intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ hàng hiệu

Chia sẻ: Binh Binhmap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

41
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo khảo sát mới đây của Forbes - tạp chí về kinh tế, tài chính uy tín vào loại bậc nhất trên thế giới, mặc dù nền kinh tế toàn cầu trải qua cuộc suy thoái lớn, các nhãn hiệu xa xỉ phẩm hàng đầu vẫn giữ được doanh số của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ hàng hiệu

  1. Công nghệ hàng hiệu
  2. Theo khảo sát mới đây của Forbes - tạp chí về kinh tế, tài chính uy tín vào loại bậc nhất trên thế giới, mặc dù nền kinh tế toàn cầu trải qua cuộc suy thoái lớn, các nhãn hiệu xa xỉ phẩm hàng đầu vẫn giữ được doanh số của mình. Nói thật ra ai đã từng dùng hàng hiệu thì chỉ muốn dùng nữa, dùng mãi. {jcomments on} Bởi về nói chất lượng thì hàng hiệu rất bền, đẹp, nhiều tiện ích sử dụng. Một chiếc điện thoại Vertu xe hơi cán qua không vỡ, chiếc đồng hồ Edox ném xuống đất nảy lên như quả bóng, chiếc áo da Espirit hơ vào lửa chỉ mềm ra chứ không cháy. Đôi giày Timberland mang vào chân không bao giờ mang lại cảm giác đau chân cho người dùng và kể cả giữa trời nóng bức vẫn có cảm giác mát mẻ cho đôi chân... Hàng hiệu nằm ở… thương hiệu
  3. Nhưng giá trị hàng hiệu còn nằm ở thương hiệu của nó. Với những món hàng hiệu mang trên mình, người dùng có cảm giác như họ mang theo những loại vũ khí tối tân khi đi đến bất kỳ chỗ nào: các cuộc họp, cuộc gặp đối tác hay đi hẹn hò. Với những món hàng hiệu, người dùng cảm thấy họ có địa vị ngang bằng các ngôi sao thể thao, giải trí. Xây dựng thương hiệu cho một nhãn hiệu xa xỉ là một việc rất kỳ công. Bạn có thể thấy ngay được giá trị hàng hiệu thông qua vị trí đặt cửa hàng của nhãn hiệu đó. Đồ Louis Vutton, Hermes, Furla không thể đặt ở Big C, Maximart mà phải đặt ở Diamond Plaza, Parkson. Trên thế giới, tranh một vị trí đặt cửa hiệu ở Đại lộ Champs Elysees (Paris), Đại lộ số 5 (New York) hay khu phố Vương Phủ Tỉnh (Bắc Kinh) là không hề đơn giản. Nếu một món đồ được bán ra 10 đồng thì 7 đồng dùng để xây dựng thương hiệu, 1 đồng để sả đồng lãi. Muốn cả thế giới phải biết đến sản phẩm của mình, các hãng phải tổ chức những show ra mắt kỳ công, hoành tránh, phải gắn sản phẩm của mình với các tên tuổi nổi tiếng như Nike với Tiger Woods, Federer, Sharapova..., Louis Vuitton với Madonna, Sean Connery... Các hợp đồng Nike ký với Tiger Woods từ năm 1996 đến nay có giá trị tổng cộng khoảng 300 triệu USD. Theo The Luxury Institute, viện chuyên nghiên cứu về ngành công nghiệp hàng hiệu đặt trụ sở ở New York, thì các hãng sản xuất hàng hiệu đều
  4. có công thức gần giống nhau: 7+2+1. Tức là nếu một món đồ được bán ra 10 đồng thì 7 đồng trong số đó dùng để quảng bá, xây dựng thương hiệu, 1 đồng dùng vào sản xuất ra sản phẩm và 2 đồng lãi. Điều đó có nghĩa là mua hàng hiệu là ta mua thương hiệu, mua lấy cái sĩ diện, mua lấy sự hãnh diện là chính, chứ mua chất lượng chỉ là phụ. Hàng hiệu và truyền thông Việc xuất hiện với tần suất lớn trên các tạp chí sang trọng cũng là yếu tố tiên quyết để xây dựng thương hiệu. Ở tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, chẳng có tạp chí sang trọng nào sống bằng doanh số bán báo mà sống chủ yếu vào doanh số đăng quảng cáo. Những mặt hàng thiết yếu phẩm và xa xỉ phẩm tầm thường không thể và không cần thiết phải xuất hiện ở các tạp chí sang trọng, vì thế các tạp chí bán quảng cáo cho ai ngoài hàng hiệu? Có thể nói, hàng hiệu đã một phần nuôi sống ngành xuất bản. Tuy nhiên, không phải tạp chí nào cũng “bám đuôi” các nhãn hàng để xin quảng cáo. Ở một số tạp chí về thời trang và phong cách sống uy tín, muốn có một trang để đưa sản phẩm lên, các hãng có khi phải chờ đến hàng tháng. Năm 2006, bộ phim The Devil Wears Prada (Yêu nữ thích hàng hiệu) nói về mặt trái trong ngành công nghiệp hàng hiệu phát hành và rất ăn khách ở Mỹ. Trong phim này, ngôi sao Meryl Streep thủ vai một tổng biên tập tạp chí về thời trang. Khi đọc kịch bản, các nhãn hàng đều đồng ý rằng nguyên mẫu của nhân vật này là Anna Wintour, tổng biên tập của tạp chí Vogue, một người rất có quyền lực trong ngành công nghiệp hàng hiệu. Sợ làm phật ý Wintour,
  5. nhiều nhãn hàng hiệu từ chối cung cấp quần áo, phụ trang cho đoàn làm phim. Điều đó cho thấy truyền thông có tiếng nói trọng lượng đến thế nào với các nhãn hàng. Song song với kiểu quảng bá rầm rộ, có những nhãn hàng chọn lối đi riêng. Họ chọn lựa khách hàng, họ “dẫn dụ” khách hàng đi vào những cái “độc nhất” của họ. Như đồng hồ Roger Dubuis chẳng hạn, mỗi kiểu dáng mới họ chỉ sản xuất 28 chiếc. “Bạn là 1 trong 28 người giữa 6,5 tỷ dân trên thế giới sở hữu chiếc đồng hồ này” nghe thật kích thích. Trong cuốn sách mới đây The Cult of the Luxury Brand của tác giả Radha Chadha thì hàng hiệu đang “chạy” đến châu Á. Các cửa hiệu Gucci, Hermes ở Hongkong còn lớn hơn ở New York, Paris. Trung Quốc sẽ trở thành thị trường hàng hiệu lớn nhất trên thế giới vào năm 2014. Ở Nhật Bản, 94% phụ nữ trong độ tuổi 20 có túi xách hiệu Louis Vuitton. Hiện nay, doanh số của ngành công nghiệp hàng hiệu mỗi năm là 80 tỷ USD và người tiêu dùng châu Á đóng góp một nửa số đó. Người châu Á luôn có khát khao vươn tới tầm của người phương Tây, và cách gần nhất để có cảm giác đó chính là mua và khoác lên mình những món hàng hiệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2