intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá giới thiệu công tác đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề Du lịch Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá

  1. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH HUẾ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ Vũ Hoài Phương(*) THE TRAINING OF HUMAN RESOURCES OF HUE VOCATIONAL TOURISM COLLEGE IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION Abstract Hue Tourism College has applied its Curriculum Adjustment according to international intergration trend. Our ambition is to satisfy all requirements on quality by the tourist industry. The college’ s curriculum is Tourism Management, Resort Management, Tour Management, Hotel Management, Restaurant Management, Tour Guiding, Cooking. The article proposes the vocational training in Hue Tourism College in the context of globalization. * 1. Mở đầu Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đang bị cuốn vào một xu thế chung và khách quan – xu thế toàn cầu hóa. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Chính vì thế, xu thế này là động lực để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, toàn cầu hóa là quá trình có tính hai mặt. Toàn cầu hóa trong điều kiện do các thế lực tư bản chi phối lại tạo nguy cơ làm mai một nền văn hóa dân tộc. Các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, hiện đang phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Để làm được điều đó, từng quốc gia, dân tộc phải nhận thức được rõ vai trò của văn hóa truyền thống trong nền kinh tế hiện đại. Là một ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên rõ rệt, văn hóa đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đã và đang là chất liệu chủ yếu để xây dựng các chương trình du lịch, các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, khác biệt với các sản phẩm du lịch văn hóa của các quốc gia khác. Trong thế giới ngày nay, các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại đã mang lại cho con người nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, sự phát triển ồ ạt của quá trình đô thị hóa cũng như các quá trình di dân tự do đã góp phần làm cho con người ngày càng muốn tìm đến những miền đất lạ, những đất nước mà ở đó các giá trị văn hóa truyền thống còn được gìn giữ và bảo lưu nguyên vẹn. Chính thực tế ấy đã chỉ ra rằng du lịch văn hóa nói chung, các sản phẩm du lịch văn hóa nói riêng đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với một bộ phận khá lớn du khách trên thế giới. Theo xu hướng hội nhập toàn cầu trong tương lai, với sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, lao động nước ngoài có thể cạnh tranh với lao động Việt Nam trong lĩnh vực quản lý. Nên trường CĐDL Huế đang tập trung nâng cao chất lượng dạy và đào tạo nghề, đảm bảo đạt chuẩn quốc (*) ThS., Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế.
  2. gia (với trung tâm kiểm định được nhà nước lựa chọn là một trong sáu trường thí điểm kiểm định chất lượng theo mô hình quản lý chất lượng quốc tế) đồng thời đảm bảo được năng lực quản lý với các ngành học Quản trị du lịch, Quản trị khu resort, Quản trị lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng, Hướng dẫn du lịch, Chế biến món ăn… 2. Thực trạng về toàn cầu hoá và ý thức tôn trọng bản sắc địa phương trong công tác đào tạo của trường CĐNDL 2.1. Đào tạo đội ngũ nhân lực giỏi về chuyên môn theo hướng hình thành những “công dân toàn cầu” Nhằm đảm bảo chất lượng cao về chuyên môn và nghiệp vụ, trường CĐDLH thường xuyên có chính sách về đào tạo, nâng cao tay nghề cho các giảng viên của trường. Nhờ vào sự thành công trong công tác hợp tác quốc tế, hàng năm, trường CĐDLH luôn tạo điều kiện cho các giảng viên của trường được đến các nước bạn như Pháp, Luxembourge, Bỉ, Úc, Malaysia để học hỏi thêm về nghề nghiệp chuyên môn. Những giảng viên được cử đi đào tạo này được coi như là những giảng viên cơ hữu của trường trong tương lai, là những người mang kiến thức về nghiệp vụ du lịch, nhà hàng, quản trị từ những nước phát triển về Việt Nam, phục vụ cho công tác giảng dạy cho trường. Mặc dù giảng viên cơ hữu của trường là những người tiếp nhận kiến thức và công nghệ từ nước ngoài, nhưng trường CĐDLH vẫn luôn giữ hướng đến một mục tiêu giữ gìn bản sắc,văn hoá dân tộc. Những giáo trình, những kiến thức sau khi thu nhận từ nước ngoài, luôn được các giảng viên cùng với hội đồng khoa học chắt lọc và chỉnh sửa chương trình học, giáo trình tại trường sao cho phù hợp với nền văn hoá Việt Nam. Sự toàn cầu hóa nhưng vẫn tôn trọng bản sắc dân tộc luôn được truyền đạt cho sinh viên thông qua tất cả những ngành học mà trường CĐDLH cung cấp Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng, Kỹ thuật Chế biến món ăn, Hướng dẫn Du lịch, Quản trị Lữ hành, Quản trị Khu nghỉ dưỡng (Resort), Kế toán Doanh nghiệp (Chuyên ngành KS, NH), Marketing Du lịch, Tiếng Anh Du lịch, Quản trị Du lịch MICE. Đối với ngành lữ hành, hướng dẫn, sinh viên đều được học cả hướng dẫn nội địa và hướng dẫn quốc tế. Với mục tiêu đào tạo sinh viên thành những người làm “sứ giả văn hoá” đến cho khách du lịch, ngoài việc đào tạo nghiệp vụ lữ hành theo tiêu chuẩn quốc tế, sinh viên còn được học về những văn hoá Việt Nam, văn hoá của các vùng miền đến với khách du lịch. Từ đó nâng cao được ý thức tôn trọng di tích lịch sử, di sản văn hoá Huế nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung trong lòng thế hệ trẻ. Trước sự kết hợp giảng dạy giữa văn hoá quốc tế và văn hoá Việt Nam trong những môn Cơ sở, Cơ bản, sinh viên trường CĐDLH luôn có được sự so sánh giữa các nền văn hoá các nước và từ đó tiếp thu những văn hoá, những lối sống hiện đại từ nước ngoài nhưng vẫn giữ được nét truyền thống Việt Nam. Với ngành Chế biến món ăn, việc toàn cầu hoá nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc được thể hiện qua việc đưa các món ăn Âu, món ăn Á, món ăn Việt và đặc biệt là món Huế vào chương trình học ngắn hạn và dài hạn. Từ những công thức truyền thống của món ăn Âu, Á, giảng viên trường CĐDLH đã hướng dẫn sinh viên những phương pháp biến đổi sao cho phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương như sử dụng các nguyên vật liệu thay thế từ gia vị của Việt Nam. Song song với việc học lý thuyết, khách sạn thực hành Villa Huế với tiêu chuẩn là nơi được xây dựng cho sinh viên nhà trường được học tập và thực hành. Khách sạn gồm có 12 buồng với 76% là khách quốc tế, được thiết kế vừa mang nét cổ kính như một ngôi chùa của Việt Nam nhưng vẫn có hơi hướng của kiến trúc Pháp. Những phương pháp phục vụ và quản trị nhà hàng, khách sạn theo chuẩn quốc tế dùng để giảng dạy cho sinh viên và áp dụng tại Khách sạn thực hành Villa Huế đều được thừa hưởng từ nguồn kiến thức mà các giảng viên của trường được học từ Úc, Malaysia, Singapore và các nước châu Âu khác. Cùng với sự trang trị đầy đủ tiện nghi, Khách sạn thực hành Villa Huế được xây dựng theo chuẩn khách
  3. sạn 4 sao và sẽ tăng lên thành 33 phòng nhằm phục vụ cho việc đào tạo cho sinh viên. Nhà hàng Huế Tím tại khách sạn Villa Huế cũng là nơi sinh viên thực hành cung cấp dịch vụ món Huế theo tiêu chuẩn phục vụ quốc tế. Để bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa, trường CĐDLH luôn đẩy mạnh liên kết đào tạo nguồn nhân lực với các quốc gia có nền giáo dục và ngành du lịch phát triển giúp người học có điều kiện được học tập cả lý thuyết và kỹ năng thực hành trong môi trường có tính toàn cầu, tính liên kết, hợp tác chặt chẽ. Những giảng viên được tham gia học tập theo các chương trình, dự án đào tạo kỹ năng nghề từ Pháp, Úc, Bỉ, Luxembourg hay sinh viên được học tập từ Thái về sẽ truyền đạt lại cho những thế hệ sinh viên tiếp theo của trường. Ngoài ra, trường CĐDLH luôn đẩy mạnh sự hợp tác với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước để thiết lập mối quan hệ liên kết đào tạo – thực tập – tuyển dụng và sử dụng lao động tại chổ. Sinh viên trường CĐDLH có cơ hội được thực tập tại các cơ sở du lịch, các doanh nghiệp lữ hành- khách sạn dưới sự hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá của từ phía nhà trường và doanh nghiệp nhằm phát huy tốt kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên ngành quản trị khách sạn tại trường CĐDLH có cơ hội được học tập và thực hành tại các khách sạn có tiêu chuẩn quốc tế từ 3 sao đến 5 sao, hoặc tại các trung tâm dịch vụ du lịch trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Đào tạo đội ngũ nhân lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học Thời đại toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều cơ hội lẫn thách thức, đang làm thay đổi nhiều quan niệm khác nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoại ngữ và tin học là những công cụ không thể thiếu để hội nhập toàn cầu. Bản thân việc học ngoại ngữ thể hiện rất rõ xu thế tăng cường khả năng hội nhập của mỗi mỗi người mỗi quốc gia dân tộc. Học tốt và sử dụng thành thạo một ngoại ngữ sẽ có nhiều cơ hội về học tập và công việc, không chỉ ở trong nước mà ở nước ngoài, để tiếp nhận khoa học công nghệ văn hóa làm giàu cho chính mình và cho Tổ quốc, quê hương. Chính vì thế, sinh viên trường CĐDLH không chỉ được tập trung đào tạo về lý thuyết, nghiệp vụ chuyên môn mà còn được trang bị vốn ngoại ngữ, tin học cần thiết để phục vụ cho công việc tương lai. Trong tất cả các ngành học, sinh viên đều có cơ hội được học hai ngoại ngữ, trong đó ngoại ngữ chính là tiếng Anh và ngoại ngữ hai là tiếng Pháp, bởi trường CĐDLH tin rằng ngoại ngữ là cầu nối gắn kết giữa các dân tộc, đồng thời hội nhập cùng các nước phát triển. Sinh viên tốt nghiệp ra trường cần đảm bảo có bằng tiếng Anh quốc tế TOEIC và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo để có thể tự tin giao tiếp với khách hàng. Ngoài ra trường CĐDLH cũng tập trung đào tạo những ngôn ngữ hiếm, có tầm chiến lược cho ngành du lịch, đây được coi như là điểm nhấn riêng biệt của trường so với các trường khác trong địa bàn tỉnh. Ví dụ, Thái Lan hiện nay được coi như là thị trường tiềm năng của ngành du lịch Huế nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung. Nhằm đáp ứng những khách hàng mục tiêu của ngành du lịch Huế này, trường CĐDLH đã mở hai lớp tiếng Thái ngắn hạn dành cho giảng viên, cán bộ công nhân viên và những ai có nhu cầu. Hai lớp học tiếng Thái này được giảng dạy bởi giáo viên người Thái bản địa được mời từ trường đối tác, trường Đại Học Hoàng Gia Ubon, tỉnh Ubon, Thái Lan. Tin học cũng là công cụ không thể thiếu khi đất nước đang từng bước hội nhập với thế giới, công nghệ thông tin được phổ cập cho toàn bộ sinh viên, học sinh của trường. Trường CĐDLH cung cấp những chương trình đào tạo và kiểm định khắt khe nhằm đảm bảo đầu ra chất lượng cao, giúp sinh viên đạt bằng cấp Tin học quốc tế, cụ thể là IC3. Với những bằng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia này, sinh viên tốt nghiệp có thể tự tin với những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị từ trong nhà trường để áp dụng cho công việc tương lai như quản trị hệ thống thông tin du lịch, quản lý đặt chổ trực tuyến, kinh doanh và marketing trực tuyến. 2.3. Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo các kỹ năng mềm
  4. Bên cạnh việc học lý thuyết và thực hành, những kiến thức (lý thuyết, lý luận), kiến thức thực tiễn, kỹ năng diễn đạt, diễn thuyết, hợp tác làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, làm việc dưới áp lực lớn, kỹ năng thực hành, làm việc theo quy trình… Những kỹ năng đảm bảo an toàn trong du lịch như Phòng cháy chữa cháy; Sơ cấp cứu; Phòng tránh tai nạn lao động cũng được đưa vào trong chương trình học của tất cả các ngành. Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên tự tin khi làm việc ở môi trường hiện đại trong nước và quốc tế trong thời kỳ hội nhập. Đặc biệt, tại trường CĐDLH, sinh viên được đào tạo những kỹ năng mềm mang bản sắc Huế như là: Ca Huế, Hò Huế, Nhã nhạc Cung Đình, Dân ca… tất cả sẽ được tìm thấy trong môn “Đặc trưng Văn hóa Huế” dự kiến sẽ đưa vào trong chương trình học bộ môn Lữ hành. Với trường CĐDLH, học thôi là chưa đủ, trường CĐDLH luôn tạo điều kiện cho người học được tham gia vào các hoạt động du lịch trên bàn ngay trong thời gian học tập tại trường. Điển hình như sinh viên được tham gia vào các hoạt động Festival Huế được tổ chức mỗi hai năm một lần, tham gia vào công tác tổ chức sự kiện của nhà trường, đón đoàn, đón Bộ trưởng từ nước ngoài như Bỉ, Luxembourg, Thái, Anh… đến tham quan và làm việc tại trường. Sau những buổi tham gia hoạt động, sự kiện của trường, sinh viên sẽ trưởng thành hơn đồng thời sẽ có cái nhìn rõ hơn về định hướng công việc tương lai của mình. 3. Kết luận Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia luôn phải đối mặt với một bài toán khó là giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chỉ khi nào mối quan hệ đó được giải quyết một cách đúng đắn và hài hòa thì khi đó sự phát triển mới được coi là bền vững. Với phương châm “Hòa nhập nhưng không hòa tan, toàn cầu hóa nhưng vẫn tôn trọng bản sắc địa phương để có một nền kinh tế du lịch bền vững”, trường CĐDLH ý thức được rằng cần phải được đào tạo và trang bị đầy đủ từ những kiến thức về mặt lý thuyết và thực tiễn, tay nghề chuyên môn, kỹ năng mềm và vốn tin học, ngoại ngữ làm hành trang cho sinh viên ngay từ trong nhà trường. Bên cạnh đó, trường CĐDLH luôn tập trung đầu tư về cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ giảng dạy có tay nghề cao, đạt chuẩn, cấu trúc chương trình học luôn được sửa đổi, có những chiến lược đào tạo phù hợp với xu hướng toàn cầu trong tương lai. Sinh viên trường CĐDLH vừa tiếp thu kiến thức chuyên môn theo tiêu chuẩn toàn cầu, vừa có cơ hội áp dụng tại môi trường, tại các doanh nghiệp ở địa phương. Đây được coi như là những nền móng cho nền du lịch bền vững của nước nhà. TÓM TẮT Theo xu hướng hội nhập toàn cầu trong tương lai, với sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, lao động nước ngoài có thể cạnh tranh với lao động Việt Nam trong lĩnh vực quản lý. Nên trường CĐDL Huế đang tập trung nâng cao chất lượng dạy và đào tạo nghề, đảm bảo đạt chuẩn quốc gia (với trung tâm kiểm định được nhà nước lựa chọn là một trong sáu trường thí điểm kiểm định chất lượng theo mô hình quản lý chất lượng quốc tế) đồng thời đảm bảo được năng lực quản lý với các ngành học Quản trị du lịch, Quản trị khu resort, Quản trị lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng, Hướng dẫn du lịch, Chế biến món ăn… Bài viết của chúng tôi giới thiệu công tác đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề Du lịch Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá du lịch.
  5. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trịnh Xuân Thắng(*) TRAINING TOURISM HUMAN RESOURCES IN THE CONTEXT OF TOURISM GLOBALIZATION VIETNAM TODA Abstract To accomplish the goal of bringing Vietnamese tourism to become a key economic sector of the country, its tourism in full and perfect development, Vietnamese tourism is required to “refresh” itself, to improve its competitiveness. Human resources in tourism will be seriously studied in the following article. * 1. Những yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam xuất phát từ những yếu kém trong công tác đào tạo Trong bài “Thử nhận diện du lịch Việt Nam” của TS Lương Đình Hòa, xét theo năng lực cạnh tranh trong du lịch xếp hạng trên 130 quốc gia điểm đến năm 2008, Việt Nam có 3 thế mạnh so với các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, Tháo Lam đó là tiêu chí về an ninh, an toàn, cạnh tranh về giá và nguồn lực tự nhiên. Quốc gia An ninh/an toàn Cạnh tranh về giá Nguồn lực tự nhiên Malaysia 26 3 101 Singapore 8 25 98 Thái Lan 115 11 75 Việt Nam 51 7 48 Tuy nhiên, tiêu chí về nguồn lực con người, đó là chất lượng nguồn nhân lực du lịch thì Việt Nam lại là bất lợi so với các nước này Quốc gia Quy định và Quy định về Nguồn lực con Nhận thức về du lịch chính sách môi trường người quốc gia Malaysia 12 44 22 22 Singapore 1 27 1 13 Thái Lan 52 78 65 20 Việt Nam 98 94 84 87 Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam tính cạnh tranh so với các quốc gia khác trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch vẫn còn rất thấp. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch mới đứng thứ 84 trên 130 quốc gia. Cả nước hiện có khoảng 425 nghìn lao động trực tiếp và hơn 750 nghìn lao động gián tiếp, phần lớn ở độ tuổi dưới 30 (60. Lao động quản (*) ThS., Học viện Chính trị Khu vực VI.
  6. lý nhà nước và quản trị kinh doanh chiếm 25%; lao động phục vụ trực tiếp chiếm 75%. Mới có 42,5% lao động được đào tạo, bồi dưỡng các nghề du lịch; có 3,5% cán bộ đạt trình độ đại học và trên đại học. Lao động sử dụng được ngoại ngữ chiếm 57,7%, nhiều nhất là tiếng Anh, chiếm 40%. Tuy nhân lực du lịch phát triển nhanh về số lượng, nhưng chất lượng còn thấp, nhất là về chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu và toàn diện. Theo kết quả khảo sát của các công ty du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có đến 30-45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70-80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ. Trình độ ngoại ngữ yếu, kỹ năng nghiệp vụ thiếu đã hạn chế các đơn vị du lịch không khai thác hết nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài. Mặt khác, do không giỏi ngoại ngữ, những nhân viên du lịch khó hoàn thành tốt nhiệm vụvàphát triển chuyên môn, không thực hiện việc hỗ trợ cho người nước ngoài hiểu về văn hóa Việt vàquảng bá hình ảnh đất nước…. Để phát huy những lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu về du lịch hiện nay của nước tư như cảnh quan thiên nhiên đẹp; lịch sử, văn hóa giàu bản sắc; con người cần cù, hiếu khách; đất nước hòa bình, chế độ chính trị ổn định, kinh tế liên tục phát triển, được bạn bè thế giới bình chọn là “điểm đến an toàn, thân thiện” thì Việt Nam phải có đội ngũ nhân lực du lịch đạt chuẩn quốc tế. Hiện nay nước ta có gần 100 cơ sở tham gia đào tạo du lịch các cấp độ, mỗi năm đào tạo được 28.000 học sinh, sinh viên du lịch, chỉ đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu xã hội, 70% nhu cầu lao động trực tiếp của ngành Du lịch. Không chỉ chưa đáp ứng được về mặt số lượng mà công tác đào tạo nhân lực du lịch ở nước ta còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng. Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn hạn chế so với các quốc gia khác xuất phát chủ yếu từ những bất cập trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở nước ta, cụ thể là: Thứ nhất, danh mục ngành nghề lạc hậu, còn quá ít so với yêu cầu sử dụng, chậm được sửa đổi, bổ sung, chưa tính hết yêu cầu của thị trường nên không đáp ứng thực tiễn. Thậm chí, trong thời gian gần đây mặc dù có được bổ sung thêm nhiều ngành nghề mới nhưng hoạt động đào tạo vẫn lạc hậu so với quốc tế. Thứ hai, mặc dù đã có sự thống nhất về thời gian đào tạo nhưng chưa có một hệ thống chương trình thống nhất từ bậc sơ cấp đến đại học giữa các cơ sở đào tạo. Nội dung chương trình còn tập trung vào việc trang bị kiến thức lý thuyết mà xem nhẹ các kỹ năng thực hành… thiếu các kỹ năng nghề, kỹ năng thực tế và giao tiếp, vì thế sinh viên ra trường thường không đáp ướng được yêu cầu công việc. Hệ thống giáo trình, giáo án, tài liệu thiếu, đã cũ kỹ không bổ sung kịp với những thay đổi của thực tiễn. Thứ ba, ngành du lịch Việt Nam là ngành mới phát triển ở Việt Nam trong một số năm trở lại đây nên còn thiếu những chuyên gia đầu ngành, thiếu nhiều nhà quản lý, nhà khoa học tầm cỡ. Hầu hết đội ngũ cán bộ được thuyên chuyển từ các ngành kinh tế - văn hóa – xã hội khác sang làm việc trong lĩnh vực du lịch. Hơn nữa, do áp lực về nhu cầu số lượng, nên nhiều trường đã phải tăng quy mô đào tạo, từ đó phải tăng đội ngũ giảng viên khiến cho chất lượng đội ngũ giảng viên cũng không cao, không đáp ứng và thỏa mãn yêu cầu của thực tế. Nhiều sinh viên giỏi ra trường cũng không muốn làm công tác giảng dạy, đào tạo do thu nhập thấp trong nhà trường. Thứ tư, chất lượng của công tác đào tạo còn phụ thuộc chất lượng đầu vào. Hình ảnh ngành du lịch chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn học sinh vào học ngành du lịch, tâm lý e ngại làm việc trong ngành du lịch – khách sạn còn phổ biến do công tác quảng bá, tuyên truyền cho du lịch còn hạn chế Thứ năm, đặc điểm của đào tạo du lịch là đào tạo nghề nên rất cần các cơ sở thực hành, thực tế. Các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo thường rất đắt tiền và nhanh chóng thay đổi khiến cho các cơ sở đào tạo thường khó theo kịp sự phát triển của ngành. Dẫn đến tình trạng đào tạo du lịch hiện nay đang phổ biến tình trạng “tay không bắt giặc”. Sự thiếu các trang thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật để phục vụ giảng dạy còn phổ biến ở nhiều cơ
  7. sở đào tạo ngành du lịch. Không loại trừ có một số cơ sở đào tạo chạy theo lợi nhuận nên chưa quan tâm đến chất lượng, địa điểm chưa ổn định, thuê mướn, chắp vá ở nhiều nơi… Thứ sáu, việc phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch trong đào tạo nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế. Ở một số nước trên thế giới, các trường tham gia trực tiếp vào kinh doanh, có cổ phần, ký kết chặt chẽ, cung cấp nhân lực khi cần trong thời vụ đông, những lúc giãn vụ thì cán bộ quản lý của các công ty vào trường tham gia việc đào tạo, tìm tòi tài liệu, cập nhật cho sinh viên những kinh nghiệm mới… hiện nay, nước ta chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo du lịch, hoặc đã có nhưng chưa hiệu quả. Lý do là các doanh nghiệp chưa đặt lợi ích lâu dài bằng việc đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực mà chỉ đổ xô vào lợi nhuận trước mắt nên chưa mặn mà hợp tác với các trường.Các nhà đầu tư thường xem việc xây dựng cơ sở vật chất là điều kiện đầy đủ để đi vào hoạt động kinh doanh, mà ít ai coi trọng việc đào tạo tay nghề cho nhân viên để phục vụ trong các cơ sở to lớn đó. Tình trạng xây xong cơ sở vật chất mới tuyển nhân viên và không tuyển được người có năng lực chuyên môn, dẫn đến khách sạn thì to lớn lộng lẫy hiện đại nhưng nhân viên thì yếu kém. 2. Một số yêu cầu mới đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới Để xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để bảo đảm tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội đòi hỏi công tác đào tạo nhân lực du lịch cần phải đổi mới nâng cao chất lượng hơn nữa. Đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch chính là đào tạo ra những người biết tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của du khách; có như vậy, du lịch mới phát triển bền vững. Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, phát triển nguồn nhân lực du lịch phải đáp ứng yêu cầu quốc tế, từng bước đạt những tiêu chuẩn chung và được thừa nhận trong khu vực và thế giới, tạo tiền đề cho tự do di chuyển lao động quốc tế. Do vậy đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch phải có chất lượng cao được khu vực và quốc tế công nhận rộng rãi. Vì thế đòi hỏi cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trong Vùng phải được đầu tư hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế; hoạt động đào tạo du lịch vươn khỏi phạm vi mỗi địa phương, từng vùng và quốc gia. Muốn vậy, các cơ sở đào tạo cần thực hiện tốt một số định hướng sau Một là, từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế. Tiêu chuẩn hóa nhân lực du lịch theo yêu cầu thực tiễn trong nước phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế tạo điều kiện cho hội nhập quốc tế về lao động trong du lịch. Ngành cũng cần xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý và nghiệp vụ làm cơ sở cho việc đào tạo và sử dụng nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Để có được số lượng sinh viên ra trường có chung mặt bằng đào tạo, đảm bảo đáp ứng được công việc, ngành Du lịch nhất thiết phải đưa ra được các tiêu chuẩn kỹ năng nghề mang tính nền tảng cơ bản, phục vụ cho việc xây dựng tài liệu giảng dạy tại các cơ sở đào tạo du lịch cũng như căn cứ để huấn luyện, đánh giá kỹ năng và bậc nghề của công nhân lao động tại các doanh nghiệp. Du lịch là một hoạt động gắn trực tiếp với con người, vì con người. Đặc thù của nhân lực du lịch là phải có kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ du khách với tâm lý, nhu cầu, ngôn ngữ, văn hóa,... rất khác nhau. Những kiến thức, phong cách và kỹ năng lao động phải được du khách thừa nhận, lại phải thường xuyên thay đổi theo sự biến động của thị trường; sự thay đổi của quy trình công nghệ phục vụ; sự xuất hiện những ngành nghề mới,... Du khách nước ngoài đến Việt Nam không chỉ để thư giãn, giải trí mà còn đánh giá nền văn hóa của nước ta qua mỗi chuyến đi. Chính vì vậy, văn hóa nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà. Do đó, nguồn nhân lực du lịch phải có kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp, có trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, hiểu biết sâu rộng về văn hóa của dân tộc, vùng miền… Vừa qua, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã ban hành
  8. và giới thiệu Bộ “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam” (gọi tắt là VTOS) do EU tài trợ. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho các trường bổ sung, hoàn chỉnh giáo trình giảng dạy, hay nói cách khác, các tiêu chí này sẽ làm kim chỉ nam giúp cho việc đào tạo nhân lực ngành Du lịch đi theo chuyên nghiệp, hiệu quả và từng bước hội nhập quốc tế.Đặc biệt, chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao. Vì vậy, cần áp dụng thí điểm, điều chỉnh để nhân rộng hệ thống tiêu chuẩn nghề du lịch trong toàn quốc. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh trong ngành Du lịch. Mở rộng hoạt động của Hội đồng Cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch Việt Nam. Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên du lịch là yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Tổng cục du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những dự án nhằm bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho họ. Ðội ngũ giảng viên cần không ngừng được nâng cao trình độ và phát triển chuyên sâu thông qua đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm và thực tế dưới mọi hình thức ở trong nước cũng như ngoài nước, đồng thời luôn tìm cách và có cơ chế để tăng cường thu hút chuyên gia giỏi đầu ngành trong lĩnh vực du lịch là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, những người có nhiều kinh nghiệm trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng như các doanh nghiệp du lịch tham gia vào công tác đào tạo nhân lực. Ba là, tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch, trong đó đầu tư xây dựng mới một số cơ sở đào tạo ở những vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, miền trung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo hiện có, bảo đảm gắn giữa học lý thuyết với thực hành nghề nghiệp, tránh tình trạng học “chay”, làm “mặn” như hiện nay. Trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các nhà trường, cần coi trọng cơ sở thực hành nghề dưới dạng khách sạn trường hoặc trung tâm thực hành nghề. Khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch lập cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo để học sinh, sinh viên thực hành và hoạt động tạo thêm kinh phí cho đào tạo. Tiếp tục đa dạng hóa sở hữu các loại hình trường, lớp và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Bốn là, Bộ giáo dục và đào tạo cần mở rộng hơn quyền tự chủ cho các trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo để phù hợp hơn với tính đặc thù của từng chuyên ngành theo hướng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ, áp dụng được các tiêu chuẩn quốc tế. Các trường đào tạo nhân lực du lịch cần phối hợp chặt chẽ để ban hành và tổ chức thực hiện chương trình khung đào tạo du lịch bậc cao đẳng và đại học đáp ứng yêu cầu thực tế và tiếp cận chuẩn quốc tế, bảo đảm liên thông giữa các bậc đào tạo. Năm là, tăng cường hợp tác đào tạo giữa các cơ sở đào tạo nhân lực và các doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên vào thực tập, làm part - time (làm bán thời gian), như vậy sẽ giải quyết được vấn đề thiếu lao động của doanh nghiệp mà sinh viên thì được trực tiếp với công việc thực tế. Thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo theo nguyên tắc đặt hàng, đào tạo theo nhu cầu công việc như vậy, vừa tận dụng được trang thiết bị của các doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực vừa đảm bảo công tác đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng được yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Sáu là, tăng cường đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực du lịch. Tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo hợp tác song phương và đa phương với các cơ sở đào tạo nước ngoài, nhất là với các cơ sở đào tạo du lịch trong khối ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương,... Gắn kết đào tạo với sử dụng trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành vừa thực hiện liên kết vùng và xuất khẩu lao động; tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của ngành du lịch, nâng cao sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, thực tế chất lượng nguồn nhân lực du lịch đang là một bất lợi của ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang đặt ra những thách thức cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Công tác đào tạo nhân lực du lịch phải có những đổi mới kịp thời,
  9. mạnh mẽ, kiên quyết thực hiện tốt những định hướng trên để đảm bảo nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới, một quốc gia phát triển về du lịch. TÓM TẮT Để thực hiện mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển về du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi ngành du lịch phải đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh một cách mạnh mẽ, trong đó chất lượng nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt. Điều này đang đặt ra yêu cầu mới, cấp bách cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2