Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Nhân dân miền Nam
lượt xem 4
download
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” Đầu năm 1965, Hoa Kỳ đã đẩy cuộc chiến tranh đặc biệt lên đỉnh cao nhưng chiến lược đó đã bị phá sản. Để cứu vãn tình thế, Hoa Kỳ đã mở bước phiêu lưu quân sự mới, mở rộng chiến tranh ở Việt Nam. Dù có những bất đồng nào đó về chính sách đối với Việt Nam, nhưng các chính khách và tướng lĩnh Hoa Kỳ đều tin chắc rằng họ sẽ chiến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Nhân dân miền Nam
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” Đầu năm 1965, Hoa Kỳ đã đẩy cuộc chiến tranh đặc biệt lên đỉnh cao nhưng chiến lược đó đã bị phá sản. Để cứu vãn tình thế, Hoa Kỳ đã mở bước phiêu lưu quân sự mới, mở rộng chiến tranh ở Việt Nam. Dù có những bất đồng nào đó về chính sách đối với Việt Nam, nhưng các chính khách và tướng lĩnh Hoa Kỳ đều tin chắc rằng họ sẽ chiến thắng đối phương bằng chiến lược chiến tranh cục bộ. Với chiến tranh cục bộ, quân đội Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng đè bẹp lực lượng yêu nước trong một thời gian ngắn, sau đó rút quân về nước trước khi dư luận Hoa Kỳ lên tiếng phản đối. Chiến tranh cục bộ là một trong 3 loại hình chiến tranh của chiến lược Phản ứng linh hoạt được Hoa Kỳ hoạch định vào đầu thập kỷ 1960 và cũng giống như chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ được áp dụng đầu tiên tại chiến trường miền Nam. Thực hiện ý đồ mới, cuối tháng 3-1965 đơn vị lính Mĩ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng. Tháng 6-1965, Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam được lệnh từ Nhà Trắng cho phép sử dụng quân viễn chinh tiến công đối phương. Tháng 7-1965, Hoa Kỳ đã có 170.000 trên chiến trường miền Nam. Cùng với sự có mặt của quan viễn chinh Mĩ, quân đồng minh cũng kéo vào miền Nam. Vào năm 1965, chính phủ Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, Nam Triều Tiên, Phi-líp-pin đã theo chân Hoa Kỳ đưa quân chiến trường miền Nam. Cùng với việc đưa quân trắng trợn xâm lược miền Nam, ném bom miền Bắc, Tổng thống L.Johnson tiến hành chiến dịch ngoại giao, “tìm kiếm hoà bình” hòng vừa khuất phục, vừa đánh lạc hướng dư luận và từ đó cô lập cuộc chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Trước âm mưu, thủ đoạn mới của địch, Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ XIV (12-1965) để chỉ đạo quân và dân cả nước đánh bại bước phiêu lưu quân sự của Hoa Kỳ. Trên cơ sở phân tích chỗ mạnh yếu của ta và địch, Nghị quyết khẳng định dù Hoa Kỳ có đưa hàng chục vạn quân vào chiến trường miền Nam, nhưng so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường không thay đổi lớn. Bởi cuộc chiến tranh nhân dân ở miền Nam đã phát triển cao độ, Mĩ nhất định sẽ sa lầy và thất bại trên chiến trường. Từ phân tích bối cảnh 1 khách quan và chủ quan, Hội nghị khẳng định rằng quân và dân cả nước có đủ sức đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Tinh thần cơ bản của Hội nghị là: nhân dân Việt Nam quyết đánh, quyết thắng giặc Mĩ xâm lược. Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Hội nghị Trung ương khẳng định, chống Mĩ là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc, của nhân dân từ Bắc chí Nam; phương châm chống Mĩ, cứu nước là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính1. Hội nghị xác định rằng, dù đế quốc Mĩ đã mở rộng chiến tranh ra cả hai miền, nhưng miền Nam vẫn là địa bàn giành thắng lợi quyết định. Như vậy, vào năm 1965, cả ta và địch đã quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình bằng cuộc chiến đấu mới, với nhịp điệu cao gấp bội thời kỳ trước. Trong năm 1965, hàng vạn bộ đội miền Bắc đã vào tăng cường cho chiến trường miền Nam. Các sư đoàn bộ binh 2, 5, 9, 325…thuộc khối chủ lực đã lần lượt hành quân vào các chiến trường. Hai tháng sau khi những đơn vị lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ đến miền Trung, ngày 24- 5-1965, một nhóm gồm 7 chiến sĩ đặc công Quảng Nam đã tập kích diệt gọn một trung đội Mĩ ở Cầu Sắt (Quảng Nam). Đêm 26 rạng 27-5 bộ đội quân khu V cùng bộ đội đặc công bí mật tập kích một đơn vị lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ ở Núi Thành (Quảng Nam) loại khỏi vòng chiến đấu 180 tên. Đây là chiến thắng đầu tiên lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam tiêu diệt gọn một đại đội địch. Chiến thắng này đã mở đầu phong trào “tìm Mĩ mà diệt’’ở khắp miền Nam. Ngày 18-8-1965, Mĩ sử dụng 9.000 quân lính thuỷ đánh bộ thiện chiến càn quét vùng Vạn Tường, một làng nhỏ, nằm sát biển, thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực ta. Với địa hình thuận lợi có thể phát huy hoả lực tối đa từ trên không pháo hạm từ ngoài biển, địch hi vọng sẽ giành được thắng lợi đầu tiên cho quân viễn chinh. Lực lượng bộ đội và du kích địa phương bám trụ kiên cường đánh địch. Sau một ngày chiến đấu đã đánh bại cuộc càn quét đầu tiên có số quân đông nhất của địch trên chiến trường miền Nam, kể từ ngày Hoa Kỳ đổ bộ lực lượng viễn chinh vào chiến trường. Chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa như trận Ấp Bắc đối với quân Mĩ. Chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ khả năng của ta đánh bại được quân Mĩ trong điều kiện chúng có ưu thế tuyệt đối về binh khí, hoả lực. Chiến thắng của quân Giải phóng trong mấy trận mở màn là dấu hiệu chứng tỏ sự bất lực và thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh cục bộ. Từ sau trận Núi Thành - Vạn Tường, “vành đai diệt Mĩ” khu V ra đời. Trên chiến trường Tây Nguyên, vào giữa tháng 10-1965, Bộ tư lệnh mặt trận quyết định mở chiến dịch Plâyme nhằm kéo quân viễn chinh Hoa Kỳ vào vùng rừng núi để tiêu 2 diệt. Địa bàn được chọn tác chiến gồm khu vực Plâyme, Bầu Cạn, Ia Drăng, cách căn cứ An Khê khoảng 50 km. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, T.26, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.637 1 Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Dự kiến của ta nếu tiến công vùng trên, Sư đoàn Kỵ binh số 1 - đơn vị được trang bị hiện đại thiện chiến vào loại bậc nhất của Hoa Kỳ cùng chiến đoàn dù thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược của Nguỵ và một trung đoàn lính Pắc Chung Hi, sẽ cứu viện. Đó là thời cơ để quân Giải phóng tiêu diệt địch. Bộ đội Giải phóng với 3 trung đoàn chủ lực cùng 3 tiểu đoàn phối thuộc đã mở chiến dịch Plâyme (19-10 đến 26-11-1965). Đêm 19-10-1965, bộ đội tiến công căn cứ Đức Cơ, Tân Lạc. Ngày 23 địch đưa quân Sài Gòn đến tiến viện bị quân Giải phóng đánh tan. Ngày 26-10, Mĩ đưa quân viễn chinh càn quét Bầu Cạn và đưa quân dù nhảy cóc bao quanh thung lũng Ia Drăng. Trận quyết chiến nổi tiếng Ia Drăng diễn ra liên tục suốt 4 ngày đêm. Sư đoàn sừng sỏ nhất của Hoa Kỳ, chưa thua trận lần nào trong lịch sử của mình, “đã gặp một đối thủ ngang tầm” - như viên chỉ huy của Hoa Kỳ trong trận này nhận xét - và đã bị quân Giải phóng đánh tơi tả. Thung lũng Ia Drăng đẫm máu, ta và địch giành nhau từng gốc cây, khóm rừng. Máy bay B52 ném bom ác liệt chưa từng có, rung chuyển rừng núi Chư Pong, nhưng không thể cứu nguy được cho lực lượng của địch trên mặt đất. Không chịu nổi đòn tiến công dũng mãnh của đối phương và không chịu nổi tổn thất, ngày 19-11-1965, địch rút khỏi Ia Drăng. Chiến dịch Plâyme kết thúc thắng lợi. Quân Giải phóng đã đánh bại và tiêu diệt lớn cả quân Hoa Kỳ và quân Sài Gòn. Một lữ đoàn kỵ binh không vận của địch bị diệt gọn, hàng chục xe tăng và hàng chục máy bay bị bắn rơi. Chiến thắng Plâyme chứng tỏ trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. Nó chứng tỏ quân Giải phóng đủ sức đương đầu và đánh bại quân đội thiện chiến nhất của Hoa Kỳ. Chiến thắng này cổ vũ niềm tin chiến thắng của lực lượng vũ trang cách mạng. Mặt khác, ta hiểu rõ hơn đối tượng tác chiến mới, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm để đánh thắng kẻ thù trong cuộc kháng chiến ác liệt, lâu dài trong thời gian tới. Plâyme là trận thất bại đầu tiên của sư đoàn Kỵ binh không vận của Mĩ đồng thời là trận Mĩ bị tổn thất nặng nhất kể từ khi đưa quân vào miền Nam. Từ cuối năm 1965, Mĩ đổ quân vào miền Nam ngày càng đông. Phát huy thế tiến công chiến lược, quân Giải phóng chủ động tiến công địch liên tục và lập được nhiều chiến công. Điển hình như trận Bàu Bàng (Thủ Dầu Một) diệt gọn 2 tiểu đoàn bộ binh Hoa Kỳ. Đây là trận tiêu ta diệt gọn cấp tiểu đoàn quân viễn chinh trên chiến trường Miền Đông. Tiếp theo đó tại trận Dầu Tiếng làm sư 3 đoàn “Anh cả đỏ” tinh nhuệ nhất của Mĩ thất bại; chiến thắng Đồng Dương ở Quảng Nam (tháng 11-1965), trận tập kích khách sạn Mêtropol (1-12-1965) của bộ đội đặc công diệt 200 tên quân Mĩ gây chấn động Sài Gòn… Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Cuối năm 1965 đầu 1966, Hoa Kỳ có khoảng 200.000. Lực lượng quân Sài Gòn cũng có hàng chục vạn tên. Các tướng lĩnh Hoa Kỳ quyết tâm giành thế chủ động bằng các hành quân lớn, với qui mô hàng vạn quân trong mùa khô để giành thế chủ động trên chiến trường. Đánh bại cuộc tiến công chiến lược mùa khô thứ nhất của địch 1965-1966 Với lực lượng rất đông lại có ưu thế tuyệt đối về hoả lực Mĩ thực hiện chiến thuật “tìm diệt” và “bình định”. Quân viễn chinh Hoa Kỳ được tung ra tuyến trước nhằm “tìm diệt” bộ đội chủ lực ta, quân nguỵ lùi về phía sau làm nhiệm vụ “bình định”. Phối hợp với đẩy mạnh chiến tranh trên bộ ở miền Nam, Mĩ leo thang ném bom khốc liệt miền Bắc nhằm làm cho miền Bắc kiệt quệ về kinh tế, nhụt chí về tinh thần và ngăn chặn tuyến đường chi viện chiến lược từ hậu phương vào chiến trường miền Nam. Với hai gọng kìm đó, Hoa Kỳ sẽ giành thắng lợi quyết định trên chiến trường trong thời gian ngắn, sẽ đánh tiêu diệt chủ lực quân giải phóng, “bẻ gãy xương sống của Việt cộng”. Để giành được thắng lợi một cách nhanh chóng trên chiến trường, mùa khô lần thứ nhất địch chủ động mở 2 hướng tiến công: một nhằm nhằm đánh phá căn cứ chiến lược của ta ở miền Đông và hai là tiến công vào vùng Khu V. Từ tháng 1 đến tháng 4-1966, địch sử dụng lực lượng tối đa mở 450 cuộc hành quân tiến công bộ đội chủ lực ta trên vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Liên khu V. Cùng với hoả lực tối đa, trong năm 1965-1966, Hoa Kỳ sử dụng chất độc hoá học gồm nhiều loại độc hại khác nhau, nhất là loại làm trụi lá cây, rải khắp miền Nam, mà tập trung cao nhất vào vùng rừng núi, khu căn cứ cách mạng. Cuộc chiến tranh hoá học của Hoa Kỳ kéo dài hàng chục năm, rải hàng triệu lít hóa chất độc hại đã để lại những di hại không thể tính hết cho nhiều thế hệ Việt Nam trong thời gian này cũng như mãi sau này. Để đối phó với tình hình mới, từ cuối năm 1965 một số sư đoàn chủ lực của quân giải phóng được thành lập ở chiến trường khu V và Nam Bộ. Những đơn vị khác của bộ đội chủ lực miền Bắc khẩn trương hành quân vào chi viện cho các mặt trận. Cuộc chiến đấu giữa quân và dân ở miền Nam với quân đội xâm lược nhà nghề diễn ra vô cùng ác liệt trong mùa khô 1965-1966. Tại chiến trường Nam Bộ: cả hai mũi tiến công của địch (vào chiến khu D chiến khu Dương Minh Châu - phía Đông Nam Sài Gòn) đều bị lực lượng bộ đội chủ lực miền cùng bộ 4 đội địa phương chặn đánh quyết liệt. Chỉ riêng trong trận càn Củ Chi (từ 9-1 đến 5-2-1966) hơn 2300 tên Mĩ bị diệt. Quân và dân Củ Chi nối tiếp truyền thống bất khuất và sáng tạo trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã xây dựng địa đạo nổi tiếng trong lịch sử. Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Chiến thắng Củ Chi trong mùa khô lần thứ nhất là một trang sử đầu của mảnh đất được mệnh danh là “Đất thép của thành đồng Tổ quốc”. Tại chiến trường khu V bộ đội ta đã bị phục kích, tập kích và chống càn thắng lợi ở Phú Yên và bắc Bình Định, hàng ngàn lính Mĩ và lính Nam Triều Tiên bị diệt… Mục tiêu của địch trong mùa khô thứ nhất bị thất bại. Quân và dân miền Nam loại khỏi vòng chiến đấu hơn 10 vạn tên, bắn rơi và phá huỷ 1.400 máy bay, 600 xe tăng thiết giáp. Thắng lợi trong mùa khô thứ nhất chứng tỏ thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc của cách mạng miền Nam. Địch dù có tập trung lực lượng mạnh vẫn không đảo ngược được tình thế, không thể giành lại quyền chủ động khi cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam đã phát triển lên cao độ. Mùa khô lần thứ 2 Mùa khô lần thứ 2 (1966-1967), Hoa Kỳ có hơn 40 vạn quân viễn chinh và đồng minh của Hoa Kỳ trên chiến trường, cùng khoảng 50 vạn quân Sài Gòn, 3.700 máy bay, 2.670 xe tăng - thiết giáp và hơn 1.800 pháo các loại. Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng những loại vũ khí giết người hàng loạt để tàn phá vùng giải phóng và đã sử dụng loại hoá chất gây mưa triền miên ở vùng rừng núi hòng ngăn cản sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn. Vừa leo thang chiến tranh, Nhà Trắng lại mở chiến dịch “thương lượng”. Thực chất Hoa Kỳ muốn “thương lượng” chỉ nhằm xoa dịu dư luận trong nước và quốc tế vì làn sóng phản đối chiến trường xâm lược Việt Nam của Hoa Kỳ đang dâng cao. Ngày 1-9-1966, Tổng thống Pháp De Gaulle đọc diễn văn ở Phnôm pênh kêu gọi Mĩ ngừng ném bom miền Bắc. Đầu năm 1967, Tổng thống Pháp lại ra tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã gây chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam và phải rút khỏi miền Nam2. Thực chất thương lượng của Mĩ trong năm 1966 và đầu 1967 chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận. Hoa Kỳ vẫn chuẩn bị tiến công lớn ở miền Nam để hi vọng giành thắng lợi lớn nhất trong mùa khô lần thứ 2 và trên cơ sở đó. Các thế lực hiếu chiến ở Nhà Trắng tính toán rằng, nếu nắm được tay hai nhân tố đó sẽ có điều kiện thuận lợi cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trong năm 1968. Trước sự leo thang chiến tranh và thủ đoạn mới của Hoa Kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh 5 kêu gọi nhân dân cả nước: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm,10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn Lưu Văn Lợi…Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhắc lại lơi TT Pháp với người Mĩ, tr. 168. 2 Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố,xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do”3. Rút kinh nghiệm thất bại trong mùa khô thứ nhất, mùa khô lần thứ 2 dù quân số của Hoa Kỳ ở miền Nam đã đông gấp đôi lần thứ nhất, nhưng chúng chỉ mở một mũi tiến chính lớn vào Đông Nam Bộ với 3 trận càn lớn vào căn cứ chiến lược của ta ở Tây Ninh. Mục tiêu của địch là tiêu diệt Trung ương Cục miền Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng, tiêu diệt bộ đội chủ lực đang đứng chân trong căn cứ và phong toả biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia . Với phương châm “tìm và diệt”, Westmoreland - Tổng chỉ huy quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam, đã triển khai chiến dịch Át-lơ-bo-rơ (Attleboro) từ ngày 14-9-1966 đánh vào Tây Ninh và cuộc hành quân Xê-đa-phôn (Cedar Fall) đánh vào khu “tam giác sắt” ở cửa ngõ Sài Gòn vào 8-1-1967. Tiếp đó mở trận càn Gianxơn Xity (Junction City) vào căn cứ địa chiến lược của cách mạng miền Nam. Cả ba cuộc hành quân của địch đều bị lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân miền Nam bẻ gãy. Riêng trận càn Gianxơn Xity, Hoa Kỳ đã mở cuộc càn quét lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam vào căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh). Chiến dịch bắt đầu từ ngày 22-2-1967. Toàn bộ lực lượng cơ động của Hoa Kỳ ở vùng miền Đông Nam Bộ được huy động vào chiến dịch này; với tổng số lên đến 45.000 quân, 800 xe tăng và xe bọc thép, 200 pháo, hàng trăm máy bay chiến đấu, kể cả máy bay B52. Mục tiêu của địch nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam (Trung ương Cục, Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Bộ tư lệnh quân Giải phóng); đánh phá, chia cắt căn cứ chiến lược và phá kho tàng, cơ sở vật chất của cuộc kháng chiến ở trong căn cứ; tạo lá chắn an ninh cho Sài Gòn; giành thắng lợi chiến lược quan trọng để ổn định tình hình miền Nam. Với lực lượng quân sự và phương tiện chiến tranh được huy động tối đa chưa từng có, quân viễn chinh tin chắc chiến dịch sẽ thành công. Nhưng với tinh thần chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm và sáng tạo, quân và dân miền Đông Nam Bộ đã phản công, đập tan tất cả các cuộc hành quân của Hoa Kỳ. Ngày 15-3-1967, địch phải rút quân và chiến dịch hùng hổ nhất của quân viễn chinh hoàn toàn bị thất bại. Trên chiến trường miền Trung, quân Nam Triều Tiên gây những tội ác với nhân dân nhất là ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Lính Pắc Chung Hy rất hung hãn hiếu chiến và tàn 6 ác. Đầu tháng 2-1967, bộ đội Khu V đã tiến công lữ đoàn “Rồng xanh” của Nam Triều Tiên, Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.12 (1966-1969), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.108. 3 Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên. Đây là trận đầu tiên quân Giải phóng diệt gọn một tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên. Hình thái vận động của chiến tranh trên chiến trường ở của mùa khô lần thứ 2 không giống như mùa khô trước. Nếu như mùa khô đầu tiên Hoa Kỳ chủ động mở 2 đòn tiến công chiến lược hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường, thì đến mùa khô thứ hai, khi địch đang tập trung lực lượng mở tiến công ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân khu V chủ động mở đòn tiến công vào tuyến phòng thủ Đường 9 - Bắc Quảng Trị. Hệ thống phòng thủ Đường 9 - Bắc Quảng Trị của địch gồm một loạt các cứ điểm mạnh như Ái Tử, Đông Hà, Cửa Việt, Khe Sanh, Dốc Miếu, Cồn Tiên, Cam Lộ, Lao Bảo, Bái Sơn, Đầu Mầu, Tà Cơn, Làng Vây, Động Tri…Địch coi đây là “lá chắn thép”. Năm 1967, địch còn xây dựng hệ thống “hàng rào điện tử Mắc-na-ma-ra” để phát hiện, ngăn chặn lực lượng bộ đội từ miền Bắc vào chi viện chiến trường miền Nam. Từ tuyến phòng thủ này, địch gây nhiều tội ác với nhân dân bờ nam Bến Hải và đồng bào Vĩnh Linh. Vào mùa khô lần thứ 2, ta quyết định mở đòn tiến công lớn ở địa bàn này, nhằm mấy mục tiêu sau: - Tạo điều kiện cho cách mạng Khu V phát triển nhanh, kịp với nhịp điệu chiến tranh của toàn Miền. - Tiêu diệt chủ lực địch, bảo vệ và mở rộng tuyến đường vận tải chiến lược. - Kéo địch ra chiến trường phía bắc, chia lửa với quân và dân Nam Bộ, chuẩn bị cho toàn miền bước chuẩn bị tiến công và nổi dậy lớn hơn nữa trong thời gian tới. Đợt ra quân đầu tiên tại mặt trận Đường 9 - Khe Sanh bắt đầu từ tháng 2-1967. Hàng loạt trận địa pháo của địch ở Cồn Tiên, Dốc Miếu bị đại pháo của ở bờ bắc sông Bến Hải và lực lượng pháo binh Giải phóng tiến công dữ dội. Hàng trăm lính Mĩ chết và các trận địa pháo của địch bị phá huỷ. Ngày 19-3-1967, bộ đội pháo kích Tà Cơn. Ngày 30-4-1967, quân Giải phóng tiến công cứ điểm Làng Vây. Sau đó, các cứ điểm của địch ở Động Tri, Do An, Cồn Tiên, Khe Sanh... bị tiến công liên tục và địch cũng phản kích liên tục... Địch ngày càng bối rối vì sức tiến công mãnh liệt của quân Giải phóng. Sự xuất hiện của đại pháo 130 và xe tăng của quân Giải phóng làm lính Mĩ bàng hoàng, kinh ngạc và vô cùng hoảng sợ. Địch huy động cả 7 lực lượng phía Nam ra ứng cứu. Cuộc đấu sức, đấu trí giữa quân Giải phóng với quân đội Hoa Kỳ ngày càng gay go, ác liệt và cả hai bên đều tổn thất. Chiến sự diễn ra vo cùng ác liệt ở thung lũng Khe Sanh. Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Trong chiến lược “tìm diệt” các tướng lĩnh Hoa Kỳ cho không thành công vì rất khó phát hiện ra chủ lực Việt Cộng để tiêu diệt. Nhưng trong mùa khô lần thứ 2, bộ đội giải phóng hãm địch khốn khổ ở căn cứ Khe Sanh. Các trận chiến đấu đầu mùa khô đã xua lính viễn chinh Hoa Kỳ chạy từ các cứ điểm xung quanh về phòng ngự bị động trong thung lũng Khe Sanh. Mấy ngàn lính thuỷ đánh bộ từng là niềm kiêu hãnh của quân đội Hoa Kỳ bị quân giải phóng ghìm chặt trong thế trận vây lấn. Khe Sanh trở thành địa ngục trần gian như lời thú nhận của binh sĩ Hoa Kỳ trong trận này từng thú nhận. Chán chường, thất trận, nhiều người lính Hoa Kỳ ở Khe Sanh trở thành người nghiện hút và cũng rất nhiều người từng sống trong địa ngục Khe Sanh khi về nước đã đi đầu trong phản chiến, chống Chính phủ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Khe Sanh có nguy cơ trở thành một “Điện Biên Phủ” với quân đội Hoa Kỳ ở chiến trường miền Nam trong năm 1967. Tổng thống L.Johnson ra lệnh bằng mọi giá phải giữ Khe Sanh và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cam kết bằng máu không để Khe Sanh thất thủ. Vào cuối năm 1967, trước thời gian ta nổ súng tiến công vào các đô thị ở miền Nam, chiến trường Đường 9 - Khe Sanh vẫn diễn ra ác liệt. Tại khu vực trọng điểm Khe Sanh, lực lượng của địch đã lên 45.000 quân. Chủ trương của Quân uỷ trung ương và Bộ Quốc phòng là thu hút, kìm chân địch ở chiến trường này và chuẩn bị cho đòn tiến công trong mùa khô lần thứ 3 ở mặt trận chính là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Bộ tư lệnh chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh được thành lập vào ngày 6-12-1967. Lực lượng của ta ở chiến trường này ngoài các đơn vị đã đứng chân và chiến đấu với địch trên địa bàn này là sư đoàn 325, 324, khoảng 1 sư đoàn bộ đội địa phương, 1 trung đoàn đặc công, 2 trung đoàn pháo, Bộ Quốc phòng còn điều động 2 sư đoàn 304 và 320, 3 trung đoàn pháo cao xạ, 4 đại đội xe tăng vào tham gia chiến dịch. Đêm 20 ngày 1-1968 trận tiến công mới của quân Giải phóng bắt đầu. Pháo binh ta tiến công với uy lực và thời gian kéo dài chưa từng có. Cùng với uy lực mạnh của pháo tầm xa, lần đầu tiên trên chiến trường xe tăng ta xuất kích. Lính địch trong các căn cứ của thung lũng Khe Sanh càng bấn loạn trước đòn tiến công dữ dội bằng hoả lực của quân Giải phóng. Địch ở căn cứ Tà Cơn bị vây chặt. Hoa Kỳ vội vàng đưa thêm quân đến giải vây Khe Sanh. Trong khi địch đang lúng túng đối phó với đòn tiến công của ta ở Khe Sanh, thì ngày 8 30 và 31 tháng 1 năm 1968, quân và dân miền Nam tổng tiến công và nổi dậy, tiến công vào các sào huyệt của địch. Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Trên mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, bộ đội tiếp tục tiến công cứ điểm Làng Vây. Ngày 7-2-1968, cứ điểm của địch bị tiêu diệt. Tại căn cứ Tà Cơn, bộ đội tiếp tục vây lấn đưa quân địch vào tình thế khốn khó chưa từng có. Để giải vây Khe Sanh, chỉ riêng trong tháng 3, địch đã huy động hàng vạn phi vụ bắn phá, ném trên 10.000 tấn bom xuống khu vực này. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch ngày càng khốc liệt. Cả hai bên đều tổn thất nặng. Từ tháng 5-1968, phối hợp cùng toàn miền, nhiệm vụ của bộ đội ở chiến trường Khe Sanh là tiếp tục vây hãm địch, kìm chân và diệt địch trên Đường 9. Sư đoàn 308 - lực lượng dự bị chiến lược của Bộ tổng tham mưu, được điều đến chi viện cho Khe Sanh. Do bị tổn thất nặng nề, cho nên ngày 26-6-1968 địch buộc phải rút chạy khỏi Khe Sanh. Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh và đặc biệt chiến thắng Khe Sanh năm 1968 đã tạo điều kiện cho quân và dân toàn miền Nam nổi dậy tiến công địch trong năm 1968 lịch sử. Chiến thắng đó góp phần to lớn trong quá trình đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ ở miền Nam. Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 Đến mùa khô 1967-1968, Mĩ đã leo lên mức thang cao nhất trong lịch sử chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trên chiến trường quân viễn chinh Mĩ và chư hầu đã lên đến trên nửa triệu tên. Tất cả các loại chiến tranh hiện đại nhất đã được Mĩ sử dụng ở Việt Nam. Hàng năm Mĩ phải chi cho hoạt động quân sự ở chiến trường miền Nam hàng chục tỷ đô la. Công thức tăng quân, tăng chi phí, cải tiến vũ khí…trong chiến tranh cục bộ của Mĩ đã đến giới hạn cuối cùng nhưng Hoa Kỳ không thể đảo ngược được thế trận ở miền Nam. Chiến tranh phá hoại ở miền Bắc không mang lại kết quả như mong muốn của Hoa Kỳ, mặc dù đã huy động lực lượng không quân và hải quân đánh phá các mục tiêu đến mức “bão hoà” - như báo chí bình luận, nhưng Mĩ không những không đạt được các ý đồ đề ra khi tiến hành chiến tranh leo thang, ngược lại còn bị thiệt hại nặng nề. Hàng ngàn máy bay các loại bị quân và dân miền Bắc bắn rơi, nhiều phi công bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam làm cán cân kinh tế Hoa Kỳ thâm hụt lớn. Chương trình “xã hội vĩ đại” của Tổng thống L.Johnson thành mây khói. Cử tri Mĩ - người đóng thuế để chính phủ chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam không muốn kéo dài sự có 9 mặt của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam. Phong trào phản chiến lên cao chưa từng thấy. Đỉnh điểm của nó là các cựu chiến binh từ chiến trường về dẫn đầu phong trào phản chiến đòi Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Phong trào phản chiến kết hợp với cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc trong nước làm Nhà Trắng lao đao. Sa lầy trên chiến trường, Hoa Kỳ tự làm mất vị thế của mình ở nới khác trên trường quốc tế. Các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên cạnh tranh kinh tế mạnh mẽ với Hoa Kỳ và quan hệ đồng minh giữa các nước này từng phụ thuộc ít nhiều vào Hoa Kỳ đã có dịp nới lỏng. Trong khi đó tiềm lực quốc phòng của Liên Xô càng mạnh và đã đuổi kịp Hoa Kỳ về vũ khí tiến công chiến lược. Phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, chống Hoa Kỳ xâm lược lên cao chưa từng có. Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam đã được hình thành trên thực tế. Chưa bao giờ Hoa Kỳ bị cô lập trên trường quốc tế như thời gian này. Tình thế trên làm cho chính giới Hoa Kỳ phân hoá. Tổng thống L.Johnson không còn được ủng hộ như trước khi theo đuổi chiến tranh ở Việt Nam. Ngay bản thân Bộ trưởng Quốc phòng Mắc-na-ma-ra - người từng chủ trương mở rộng chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1965, cũng đề xuất chấm dứt ném bom miền Bắc và tìm cách rút quân về nước. Nhiều nghị sĩ uy tín đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Tiêu biểu như tượng nghị sĩ Phun-bơ-rai - Chủ tịch Trưởng ban Đối ngoại Thượng viện đầy quyền lực, lên tiếng chỉ trích Chính quyền Hoa Kỳ kéo dài cuộc chiến ở Việt Nam. Năm 1968 là thời điểm chạy đua vào Nhà Trắng. Muốn trúng cử Tổng thống, nhất định không thể không bàn về giải quyết vấn đề Việt Nam trong chương trình tranh cử. Cử tri Mĩ chỉ ủng hộ ứng cử viên nào kết thúc chiến tranh trong vòng danh dự. Công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân hai miền Nam, Bắc dù còn nhiều khó khăn nhưng thế và lực của nhân dân ta đã lớn mạnh. Thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn ở miền Nam cho phép ta tiến công địch trên bất cứ địa bàn nào, kể cả vào tận hang ổ của chúng. Điều kiện khách quan và chủ quan trên cho phép nhân dân Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của mình lên cao trào mới. Đầu năm 1967, Hội nghị lần thứ XIII của Ban Chấp hành Trung ương họp (1-1967) bàn về cách mạng miền Nam. Hội nghị mở ra một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước: Vừa đánh, vừa đàm. Nghị quyết Hội nghị chỉ ra phương hướng đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động 10 tiến công địch, phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta. Nghị quyết khẳng định: Trên cơ sở nắm chắc đánh lâu dài, cần phải động viên và tập trung lực lượng của cả nước, cố gắng cao độ, đập tan âm mưu của địch, giành thắng lợi Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 quyết định trong thời gian tương đối ngắn; đồng thời chuẩn bị và sẵn sàng đánh địch trong trường hợp chiến tranh kéo dài hoặc mở rộng ra cả nước4. Vai trò đấu tranh ngoại giao có quan hệ chặt chẽ với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị. Chiến thắng quân sự là tiền đề cho đấu tranh ngoại giao. Nghị quyết khẳng định: Chúng ta chỉ giành được trên bàn hội nghị nhưng gì mà ta giành được ở chiến trường. Tuy nhiên đấu tranh ngoại giao không thuần tuý phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc đấu tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ vai trò quan trọng, tích cực và chủ động5. Từ giữa năm 1967, Bộ Chính trị đã chỉ đạo cho các chiến trường chuẩn bị tích cực chuẩn bị đòn tấn công chiến lược. Cuối năm 1967 đầu năm 1968 Trung ương Đảng và Bộ chính trị họp ra những chỉ đạo cụ thể cho cuộc tấn công và nổi dậy ở miền Nam. Phương hướng nhiệm vụ là tiến hành tổng công kích và nổi dậy giành thắng lợi quyết định, thực hiện phương châm “Đánh cho Mĩ cút, nguỵ nhào”. Để thực hiện quyết tâm đó, Trung ương chủ trương phải dốc toàn bộ lực lượng cho chiến dịch; tổng tiến công và nổi dậy gồm nhiều đợt, dồn dập, liên tục; đánh địch khắp các chiến trường nhưng tập trung chủ yếu vào Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Đêm 30 rạng 31-1-1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân), lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân miền Nam đồng loạt tiến công địch ở khắp các thành phố, thị xã. Trong đợt đầu tiến công Tết Mậu Thân 1968 ta tiến công hầu hết các thành phố và thị xã ở miền Nam. Tại Huế, bộ đội và nhân dân làm chủ thành phố gần 1 tháng, tại Sài Gòn lực lượng vũ trang tiến công thẳng vào những vị trí quan trọng của địch như Đại sứ quán Mĩ, Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu , Tổng Nha Cảnh sát, Đài phát thanh … Sau đợt tiến công tết Mậu Thân, quân và dân miền Nam còn mở nhiều đợt tiến công liên tục khác. Hầu hết toàn bộ lực lượng quân sự và chính trị đều được huy động để tiến công địch. Nhưng yếu tố bất ngờ của các đợt tiến công sau này không còn nữa và địch phản ứng quyết liệt nên cuộc chiến đấu giữa ta và địch càng về sau càng ác liệt và cả hai bên đều tổn thất lớn. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trong năm 1968 là kết quả và đỉnh cao nhất của quân và dân ta trong quá trình đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của địch. Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã đập tan ý chí xâm lược miền Nam của Hoa Kỳ, buộc 11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng , T.28, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 173-174 4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, T.28, tr.174. 5 Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Hoa Kỳ phải ngồi đàm phán với ta ở bàn Hội nghị chấm dứt ném bom miền Bắc không điều kiện và phải thay đổi chiến lược ở miền Nam. Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 tạo ra cục diện mới trên chiến trường miền Nam đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta sang thời kỳ lịch sử mới. Tuy nhiên, nó cũng để lại nhiều bài học vô cùng quí giá cho cách mạng miền Nam: lựa chọn chiến trường nào cho thích hợp với sở trường chiến đấu của quân Giải phóng; sử dụng lực lượng cách mạng như thế nào cho phù hợp với điều kiện chiến tranh của Việt Nam... Thành công cũng như bài học kinh nghiệm xương máu của nó góp phần thúc đẩy cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam tiến lên Tháng 8/1968, Đại hội bất thường của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khai mạc. Đại hội thông qua Cương lĩnh chính trị của Mặt trận. Bản Cương lĩnh nêu các chính sách lớn: • Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ. • Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, cải thiện đời sống nhân dân. • Thực hiện người cày có ruộng • Bảo đảm quyền lợi cho công nhân, người lao động và viên chức • Xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng hùng mạnh để giải phóng miền Nam • Biết ơn thương binh, liệt sĩ • Tổ chức cứu tế xã hội • Thực hiện nam nữ bình đẳng • Tăng cường đoàn kết dân tộc, bình đẳng giữa các tôn giáo • Bảo hộ quyền lợi của kiều bào ở nước ngoài • Bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều ở miền Nam. • Hoan nghênh binh sĩ Sài Gòn trở về với nhân dân. Tuyên bố của Mặt trận chính là những nguyên tắc căn bản quản lý Nhà nước trong vùng giải phóng. Đó là bước chuẩn bị để xây dựng Chính phủ cách mạng sau này. Bản tuyên bố được công bố càng nâng cao uy tín của Mặt trận ở trong nước cũng như trên trường quốc tế. Thất bại trên cả 2 miền Nam - Bắc; bế tắc về đường lối bởi cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa; bị cô lập trên trường quốc tế; sự thiệt hại về người và của to lớn; sự rạn nứt, 12 chia rẽ sâu sắc bên trong của đế chế Hoa Kỳ; buộc chính quyền Hoa Kỳ phải tuyên bố xuống thang chiến tranh, chấm dứt ném bom miền Bắc không điều kiện; từng bước rút quân về nước; và ngồi với ta ở bàn đám phán. Lịch sử Việt Nam bước vào thời kỳ mới. Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 (sưu tầm) 13 Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Slide bài Quang hợp ở thực vật - Sinh 11 - GV.Phạm A.Thắng
19 p | 428 | 57
-
Đề thi thử đại học 05
19 p | 132 | 24
-
Giáo án tuần 1 bài Tập đọc: Tự thuật - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 359 | 16
-
Đề thi thử đại học 04
13 p | 138 | 14
-
8 bước xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp
3 p | 96 | 11
-
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ TỔNG KẾT CÁC KIẾN THỨC VÀ DẠNG BÀI TẬP VỀ CON LẮC LÒ XO1. Phương trình dao động con lắc lò xo: x = Acos(ωt + ϕ).k 2π m 1 ω 1 = 2π = ; chu kỳ: T = ; tần số: f = = ω k T 2π 2π m 1 1 2. Cơ năng:
3 p | 90 | 7
-
Phân biệt Franchise và Cơ hội kinh doanh
3 p | 88 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
12 p | 49 | 6
-
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Bài 1 – SỰ HÌNH
7 p | 78 | 6
-
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ giáo Dục IDJ
14 p | 87 | 6
-
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 BỐI CẢNH LỊCH
7 p | 74 | 6
-
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Công Nghệ Giáo Dục IDJ Phong
5 p | 54 | 5
-
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 ĐỒNG CHÍ NGUYỄN
7 p | 66 | 5
-
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Điện Biên Phủ -
3 p | 74 | 5
-
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 HỘI NGHỊ THÀNH
8 p | 81 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở trường tiểu học Điện Biên 1
17 p | 76 | 3
-
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011 Bài tập 1. Tại sao
1 p | 67 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn