intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có trạng thái giữa sự sống và cái chết?

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

95
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể có một trạng thái ở ranh giới sống và chết! Tác giả một bài nghiên cứu đã cho rằng một nhóm sinh vật, mô và các tế bào nào đó có thể sống sót trong tình trạng giống như sự ngủ quên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có trạng thái giữa sự sống và cái chết?

  1. Có trạng thái giữa sự sống và cái chết? Có thể có một trạng thái ở ranh giới sống và chết! Tác giả một bài nghiên cứu đã cho rằng một nhóm sinh vật, mô và các tế bào nào đó có thể sống sót trong tình trạng giống như sự ngủ quên. "Chúng tôi cho rằng trạng thái trung gian giữa sống và chết có thể được định danh tốt nhất là 'sự sống nghỉ ngơi'", tiến sĩ Rene Severijnen, một phẫu thuật viên nhi khoa tại Trung tâm Y tế đại học Radboud ở Hà Lan, cho biết. Cùng với tiến sĩ Ger Bongaerts, Rene cho rằng các vi sinh vật được trữ trong hỗn hợp glycerol ở nhiệt độ thấp và các tế bào gốc trữ trong nitơ lỏng có thể tồn tại ở trạng thái trung gian này. Bongaerts còn giả thuyết xa hơn nữa rằng các vi khuẩn sinh trưởng trong một hỗn hợp cực mặn hoặc cực ngọt, chẳng hạn trong bình mật ong, cũng có thể có xu hướng rơi vào kiểu sống lơ lửng đó. Nồng độ nước tương đối thấp ở bên ngoài tế bào vi khuẩn đã
  2. tạo ra áp lực thẩm thấu, khiến cho nước từ trong cơ thể chúng chảy ngược ra, để lại con vi khuẩn khô héo đi. Ví dụ rõ hơn là một vài loài tôm biển có thể rơi vào trạng thái được gọi là cryptobiosis trước điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, chẳng hạn đóng băng hay khô hạn. Trứng của những con tôm này bị mặt trời làm khô trên các bề mặt bốc hơi đầy muối. "Nhưng khi được thả vào bể nước, chúng từ bỏ trạng thái này", Bongaerts nói. "Thực tế, dạng sống cryptobiosis cũng là một kiểu 'sự sống nghỉ ngơi'". Tế bào gốc phôi thì sao? Các nhà nghiên cứu áp dụng giả thuyết của mình cho cả những tế bào gốc phôi người, thường được tách ra từ các phôi dư trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Họ cho rằng mặc dù sự sống của các tế bào
  3. gốc này không được xem là độc lập, song việc phân lập chúng cho các mục đích y học cũng đã ngăn các tế bào này không rơi vào trạng thái chết thực sự và "tiếp tục sự sống theo cách thức nguyên thủy". Kết quả là những tế bào này tốt hơn nên được sử dụng trong nghiên cứu, thay vì bỏ đi. Hai giáo sư tại Đại học Columbia, Donald Landry và Howard Zucker, cũng nghi ngờ quan niệm truyền thống: sống và chết. Trong bài báo đăng trên tạp chí Clinical Investigation gần đây, họ chỉ ra rằng những phôi dư trong quá trình thụ tinh ống nghiệm thậm chí không thể tạo thành một bào thai, tuy nhiên chúng có thể chứa những tế bào sống được phân lập giúp cứu sự sống khác. nguy các Landry và Zucker hy vọng các quy định trong tương lai có thể xem xét đến việc hiến tạng, khi những nội quan còn sống được tách ra khỏi những cơ thể mà
  4. não và thân thể đã ngừng hoạt động. Người ta có thể chết, nhưng nội tạng được phân lập thì không Nguyên tử có chết không? Bổ sung và cuộc tranh luận về sống và chết, Bongaerts và Severijnen chỉ ra rằng các nguyên tử, những viên gạch của tất cả các dạng sống, thông thường không chết tí nào. "Cái chết của một nguyên tử nghĩa là vật chất được chuyển hoá thành năng lượng", Bongaerts nói. "Điều này xảy ra trong vụ nổ của một quả bom nhiệt hạch". Severijnen bổ sung thêm rằng mặc dù sự tăng trưởng, trao đổi chất và các quá trình khác của cơ thể ngừng lại ngay khi người ta chết, "nhưng quá trình phân huỷ vẫn tiếp tục và có thể thậm chí còn tăng lên". Và cuối cùng, ông nói, tất cả những hợp chất phức tạp bị phân hủy trở lại những thành phần nhỏ hơn, như nước, CO2 và NH3. Những hợp chất này lại trở
  5. thành nhiên liệu cho các sinh vật khác, và không bao giờ chết. T. An Theo Discovery, Vnexpress
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1