intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo và ứng dụng công nghệ cho các khách sạn − nhà hàng khu vực miền Trung Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Đào tạo và ứng dụng công nghệ cho các khách sạn − nhà hàng khu vực miền Trung Việt Nam" tập trung vào việc khám phá hoạt động đào tạo và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực khách sạn − nhà hàng ở miền Trung Việt Nam. Bằng cách tiến hành phỏng vấn, khảo sát các cấp quản lý từ 151 khách sạn − nhà hàng trên địa bàn miền Trung Việt Nam, nhóm tác giả đã nắm bắt được thực trạng của hoạt động đào tạo hiện tại và các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực sẵn sàng sử dụng công nghệ số trong quản lý kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh du lịch thông minh và nhu cầu ngày càng cao của du khách. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo và ứng dụng công nghệ cho các khách sạn − nhà hàng khu vực miền Trung Việt Nam

  1. ĐÀO TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHO CÁC KHÁCH SẠN ... − NHÀ HÀNG KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM ThS. Nguyễn Trọng Đạt1, PGS.TS. Nguyễn Đức Thắng2 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá hoạt động đào tạo và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực khách sạn − nhà hàng ở miền Trung Việt Nam. Bằng cách tiến hành phỏng vấn, khảo sát các cấp quản lý từ 151 khách sạn − nhà hàng trên địa bàn miền Trung Việt Nam, nhóm tác giả đã nắm bắt được thực trạng của hoạt động đào tạo hiện tại và các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực sẵn sàng sử dụng công nghệ số trong quản lý kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh du lịch thông minh và nhu cầu ngày càng cao của du khách. Cuối cùng, nghiên cứu này đề xuất một số biện pháp nhằm áp dụng việc phát triển quản lý đào tạo và triển khai các công nghệ nhằm giảm thiểu chi phí và tăng cường hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Với sự thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhân sự, các khách sạn − nhà hàng có thể tối ưu hóa quy trình vận hành, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng cường cạnh tranh trên thị trường du lịch phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Từ khóa: đào tạo, ứng dụng công nghệ, khách sạn – nhà hàng. TRAINING AND TECHNOLOGY IMPLEMENTATION FOR HOTELS AND RESTAURANTS IN THE CENTRAL REGION OF VIET NAM Abstract: This research focuses on exploring training activities and technology applications in the hotel and restaurant sector in central Viet Nam. By interviewing management levels from 151 hotels and restaurants spanning from Thanh Hoa to Binh Thuan, the authors captured the current state of training activities and proposed solutions to develop a workforce ready to utilize digital technology in business management, especially in the context of smart tourism and the increasing demands of tourists. Ultimately, this research suggests several measures to implement management training development and deploy technologies to minimize costs and enhance efficiency in business operations. By promoting the use of technology in workforce training, hotels and restaurants can optimize operational processes, improve customer experiences, and enhance competitiveness in the rapidly growing tourism market. Keywords: training, technology application, hotel − restaurant. 1 Khoa Du lịch, Đại học Phenikaa. 2 Khoa Du lịch, Đại học Công nghệ Đông Á.
  2. 682 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ngành Du lịch ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực miền Trung, đã có sự phát triển rất vượt bậc so với mặt bằng du lịch trong cả nước. Để đảm bảo sự phát triển cần gia tăng và tập trung vào đào tạo và áp dụng công nghệ trong các khách sạn – nhà hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả vận hành, sự hài lòng của khách hàng. Hiểu rõ bức tranh hiện tại về các phương pháp đào tạo và sử dụng công nghệ là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành này để duy trì sự cạnh tranh trong thị trường du lịch đang phát triển. Nghiên cứu này sẽ đề cập đến các hoạt động đào tạo và ứng dụng công nghệ trong các khách sạn – nhà hàng trên khắp khu vực miền Trung của Việt Nam. Bằng cách tiến hành phỏng vấn với các giám đốc, phó giám đốc và quản lý của nhiều cơ sở khác nhau, ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, nhóm tác giả tập trung thu thập thông tin về các phương pháp đào tạo hiện tại và xác định các giải pháp để phát triển một lực lượng lao động thông thạo trong việc sử dụng các công nghệ số. Trong bối cảnh du lịch thông minh, khi kỳ vọng của du khách liên tục thay đổi, việc tích hợp công nghệ vào các hoạt động nhà hàng và khách sạn trở nên cấp bách. Do đó, nghiên cứu này không chỉ đặt mục tiêu phân tích tình hình hiện tại mà còn đề xuất các khuyến nghị để tận dụng tiềm năng của đào tạo, quản lý và các tiến bộ công nghệ để giảm thiểu chi phí và tăng cường hiệu quả vận hành kinh doanh. Thông qua nghiên cứu này, nhóm tác giả hướng tới mục đích đóng góp thông tin quý báu cho ngành Du lịch ở Việt Nam, hỗ trợ các nhà đào tạo và các bên liên quan trong việc đưa ra các quyết định có căn cứ để thích nghi với yêu cầu của du lịch hiện đại và đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Đào tạo trong khách sạn – nhà hàng Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn – nhà hàng, nhu cầu của khách hằng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn nhu cầu về chất lượng của những sản phẩm/ dịch vụ mà họ sử dụng. Do đó, việc
  3. ĐÀO TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHO CÁC KHÁCH SẠN... 683 đáp ứng sự kỳ vọng hay thậm chí là làm vượt sự mong đợi của khách hàng là điều mà tất cả người làm dịch vụ đều mong muốn. Để làm được điều này thì chất lượng dịch vụ phải luôn được đặt lên hàng đầu, và điều kiện tiên quyết cho việc giữ chất lượng dịch vụ ổn định, tăng trưởng là đào tạo nhân sự một cách bài bản theo hệ thống và phải được thực hiện liên tục (Tom Baum, 2006). Việc đào tạo không chỉ đơn thuần là yếu tố quan trọng hay một nhu cầu thiết yếu của mọi doanh nghiệp, mà nó cần được coi là một công cụ cực kỳ quan trọng để đạt được sự phát triển hiệu quả. Chương trình đào tạo mang lại sự tự tin và nâng cao vai trò của từng nhân viên và đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp khách sạn − nhà hàng với tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng. (Sharma, 2020) Vì vậy, đào tạo nhân sự đòi hỏi sự cam kết của cả ngành khách sạn – nhà hàng đối với việc phát triển nhân sự có kỹ năng, nghiên cứu về những chủ đề đào tạo cơ bản và chuyên sâu. Để làm được những điều này, các nhà quản trị cần phân tích được mức độ sẵn sàng của ngành nói chung và của từng cá thể doanh nghiệp nói riêng trong việc áp dụng các chiến lược, tiến trình đào tạo mới dựa trên nền tảng công nghệ đáp ứng những thách thức một cách hiệu quả. 2.2. Các cách thức đào tạo trong khách sạn – nhà hàng Theo một số chuyên gia đào tạo và quản lý, có ba cách thức đào tạo chính thường xuyên được sử dụng trong khách sạn – nhà hàng: Thứ nhất là phương pháp đào tạo trong lúc làm việc hay còn được hiểu là sự chỉ dẫn trực của những người đã có kinh nghiệm hoặc cấp trên trực tiếp quản lý cho những người mới. Thứ hai đó là đào tạo tập trung theo chương trình lý thuyết được xây dựng sẵn nhằm cung cấp thông tin ở nhiều khía cạnh một cách tổng quát hơn cho học viên tham gia. Thứ ba là cách thức đào tạo mô phỏng các tình huống thực tế mang lại cho nhân viên những kinh nghiệm xử lý các tình huống hoặc sự cố phát sinh trong quá trình làm việc, đồng thời cách đào tạo này còn giúp những nhà quản lý xây dựng được các tư duy ứng xử cho nhân viên của mình, nhưng điều làm các nhà quản lý lo lắng là
  4. 684 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... sự rập khuôn, thiếu sự linh hoạt của các nhân viên sau khi được đào tạo theo phương pháp này (Don M. Paulson, Lynne E. Baltzer, 1989). Một cách thức đào tạo nữa cũng khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn – nhà hàng là đào tạo chéo, phương pháp này cho phép người được đào tạo trải nghiệm các kỹ năng của các bộ phận khác nhau trong khách sạn – nhà hàng. Ngoài ra, việc đào tạo không chỉ nhắm đến đối tượng nhân viên trong khách sạn – nhà hàng, những người chịu trách nhiệm quản lý còn phải có các phương án đào tạo dành cho những sinh viên trong ngành học quản trị khách sạn – nhà hàng. Các hoạt động như chia sẻ về công việc, tư duy ngành dịch vụ tại những hội thảo của các trường là một trong những điểm nhấn để thu hút sự chú ý của các học viên. Theo các giám đốc đào tạo, các định dạng truyền thống thiếu đi sự tương tác từ người học với người đào tạo, do đó hiệu quả của việc đào tạo cũng bị hạn chế (ví dụ như bài giảng cho nhóm, xem băng video và đào tạo tại nơi làm việc thường chỉ là việc nhớ ghi nhớ các nhiệm vụ), không kích thích hoặc cho phép sự tham gia ý kiến cá nhân của người tham gia (Harris và Cannon, 1995). Chính vì những vấn đề đó, loại hình học hoặc đào tạo hiệu quả nhất trong thời đại mới là phương pháp có tính tương tác theo xu hướng tự nhiên và kết hợp với các công nghệ mới. Cộng với việc bùng nổ các ứng dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực, việc triển khai các cách thức đào tạo mới gắn liền với thực tiễn vận hành công việc đang dần trở thành điều kiện bắt buộc với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn – nhà hàng. 2.3. Đào tạo ứng dụng công nghệ trong vận hành khách sạn – nhà hàng Các công nghệ đang nhanh chóng chiếm lĩnh sự tin tưởng của các nhà kinh doanh khách sạn – nhà hàng, các phần mềm quản lý khách sạn ở các bộ phận tiền sảnh, bộ phận nhà hàng, khối văn phòng vận hành,… đang cho thấy sự hiệu quả rõ rệt từ việc sử dụng các công nghệ đổi mới (Ham, Kim và Jeong, 2005). Và để có thể sử dụng các công nghệ này một cách thành thạo thì việc đào tạo cũng cần phải cập nhật ứng dụng những công nghệ vào trong phương pháp đào
  5. ĐÀO TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHO CÁC KHÁCH SẠN... 685 tạo của mình giúp cho học viên có những trải nghiệm mới chân thực, một minh chứng cụ thể cho việc thay đổi các phương pháp đào tạo ứng dụng công nghệ là sử dụng thiết bị di động. Với cách thức này, những người làm đào tạo có thể tập trung vào cung cấp cho học viên các tài nguyên phục vụ việc học dễ dàng, kết hợp khả năng tìm kiếm mạnh mẽ và khả năng tương tác bất kỳ lúc nào và ở đâu. So với việc trước đây, khi các nhân viên mới gia nhập vào tổ chức thường rất mất thời gian để đọc các hồ sơ hoặc truy cập vào trang mạng của doanh nghiệp để nghiên cứu các sản phẩm, thì nay, với công nghệ, các nhân viên mới hoàn toàn có khả năng tra cứu và xem những thông tin qua các đoạn phim ngắn hoặc sử dụng công nghệ quét mã để nghiên cứu chuyên sâu về các sản phẩm hay kỹ năng cần được đào tạo. Tuy nhiên, điều này cũng còn một số ảnh hưởng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, việc đấu nối các thông tin trên các nền tảng cần được mượt mà và thống nhất để tránh gây hiểu lầm cho người học (Jungsun (Sunny) Kim Murat Kizildag, 2011). 2.4. Vai trò của vận hành công nghệ vào khách sạn – nhà hàng trong bối cảnh du lịch thông minh Có thể thấy được vai trò của vận hành công nghệ vào khách sạn – nhà hàng trong bối cảnh du lịch thông minh là điều hết sức quan trọng, chính vì thế, việc thay đổi các cách thức đào tạo kết hợp ứng dụng các công nghệ mới cũng luôn đòi hỏi sự tìm tòi nghiên cứu kỹ lưỡng của những người làm đào tạo. Trong những phần tiếp theo, nhóm tác giả sẽ tiếp tục khám phá mối quan hệ tương hỗ giữa công nghệ và lĩnh vực đào tạo nhân sự, cung cấp cái nhìn toàn diện về cách tiến bộ công nghệ đóng góp vào việc tạo đội ngũ nhân sự chất lượng mang đến những trải nghiệm vượt qua sự mong đợi cho khách hàng tại khu vực miền Trung Việt Nam. Khu vực miền Trung Việt Nam với những địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Huế, Nha Trang – Khánh Hòa,… đang có những dấu hiệu phát triển rất tích cực. Có thể thấy tiềm năng phát triển của ngành Du lịch tại khu vực này còn rất lớn, tuy nhiên, theo báo điện tử VOV (2023), nguồn nhân lực cho ngành Du lịch còn rất thấp, cụ thể hiện nay, số lượng nhân sự trong
  6. 686 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... các cơ sở lưu trú chỉ khoảng 350.000 người đáp ứng 70% nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Chưa kể đến việc chất lượng nhân sự chưa được đào tạo một cách bài bản, các hoạt động đào tạo tại các cơ sở còn lạc hậu và chưa mang lại kết quả tốt. Do đó, việc đưa các ứng dụng công nghệ thông minh và thay đổi các cách thức đào tạo mới đang là nhiệm vụ cấp thiệt cho không chỉ các doanh nghiệp mà cho cả xã hội để xây dựng phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tập trung đi sâu khai thác vào những ứng dụng công nghệ hiệu quả được các doanh nghiệp đưa trong đào tạo, tìm ra các hạn chế, những vướng mắc khó khăn trong khi đào tạo ứng dụng công nghệ vào vận hành thực tiễn và đưa ra một số giải pháp cho việc phát triển đội ngũ chất lượng cao của các khách sạn – nhà hàng khu vực miền Trung Việt Nam. 3. MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện nghiên cứu đào tạo và ứng dụng công nghệ cho các khách sạn – nhà hàng khu vực miền Trung Việt Nam, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định tính với 11 câu hỏi để phỏng vấn những người làm đạo tạo và quản lý chung của các khách sạn – nhà hàng khu vực miền trung. Nội dung các câu hỏi xoay quanh vấn đề các tổ chức đang thực hiện trong quá trình kinh doanh, mục đích chính là tìm ra thực trạng đào tạo ứng dụng công nghệ, từ đó tìm kiếm các giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp dịch vụ tại khu vực. Với việc ứng dụng các công nghệ thông minh, cách thức đào tạo của nhóm đối tượng này đã thích nghi như thế nào và kết quả thực tế còn điều gì cần cải thiện. Thêm vào đó, các câu hỏi cũng đi sâu vào vấn đề tìm ra các phương án mà các doanh nghiệp đã sử dụng để giải quyết những thách thức đặt ra trong công việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó đưa ra các đề xuất hiệu quả hơn khi xây dựng các chiến lược đào tạo ứng dụng công nghệ một cách hài hòa cho các doanh nghiệp vận hành khối ngành dịch vụ. Nhóm tác giả đã liên hệ và phỏng vấn 151 nhân sự của các khách sạn – nhà hàng từ Thanh Hóa cho đến Bình Thuận trong khu vực miền Trung Việt Nam. Đó là những giám đốc khách sạn, phó
  7. ĐÀO TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHO CÁC KHÁCH SẠN... 687 giám đốc phụ trách ẩm thực, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, quản lý bộ phận nhân sự, quản lý bộ phận kỹ thuật. Thời gian thực hiện phỏng vấn diễn ra trong hơn 4 tuần, thông qua sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ số như phần mềm họp trực tuyến. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả nhân khẩu học Để thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu nhóm tác giả đã chia các khách sạn theo 3 tiểu vùng dựa trên vị trí địa lý thực tế là Bắc Trung Bộ bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Khu vực miền Trung Tây Nguyên bao gồm: Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Khu vực Nam Trung bộ bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Các khách sạn – nhà hàng tại khu vực Bắc Trung Bộ có 38 cơ sở chiếm 25%, khu vực miền trung Tây Nguyên có 20 cơ sở chiếm 13% và khu vực Nam Trung Bộ có 93 cơ sở chiếm 62% cơ sở tham gia phỏng vấn. Các con số trên cũng thể hiện thực trạng phát triển du lịch của các địa phương ở khu vực miền Trung, đa phần các cơ sở khách sạn – nhà hàng đều nằm ở những địa danh có nhiều lợi thế hoặc đã có nhiều năm phát triển du lịch như Thanh Hóa, Huế, Lâm Đồng (Đà Lạt), Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa (Nha Trang), Bình Thuận, chủ yếu tập trung nhiều ở Nam Trung Bộ. Về quy mô của các doanh nghiệp, có 19 doanh nghiệp thuộc những cơ sở kinh doanh nhỏ tương đương với số lượng nhân viên từ 1 − 49 người, chiếm 12%. Số lượng khách sạn – nhà hàng có từ 50 – 249 người là 119, tương đương 79%. Có 13 cơ sở có số lượng nhân viên trên 250 người; chiếm 9%. Từ những con số trên, ta có thể thấy số lượng khách sạn – nhà hàng tầm trung và cận cao cấp đang chiếm số lượng lớn tại khu vực miền Trung Việt Nam. Về số năm hoạt động của các doanh nghiệp, có 21 cơ sở, chiếm 14% cơ sở tham gia phỏng vấn là hoạt động từ 1 – 5 năm; số lượng doanh nghiệp hoạt động 6 – 10 năm là 96, tương ứng 64%; số lượng khách sạn – nhà hàng hoạt động từ 11 – 20 năm là 16, chiếm 10%, và số lượng cơ sở hoạt động trên 20 năm là 18 cơ sở,
  8. 688 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... chiếm 12%. Có đến hơn 86% là các doanh nghiệp đã tồn tại trên 6 năm, điều này mang lại giá trị hữu ích cho việc so sánh các cách thức đào tạo từ xưa cho đến nay của những doanh nghiệp này. Trong 151 người tham gia phỏng vấn, có 105 người là nam giới, chiếm 70%; số lượng nữ giới có 46 người, chiếm 30%. Về các vị trí tham gia phỏng vấn thì đa phần là giám đốc các khách sạn với 139 người chiếm 92% số lượng người tham gia, điều này cho thấy các nhà lãnh đạo cao nhất trong khách sạn rất quan tâm đến việc đào tạo và ứng dụng công nghệ để phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho doanh nghiệp của mình. Về phần kinh nghiệm làm việc, hầu hết các vị trí giám đốc hay quản lý đều có kinh nghiệm rất lâu năm trong nghề, cụ thể là chỉ có 18 người là kinh nghiệm dưới 5 năm, chiếm 12%; tỷ lệ người có 6 – 10 năm kinh nghiệm là 60 người, chiếm 40%; tỷ lệ người có 11 – 20 năm kinh nghiệm là 58, tương đương 39% và số người có hơn 21 năm kinh nghiệm là 15, chiếm 9%, số liệu này cho ta thấy những người giữ chức vụ quản lý tại các khách sạn đều có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đang phụ trách. Do đó họ có đủ khả năng để chia sẻ những thông tin quan trọng trong việc đào tạo và ứng dụng công nghệ vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Bảng 1). Bảng 1: Thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu Tiêu chí phân loại Số lượng người Phần trăm (%) Bắc Trung Bộ 38 25% Vị trí khách sạn Miền Trung Tây Nguyên 20 13% Nam Trung Bộ 93 62% 1 − 49 người 19 12% Quy mô khách sạn – nhà hàng 50 – 249 người 119 79% Trên 250 người 13 9% 1 – 5 năm 21 14% 6 – 10 năm 96 64% Số năm doanh nghiệp kinh doanh 11 – 20 năm 16 10% Trên 20 năm 18 12% Nam 105 70% Giới tính Nữ 46 30%
  9. ĐÀO TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHO CÁC KHÁCH SẠN... 689 Tiêu chí phân loại Số lượng người Phần trăm (%) Ít hơn 5 năm 18 12% 6 đến 10 năm 60 40% Kinh nghiệm làm việc 11 đến 20 năm 58 39% Trên 20 năm 15 9% Giám đốc 139 92% Vị trí làm việc Quản lý 12 8% Nguồn: Thông tin nhóm tác giả thu thập, 2024. 4.2. Kết quả phỏng vấn mẫu Qua kết quả phỏng vấn đội ngũ giám đốc, phó giám đốc, quản lý các bộ phận tại khách sạn tại khu vực miền Trung Việt Nam kéo dài từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận, nhóm tác giả đã tạo ra các câu hỏi để tìm hiểu về thực trạng đào tạo và cách ứng dụng công nghệ trong việc phát triển năng lực đội ngũ nhân viên. Hơn 50% các nhà quản lý cho biết, cơ sở của họ đang sử dụng các nền tảng trực tuyến cho việc đào tạo, ví dụ như các phần mềm học trực tuyến qua các đoạn phim ngắn (Youtube, Tiktok,…), thêm vào đó hầu hết các khách sạn – nhà hàng cũng sử dụng các nền tảng học trực tuyến như Zoom, Google meet, để có thể kết nối tới các học viên thuận tiện, nhanh chóng hơn. Ngoài ra, việc xây dựng các bài giảng trực tuyến trên các kho lưu trữ đám mây cũng giúp việc đào tạo trở nên dễ dàng, học viên có thể truy cập vào tài liệu bài học hay nội dung của buổi học mọi lúc mọi nơi. Việc đánh giá kết quả của học viên cũng có thể được hoàn tất trên môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, các nhà quản lý thừa nhận họ mới chỉ bắt tay vào nghiên cứu và chưa tận dụng được hết những lợi ích của phương pháp này mang lại. Ngược lại, vẫn còn khoảng 40% các khách sạn – nhà hàng vẫn đang thực việc đào tạo theo các phương pháp truyền thống như đào tạo trực tiếp trong lúc làm việc, hoặc đào tạo tập trung đan xen các buổi chia sẻ kinh nghiệm xử lý các tình huống hay gặp phải. Trong số 151 khách sạn – nhà hàng tham gia phỏng vấn, vẫn còn khoảng 10% số lượng các cơ sở được hỏi cho biết, việc đào tạo của họ chưa có kế hoạch rõ ràng, công việc đào tạo chỉ xuất phát từ việc nhân viên cũ hướng dẫn cho nhân viên mới thời điểm mới vào doanh nghiệp. Nhóm này đa phần là các cơ sở kinh doanh có
  10. 690 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... quy mô nhỏ và nằm tại các khu vực xa xôi, các nhân viên kiêm nhiều nhiệm vụ trong một ca làm việc. Tiếp theo, nhóm tác giả đưa ra các câu hỏi nhằm khai thác nội dung về chất lượng đào tạo của các khách sạn – nhà hàng, điều đáng ngạc nhiên là có 65% các quản lý hài lòng với các phương pháp mà cơ sở đang áp dụng, tuy nhiên, khi được hỏi về chất lượng phục vụ của nhân viên thì lại có đến 70% các nhà quản trị khách sạn đánh giá chưa đạt yêu cầu, tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy chất lượng đào tạo của các doanh nghiệp này đang gặp vấn đề trong khâu truyền tải và đánh giá kiểm tra. Khi đặt tiếp các câu hỏi sâu hơn về việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào trong đào tạo, đội ngũ quản lý cho rằng việc triển khai đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ, kiên trì từ phía công ty. Hơn nữa, nó còn trở thành một thách thức về mặt tài chính do cần đầu tư hàng loạt các hệ thống đồng bộ, đối với các khách sạn – nhà hàng có quy mô nhỏ việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng bản quyền là điều xa xỉ, lãng phí. Do vậy, các doanh nghiệp này chưa tận dụng hết được tiềm năng cũng như lợi thế của việc ứng dụng các công nghệ vào việc đào tạo phát triển con người. Trong những câu hỏi tiếp theo, nhóm tác giả đưa ra những câu hỏi về những giải pháp mà các doanh nghiệp dự tính thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới, những người tham gia phỏng vấn đưa ra phương án tuyển dụng đội ngũ nhân viên trẻ thích ứng nhanh với công nghệ và có thể sử dụng các công cụ một cách dễ dàng. So với việc đào tạo những nhân viên ở thế hệ cũ có kinh nghiệm nhưng yếu về năng lực công nghệ thì giải pháp tuyển dụng mới có vẻ hợp lý, tuy nhiên cũng dễ dàng nhận ra vấn để của các thế hệ sau này là thái độ trong công việc, sự tập trung và lòng trung thành. Chỉ có khoảng 30% các giám đốc, quản lý nói đến việc thay đổi các cách thức đào tạo họ đang thực hiện bằng việc ứng dụng thêm các công nghệ đào tạo tiên tiến vào hoạt động kinh doanh của họ. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự dồn nhiều nguồn lực cho việc ứng dụng các công nghệ mới cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
  11. ĐÀO TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHO CÁC KHÁCH SẠN... 691 5. THẢO LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN Khu vực miền Trung Việt Nam được xem là một trong điểm sáng trong lĩnh vực du lịch, với điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi và sự đa dạng về tài nguyên, cùng với nguồn nhân lực đa dạng và tiềm năng. Tuy nhiên, dù có những lợi thế vượt trội này, tiềm năng của khu vực vẫn chưa được khai thác hết do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những vấn đề khách quan đến những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Thông qua việc nghiên cứu và phỏng vấn các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng, nhóm tác giả đã nhận thấy rằng việc đào tạo nhân sự của các doanh nghiệp trong khu vực vẫn còn nhiều hạn chế. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn mới có đủ tài nguyên, sự quan tâm để đầu tư vào việc đào tạo và ứng dụng công nghệ để phát triển đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, đội ngũ thực hiện bài nghiên cứu tin rằng việc ứng dụng công nghệ vào đào tạo là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Công nghệ không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình đào tạo mà còn tạo ra những trải nghiệm học tập hiện đại và linh hoạt cho nhân viên. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ cũng giúp tăng cường sự tương tác và giao tiếp trong quá trình học, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình đào tạo. Các tác giả khuyến khích những doanh nghiệp trong khu vực miền Trung nên đầu tư hơn nữa vào việc áp dụng công nghệ vào quá trình đào tạo nhân sự, từ đó tạo ra một nguồn lực lao động chất lượng và đáp ứng được với những thách thức của thị trường và phát triển bền vững trong tương lai. Các giải pháp đề xuất nhằm phát triển đào tạo nguồn lao động chất lượng cao thông qua ứng dụng các phương pháp công nghệ bao gồm: Thứ nhất, việc áp dụng các nền tảng trực tuyến cho đào tạo nhân viên sẽ tạo ra sự linh hoạt và tiện lợi cho việc học. Các phần mềm học trực tuyến, như các đoạn phim ngắn trên Youtube hay Tiktok, có thể cung cấp kiến thức một cách trực quan và dễ tiếp cận. Các nền tảng học trực tuyến như Zoom hay Google meet cũng cho phép việc tương tác và kết nối giữa giảng viên và học viên một cách thuận tiện. Thêm vào đó, việc xây dựng các bài giảng trực tuyến trên các kho lưu trữ đám mây sẽ giúp nhân viên có thể tiếp cận tài
  12. 692 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... liệu học mọi lúc, mọi nơi. Thứ hai, việc sử dụng các công nghệ đánh giá kết quả học tập cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo. Công nghệ cho phép việc đánh giá một cách tự động và khách quan, giúp đánh giá hiệu quả và tiến độ học tập của nhân viên một cách chính xác. Ngoài ra, việc phát triển các ứng dụng di động dành cho đào tạo cũng là một giải pháp tiềm năng. Các ứng dụng di động có thể cung cấp tài liệu học, bài giảng, và các hoạt động thực hành một cách tiện lợi và linh hoạt cho nhân viên, giúp họ có thể học tập và nâng cao kỹ năng mọi lúc, mọi nơi. Thứ ba, là sử dụng các nền tảng mạng xã hội tạo lập thành những nhóm, cộng đồng về nghề khách sạn – nhà hàng nhằm giúp đỡ không chỉ các nhân viên trong khách sạn mà còn hướng tới việc chia sẻ các kiến thức, trải nghiệm đến với nhiều người hơn. Từ đó lan tỏa giá trị của việc đào tạo và giúp ích cho việc xây dựng chuỗi cung ứng lao động cho ngành, hơn nữa phương án này không mất quá nhiều chi phí đầu tư ban đầu. 6. KẾT LUẬN Cuối cùng, việc đầu tư vào phát triển các hệ thống quản lý đào tạo thông minh cũng là một giải pháp quan trọng. Các hệ thống này có thể tự động hóa quy trình đào tạo, quản lý thông tin học viên, và theo dõi tiến trình đào tạo một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong quản lý đào tạo. Việc nghiên cứu và phân tích về hoạt động đào tạo và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực khách sạn − nhà hàng tại miền Trung Việt Nam đã làm sáng tỏ những thách thức và cơ hội mà ngành Du lịch đang đối diện. Việc ứng dụng công nghệ trong đào tạo không chỉ giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả của nguồn lao động trong ngành Du lịch mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này trong tương lai. Đồng thời, việc nghiên cứu này cũng mở ra những hướng đi mới và đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện việc đào tạo và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực này.
  13. ĐÀO TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHO CÁC KHÁCH SẠN... 693 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anoop Patiar, Sandie Kensbock, E.M.& R.C. (2017), “Information and Communication Technology–Enabled Innovation: Application of the Virtual Field Trip in Hospitality Education.pdf”, pp. 129–140. [2] Baochinhphu (2023), “Lượng khách du lịch đến miền trung tăng cao”. Available at: https://baochinhphu.vn/luong-khach-du-lich- den-mien-trung-tang-cao-102230405164833444.htm. [3] Don M. Paulson, Lynne E. Baltzer, and R.S.C. (1989), “Methods of educating cashiers in a restaurant teaching laboratory. pdf”. [4] Fatih Ercan (2019), “Smart Tourism Technologies: Applications in Hotel Business Fatih.pdf”, pp. 528–546. [5] Fevzi Okumus, Anil Bilgihan, Ahmet Bulent Ozturk, X. (Roy) Z. (2017), “Identifying and overcoming barriers to deployment of information technology projects in hotels.pdf”, pp. 744–766. [6] Ham, S., Kim, W.G. and Jeong, S. (2005), “Effect of information technology on performance in upscale hotels”, International Journal of Hospitality Management, pp. 281–294. Available at: https://doi. org/10.1016/j.ijhm.2004.06.010. [7] Harris, K.J. and Cannon, D.F. (1995), “Opinions of training methods used in the hospitality industry: A call for review”, International Journal of Hospitality Management, pp. 79–96. Available at: https:// doi.org/10.1016/0278−4319(95)00008−Z. [8] Islam El−Bayoumi Salem, M.K.A. (2017), “Implementation ofemployee cross-training during perilous conditions in hotels. pdf”, pp. 68–74. [9] Jungsun (Sunny) Kim Murat Kizildag (2011), “M−learning: next generation hotel training system.pdf”, pp. 6–33. [10] Kimberly J. Harris Mark A. Bonn (2000), “Training techniques and tools: evidence from the foodservice industry Kimberly.pdf”, pp. 320–335. [11] Li, Y. et al. (2017), “The concept of smart tourism in the context of tourism information services”, Tourism Management, 58, pp. 293– 300. Available at: https://doi.org/10.1016/j.tourman.2016.03.014.
  14. 694 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... [12] Oronsky, C. R. and Chathoth, P K. (2007), “An exploratory study . examining information technology adoption and implementation in full-service restaurant firms”, International Journal of Hospitality Management, pp. 941–956. Available at: https://doi.org/10.1016/j. ijhm.2006.04.001. [13] Sharma, K. (2020), “Training and Development of the Employees in the Hotel Industry”, SSRN Electronic Journal [Preprint]. Available at: https://doi.org/10.2139/ssrn.3676859.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2