intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại" tập trung hệ thống hóa yêu cầu kỹ năng cần thiết đối với nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành; đồng thời bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nhằm phản ánh toàn diện thực trạng đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại tại các vị trí nghiệp vụ trong doanh nghiệp lữ hành. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại

  1. ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH, TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI TS. Trần Thị Bích Hằng Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Bài viết tập trung hệ thống hóa yêu cầu kỹ năng cần thiết đối với nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành; đồng thời bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nhằm phản ánh toàn diện thực trạng đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại tại các vị trí nghiệp vụ trong doanh nghiệp lữ hành. Từ đó, bài biết nhận định một số vấn đề đặt ra và đưa ra đề xuất góp phần đáp ứng yêu cầu kỹ năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và có thể đảm nhận tốt vị trí nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành. Từ khóa: Doanh nghiệp lữ hành, đào tạo kỹ năng, kỹ năng, Đại học Thƣơng mại 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và mang lại những đóng góp đáng kể về kinh tế - xã hội. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), trong năm 2018, du lịch quốc tế đã đóng góp 10% GDP toàn cầu, 7% giá trị xuất khẩu quốc tế, 30% giá trị xuất khẩu ngành dịch vụ và 1/10 việc làm trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, năm 2018, tổng thu từ khách du lịch (KDL) đạt 637 nghìn tỷ đồng, đóng góp 10% GDP cả nƣớc, tạo 6 triệu việc làm (trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp). Các chuyên gia du lịch cũng dự báo kết quả nêu trên sẽ tiếp tục tăng trƣởng trong thời gian tới. Rõ ràng, sự phát triển của du lịch đã mang lại cơ hội việc làm trong lĩnh vực du lịch nói chung và lĩnh vực lữ hành nói riêng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách và nâng cao khả năng tiếp cận cơ hội việc làm tại các nƣớc trong khu vực sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) đã thông qua Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong Asean (MRA) về Nghề Du lịch, nhân viên nghiệp vụ không chỉ cần phải đáp ứng tốt yêu cầu về kiến thức, thái độ mà còn phải hoàn thiện về kỹ năng. Điều này cũng đặt ra yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo du lịch cần chú trọng đào tạo và trang bị tốt kỹ năng cho sinh viên, làm hành trang vững vàng trƣớc khi tiếp cận môi trƣờng làm việc trong và ngoài nƣớc. Trƣờng Đại học Thƣơng mại là cơ sở đào tạo có bề dày 60 năm hình thành và phát triển. Trƣờng là cơ sở đào tạo đa ngành, đa nghề, trong đó, ở lĩnh vực đào tạo ngành du lịch, trƣờng đƣợc xem là cơ sở đào tạo có bề dày và quy mô đào tạo hàng đầu cả nƣớc. Sau 55 năm đào tạo, trƣờng đã góp phần cung cấp hàng vạn lao động chất lƣợng cao, có kiến thức, kỹ năng thành thục và thái độ làm việc nghiêm túc, yêu nghề. Từ năm 2013, trƣờng Đại học Thƣơng mại bắt đầu triển khai chƣơng trình đào tạo (CTĐT) ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (DVDL&LH) với mục tiêu sinh viên tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và đảm nhận tốt nhiều vị trí việc làm, trong đó có các vị trí quản trị tác nghiệp doanh nghiệp kinh doanh DVDL&LH. Theo kết quả điều tra việc làm của Khoa Khách sạn - Du lịch đối với sinh viên tốt nghiệp năm 2017 cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp đã chọn làm việc khởi đầu tại các vị trí nhân viên nghiệp vụ trong doanh nghiệp lữ hành (DNLH) - đây là những vị trí không chỉ phù hợp trong hiện tại mà còn giúp họ tiếp tục học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để chinh phục các vị trí quản lý trong DNLH và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác. Vậy ở các vị trí nhân viên nghiệp vụ trong DNLH, sinh viên sau tốt nghiệp thực sự cần những kỹ năng gì và đã đáp ứng tốt yêu cầu về kỹ năng hay chƣa? Để trả lời câu hỏi này, bài viết tập trung hệ thống hóa yêu cầu kỹ năng cần thiết đối với nhân viên nghiệp vụ tại DNLH; đồng thời bài viết sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính để phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nhằm phản ánh toàn diện thực trạng đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH, trƣờng Đại học Thƣơng mại tại các vị trí nhân viên nghiệp vụ trong DNLH. Từ đó, bài biết nhận định một số vấn đề đặt ra và đƣa ra đề xuất góp phần đáp ứng yêu cầu kỹ năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và có thể đảm nhận tốt vị trí nhân viên nghiệp vụ tại DNLH. 246
  2. 2. TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Bàn về kỹ năng của nhân viên ngành du lịch, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề cập đến. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã tập trung luận giải rõ khái niệm kỹ năng và phân biệt các thuật ngữ kỹ năng, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm,… (Vũ Xuân Hùng, 2016; Bùi Loan Thùy, Phạm Đình Nghiệm, 2010;…). Các tác giả cũng khẳng định rõ kỹ năng đƣợc hình thành do quá trình đào tạo, rèn luyện và đúc rút kinh nghiệm từ cuộc sống, công việc,…; kỹ năng rất cần thiết cho việc phát triển nghề nghiệp của con ngƣời. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu đề cập chuyên sâu đến kỹ năng của nhân lực trong ngành du lịch. Các nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), 2012; Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2013; Syed Najmuddin Syed Hassan và cộng sự (2009); Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chƣơng và cộng sự (2009); Nguyễn Doãn Thị Liễu và cộng sự (2011);… đều nhận định nhân lực ngành du lịch cần thiết phải hội đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ; trong đó, một số kỹ năng quan trọng cần phải có đƣợc là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quan sát, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ,… Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có nghiên cứu nào bàn về thực trạng đào tạo kỹ năng của sinh viên ngành Quản trị DVDL&LH trƣờng Đại học Thƣơng mại và đề xuất các ý kiến liên quan để nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu về kỹ năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đây cũng là khoảng trống nghiên cứu mà bài viết sẽ kế thừa các nghiên cứu trƣớc đó để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: (1) Yêu cầu kỹ năng của nhân viên nghiệp vụ tại DNLHlà gì? (2) Thực tiễn và đề xuất về đào tạo góp phần nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH, trƣờng Đại học Thƣơng mại tại các vị trí nhân viên nghiệp vụ trong DNLH? 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết kết hợp nguồn dữ liệu thứ cấp (Kết quả nghiên cứu từ sách, giáo trình, bài báo khoa học; Các văn bản quản lý của Nhà nƣớc, của trƣờng Đại học Thƣơng mại; Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệpKhoa Khách sạn - Du lịch) và dữ liệu sơ cấp (đƣợc thu thập thông qua kỹ thuật quan sát và phỏng vấn nhà quản trị DNLH và sinh viên sau tốt nghiệp đã và đang làm việc tại DNLH) để hệ thống cơ sở lý thuyết về yêu cầu kỹ năng của nhân viên nghiệp vụ tại DNLH và nghiên cứu thực trạng đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH của trƣờng Đại học Thƣơng mại. Ngoài ra, bài viết cũng sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính để phân tích thực trạng và nhận định mức độ đáp ứng yêu cầu và những vấn đề đặt ra trong đào tạo kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH, trƣờng Đại học Thƣơng mại. 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ YÊU CẦU KỸ NĂNGCỦA NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ TẠI DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 3.1. Doanh nghiệp lữ hành và nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành 3.1.1. Doanh nghiệp lữ hành Cùng với quá trình phát triển du lịch, DNLH đã ra đời và theo thời gian đã có nhiều biến động về nội dung hoạt động. Giai đoạn đầu, DNLH hoạt động với tƣ cách là đại lý du lịch - trung gian cầu nối giữa KDLvà nhà cung cấp dịch vụ du lịch (DVDL). Sau này, khi hoạt động lữ hành đã phát triển mạnh mẽ hơn, DNLH cũng hoàn thiện nội dung và chức năng hoạt động. Hiểu một cách toàn diện, DNLH là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho KDL. Ngoài ra, các DNLH còn tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp DVDL hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác nhằm phục vụ các nhu cầu của KDLtừ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. (Theo Nguyễn Doãn Thị Liễu và cộng sự, 2011) Theo quy định của Luật Du lịch Việt Nam (2017), DNLH hoạt động kinh doanh lữ hành phải đƣợc cấp phép. Nếu muốn tổ chức kinh doanh chƣơng trình du lịch quốc tế, DNLH phải đƣợc cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. DNLH đƣợc cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc đƣợc cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa sẽ đƣợc kinh doanh lữ hành nội địa. 247
  3. 3.1.2. Nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành Để thực hiện nội dung và chức năng hoạt động kinh doanh, DNLH cần thiết phải đảm bảo các yếu tố nguồn lực đầu vào quan trọng, đó là nhân lực, vật lực và tài lực. Trong đó, yếu tố nhân lực đóng vai trò quan trọng và có tính chất quyết định. Tại DNLH, với nội dung hoạt động kinh doanh đã đề cập nói trên, các vị trí nhân viên nghiệp vụ (lao động trực tiếp) quan trọng của doanh nghiệp là: nhân viên thị trƣờng, nhân viên điều hành và hƣớng dẫn viên du lịch. Nhân viên thị trƣờng có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu thị trƣờng, thiết kế chƣơng trình du lịch, thực hiện quảng cáo, xúc tiến, bán và phát triển thị trƣờng khách,… Nhân viên điều hành có nhiệm vụ chủ yếu là quan hệ với nhà cung cấp DVDL, đặt giữ chỗ và sắp xếp các dịch vụ để đảm bảo việc tổ chức thực hiện chƣơng trình du lịch đã ký kết với khách hàng,… Hƣớng dẫn viên du lịch có nhiệm vụ chủ yếu là quản lýđoàn khách, giao dịch với đối tác cung cấp DVDL, giám sát dịch vụ đảm bảo dịch vụ cung cấp đúng với cam kết, hƣớng dẫn và hỗ trợ đoàn khách trong chuyến đi,… 3.2. Các kỹ năng cần thiết của nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành Hiểu một cách đơn giản, Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. (Viện Ngôn ngữ học, 1998) Có thể phân loại kỹ năng làm 2 nhóm: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong đó: Kỹ năng cứng là khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Kỹ năng ―cứng‖ đƣợc tích lũy, rèn luyện từ nhóm các kỹ năngtrí tuệ, kỹ năng giao tiếp căn bản (nghe, nói, đọc, viết), kỹ năng tự học,... Kỹ năng mềm là những thuộc tính về tính cách con ngƣời, không mang tính chuyên môn, không hữu hình. Kỹ năng mềm phản ánh khả năng, cách thức tiếp cận và phản ứng với môi trƣờng xung quanh, không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn. (Theo Bùi Loan Thùy, Phạm Đình Nghiệm, 2010). Tổng hợp các nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), 2012; Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2013; Syed Najmuddin Syed Hassan và cộng sự (2009); Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chƣơng và cộng sự (2009); Nguyễn Doãn Thị Liễu và cộng sự (2011);… và thông qua kết quả phỏng vấn một số nhà quản trị DNLH trên địa bàn Hà Nội, có thể tổng kết các kỹ năng chủ yếu nhân viên nghiệp vụ tại DNLH cần trang bị để đảm nhận tốt các nhiệm vụđặt ra nhƣ sau (xem bảng 1): Bảng 1: Yêu cầu kỹ năng chủ yếu của nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành STT Kỹ năng Yêu cầu Đƣợc vận dụng để nhân viên giao tiếp với khách hàng, nhà cung cấp DVDL,… Kỹ năng 1 Đòi hỏi nhân viên cần vận dụng tốt ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hình thể để có giao tiếp kỹ năng giao tiếp khéo léo, tự tin, tạo đƣợc ấn tƣợng và niềm tin cho đối tƣợng giao tiếp. Kỹ năng Đƣợc vận dụng để nhân viên truyền tải thông tin đến KDL, đến đồng nghiệp, 2 thuyết đến nhà cung cấp DVDL,... trình Đòi hỏi nhân viên thông tin truyền cảm, ngắn gọn, dễ hiểu và thuyết phục. Đƣợc vận dụng để nhân viên quan sát và nắm bắt tâm lý, thái độ của KDL, nhà cung cấp DVDL,… Kỹ năng 3 Đòi hỏi nhân viên cần có kỹ năng quan sát tinh tế, cảm nhận nhanh và chính quan sát xác tâm lý, thái độ của đối tƣợng để từ đó có những ứng biến cần thiết, phù hợp trong giao tiếp, ứng xử,… Đƣợc vận dụng để nhân viên nắm bắt ý kiến của KDL, đồng nghiệp, nhà cung cấp DVDL,… Kỹ năng 4 Đòi hỏi nhân viên cần kết hợp tốt kỹ năng biểu cảm, thái độ tiếp thu, sự tập lắng nghe trung để nắm bắt đầy đủ, chính xác ý kiến của đối tƣợng nhằm có những các thức xử lý vấn đề phù hợp và tránh đƣợc những xung đột đáng tiếc. Kỹ năng Đƣợc vận dụng để nhân viên tạo hòa khí và giữ cân bằng các mối quan hệ 5 làm chủ Đòi hỏi nhân viên điềm tĩnh trƣớc mọi tình huống, luôn giữ tâm thế lịch sự, cảm xúc vui vẻ, cởi mở, thoải mái, tránh bị cảm xúc cá nhân chi phối trong công việc. 6 Kỹ năng Đƣợc vận dụng để nhân viên xử lý các tình huống trƣớc, trong và sau khi 248
  4. xử lý thực hiện dịch vụ đối với KDL, nhà cung cấp DVDL,… tình Đòi hỏi nhân viên cần có khả năng làm chủ tình huống, ứng biến linh hoạt, huống phản ứng nhanh, xử lý khéo léo, phù hợp hoàn cảnh và đối tƣợng. Kỹ năng Đƣợc vận dụng để nhân viên quản lý và chủ động mọi công việc 7 lập Đòi hỏi nhân viên có khả năng lên lịch trình, thiết lập chi tiết kế hoạch các kế hoạch phần công việc theo chức trách, nhiệm vụ. Đƣợc vận dụng để nhân viên sắp xếp tổ chức thực hiện các công việc Kỹ năng 8 Đòi hỏi nhân viên phải thể hiện đƣợc sự nhanh nhẹn, tính chuyên nghiệp tổ chức trong sử dụng nguồn lực, thời gian,… để tổ chức thực hiện các công việc. Kỹ năng Đƣợc vận dụng để xử lý các công việc kịp thời, không có sự trợ giúp 9 làm việc Đòi hỏi nhân viên phải thể sự khả năng tƣ duy, phán đoán, ra quyết định độc độc lập lập trong những tình huống cần thiết. Kỹ năng Đƣợc vận dụng trong những tình huống làm việc nhóm 10 làm việc Đòi hỏi nhân viên phải có khả năng phối kết hợp, phát huy tinh thần đồng nhóm đội; tránh đề cao ―cái tôi‖. Đƣợc vận dụng trong giao tiếp, thỏa thuận và ký kết hợp đồng,… với KDL Kỹ năng nƣớc ngoài, đối tác, nhà cung cấp DVDL ở nƣớc ngoài 11 ngoại ngữ Đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo để phục vụ yêu cầu công việc. Đƣợc vận dụng để giao dịch với KDL, đối tác, nhà cung cấp DVDL,… Kỹ năng 12 Đòi hỏi nhân viên có kỹ năng sử dụng máy tính nối mạng, vận hành các phần tin học mềm tin học văn phòng và các phần mềm chuyên dụng trong ngành du lịch. Nguồn: Tổng hợp của tác giả 4. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KỸ NĂNGCỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH, TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI TẠI CÁC VỊ TRÍ NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ TRONG DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 4.1. Thực trạng đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trƣờng Đại học Thƣơng mại Từ năm 2013, trƣờng Đại học Thƣơng mại chính thức đƣa CTĐT ngành Quản trị DVDL&LH vào giảng dạy (gọi tắt là CTĐT đại trà). Tính đến nay, CTĐT đại trà đã vận hành đƣợc 6 năm. Đến năm 2018, căn cứ vào Công văn số 4929/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngày 20/10/2017 Hƣớng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực trình độ đại học giai đoạn 2017-2020 theo hƣớng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trƣờng lao động và hội nhập quốc tế, trƣờng Đại học Thƣơng mại đƣa vào giảng dạy CTĐT ngành Quản trị DVDL&LH theo cơ chế đặc thù (gọi tắt là CTĐT đặc thù) song song với CTĐT đại trà. Đến nay, CTĐT đặc thù đã vận hành đƣợc năm thứ 2. Về cơ bản, khối kiến thức cơ sở ngành và ngành của cả hai CTĐT đại trà và đặc thù đều bao gồm một số học phần chuyên môn chuyên sâu nhƣ: Tổng quan du lịch, Văn hóa du lịch, Marketing du lịch, Tài nguyên du lịch, Hƣớng dẫn du lịch, Kinh tế du lịch, Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp lữ hành, Quản lý điểm đến, Du lịch bền vững, Quản trị sự kiện. Tuy nhiên, CTĐT đặc thù đã đƣợc bổ sung thêm một số học phần thực tập tại cơ sở thực tế với thời lƣợng 50% thời gian đào tạo nhƣ: Thực tập nhận thức về DVDL&LH, Thực tập nghiệp vụ DVDL&LH và Thực tập quản trị tác nghiệp DVDL&LH. Việc giảng dạy các học phần chuyên môn của CTĐT ngành Quản trị DVDL&LH hiện đƣợc nhà trƣờng phân công cho khoa Khách sạn - Du lịch đảm nhận. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của khoa hiện bao gồm 23 giảng viên, trong đó có 4 PGS, 9 TS, 14 ThS, 12 nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, các giảng viên trình độ cao, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm và kinh nghiệm thực tiễn dày dạn lại ít tham gia giảng dạy trình độ đại học. Ngoài ra, nhà trƣờng còn ký thỏa thuận hợp tác với các cơ sở thực tế uy tín trong nƣớc để gửi sinh viên đi kiến tập, thực tập nhƣ: CTCP Đầu tƣ Du lịch Hà Nội (Hanoi tourism Jsc.), CTCP Đầu tƣ Dịch vụ Du lịch Việt Nam (Open tour), Công ty TNHH khu du lịch Vịnh Thiên Đƣờng (ALMA), CTCP Mặt trời Việt Nam (SunVina Travel Jsc.),… Mỗi năm học, quy mô đào tạo của ngành Quản trị DVDL&LH, trƣờng Đại học Thƣơng mại dao động từ 150-200 sinh viên (đối với CTĐT đại trà) và khoảng 100 sinh viên (đối với CTĐT đặc thù). 249
  5. 4.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năngcủa sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trƣờng Đại học Thƣơng mại tại các vị trí nhân viên nghiệp vụ trong doanh nghiệp lữ hành 4.2.1. Chuẩn đầu ra về kỹ năng Để đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH, trƣớc hết cần nghiên cứu chuẩn đầu ra (CĐR) đã đƣợc nhà trƣờng công bố. Thực tế, gắn với CTĐT, trƣờng Đại học đã công bố CĐR ngành Quản trị DVDL&LH với yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp phải đạt chuẩn các kỹ năng chung căn bản của ngành và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành Quản trị DVDL&LH (xem bảng 2) và sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở một số vị trí quản trị tại DNLH và một số doanh nghiệp du lịch khác. Bảng 2: Yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Trƣờng Đại học Thƣơng mại STT Kỹ năng 1 Kỹ năng cứng - Lập luận và giải quyết vấn đề kinh tế, kinh doanh và quản lý - Nghiên cứu và khám phá tri thức về quản trị DVDL&LH - Tƣ duy theo hệ thống - Hình thành ý tƣởng quản trị DVDL&LH - Thiết kế dự án/phƣơng án kinh doanh DVDL&LH - Triển khai, vận hành dự án/phƣơng án kinh doanh DVDL&LH - Đánh giá dự án/phƣơng án kinh doanh DVDL&LH 2 Kỹ năng mềm - Kỹ năng làm việc theo nhóm - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong kinh doanh DVDL&LH - Kỹ năng tiếng Anh (tƣơng đƣơng bậc 3/6) - Kỹ năng sử dụng tin học (sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng) Nguồn: Trường Đại học Thương mại (2017) Có thể thấy, yêu cầu về kỹ năng theo CĐR của nhà trƣờng về cơ bản bao trùm đƣợc các yêu cầu kỹ năng đối với nhân viên nghiệp vụ tại DNLH đã đề cập đến ở bảng 1. Bên cạnh đó, nhà trƣờng cũng luôn chú trọng hoàn thiện CTĐT, xây dựng mẫu số 4 (MS4) các học phần trong CTĐT đảm bảo phủ đầy các yêu cầu kỹ năng đặt ra. Điều này đã phần nào phản ánh việc đào tạo của nhà trƣờng đã thực sự coi trọng trang bị kỹ năng cần thiết cho sinh viên. 4.2.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp tại các vị trí nhân viên nghiệp vụ trong doanh nghiệp lữ hành Mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH có thể đánh giá thông qua tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo và những phản hồi, đánh giá của doanh nghiệp sử dụng lao động cũng nhƣ ý kiến của sinh viên tốt nghiệp sau thời gian làm việc tại DNLH. Nhƣ đã đề cập ở trên, việc triển khai đào tạo ngành Quản trị DVDL&LH của trƣờng Đại học Thƣơng mại đƣợc thực hiện từ năm 2013, đến nay đã có 3 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng. Để phục vụ cho việc kiểm định chất lƣợng đào tạo, nhà trƣờng đã chỉ đạo các khoa chuyên ngành lấy ý kiến của ngƣời học về tình hình việc làm của sinh viên sau khi đã tốt nghiệp 1 năm. Đến nay, Khoa Khách sạn - Du lịch đã tổ chức lấy ý kiến và có kết quả báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2017; việc lấy ý kiến về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2018 cũng đang đƣợc triển khai thực hiện. 250
  6. 60 Tỷ lệ việc làm (%) 51.77 50 40 32.62 30 20 10 6.38 0 Đúng ngành đào tạo Liên quan đến ngành đào tạo Không liên quan đến ngành đào tạo Việc làm Hình 1: Tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH, trƣờng Đại học Thƣơng mại năm 2017 Nguồn: Khoa Khách sạn - Du lịch (2017) Thông qua kết quả báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2017 (Khoa Khách sạn - du lịch, 2017) cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp rất cao và hơn một nửa sinh viên làm việc đúng ngành đào tạo. Cụ thể:Trong số 141/171 sinh viên tốt nghiệp phản hồi ý kiến có 135 sinh viên đã có việc làm (đạt tỷ lệ 95,74%); trong đó: 73 sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo (51,77%), 9 sinh viên có việc làm liên quan đến ngành đào tạo (6,38%) và 46 sinh viên (32,62%) có việc làm không liên quan đến ngành đào tạo (xem hình 1). Trong đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH làm việc không chỉ tại DNLH mà còn làm việc tại khách sạn, nhà hàng và các loại hình doanh nghiệp du lịch khác. Tại DNLH, các vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp thƣờng là nhân viên thị trƣờng, điều hành và một số là hƣớng dẫn viên du lịch. Sau một thời gian làm việc, một số sinh viên đã đƣợc cất nhắc ở các vị trí quản lý cấp cơ sở và cấp trung. Qua phỏng vấn nhanh với lãnh đạo một số DNLH có sử dụng sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH của trƣờng Đại học Thƣơng mại cũng nhƣ phản hồi của sinh viên tốt nghiệp đã và đang làm việc tại một số DNLH nhận đƣợc một số kết quả nhƣ sau: Về cơ bản, sinh viên sau tốt nghiệpđã có những kỹ năng cần thiết để đảm nhận vị trí nhân viên nghiệp vụ tại DNLH. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hạn chế về kỹ năng của một số sinh viên sau tốt nghiệp. Cụ thể: - Kỹ năng giao tiếp: Sinh viên đã mạnh dạn trong giao tiếp nhƣng hiệu quả chƣa cao, chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng do chƣa biết kết hợp thành thục ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. Ngoài ra, việc giao tiếp qua điện thoại cũng còn hạn chế do thiếu kinh nghiệm. - Kỹ năng thuyết trình: Sinh viên đã biết thuyết trình ý tƣởng song đôi khi còn lúng túng, chƣa gãy gọn và chƣa thuyết phục do tƣ duy thiếu mạch lạc và chƣa tự tin. - Kỹ năng quan sát: Sinh viên biết quan sát nhƣng chƣa tinh tế, chƣa nắm bắt, chƣa cảm nhận nhanh và chính xác tâm lý, thái độ của đối tƣợng để có ứng biến phù hợp và hiệu quả. - Kỹ năng lắng nghe: Sinh viên biết lắng nghe song chƣa kết hợp tốt kỹ năng biểu cảm, thái độ tiếp thu cho nên đôi khi gặp phải những xung đột không đáng có với đối tƣợng giao tiếp. - Kỹ năng làm chủ cảm xúc: Sinh viên có ứng xử lịch sự, vui vẻ, cởi mở nhƣng đôi khi còn thiếu bình tĩnh trong giao tiếp, vẫn bị cảm xúc cá nhân chi phối trong công việc. - Kỹ năng xử lý tình huống: Sinh viên đã biết xử lý một số tình huống phát sinh trong công việc nhƣng tính linh hoạt chƣa cao. Một số tình huống phức tạp còn lúng túng trong xử lý. - Kỹ năng lập kế hoạch: Sinh viên đã chủ động lên kế hoạch công việc nhƣng chƣa thật sự khoa học. - Kỹ năng tổ chức: Sinh viên đã thể hiện đƣợc khả năng tổ chức, sắp xếp thực hiện công việc nhƣng mức độ chuyên nghiệp chƣa cao. - Kỹ năng làm việc độc lập: Sinh viên có khả năng làm việc độc lập nhƣng khả năng tƣ duy, phán đoán còn chậm, việc ra quyết định có mức độ phù hợp chƣa cao. - Kỹ năng làm việc nhóm: Sinh viên đã biết phối kết hợp trong công việc, tuy nhiên vẫn có hiện tƣợng ―ỷ lại‖, ngại thể hiện bản thân trong nhóm. 251
  7. - Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp ở mức độ trung bình khá và khá. - Kỹ năng tin học: Sinh viên sử dụng các phần mềm tin học văn phòng khá thành thạo và biết sử dụng internet tốt; tuy nhiên sinh viên hầu nhƣ chƣa biết và chƣa sử dụng đƣợc các phần mềm chuyên dụng nhƣ phần mềm quản lý tour, phần mềm điều hành tour, phần mềm booking,… Mặc dù vậy, các nhà quản trị và sinh viên cũng khẳng định rằng, sau một thời gian ngắn làm việc tại DNLH, đƣợc đào tạo tại chỗ và học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, sinh viên nhanh chóng phát triển kỹ năng và đáp ứng khá tốt yêu cầu công việc. Ngoài ra, các nhà quản trị DNLH cũng nhận định rằng sinh viên đào tạo theo chƣơng trình đặc thù đƣợc thực tập bắt buộc tại cơ sở thực tế là một lợi thế rất lớn để hoàn thiện kỹ năng, do sinh viên không chỉ đƣợc học lý thuyết mà còn đƣợc thực tập nhận thức về ngành nghề, đƣợc thực hành nghiệp vụ tại các DNLH nên ý thức nghề nghiệp rõ ràng hơn. Quá trình trải nghiệm tại các cơ sở thực tế giúp sinh viên có ý thức tiếp nhận và tự trau dồi kỹ năng. Mặt khác, môi trƣờng thực tế cũng giúp sinh viên có cơ hội học tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho nhân viên nghiệp vụ tại DNLH. 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỀ XUẤTÝ KIẾN GÓP PHẦN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH, TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠITẠI CÁC VỊ TRÍ NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ TRONG DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 5.1. Một số vấn đề đặt ra Để đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH, làm việc tại các vị trí nhân viên nghiệp vụ tại DNLH, có thể nhận định một số vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo của trƣờng Đại học Thƣơng mại nhƣ sau: Thứ nhất, mặc dù CĐR ngành Quản trị DVDL&LH khẳng định đào tạo nghề quản trị, sinh viên tốt nghiệp có cơ hội việc làm tại các vị trí quản trị cấp cơ sở và cấp trung tại DNLH và một số loại hình doanh nghiệp du lịch khác. Việc xác định CĐR nhƣ vậy hoàn toàn hợp lý song thực tiễn cho thấy sinh viên sau khi tốt nghiệp phải bắt đầu từ các vị trí nhân viên nghiệp vụ trƣớc khi phát triển sự nghiệp ở các vị trí quản trị tại DNLH. Do đó, CĐR về kỹ năng cần đƣợc xây dựng cụ thể hơn. Thứ hai, trong CTĐT hiện nay, việc trang bị kỹ năng cho sinh viên chủ yếu đƣợc lồng ghép thông qua các học phần chuyên môn. Các học phần thực tập tại cơ sở thực tế có khả năng trang bị kỹ năng tốt cho sinh viên lại chỉ bắt buộc trong CTĐT đặc thù. Vì vậy, cần phải có phƣơng án hoàn thiện CTĐT để việc trang bị kỹ năng cho sinh viên đạt hiệu quả cao hơn. Thứ ba, công tác tổ chức đào tạo cũng còn bất cập. Một số giảng viên giảng dạy các học phần chuyên môn có tuổi nghề còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên việc lồng ghép đào tạo kỹ năng cho sinh viên còn yếu. Mặt khác, những hạn chế về không gian, thiết bị, chi phí,… của môi trƣờng thực tế cũng gây khó khăn cho việc tiếp nhận và học tập các học phần thực tập của sinh viên tại các DNLH. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên trẻ cần tăng cƣờng kinh nghiệm thực tiễn trong đào tạo kỹ năng cho sinh viên. Ngoài ra, nhà trƣờng cũng cần tăng cƣờng liên kết với các cơ sở thực tế, cùng bàn bạc để khắc phục những khó khăn trong tổ chức đào tạo sinh viên tại doanh nghiệp. Thứ tư, ý thức, thái độ học tập của một số sinh viên chƣa thật tốt; nhận thức nghề nghiệp của sinh viên chƣa đầy đủ, cho nên sinh viên còn thụ động trong học tập và chƣa coi trọng việc trang bị kỹ năng trong quá trình học tập tại trƣờng. Do đó, nhà trƣờng cần có biện pháp nâng cao ý thức và thái độ, nhận thức nghề nghiệp và tính chủ động trong rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. 5.2. Một số đề xuất Để góp phần giúp cho sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu kỹ năng tại các vị trí nhân viên nghiệp vụ trong DNLH, bài viết đề xuất một số ý kiến nhƣ sau: 5.2.1. Đề xuất với Chính phủ Mặc dù CTĐT đặc thù ngành Quản trị DVDL&LH mới chỉ đƣợc triển khai từ năm 2017 nhƣng chủ trƣơng đổi mới về CTĐT theo hƣớng chú trọng thực hành rất phù hợp với yêu cầu thực tiễn nghề DVDL&LH, phần nào đã khắc phục đƣợc một số hạn chế của CTĐT đại trà tại trƣờng Đại học Thƣơng mại. Chính vì vậy, sau giai đoạn thí điểm 2017-2020, Chính phủ cần rà soát, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân để tiếp tục rút kinh nghiệm, đồng thời ra văn bản chỉ đạo Bộ GDĐT hƣớng dẫn các trƣờng triển khai chƣơng trình đặc thù vào đào tạo đại trà theo hƣớng mở, tăng cƣờng tính chủ động cho nhà trƣờng. 252
  8. Để việc triển khai đào tạo chƣơng trình đặc thù thuận lợi, Chính phủ cũng cần có cơ chế cụ thể về hợp tác đào tạo trong và ngoài nƣớc, về liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng với cơ sở thực tế. 5.2.2. Đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GDĐT tăng cƣờng tổ chức trao đổi kinh nghiệm xây dựng và tổ chức triển khai CTĐT ngành Quản trị DVDL&LH để các trƣờng có thể nâng cao chất lƣợng đào tạo nói chung và nâng cao khả năng đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ năng nói riêng. Bộ GDĐT cần tăng cƣờng phối kết hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) để có cơ chế thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong đào tạo, góp phần hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời học. 5.2.3. Đề xuất với Trƣờng Đại học Thƣơng mại Trƣờng Đại học Thƣơng mại cần tiếp tục nghiên cứu nhu cầu xã hội để hoàn thiện CĐR và CTĐT ngành Quản trị DVDL&LH. Trong đó, CĐR cần cụ thể hơn về các yêu cầu kỹ năng để một mặt định hƣớng tốt hơn cho ngƣời học, mặt khác làm cơ sở đổi mới và hoàn thiện CTĐT. Đối với CTĐT ngành Quản trị DVDL&LH, nhà trƣờng có thể tiếp tục đào tạo song song 2 chƣơng trình đại trà và đặc thù nhƣng tiến tới hợp nhất 2 chƣơng trình theo hƣớng đƣa chƣơng trình đặc thù vào đào tạo đại trà. Trƣớc mắt, khi chƣa hợp nhất 2 CTĐT, nhà trƣờng nên hoàn thiện CTĐT đại trà theo hƣớng đƣa học phần Thực tập nhận thức về DVDL&LH và Thực tập nghiệp vụ DVDL&LH vào nhóm học phần bắt buộc; đồng thời, nghiên cứu đƣa một số học phần kỹ năng chuyên sâu vào CTĐT để tăng tính hiệu quả của đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Trƣờng Đại học Thƣơng mại cũng cần có cơ chế để các giảng viên có trình độ cao, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm và kinh nghiệm thực tiễn dày dạn tham gia giảng dạy các học phần chuyên môn nhiều hơn. Khuyến khích các giảng viên trẻ tăng cƣờng học tập, thực tế tại doanh nghiệp để việc giảng dạy có tính thực tiễn cao hơn, hỗ trợ trang bị kỹ năng cho sinh viên nhiều hơn. Nhà trƣờng cần tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác với các DNLH trên cả nƣớc để mở rộng cơ hội thực tập, học hỏi và trau dồi kỹ năng cho sinh viên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhà trƣờng cần chỉ đạo khoa Khách sạn - Du lịch nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt lớp hành chính, thông qua định hƣớng hoạt động đối với Câu lạc bộ Du lịch của sinh viên trong khoa và các hoạt động chuyên môn khác của sinh viên; đồng thời chỉ đạo Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các câu lạc bộ nghề nghiệp tại nhà trƣờng tích cực trao đổi nâng cao ý thức, thái độ tự giác, tích cực học tập để từ đó mỗi sinh viên ý thức rõ rệt hơn về nghề, về yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp, giúp sinh viên chủ động và tích cực hơn trong học tập và tự trau dồi kỹ năng trƣớc khi tốt nghiệp. 5.2.4. Đề xuất với doanh nghiệp lữ hành Để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng tốt yêu cầu kỹ năng, các DNLH cũng cần tích cực hỗ trợ và tham gia cùng nhà trƣờng trong đào tạo trên tinh thần hai bên cùng có lợi. Các DNLH cũng coi đây là cơ hội để tiếp cận và thu hút nhân lực chất lƣợng cao. Quá trình tiếp nhận sinh viên thực tập, DNLH cũng cần sắp xếp trang thiết bị, tạo điều kiện để sinh viên đƣợc tiếp xúc và trải nghiệm thực tế luân phiên tại các vị trí việc làm ở các bộ phận nghiệp vụ nhƣ thị trƣờng, điều hành, hƣớng dẫn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cử cán bộ có kinh nghiệm hƣớng dẫn và giúp sinh viên học tập, hoàn thiện kỹ năng nghề. 5.2.5. Các đề xuất khác - Đối với giảng viên: Cần nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cƣờng tiếp cận thực tế và trau dồi kinh nghiệm, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để góp phần trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. - Đối với sinh viên: Cần tăng cƣờng nhận thức về tầm quan trọng của yêu cầu kỹ năng; chủ động và tích cực tìm tỏi, học hỏi, hoàn thiện kỹ năng từ các học phần lý thuyết cũng nhƣ thực hành tại các cơ sở thực tế. 6. KẾT LUẬN Kỹ năng đóng vai trò quan trọng giúp sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH nhanh chóng hội nhập với môi trƣờng làm việc trong và ngoài nƣớc; đồng thời giúp ngƣời học có thể phát triển sự nghiệp trong tƣơng lai. Mặc dù mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH, trƣờng Đại học Thƣơng mại hiện còn những hạn chế nhất định 253
  9. song với sự chung tay của các cấp, các ngành trong hoàn thiện CTĐT, tổ chức đào tạo,… chắc chắn mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên trƣờng Đại học Thƣơng mại sẽ trở nên tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Vũ Xuân Hùng (2016), Bàn về phát triển kỹ năng nghề nghiệp, Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 35, tháng 8/2016. 2. Khoa Khách sạn - Du lịch, Trƣờng Đại học Thƣơng mại (2018), Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2017. 3. Nguyễn Doãn Thị Liễu (chủ biên) (2011), Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp lữ hành, NXB Thống kê. 4. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chƣơng (chủ biên) (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Quốc hội Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia. 6. Bùi Loan Thùy, Phạm Đình Nghiệm (2010), Giáo trình Kỹ năng. 7. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2013), Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam. 8. Trƣờng Đại học Thƣơng mại (2017), Chuẩn đầu ra ngành, chuyên ngànhQuản trị DVDL&LH. 9. Trƣờng Đại học Thƣơng mại (2017), CTĐTngành Quản trị DVDL&LH. 10. Trƣờng Đại học Thƣơng mại (2018),CTĐT ngành Quản trị DVDL&LH theo cơ chế đặc thù. 11. Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. Tài liệu tiếng Anh 12. OECD (2012), “Policy Approaches to Skills Development in Tourism”, in OECD Tourism Trends and Policies 2012, OECD Publishing, Paris. 13. Syed Najmuddin Syed Hassan, Mohd Fauzi Kamarudin, Muhd Akmal Noor Rajikon, Rosli Saadan, Ahmad Rozelan Yunus, Ramlee Mustapha, Mustafa Omar Universiti Teknikal Malaysia Melaka (2009), Importance of Soft Skills in Tourism Industry of Malacca Malaysia, Proceedings of ICERI2009 Conference, 16th-18th Nov 2009, Madrid, Spain. 14. https://blog.ssth.ch/top-10-soft-skills-hospitality-tourism, Swiss School of Tourism and Hospitality, cập nhật lúc 13:12 ngày 16/10/2019. ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH ThS. Vũ Lan Hương Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong thời gian qua, ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch tỉnh Hòa Bình nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, đòi hỏi nhân lực du lịch phải đáp ứng những yêu cầu mới. Bài viết đã khái quát những vấn đề lý thuyết chung về chất lượng nhân lực du lịch và vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; Phân tích, chỉ rõ một số thực trạng trong công tác đào tạo nhân lực du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian vừa qua; Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. Từ khóa: Chất lƣợng nhân lực du lịch, du lịch Hòa Bình, đào tạo nhân lực ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) dựa trên phát minh của nhiều ngành công nghệ cao (nhƣ internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, in 3D, thực tế ảo, công nghệ tế bào,...) nhằm 254
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2