Đề bài: Có ý kiến cho rằng truyện ngắn Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ thuật <br />
của Nam Cao. Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên<br />
Bài làm:<br />
Nhắc đến nhà văn Nam Cao chính là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt <br />
Nam giai đoạn 1930 1945. Cả cuộc đời sự nghiệp của Nam Cao bao gồm hai đề tài <br />
chính: Người nông dân và tầng lớp trí thức nghèo, có thể nói những tác phẩm văn chương <br />
của ông trong giai đoạn sau cách mạng đã trở thành những tuyên ngôn về nghệ thuật cho <br />
giới nghệ sĩ đương thời. Tiêu biểu là tác phẩm "Đời thừa", đây là một tuyên ngôn nghệ <br />
thuật của Nam Cao, tuyên ngôn về giá trị tác phẩm văn học và trách nhiệm của người viết <br />
văn.<br />
Tác phẩm "Đời thừa" là một truyện ngắn hay và đặc sắc, thể hiện tấn bi kịch tinh thần <br />
của lớp người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, trước cách mạng tháng Tám. Nỗi lo <br />
cơm áo gạo tiền, gánh nặng gia đình và cuộc sống đã đẩy họ tới bi kịch "đời thừa", đó là <br />
rơi vào cảnh sống mà không làm được gì cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội, sống <br />
chỉ là thừa thãi không có một vai trò hay ý nghĩa gì với cuộc sống. Qua nhân vật Hộ, Nam <br />
Cao vừa thể hiện rõ bi kịch "đời thừa" của một nhà văn, một người cha, người chồng lại <br />
vừa thể hiện một tư tưởng nhân văn cao đẹp, đó là tiếng nói tố cáo hiện thực tàn nhẫn, <br />
tha hóa của xã hội cũ, sự cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh của những con người bất <br />
hạnh. Tuy nhiên chính những tấn bi kịch trong tác phẩm đã là ngọn lửa soi sáng khát vọng <br />
sống có ích và có ý nghĩa cho đời của họ, họ không muốn trở thành người thừa, "đời <br />
thừa". Nhân vật Hộ trong tác phẩm không chỉ đóng vai trò "diễn viên" với hai tấn bi kịch <br />
mà đây còn là đối tượng Nam Cao gửi gắm những quan điểm nghệ thuật chân chính của <br />
mình. Đó là quan niệm về nghệ thuật với cuộc đời và quan niệm về nghề văn, trách <br />
nhiệm người nhà văn và sự sáng tạo trong văn chương.<br />
Trước hết về quan điểm nghệ thuật với cuộc đời, đối với Nam Cao, nghệ thuật phải gắn <br />
liền với cuộc đời, một tác phẩm văn chương chỉ có giá trị khi nó "vượt lên trên tất cả các <br />
bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người", nghĩa là tác phẩm <br />
văn chương ấy phải "làm cho người gần người hơn", một tác phẩm đích thực phải có giá <br />
trị nhân đạo sâu sắc. Ông đã từng có rất nhiều tác phẩm lên tiếng phê phán thứ nghệ <br />
thuật xa rời, thoát ly khỏi cuộc đời, ông khinh thường những thứ văn chương không bắt <br />
nguồn từ cuộc sống lầm than mà lại lung linh huyền ảo, mộng tưởng, ông không chấp <br />
nhận được thứ văn chương hời hợt, vô giá trị. Bên cạnh đó, ông cho rằng, một nhà văn <br />
thực sự phải là người có hoài bão, ước mơ, phải cho ra đời những tác phẩm có giá trị, có <br />
khả năng "làm mờ các tác phẩm cùng thời", đã viết văn là phải có tâm huyết với nghề, có <br />
trách nhiệm với những thứ mà mình viết, phải biết xấu hổ khi viết ra những thứ không <br />
phải là nghệ thuật. Làm nhà văn mà không có tâm cũng chẳng khác nào một kẻ đê tiện, <br />
bởi sự cẩu thả trong nghề văn bất lương hơn hết thảy các nghề.<br />
Văn sĩ Hộ thực sự là một nhà văn có tâm, ông nuôi hoài bão mang đến những tác phẩm <br />
góp ích cho đời, thiết thực với đời và ông thực sự cảm thấy xấu hổ, day dứt khi viết ra <br />
những thứ cẩu thả, nông cạn. Hơn thế Nam Cao nhắc nhở các nhà văn cần nhận thức rõ <br />
nghề văn là nghề lao động sáng tạo, tính sáng tạo quyết định sự sống còn của nghề, nhà <br />
văn phải hăng say sáng tạo, bởi văn chương "không cần đến những người thợ khéo tay" <br />
mà cần người "sáng tạo những gì chưa có". Nếu không ngừng đào sâu, tìm tòi và khơi <br />
nguồn thì người nghệ sĩ mãi mãi cũng chỉ là kẻ "công nhân" làm theo mẫu dập khuôn. <br />
Nếu không có sáng tạo, đổi mới và khai thác những con đường mới thì nghề văn dù có <br />
trải qua bao thời gian vẫn chỉ luẩn quẩn, giậm chân tại chỗ.<br />
Có thể nói, những quan điểm nghệ thuật và sáng tạo trong nghệ thuật của Nam Cao hết <br />
sức đúng đắn, đúng với mọi thời đại. Với những quan điểm ông đã nêu trong tác phẩm <br />
"Đời thừa" có thể khẳng định rằng truyện ngắn này là một tuyên ngôn nghệ thuật của <br />
Nam Cao. Hành văn theo những quan điểm đúng đắn đã giúp ông để lại cho nền văn học <br />
nước nhà những tác phẩm mang giá trị to lớn, tính nhân đạo sâu sắc.<br />
<br />