intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác đào tạo nghề trong cơ sở lưu trú du lịch: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Công tác đào tạo nghề trong cơ sở lưu trú du lịch: Thực trạng và giải pháp" đã phân tích về cầu và cung nhân lực cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam, phân tích SWOT đối với công tác đào tạo nghề cho khách sạn nói riêng và các cơ sở lưu trú du lịch nói chung, đề xuất 10 nhóm giải pháp tổng thể đối với công tác đào tạo và phát triển nhân lực khách sạn ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, chuyên nghiệp, hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác đào tạo nghề trong cơ sở lưu trú du lịch: Thực trạng và giải pháp

  1. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CƠ SỞ LƢU TRÖ DU LỊCH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS. Nguyễn Thanh Bình Tổng cục Du lịch TÓM TẮT Những năm gần đây chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của du lịch toàn cầu, tác động mạnh mẽ và lan tỏa tới nhiều ngành, lĩnh vực liên quan, kích thích đầu tư phát triển hạ tầng, hệ thống sản phẩm, dịch vụ, mạng lưới phân phối, mang lại nguồn thu, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm... ở khắp các điểm đến du lịch trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực tế tăng trưởng của du lịch Việt Nam đã tạo tác động đột phá đến nhiều ngành, lĩnh vực trong đó có cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL). Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, ngành du lịch đang gặp thách thức về nhiều mặt, đặc biệt nhân lực chưa theo kịp sự phát triển chung, dù đã huy động cộng đồng, các thành phần kinh tế và hỗ trợ của quốc tế. Những vấn đề về nhân lực bao gồm: Quản lý còn chồng chéo; mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng, đào tạo còn manh mún cả về quy mô và cơ cấu, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng còn lạc hậu; chưa đủ người giảng dạy có chất lượng và kinh nghiệm cho các trình độ; chương trình đào tạo chắp vá; tập trung vào đào tạo mới, ít chú trọng đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực tại chỗ, đào tạo nhân lực các ngành khác tham gia vào hoạt động du lịch và đào tạo cộng đồng; chưa quan tâm nhiều đến quản lý phát triển nhân lực và sử dụng nhân lực chưa hiệu quả. Đối với khối CSLTDL, việc nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng cách thức đào tạo cho phù hợp yêu cầu thực tiễn đang là một yêu cầu cấp bách. Bài viết đã phân tích về cầu và cung nhân lực cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam, phân tích SWOT đối với công các đào tạo nghề cho khách sạn nói riêng và các cơ sở lưu trú du lịch nói chung, đề xuất 10 nhóm giải pháp tổng thể đối với công tác đào tạo và phát triển nhân lực khách sạn ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, chuyên nghiệp, hiệu quả. PHẦN MỞ ĐẦU Những năm gần đây chúng ta chứng kiến sự tăng trƣởng vƣợt bậc của du lịch toàn cầu, tác động mạnh mẽ và lan tỏa tới nhiều ngành, lĩnh vực liên quan, kích thích đầu tƣ phát triển hạ tầng, hệ thống sản phẩm, dịch vụ, mạng lƣới phân phối, mang lại nguồn thu, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm... ở khắp các điểm đến du lịch trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển bền vững kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trƣờng, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, những năm qua Du lịch Việt Nam đã trở thành điểm sáng của nền kinh tế với sự tăng trƣởng nhanh, đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế tăng trƣởng của du lịch Việt Nam đã tạo tác động đột phá đến nhiều ngành, lĩnh vực trong đó có cơ sở lƣu trú du lịch (CSLTDL), vƣợt xa dự báo của năm 2010 khi xây dựng Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Theo đó, 2020 dự báo đón 10-10,5 triệu lƣợt khách quốc tế, nhƣng con số 10 triệu lƣợt đã vƣợt qua từ năm 2016 (trƣớc 4 năm). Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, ngành du lịch đang gặp thách thức về nhiều mặt, đặc biệt nhân lực chƣa theo kịp sự phát triển chung, dù đã huy động cộng đồng, các thành phần kinh tế và hỗ trợ của quốc tế. Quy hoạch nhân lực du lịch đã xác định mục tiêu: Phát triển nhân lực ngành Du lịch có hệ thống; tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, tính chuyên nghiệp và hợp lý hóa cơ cấu nhân lực ngành Du lịch; nâng cao năng lực và chất lƣợng của hệ thống đào tạo du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực; và nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch và nhân lực ngành Du lịch; tạo động lực và lợi thế thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những vấn đề về nhân lực bao gồm: Quản lý còn chồng chéo; mục tiêu đào tạo chƣa rõ ràng, đào tạo còn manh mún cả về quy mô và cơ cấu, chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dƣỡng còn lạc hậu; chƣa đủ ngƣời giảng dạy có chất lƣợng và kinh nghiệm cho các trình độ; chƣơng trình đào tạo chắp vá; tập trung vào đào tạo mới, ít chú trọng đào tạo lại, bồi 168
  2. dƣỡng nhân lực tại chỗ, đào tạo nhân lực các ngành khác tham gia vào hoạt động du lịch và đào tạo cộng đồng; chƣa quan tâm nhiều đến quản lý phát triển nhân lực và sử dụng nhân lực chƣa hiệu quả. Đối với khối CSLTDL, việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, mở rộng cách thức đào tạo cho phù hợp yêu cầu thực tiễn đang là một yêu cầu cấp bách. 1. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHỐI CƠ SỞ LƢU TRÖ DU LỊCH 1.1. Về cầu nhân lực cơ sở lƣu trú du lịch Bảng 1: Các loại cơ sở lƣu trú du lịch Việt Nam tính đến tháng 12 năm 2018 TT Cơ sở lƣu trú Số buồng/ căn/ cabin Số cơ sở Ghi chú 1 Khách sạn 5 sao 52000 157 2 Khách sạn 4 sao 38500 291 3 Khách sạn 3 sao 34200 490 4 Khách sạn 2 sao 46000 1264 Giảm so với trƣớc 5 Khách sạn 1 sao 87500 4740 6 Khách sạn chƣa xếp hạng 47000 7 Căn hộ 5 sao 5424 13 8 Căn hộ 4 sao 742 4 9 Căn hộ 2 sao 20 1 10 Căn hộ 1 sao 117 6 11 Căn hộ cao cấp 262 2 12 Căn hộ đạt chuẩn 954 7 căn 13 Căn hộ chƣa xếp hạng 1600 1000 căn 14 Biệt thự DL cao cấp 15 1 15 Biệt thự DL đạt chuẩn 4262 183 16 Nhà nghỉ DL 117700 10.300 Thƣờng tính bằng 17 Homestay 20700 3000 sức chứa Tàu thủy lƣu trú du lịch 2 18 1347 104 sao Tàu thủy lƣu trú du lịch 1 19 792 109 sao Tàu thủy lƣu trú du lịch 20 100 50 chƣa xếp hạng 21 Bãi cắm trại du lịch 154 2 Lều Cơ sở lƣu trú du lịch chƣa 22 182650 100000 xếp hạng khác Cộng 632849 499248 169
  3. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến tháng 12 năm 2019, tổng số CSLTDL cả nƣớc là 30.000 với 650.000 buồng, gồm 8 loại hình: khách sạn, tàu thủy lƣu trú du lịch, biệt thƣ du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, homestay, bãi cắm trại du lịch, phân bổ ở tất cả các tỉnh thành. Nhân lực cần trong CSLTDL ƣớc hơn 500.000 lao động, phân bổ nhƣ sau: Bảng 2: Lao động cần trong các cơ sở lƣu trú du lịch Số buồng/ Bình quân lao TT Cơ sở lƣu trú Lao động căn/ cabin động/buồng 1 Khách sạn 5 sao 52000 104000 2 2 Khách sạn 4 sao 38500 57750 1.5 3 Khách sạn 3 sao 34200 38000 1.1 4 Khách sạn 2 sao 46000 37000 0.8 5 Khách sạn 1 sao 87500 44000 0.5 6 Khách sạn chƣa xếp hạng 47000 38000 0.8 7 Căn hộ 5 sao 5424 8300 1.5 8 Căn hộ 4 sao 742 1000 1.3 9 Căn hộ 2 sao 20 20 0.8 10 Căn hộ 1 sao 117 60 0.5 11 Căn hộ cao cấp 262 350 1.3 12 Căn hộ đạt chuẩn 954 600 0.6 13 Căn hộ chƣa xếp hạng 1600 1000 0.6 14 Biệt thự DL cao cấp 15 20 1.2 16 Biệt thự DL đạt chuẩn 4262 2500 0.6 17 Nhà nghỉ DL 117700 59000 0.5 18 Homestay 20700 8500 0.4 19 Tàu thủy lƣu trú du lịch 2 sao 1347 900 0.6 20 Tàu thủy lƣu trú du lịch 1 sao 792 400 0.5 21 Tàu thủy lƣu trú du lịch chƣa xếp hạng 100 50 0.5 22 Cơ sở lƣu trú du lịch chƣa xếp hạng khác 182650 100000 0.53 Cộng 637111 501448 0.77 Nguồn: Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch Số lƣợng lao động trên tính với công suất 65-70%. Trong 4 năm từ 2015 đến 2019, số CSLTDL đã tăng từ 19000 lên 30.000 (tăng 11.000 cơ sở), số buồng tăng 1.76 lần từ 370.000 lên 650.000 buồng, vì vậy lao động cho khối CSLTDL trung bình mỗi năm cần thêm khoảng 50.000 ngƣời. Với xu hƣớng dòng khách tiếp tục hƣớng về khu vực Châu Á-Thái bình dƣơng, trong đó Việt Nam nhƣ ngôi sao đang lên trong ASEAN, dự báo tăng trƣởng du lịch Việt Nam 10 năm tới khá lạc quan, đến năm 2020 cả nƣớc cần có 650.000 đến 700.000 buồng lƣu trú du lịch; năm 2025 cần 950.000 đến 1.050.000 buồng và đến năm 2030 cần 1.300.000 đến 1.450.000 buồng; tốc độ 170
  4. tăng trƣởng bình quân 8,2-8,5% đến 2020; 7,8-8,0% giai đoạn 2020-2025 và 7-7,5% giai đoạn 2025-2030. Nhƣ vậy, năm 2020, cầu về lao động trong khối CSLTDL khoảng 540 nghìn, năm 2025 khoảng 810 nghìnvà năm 2030 là 1,1 triệu, giai đoạn 2030 - 2030, trung bình cần bổ sung mỗi năm 50.000 lao động. Bảng 3: Cơ sở lƣu trú du lịch giai đoạn 2015-2018 Số Tăng Tăng Tăng Tăng Công Năm Số buồng CSLTDL trƣởng (%) CSLTDL trƣởng (%) buồng suất (%) 2015 19000 18.7 3000 370000 11.4 38000 55 2016 21000 10.5 2000 420000 13.5 50000 57 2017 25600 21.9 4600 508000 21 88000 56.5 2018 28000 9.4 2400 550000 8.3 42000 54.2 2019 30.000 7.1 2000 650000 18 100000 52 Với đặc thù ngành dịch vụ, chủ yếu là phục vụ, CSLTDL thu hút lao động đa dạng, từ giản đơn đến trình độ cao. Nhiều bộ phận không đòi hỏi trình độ văn hóa cao, các bộ phận nhƣ phục vụ buồng, tạp vụ, vệ sinh, chăm sóc cây cảnh, bảo vệ... chiếm tỷ trọng lớn, cần đƣợc đào tạo nghề. Những bộ phận cần chuyên môn sâu là lễ tân, bếp, pha chế, kinh doanh, tin học, kỹ thuật, quản trị. Những bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách yêu cầu ngoại ngữ. 1.2. Về cung nhân lực và đào tạo Theo thống kê sơ bộ, hiện ngành Du lịch có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó 800.000 lao động trực tiếp với 45% đƣợc đào tạo chuyên ngành du lịch, 35% đƣợc đào tạo chuyên ngành khác, 20% chƣa qua đào tạo. Về số lượng, lực lƣợng lao động trực tiếp trong khối CSLTDL khoảng 400.000 ngƣời, tăng hàng năm theo tốc độ tăng của CSLTDL nhƣng mới đáp ứng 80% nhu cầu với công suất trung bình 53%, định mức 0.6 lao động/buồng. Bên cạnh những ngƣời làm việc lâu năm, có nhiều cống hiến và những chuyên gia, nghệ nhân tuổi cao, đã xuất hiện lao động trẻ, đƣợc đào tạo cơ bản, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, trình độ nhiều mặt và năng lực ngày một nâng cao, cố gắng tìm tòi, tiếp thu nhanh kiến thức mới và có ý chí vƣơn lên lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu chƣa đồng bộ, thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn cao, đặc biệt là quản trị cấp cao nên nhiều CSLTDL phải tuyển ngƣời điều hành hạn chế về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý. Tại các CSLTDLđạt tiêu chuẩn, định mức trung bình chỉ khoảng 0,46 lao động/buồng. Một sốtrung tâm du lịch thiếulao động cục bộ thời kỳ cao điểm nhƣ dịp lễ, Tết, cuối tuần, mùa hè khu vực biển, các CSLTDL đã sử dụng nhân viên thời vụ (casual) với lực lƣợng chính là đội ngũ sinh viên. Tình trạng phổ biến hiện nay là CSLTDL thiếu nhân lực tay nghề cao, trong khi nhiều cử nhân du lịch phải làm những việc đòi hỏi chỉ cần đào tạo ở trình độ thấp hơn. Bên cạnh sự mất cân đối và thiếu lao động chuyên môn giỏi ở nhiều lĩnh vực, còn có sự mất cân đối theo vùng/miền vì nhân lực phân bổ không đều giữa các địa phƣơng, địa giới du lịch; tập trung chủ yếu ở trung tâm du lịch lớn, nơi tài nguyên du lịch đã đƣợc khai thác. Về chất lượng, nhân lực khối CSLTDL còn nhiều mặt chƣa đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch khi hội nhập quốc tế ngày một sâu, toàn diện và yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức. Kiến thức hội nhập, ngoại ngữ, tin học; năng lực sáng tạo, lãnh đạo, quản lý, quản trị và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế chƣa tƣơng ứng với yêu cầu phát triển của Ngành. Nhân viên nhiều nơi chƣa đƣợc đào tạo, chƣa đáp ứng yêu cầu kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, ngoại ngữ... Số lao động sử dụng đƣợc công nghệ thông tin chiếm 50%. Nhân viên kinh doanh, lễ tân, phục vụ nhà hàng cơ sở 3 sao trở lên... sử dụng ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh (90%), các tiếng khác chiếm tỷ lệ nhỏ (tiếng Trung 5%, tiếng Pháp 1%, tiếng khác 4%). Ở những nơi phát triển nóng nhƣ Phú Quốc hoặc vùng sâu vùng xa (Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía bắc…) sử dụng nhiều lao động chuyển từ ngành khác sang, kể cả trƣởng bộ phận. Có lao động đã đƣợc đào tạo nhƣng năng lực thực tiễn chƣa tƣơng xứng với bằng cấp, có tình trạng sinh viên mới ra trƣờng chƣa đáp ứng công việc, không có kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, tiếng Anh kém… nên đơn vị kinh doanh sau khi tuyển phải đào tạo lại. 171
  5. Khả năng ngoại ngữ yếu, kỹ năng nghiệp vụ thiếu khiến nhân viên khó phát triển nghề, chuyên môn, khó khăn trong giao tiếp, giao dịch, không giới thiệu đƣợc dịch vụ của cơ sở nên một số CSLTDL phụ thuộc đơn vị gửi khách, không khai thác đƣợc nguồn khách nƣớc ngoài trực tiếp. Công tác đào tạo nghề cho CSLTDL: có 02 hình thức: đào tạo tại các cơ sở đào tạo và đào tạo tại chỗ (―cầm tay chỉ việc‖). Cả nƣớc hiện có 192 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó 62 trƣờng đại học có khoa du lịch, 55 trƣờng cao đẳng (với 10 trƣờng chuyên về du lịch, 45 trƣờng có ngành du lịch), 71 trƣờng trung cấp, 4 trung tâm dạy nghề.Với khách sạn, các chuyên ngành chủ yếu ở trình độ trung cấp và dạy nghề là kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, bar và lễ tân; các chuyên ngành ở trình độ cao đẳng và đại học là quản trị kinh doanh khách sạn, marketing du lịch. Theo loại hình sở hữu có cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập, cơ sở đào tạo đầu tƣ trong nƣớc và cơ sở có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; theo hình thức tổ chức có chính quy và không chính quy, hệ ngắn hạn và dài hạn. Hàng năm các đơn vị đào tạo du lịch cho ra trƣờng khoảng 40.000 lao động, riêng nghề khách sạn khoảng 30.000 ngƣời. Các khách sạn, khu du lịch liên doanh với nƣớc ngoài, CSLTDL quy mô lớn, cơ sở có chuỗi khách sạn ở nhiều địa bàn đã chú trọng đào tạo lại và đào tạo tại chỗ, nhiều nơi có trung tâm đào tạo riêng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch đã định hƣớng, hỗ trợ tổ chức các khoá bồi dƣỡng, ƣu tiên nội dung quản trị nhà hàng, lễ tân, phục vụ ăn uống, quản trị lƣu trú, tiếp thị, tin học... Nhiều khoá bồi dƣỡng chuyên đề đƣợc tổ chức cho giám đốc, phó giám đốc khách sạn, nhân viên lễ tân; nhân viên bếp. Một số Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, hàng năm tổ chức bồi dƣỡng nhân lực CSLTDL trên địa bàn. Một số lƣợng nhỏ lao động (khoảng 200 ngƣời/ năm) đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài về nƣớc đã gia nhập đội ngũ nhân viên khách sạn. Đánh giá công các đào tạo nghề cho khách sạn nói riêng và các cơ sở lưu trú du lịch nói chung - Cơ hội: Hệ thống CSLTDL Việt Nam phát triển theo xu hƣớng chung của thế giới với sự xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn quản lý và thƣơng hiệu hàng đầu thế giới nhƣ Accord, IHG, Marriott, Starwood, Movenpick, Park Hyatt, Hilton, Wyndham, Lotte,Victoria… đã tạo bƣớc tiến cho công nghệ khách sạn, thay đổi diện mạo và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Những tập đoàn khách sạn lớn có hệ thống đào tạo riêng, nhân sự làm việc tại đó đƣợc nâng cao nghiệp vụ, trƣởng thành qua thời gian, đáp ứng yêu cầu ở hạng 4-5 sao. Bƣớc vào giai đoạn hội nhập quốc tế, các CSLTDL có điều kiện cọ sát mạnh hơn với thị trƣờng du lịch khu vực và quốc tế, điều chỉnh để nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Hiệp hội đào tạo của Hiệp hội du lịch Việt Nam đã đƣợc thành lập, giúp cho công tác đào tạo nhân sự cho CSLTDL. Liên kết và hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực ngành Du lịch đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ, thu hút đƣợc vốn tài trợ, kinh nghiệm và công nghệ cho phát triển nhân lực. Các dự án nâng cao năng lực du lịch do nƣớc ngoài tài trợ (Luxembourg và EU) đã hỗ trợ công tác đào tạo nhân lực du lịch. Một trong số những kết quả đó là Hệ thống Tiêu chuẩn kỹ năng 13 nghề (VTOS) (13 nghề gồm :Nghiệp vụ phục vụ buồng, lễ tân, nhà hàng, chế biến món ăn Âu, chế biến món ăn Việt Nam, làm bánh Âu, đặt giữ chỗ buồng khách sạn, quản lý khách sạn vừa và nhỏ, an ninh khách sạn, đại lý lữ hành, điều hành tour, hƣớng dẫn du lịch, đặt giữ chỗ trong lữ hành) và chuẩn tiếng Anh TOEIC trong du lịch) và việc thành lập thí điểm Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch (VTCB). Bộ tài liệu nghiệp vụ VTOS đƣợc các CSLTDL sử dụng để đào tạo tại chỗ cho nhân viên, đạt hiệu quả tốt; quy định tiêu chuẩn giám đốc và nhân viên khách sạn đƣợc xây dựng làm cơ sở cho việc sử dụng và đào tạo nhân lực gắn kết với nhau và với nhu cầu xã hội; ngƣời có nhu cầu đào tạo có thể tự học, góp phần nâng cao và công nhận tiêu chuẩn phục vụ cho nhân lực có trình độ cơ bản. Hội đồng VTCB đã cấp chứng chỉ cho hàng nghìn đào tạo viên và nhân viên khách sạn. Đã thành lập 14 trung tâm thẩm định tại 14 trƣờng cho các nghề du lịch và hơn 47 trung tâm thẩm định tạm thời tại doanh nghiệp cho nghề phục vụ buồng, chế biến món ăn và an ninh khách sạn. Cấp trang thiết bị cho 172
  6. phòng dạy và kiểm tra lý thuyết, 48 phòng thực hành của 14 trƣờng. Trong đó, 23 phòng thuộc 9 trung tâm thẩm định tại các trƣờng du lịch đã đƣợc VTCB chính thức phê duyệt, công nhận để tiến hành thẩm định tất cả nghiệp vụ. 1.806 thẩm định viên 12 kỹ năng nghề đã đƣợc đào tạo. Hoàn thành xây dựng ngân hàng đề thi với hơn 1.600 câu hỏi lý thuyết và thực hành trình độ cơ bản. Công tác đào tạo nhân lực đƣợc Chính Phủ và các cơ quan quản lý du lịch, quản lý đào tạo quan tâm. Chiến lƣợc phát triển nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đƣợc ban hành; 63 Sở Du lịch/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đƣợc tập huấn xây dựng Chƣơng trình phát triển nhân lực du lịch của địa phƣơng. Các điều kiện tạo thuận lợi cho xã hội hóa đào tạo nhân lực du lịch đƣợc đề xuất. Đã đề xuất với Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội danh mục 8 nghề và vị trí làm việc thuộc lĩnh vực Khách sạn phải sử dụng lao động qua đào tạo (Đối với ngành Khách sạn có 8 nghề, vị trí công việc: Lễ tân; Phục vụ buồng; Phục vụ nhà hàng; Phục vụ bar; Chế biến món ăn; Đặt giữ buồng; An ninh khách sạn; Quản lý khách sạn nhỏ và vừa). Các chƣơng trình đào tạo giám đốc khách sạn 4-5 sao do chuyên gia nƣớc ngoài giảng dạy đã đƣợc triển khai trong năm 2016 - 2017. Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đã ban hành các Quyết định số 1383/QĐ-LĐTBXH ngày 31/8/2017 công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề lễ tân, số 1385/QĐ-LĐTBXH ngày 31/8/2017 công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề phục vụ buồng, số 1167/QĐ- LĐTBXH ngày 20/8/2019 công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của 4 nghề thuộc lĩnh vực du lịch là Hƣớng dẫn du lịch; Kỹ thuật chế biến món ăn; Quản trị lữ hành; Dịch vụ nhà hàng. Đây là những nghề sử dụng nhiều lao động, cần đánh giá để cấp phép hành nghề. Bộ Lao động, Thƣơng binh và xã hội đã ban hành Thông tƣ số 04/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/3/2017 cấp mã ngành cho du lịch, trong đó nghề Khách sạn đƣợc cấp mã ngành 581 (Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân), 58102 (Khách sạn, nhà hàng); ngƣời điều hành, phụ trách kinh doanh (sales) khách sạn có thể theo mã ngành số 534 Kinh doanh và quản lý. - Thách thức: Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangement) giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên đƣợc các Bộ trƣởng Du lịch ký nhân Diễn đàn Du lịch ASEAN tháng 01/2009 tại Hà Nội. Theo đó, hệ thống tiêu chuẩn, chức danh nghề khách sạn đƣợc áp dụng và cấp chứng chỉ rộng rãi cho lao động khách sạn các nƣớc ASEAN. Lao động nội khối ASEAN có quyền làm ở bất cứ đâu, bất cứ chức danh gì trong khách sạn khi có hợp đồng lao động với chủ đầu tƣ (quy định cũ khống chế số lƣợng ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc trong khách sạn). Đây là thách thức với lao động Việt Nam trong việc nâng cao tay nghề, trau dồi ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp. Do phát triển nóng về CSLTDL, đào tạo không theo kịp nhu cầu, nhiều nơi phải tuyển ngƣời quản lý và lao động chƣa qua đào tạo, chƣa đủ kinh nghiệm. Do cầu lớn hơn cung nên nhiều cơ sở quản lý nhân sự thiếu chặt chẽ, bỏ qua một số công đoạn trong quy trình, yêu cầu tuyển dụng. Nhiều chủ đầu tƣ CSLTDL chƣa quan tâm đến tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng lao động. Một số ngƣời thành công ở lĩnh vực khác sang đầu tƣ khách sạn, can thiệp sâu vào công tác điều hành trong khi thiếu kiến thức quản lý khách sạn, chƣa nhận thức đƣợc sự quan trọng của đào tạo và nhân sự chuyên nghiệp, chƣa hiểu quy định trong ngành nên chƣa có định hƣớng đào tạo phù hợp, chƣa tuyển dụng và sử dụng hiệu quả đội ngũ điều hành, trƣởng bộ phận chuyên nghiệp. Có nơi, chủ đầu tƣ đồng thời quản lý điều hành nhƣng thiếu kiến thức vận hành CSLTDL nên cơ sở bị thiếu chuyên nghiệp trong thiết kế, bài trí, trang trí, hạn chế về chất lƣợng phục vụ, ít quan tâm đào tạo. Ở một số nơi, ngƣời lao động trong CSLTDL chƣa đƣợc coi trọng, chế độ lƣơng, chính sách đãi ngộ, điều kiện làm việc của ngƣời lao động chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ nên khó tuyển nhân sự, lao động thƣờng xuyên thay đổi, cơ sở đào tạo khách sạn khó tuyển sinh viên chất lƣợng cao. Ngành khách sạn đòi hỏi ngƣời lao động tính kiên nhẫn, khả năng chịu đựng cao và thích ứng với môi trƣờng, nên ai không yêu nghề khó trụ lại lâu dài. Thực tế ngƣời lao động thực sự yêu và gắn bó với CSLTDL không nhiều. Có những lao động trẻ thiếu kinh nghiệm, không hiểu hết vai trò, nhiệm vụ, vị trí làm việc của mình, không đam mê nghề khách sạn vì tâm lý phải ―phục vụ ngƣời khác‖ hoặc không chịu đƣợc áp lực thời gian làm việc nhiều, theo ca, đi làm xa nơi ở…nên bỏ nghề sau khi học hay làm một thời gian chuyển nghề; việc đào tạo cho dân tộc thiểu số gặp trở 173
  7. ngại về ngôn ngữ, văn hóa. Hiện tƣợng thừa, thiếu cục bộ nhân lực giữa các địa phƣơng là khó khăn lớn. - Điểm mạnh: Từ năm 2015 đến nay, các nhà đầu tƣ Việt Nam đã khẳng định đƣợc vị thế, hình thành những chuỗi khách sạn đẳng cấp quốc tế mang thƣơng hiệu Việt, tạo động lực và dẫn dắt thị trƣờng. Ngoài đơn vị có truyền thống lâu năm nhƣ Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (thƣơng hiệu Saigontourist), Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (thƣơng hiệu Hanoitourist), chuỗi khách sạnVinpearl của tập đoàn Vingroup, tập đoàn Sun Group, tập đoàn Mƣờng Thanh, tập đoàn BRG, tập đoàn TTC, Công ty quản lý H&K… đƣợc đánh giá cao. Các nhà đầu tƣ Việt Nam đã thay thế nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong nhiều dự án bất động sản du lịch cao cấp, có hệ thống đào tạo tại chỗ theo tiêu chuẩn đơn vị. Việt Nam tiếp nhận nhiều dự án đầu tƣ, liên doanh với nƣớc ngoài về xây dựng khách sạn, thuê ngƣời nƣớc ngoài quản lý và làm tại các vị trí chủ chốt nhƣ: giám đốc điều hành, trƣởng bộ phận chính (Giám đốc Kinh doanh-Sales, Bếp trƣởng, Giám đốc nhà hàng -F&B, Giám đốc buồng Housekeeping, Giám đốc tài chính). Qua thời gian, nhân sự của Việt Nam đƣợc đào tạo tại chỗ, ngoại ngữ tốt hơn, có bề dày kinh nghiệm nên đã trƣởng thành và chiếm lĩnh các vị trí trƣởng bộ phận, giám đốc điều hành một số khách sạn trong tập đoàn toàn cầu, những vị trí trƣớc đây chỉ ngƣời nƣớc ngoài đảm nhiệm. Đội ngũ này góp phần không nhỏ trong công tác đào tạo tại chỗ nhân viên CSLTDL và giúp thực hành. Công tác đào tạo lại, bồi dƣỡng trong các CSLTDL có tiến bộ. Liên kết đào tạo đã khắc phục dần tính tự phát, liên kết đào tạo giữa Nhà nƣớc-Nhà trƣờng-Nhà sử dụng lao động đạt những kết quả tốt. Một số doanh nghiệp liên kết với cơ sở đào tạo để bồi dƣỡng, huấn luyện đội ngũ lao động; tổ chức phòng hoặc trung tâm đào tạo của doanh nghiệp, bồi dƣỡng ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ. Một số doanh nghiệp tập trung đầu tƣ đào tạo bộ khung bằng cách gửi đi học nƣớc ngoài, mời chuyên gia chuỗi khách sạn quốc tế lớn đến huấn luyện hoặc gửi đi học ở cơ sở đào tạo du lịch trong nƣớc. Nhiều doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa, khó tuyển nhân sự đã qua đào tạo, đã tập trung đào tạo đội ngũ giám sát, sử dụng đào tạo viên đƣợc VTCB cấp chứng chỉ và trƣởng bộ phận để đào tạo lại, huấn luyện nhân viên tại chỗ. Việc cơ sở đào tạo bồi dƣỡng ngƣời lao động theo đặt hàng của doanh nghiệp, hiệp hội đã phổ biến hơn. Mạng lƣới cơ sở đào tạo du lịch các trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học đƣợc hình thành và mở rộng. Số lƣợng cơ sở đào tạo tăng nhanh, phủ kín hầu hết các tỉnh; cơ cấu đa dạng về loại hình sở hữu, cấp và ngành nghề đào tạo; phần lớn tập trung ở các đô thị, trung tâm du lịch trọng điểm, địa bàn đông dân, tạo thuận lợi cho ngƣời học và gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực. Hầu khắp các tỉnh, thành phố đã có trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng nghề du lịch ngắn hạn hoặc trung tâm đào tạo đa ngành nghề. Năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực khách sạn đƣợc cải thiện dần. Đội ngũ giảng viên, giáo viên, quản lý tăng về số lƣợng, từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa. Các cơ sở đào tạo đã chủ động xây dựng chƣơng trình, giáo trình. Một số khoa,bộ môn du lịch ở trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề đã và đang xây dựng chƣơng trình các chuyên ngành/nghề; biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, chuyên khảo. Quy mô đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm tăng dần, đào tạo mới tăng mạnh, dần gắn với nhu cầu xã hội. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực với nhiều ngành, nghề đào tạo mới xuất hiện. Một số cơ sở đào tạo uy tín nhƣ trƣờng Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, Cao đẳng Du lịch Huế, Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Cao đẳng quốc tế Pegasus… có cơ sở thực hành chất lƣợng cao, thời lƣợng thực hành nhiều, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, đã làm thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên có thu nhập ngay từ khi đi học, ra trƣờng có việc ngay và tự tin khi làm việc ở các CSLTDL chất lƣợng cao. Một số trƣờng có học sinh, sinh viên đạt giải quốc gia, quốc tế trong các cuộc thi tay nghề quốc gia, thi tay nghề ASEAN và thế giới. Công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ đƣợc Tổng cục Du lịch và các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chú trọng, bƣớc đầu hỗ trợ các đơn vị. Sự cố gắng của cơ quan quản lý du lịch trung ƣơng và địa phƣơng khắc phục một phần tình trạng thiếu hụt và yếu kém về nhân lực CSLTDL. 174
  8. - Điểm yếu: Theo số liệu đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF, năm 2019) về năng lực cạnh tranh, Việt Nam đứng thứ 67 trong 141 nền kinh tế, tăng 10 bậc (năm 2018 là đứng thứ 77/140). Trong đó, chỉ số cạnh tranh trụ cột thứ 8 về nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động Việt Nam (labour market) đứng thứ 83/141, có tăng bậc nhƣng vẫn ở mức thấp. Chỉ số cạnh tranh trụ cột thứ 6 về Sự lành nghề (Skills) có tăng nhƣng vẫn ở vị trí thấp, đứng thứ 93/141, trong đó chỉ số thành phần về chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp (quality of vocational training) đứng rất thấp 102/141. Cũng theo bảng xếp hạng này, năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (TTCI) của Việt Nam đƣợc thăng hạng từ 67/136 lên vị trí 63/140 (TTCI xếp hạng hai năm một lần dựa trên 14 yếu tố: Tài nguyên văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng mặt đất và cảng, cơ sở hạ tầng vận tải hàng không, môi trƣờng bền vững, cạnh tranh về giá, môi trƣờng kinh doanh, an ninh an toàn, chăm sóc sức khỏe và y tế, nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động, nền tảng công nghệ thông tin, ƣu tiên về dịch vụ và du lịch, độ mở về chính sách... Tất cả đƣợc đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 7. Năm nay có 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đƣợc WEF xếp hạng). Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng trên Philippines (vị trí 75, tăng 4 hạng); Lào (thứ 97, giảm 3 hạng); Campuchia (thứ 98, tăng 3 hạng), dƣới Singapore (thứ 17, tụt 4 hạng), Malaysia (thứ 29, tụt 3 hạng); Thái Lan (thứ 31, tăng 3 hạng); Indonesia (thứ 40, tăng 2 hạng). Hình 1: Bảng điểm chi tiết về năng lực cạnh tranh của du lịch của Việt Nam Trong số 140 quốc gia, cạnh tranh lĩnh vực du lịch và lữ hành, với chỉ số cạnh tranh trụ cột thứ 4 về Nguồn nhân lực và lao động, Việt Nam đƣợc đánh giá chung xếp hạng 47, giảm 10 bậc. Công tác đào tạo nhân lực du lịch dù đang hƣớng tới đạt đƣợc kiến thức, kỹ năng theo các tiêu chuẩn đã đƣợc thỏa thuận trong khu vực và mở rộng ra phạm vi toàn cầu nhƣng vẫn chƣa đạt kỳ vọng. Phân bổ mạng lƣới cơ sở đào tạo du lịch còn bất hợp lý. Nhu cầu nhân lực khách sạn trong cả nƣớc rất lớn, nhƣng các cơ sở đào tạo chất lƣợng cao chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang.Khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam bộ và Tây Nguyên là trọng điểm du lịch hoặc đang trở thành trung tâm du lịch còn thiếu cơ sở đào tạo nghề khách sạn. Do điều kiện khó khăn, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học cơ sở ở các vùng này ít có điều kiện tiếp tục học cao hơn, cần đi học nghề. Số lƣợng cơ sở đào tạo du lịch ngày càng gia tăng nhƣng năng lực đào tạo dù có cải thiện nhƣng vẫn hạn chế. Tính liên thông của chƣơng trình là vấn đề cần giải quyết, kết cấu khung chƣơng trình đào tạo giữa các cơ sở khác nhau về tỉ lệ giữa khối kiến thức đại cƣơng và chuyên ngành, chƣa có sự liên kết, thống nhất trong chƣơng trình đào tạo, mục tiêu đào tạo chƣa rõ ràng, không thừa nhận lẫn nhau. Một số cơ sở chƣa đáp ứng nhu cầu xã hội, chƣa theo kịp các quốc gia trong khu vực, chƣa có giáo trình thống nhất theo chuẩn chung. Một số nơi công tác đào tạo còn manh mún cả về quy mô và 175
  9. cơ cấu.Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của nhiều cơ sở đào tạo thiếu, cũ, lạc hậu, không đồng bộ và còn khoảng cách khá lớn so với các khách sạn liên doanh, khách sạn từ 3 sao trở lên, các khu nghỉ dƣỡng cao cấp (resort). Phƣơng pháp đào tạo vẫn nặng thuyết trình, độc thoại. So với chuẩn quy định và nhu cầu, đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch còn hạn chế về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu, đặc biệt thiếu giáo viên tay nghề cao. Kiến thức chuyên sâu về du lịch của giảng viên, giáo viên tích lũy chủ yếu qua các lớp bồi dƣỡng và tự học; số giảng viên giáo viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ không nhiều; lực lƣợng giáo viên cơ hữu mỏng và khác nhau giữa các nhóm trƣờng (Các trƣờng công lập và đào tạo chuyên về du lịch hầu hết có tỷ lệ giáo viên cơ hữu cao, còn các trƣờng ngoài công lập, trƣờng mới thành lập và trƣờng mở thêm chuyên ngành Du lịch tỷ lệ giáo viên cơ hữu thấp (thƣờng dƣới 50%). Một số giáo viên chuyển từ ngành khác sang dạy nghề CSLTDL nên thiếu kinh nghiệm thực tế, chƣa đủ ngƣời giảng dạy có chất lƣợng và kinh nghiệm cho các trình độ. Vì vậy, chất lƣợng đầu ra của một số cơ sở đào tạo chƣa đáp ứng nhu cầu, nhiều nhân lực đã đƣợc đào tạo còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thiếu kỹ năng cần thiết. Nhiều doanh nghiệp du lịch cần nhân lực kỹ thuật thực hành có trình độ cao đẳng, nhƣng các trƣờng cao đẳng nghề Du lịch chƣa đáp ứng kịp. Chất lƣợng đào tạo lại, bồi dƣỡng hạn chế, chƣa theo kịp yêu cầu của ngành Du lịch trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một số khoá đào tạo lại, thiên về coi trọng chứng chỉ, nhằm mục tiêu ―xoá nợ‖, để có thể đăng ký xếp hạng CSLTDL. Một số khoá bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài hoặc do chuyên gia nƣớc ngoài dạy phần lớn phải phiên dịch, tốn thời gian, hiệu quả thấp. Các cơ sở đào tạo chỉ tập trung vào đào tạo mới, ít chú trọng đào tạo lại, bồi dƣỡng nhân lực tại chỗ, đào tạo nhân lực các ngành khác tham gia vào hoạt động du lịch và đào tạo cộng đồng; Các doanh nghiệp chƣa sử dụng tốt đội ngũ đào tạo viên du lịch để đào tạo tại chỗ (Theo VTCB thì mới có 28% số đào tạo viên đƣợc EU đào tạo tức là khoảng 700 đào tạo viên trong số 2.500 đào tạo viên du lịch, đƣợc thực hiện đào tạo tại chỗ trong doanh nghiệp), còn thiếu giáo viên và tài liệu học tập. Nhiều khách sạn tuyển lao động phổ thông chƣa đƣợc đào tạo kỹ năng nghề, nhƣng không quan tâm đào tạo tại chỗ. Do ngân sách nhà nƣớc hạn chế, các khóa đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc tổ chức bởi Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chƣa nhiều, cơ quan trung ƣơng chỉ tập trung bồi dƣỡng đội ngũ giám đốc khách sạn và bồi dƣỡng cấp tốc nhân lực vào các thời điểm phục vụ sự kiện chính trị, văn hóa lớn của đất nƣớc. 2. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHỐI CƠ SỞ LƢU TRÖ DU LỊCH Cơ sở lƣu trú du lịch là đơn vị cung ứng dịch vụ chính của lĩnh vực du lịch: lƣu trú và nhiều dịch vụ bổ sung, liên quan trực tiếp đến con ngƣời, liên quan đến nhiều ngành nghề, công tác quản lý cần phối hợp liên ngành, nhân sự cần đƣợc đồng bộ hóa về chuyên môn. Để không tụt hậu và đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc, Du lịch Việt Nam đòi hỏi đội ngũ nhân lực có tri thức, chuyên nghiệp, giỏi nghiệp vụ, có kỹ năng, sử dụng tốt ngoại ngữ. Để khắc phục những hạn chế đối với công tác đào tạo nhân lực cho CSLTDL Việt Nam, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhƣ sau: Thứ nhất, Xây dựng bám sát yêu cầu trong Tiêu chuẩn Việt Nam để định hƣớng các đơn vị trong việc tuyển dụng, đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của từng loại, hạng CSLTDL. Cần xây dựng đầy đủ khung trình độ quốc gia về giáo dục và đào tạo nghề trong lĩnh vực khách sạn du lịch với nội dung theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN để các đơn vị đào tạo có cơ sở áp dụng. Các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (TCKNNQG) đối với nghề khách sạn cần sớm đƣợc hoàn thiện, ban hành, phù hợp với tiêu chuẩn nghề ASEAN đã ký kết và công nhận chung. Thứ hai, hình thành mạng lƣới trung tâm thẩm định nghề du lịch theo quy định của pháp luật, phù hợp với ASEAN, xác lập hệ thống thẩm định viên đủ tiêu chuẩn trong nƣớc và khu vực ASEAN. Điều này nhằm đảm bảo chất lƣợng công tác đào tạo nhân lực ngành, đáp ứng yêu cầu công việc trong nƣớc lẫn khu vực. Thứ ba, Củng cố, phát triển mạng lƣới các cơ sở đào tạo, kết hợp và liên thông giữa các cấp độ đào tạo, giữa các chuyên ngành đào tạo đặc biệt là ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, đảm bảo liên kết chặt chẽ và cân đối giữa các bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo và phân bố vùng, miền hợp lý. Xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn trƣờng để nâng cao năng lực đào tạo. 176
  10. Đặc điểm lao động khách sạn khác biệt so với ngành nghề khác, việc xác định cơ cấu nhân lực phù hợp trình độ cần rõ để đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội, tránh tình trạng ―thừa thầy, thiếu thợ‖. Theo kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch các nƣớc EU (Theo kinh nghiệm của các nƣớc EU, cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo đƣợc xác định theo tỷ lệ: Lao động quản lý ngành là 5%, đƣợc đào tạo ở các trƣờng đại học. Lao động kỹ thuật và giám sát là 10%, đƣợc đào tạo ở các trƣờng Cao đẳng và các khoa chuyên ngành khách sạn và du lịch ở các trƣờng đại học. Lao động kỹ thuật lành nghề (kỹ năng thực hành) trực tiếp sản xuất là 85%, đƣợc đào tạo ở các trƣờng cao đẳng, trung cấp và các trung tâm dạy nghề) (Du lịch phát triển, đồng thời là thị trƣờng trọng điểm của Du lịch Việt Nam) thì cơ cấu theo trình độ đào tạo của nhân lực Du lịch nƣớc ta đang mất cân đối. Nhân lực quản trị, giám sát trong doanh nghiệp du lịch chiếm 25% là nhiều (tỷ trọng phù hợp khoảng 15% tổng nhân lực). Trong khi đó, tỷ trọng nhân lực kỹ thuật lành nghề chỉ là 75% (phù hợp là 85%). Tỷ lệ ―thầy/thợ‖ hiện tại là 1:3 (hợp lý là khoảng 1:6). Thứ tư, Phát triển chƣơng trình, giáo trình; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp du lịch. Các cơ sở đào tạo áp dụng chƣơng trình đào tạo phù hợp thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN, đảm bảo chuẩn đầu ra phù hợp. Tập trung cho sinh viên thực hành nhiều hơn học lý thuyết. Xây dựng các chƣơng trình đào tạo nghề du lịch theo hƣớng gắn với thực tiễn, nâng cao chất lƣợng và kỹ năng thực hành, thay đổi giờ học các môn phù hợp với các mùa du lịch để sinh viên có điều kiện thực hành tốt hơn. Thứ năm, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tiếp cận năng lực, tăng cƣờng kỹ năng nghiệp vụ và ngoại ngữ. Để thực hiện giải pháp này cần đẩy mạnh hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp để gắn đào tạo trong trƣờng với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, sinh viên đƣợc học thực tế luyện kỹ năng ―mềm‖. Cơ sở thực hành do trƣờng xây dựng nếu không thực sự kinh doanh sẽ không thể nâng cao năng lực của sinh viên bằng khách sạn đang vận hành với những tình huống phát sinh hàng ngày. Sinh viên đƣợc làm việc trực tiếp sẽ học hỏi kiến thức thực tế và kỹ năng nghiệp vụ hiệu quả hơn. Ứng dụng công nghệ mới, xu hƣớng mới trong phát triển nhân lực du lịch, đặc biệt là công nghệ thông tin. Liên kết với các đơn vị cung ứng giải pháp (nhƣ FPT), cho sinh viên làm quen với các công nghệ mới và phần mềm quản lý khách sạn tiên tiến. Cập nhật các xu hƣớng nhƣ chăm sóc sức khỏe (Wellness), bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững, tự động hóa trong nội dung đào tạo. Thứ sáu, Đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cƣờng năng lực cơ sở đào tạo du lịch, cải thiện cơ sở thực hành. Xây dựng mô hình trung tâm thực hành nghề, khách sạn trƣờng để sinh viên có thể vừa học lý thuyết vừa thực hành tại chỗ, nhƣ mô hình khách sạn Đệ nhất của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Khách sạn của trƣờng Cao đẳng Du lịch Huế. Huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt các tập đoàn lớn trong bồi dƣỡng, đào tạo nhân lực du lịch. Thứ bảy, Phát triển, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên nghề khách sạn. Có thể mời/tuyển dụng những ngƣời có kinh nghiệm,giỏi nghề khách sạn, đặc biệt là trƣởng bộ phận khách sạn 4-5 sao thƣơng hiệu quốc tế làm giáo viên hoặc thỉnh giảng. Thứ tám, Đẩy mạnh đào tạo tại chỗ trong các doanh nghiệp, đào tạo trực tuyến, sử dụng đội ngũ đào tạo viên để đào tạo tại chỗ, khuyến khích đào tạo trực tuyến. Thứ chín, Tăng cƣờng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (tài chính, công nghệ, công sức và kinh nghiệm) trong và ngoài nƣớc cho phát triển nhân lực ngành Du lịch, tạo điều kiện các thành phần tham gia đào tạo,đẩy mạnh Hợp tác quốc tế phát triển nhân lực. Trao đổi sinh viên giữa các trƣờng đào tạo khách sạn có uy tín trên thế giới, mời chuyên gia nƣớc ngoài giảng dạy. Thứ mười, Tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển nhân lực ngành Du lịch. Nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch, tạo cơ hội tôn vinh và nâng cao lòng yêu nghề, nâng cao hình ảnh nghề nghiệp du lịch. Việc tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ nhƣ lễ tân, buồng, bàn bar, nấu ăn… sẽ tạo cơ hội cho sinh viên và nhân viên khách sạn trau dồi kiến thức, gặp gỡ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lƣợng phục vụ khách, tạo không khí thi đua giữa các đơn vị, đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên công tác trong ngành và những ngƣời quan tâm tới hoạt động của ngành hiểu thêm về nghề phục vụ khách lƣu trú (hospitality). 177
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 04/10/2010 của Chính phủ về việc triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực cho các Bộ, ngành và địa phƣơng giai đoạn 2011-2020. 2. Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. 3. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 4. Luật Du lịch, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Cán bộ, công chức và các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành các luật nêu trên. Quyết định số 221/2005/QĐ- TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng Chƣơng trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020. Các văn bản pháp quy có liên quan: Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010; Quy hoạch mạng lƣới trƣờng ĐH-CĐ thời kỳ 2001-2010; Quy hoạch mạng lƣới cơ sở dạy nghề thời kỳ 2001-2010; Chƣơng trình đổi mới giáo dục đại học, dạy nghề; 5. Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Quyết định số 63/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch; 6. Chiến lƣợc phát triển ngành, phát triển các lĩnh vực; quy hoạch cán bộ đến năm 2016 của Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 7. Các chiến lƣợc, quy hoạch, đề án liên quan đến du lịch và Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy, Quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng về công tác phát triển du lịch. 8. Các báo cáo tổng kết, báo cáo thƣờng niên du lịch của Tổng cục Du lịch năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. 9. Các đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực liên quan đến du lịch trong và ngoài ngành; những kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát về phát triển nhân lực ngành Du lịch; số liệu thống kê về phát triển nhân lực nói chung và nhân lực ngành Du lịch nói riêng; các báo cáo của 63 sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên quan đến phát triển nhân lực ngành Du lịch những năm vừa qua. 10. Báo cáo năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH THÍCH ỨNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Nguyễn Văn Lưu14 TÓM TẮT Tăng cường liên kết 3 nhà (Nhà nước - Nhà trường - Nhà Doanh nghiệp (còn gọi là Nhà tuyển dụng lao động du lịch)) để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch xuất phát từ yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, theo cơ chế đặc thù, gắn đào tạo lý thuyết với đào tạo thực hành để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nội dung tham luận tập trung vào: 1) Lý do phải liên kết 3 nhà trong phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; 2) Mục tiêu và nội dung liên kết; 3) Hình thức, nguyên tắc, cơ chế và giải pháp đẩy mạnh liên kết. Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực; Du lịch; Liên kết 3 nhà; Hình thức, nguyên tắc, cơ chế liên kết; Giải pháp đẩy mạnh liên kết. 14 Nguyên cán bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 178
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2