhận tài liệu phòng thi. thường phân công, - Hỗ trợ CBCT - Mở phòng thi đã được phân công: + Biên bản xử lý vi phạm giám sát thi kiểm tra http://125.212.245.103:8088/ldxh_nganhan.php QC quá trình tính xác thực - Đăng nhập phần mềm thi trắc nghiệm Exam (đối + Mẫu Giấy cam kết coi thi và của SV khi có với tổ chức thi TNKQ): - CBCT số 2: duyệt SV thi. yêu cầu gửi lên http://exam.ulsa.edu.vn/admin vào phòng thi; nhắc nhở - nhóm “CÁN các em chỉnh cam đúng Báo cáo BỘ GV 511
- quy định; kiểm tra thẻ SV ngay về Hội ULSA”. và căn cước công dân; đồng khi có - Hỗ trợ SV chụp ảnh có hình ảnh sinh sự cố xảy khi cần lấy lại viên và thẻ. ra. mật khẩu - CBCT số 1 phổ biến quy Exam chế thi và nhắc SV đăng nhập vào phần mềm Exam - Cả 2 CBCT đăng nhập phần mềm Exam để giám sát quá trình làm bài thi của từng sinh viên 3. Giám sát quá trình sinh viên làm bài thi: - Nhắc nhở và lập biên - Theo dõi thi, giám sát thi bản nếu SV vi phạm quy - Hỗ trợ kỹ thuật chế. - Báo ngay cho giám sát hoặc phòng Hội đồng để được hỗ trợ nếu sự cố xảy ra. - CBCT nhắc nhở SV khi phát hiện SV đang ở trạng thái “Chưa bắt đầu”, “Tạm dừng” hoặc “Đã kết thúc” khi thời gian còn nhiều 4. Kết thúc thi, hoàn thiện hồ sơ: - Đóng phòng thi - Đóng phòng thi Zoom - Hoàn thiện các nội dung - Báo cáo tình hình thi trực tiếp trên “drive.google” sau: - Đến Trường ký danh sách Báo cáo tình trạng thi, + Danh sách SV dự thi biên bản vi phạm quy chế (nếu có). Thời gian hoàn + Biên bản sự cố bất thành việc ký sau mỗi tuần thi (kết thúc thi của tuần thường (nếu có) này thì ký vào tuần sau) + Biên bản xử lý vi phạm quy chế (nếu có) + Cam kết của SV (nếu có) + Ảnh chụp có hình SV và thẻ SV - Copy toàn bộ nội dung trên vào một thư mục và tải lên Drive.Google của phòng thi. (Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Lao động – Xã hội) Việc chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá tại Trường Đại học Lao động – Xã hội đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể: Thứ nhất, hiệu quả và chất lượng giáo dục được nâng cao nhờ có chuyển đổi số: việc tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình kiểm tra đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục. Giảm bớt gánh nặng cho giáo viên trong việc chấm điểm, thu thập dữ liệu và phân tích kết quả. Thứ hai, chuyển đổi số giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch: Công nghệ giúp giảm thiểu sai sót và đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quá trình chấm điểm và công bố kết quả. Thứ ba, khi ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá giúp tiết kiệm thời gian và chi phí: Các công việc thủ công được tự động hóa, giúp thời gian và chi phí được tiết kiệm hơn cho cả Nhà trường và sinh viên. Giúp sinh viên nhận được kết quả và phản hồi kịp thời để cải thiện học tập. Thứ tư, nhờ có chuyển đổi số sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên: Sinh viên có thể dễ dàng truy cập vào các hệ thống trực tuyến để đăng ký, theo dõi và tham gia các kỳ thi một cách thuận tiện. Bên cạnh những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại, việc ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá tại Trường Đại học Lao động – Xã hội cũng gặp không ít khó khăn như: 512
- Một là, nhận thức và tư duy của đội ngũ cán bộ quản lý về chuyển đổi số còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận công nghệ thông tin của các thầy cô lớn tuổi gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó một số thầy cô trẻ còn thờ ơ trong việc đổi mới. Đặc biệt vẫn còn quan điểm cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin là chuyển đổi số. Còn nhiều thầy cô chưa nắm được quy trình chuyển đổi số cũng như mô hình, cách thức chuyển đổi số. Hiện nay kiến thức tin học cơ bản, kỹ năng sử dụng phần mềm của một số giảng viên còn hạn chế về; đặc biệt còn xuất hiện tâm lý ngại đổi mới. Hai là, sự thiếu hụt, lạc hậu và không đồng bộ của cơ sở vật chất, hạ tầng mạng và trang thiết bị. Đây là một trong những rào cản lớn nhất khiến Nhà trường chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chuyển đổi số. Hệ thống máy tính, thiết bị di động cho giảng viên và sinh viên chưa được trang bị đầy đủ. Hệ thống phòng học thông minh, phòng thí nghiệm ảo chưa được xây dựng hoặc đầu tư chưa đủ. Các thiết bị hỗ trợ cho giảng dạy trực tuyến như camera, máy chiếu, micro còn lạc hậu. Hệ thống mạng cũ kỹ, tốc độ chậm, không ổn định. Trang thiết bị lạc hậu, không tương thích với các phần mềm giáo dục mới. Ba là, gặp khó khăn về tài chính trong vấn đề xem xét lựa chọn các phần mềm giáo dục hiệu quả. Việc thiếu hụt nguồn tài chính là một trong những thách thức lớn trong việc lựa chọn và ứng dụng các phần mềm giáo dục hiệu quả. Do nguồn lực hạn hẹp, Nhà trường gặp khó khăn trong việc cân nhắc và lựa chọn các phần mềm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá tại Trường Đại học Lao động – Xã hội đang mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Việc tiếp tục đầu tư và ứng dụng công nghệ sẽ là chìa khóa quan trọng giúp nhà trường duy trì và phát triển vị thế của mình trong tương lai. Trước hết cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên, phụ huynh và sinh viên về vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục và các kết quả ứng dụng công nghệ thông tin đã đạt được. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Lựa chọn nội dung và tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên đề kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục và sinh viên. Nội dung bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tiễn về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong nhà trường. Đối với công tác kiểm tra đánh giá, nhà trường cần ban hành quy chế kiểm tra, đánh giá trực tuyến rõ ràng với sinh viên. Nhà trường cần thành lập các ban thanh tra để từ đó có thể thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm tra đánh giá sinh viên tránh những tình trạng gian lận trong thi cử. Nhà trường cần đảm bảo mọi thông báo, quy chế được ban hành đều được tiếp cận đến tất cả sinh viên tránh tình trạng có những sinh viên không nắm được thông tin. Khi kiểm tra đánh giá trực tuyến, tất cả sinh viên cần được thông báo kế hoạch từ trước để có thể sắp xếp và chuẩn bị những yếu tố cho công tác kiểm tra đánh giá sinh viên: tinh thần, kiến thức, công cụ,… Nhà trường cần hướng dẫn chi tiết và cụ thể các thao tác, cách thức tham gia kiểm tra đánh giá để sinh viên tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm tra đánh giá. Cần mở các lớp học nhằm mục đích năng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho tất cả các sinh viên nhất là đối với những sinh viên ít được tiếp cận với công nghệ thông tin. Để công tác kiểm tra đánh giá sinh viên có thể đạt được kết quả tốt nhất và đảm bảo được tính công bằng, chính xác, Nhà trường cần xây dựng phần mềm kiểm tra đánh giá trực tuyến hoàn thiện tránh tình trạng: gặp lỗi trong quá trình thực hiện kiểm tra đánh giá; hoàn thành công tác kiểm tra đánh giá và bị xóa mất dữ liệu, kết quả. Phần mềm cần trang bị những tính năng để có thể phát hiện gian lận để đảm bảo tính công cho tất cả sinh viên. Đảm bảo tính bảo mật của hệ thống tránh tình trạng các đối tượng có ý đồ xấu có thể xâm nhập gây ảnh hưởng đến kết quá kiểm tra đánh giá. 513
- Song hành với phần mềm kiềm tra đánh giá trực tuyến nhà trường cần xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi thi phù hợp với trình độ của sinh viên và nhu cầu của xã hội. Hệ thống ngân hàng câu hỏi thi cần thể hiện tích phân cấp cao giúp đánh giá được các sinh viên có lượng kiến thức, kỹ năng cao. Cần phân chia rõ các mức độ khó của câu hỏi phù hợp. Đảm bảo tính bảo mật tránh bị lộ đề thi gây mất tính trung thực trong công tác kiểm tra đánh giá. Xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi đề thi với những câu hỏi cần liên hệ kiến thức thực tiễn đời sống từ đó giúp tăng khả năng tự học hỏi của sinh viên. Kết quả của công tác kiểm tra đánh giá cần được cập nhật một cách nhanh chóng, kịp thời đề sinh viên cũng như nhà trường có thể quản lý được một cách thuần tiện. Cần cập nhật liên tục tránh tình trạng điểm hiện sai, lỗi không đúng với quá trình kiểm tra đánh giá thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chính phủ Việt Nam (2020). Quyết định số 749/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ban hành ngày 03/6/2020. h ngày 03/6/2020. Minh Đ.T & Đinh V.H.Q. (2021). “Chuyển đổi số trong giáo dục: Blended Learning tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/62523 Vinh P.T. (2021). “Chuyển đổi số trong quản trị đại học: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”. Quản trị thông minh trong môi trường phức hợp toàn cầu: Lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Lao động - Xã hội (2020). Thông báo số 503 về việc “Tổ chức thí điểm giảng dạy và học tập trực tuyến” ban hành ngày 24/03/2020. Vial G. (2019). Understanding digital transformation: a review and a research agenda. J Strat Inf Sys., 28(2), 118-44. https://doi.org/10.1016/j.jsis.2019.01.003. 514
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu tập huấn Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn Giáo dục Chính trị TCCN năm 2014
82 p | 201 | 31
-
Chuyển đổi số trong dạy và học môn Giáo dục chính trị tại trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 20 | 5
-
Giải pháp chuyển đổi số trong đổi mới phương pháp dạy học môn Toán và Vật lý, đáp ứng mô hình đào tạo chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 19 | 5
-
Một số đề xuất đổi mới nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá năng lực người học (không chuyên) môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông, hướng tới thực hiện chủ trương “học thật, thi thật, nhân tài thật”
10 p | 25 | 5
-
Cơ hội và thách thức khi chuyển đổi số trong công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng
5 p | 10 | 4
-
Vấn đề kiểm tra, đánh giá (KTĐG) sinh viên tại khoa Ngữ văn - trường Đại học Tây Bắc
7 p | 75 | 4
-
Kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
8 p | 12 | 4
-
Giải pháp chuyển đổi số tại trường Đại học Hà Tĩnh
3 p | 13 | 3
-
Đổi mới kiểm tra đánh giá trong thời đại số về thành quả học tập của người học
10 p | 29 | 3
-
Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh trường Đại học Tây Bắc
5 p | 35 | 3
-
Sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học
11 p | 12 | 3
-
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường đại học ngoài công lập – thực trạng và những vấn đề đặt ra (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Thành Đô)
10 p | 8 | 3
-
Chuyển đổi số trong dạy học và kiểm tra đánh giá tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
5 p | 8 | 2
-
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đánh giá, kiểm tra theo hướng tiếp cận năng lực đối với môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam khối các trường không chuyên lý luận chính trị
8 p | 17 | 2
-
Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh qua môn Giáo dục công dân khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục
9 p | 41 | 2
-
Chuyển đổi số trong đào tạo ở trường Đại học Hùng Vương
9 p | 4 | 1
-
Vai trò của giảng viên đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số
6 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn