intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cử án tề mi

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

132
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cử án tề mi Đời Hậu Hán (25-219), ở đất Giang Nam có một chàng hàn sĩ tên Lương Hồng. Nhà nghèo, Lương Hồng ở trong túp lều tranh vách đất. Họ Lương chăm học biết trọng liêm sỉ, khí tiết, giữ đạo thanh bần cao đẹp. Đức hạnh, tài năng của chàng được người khâm phục, nổi tiếng khắp nơi. Ở vùng địa phương có nàng Mạnh Quang vốn dòng nho gia giàu có nhứt vùng. Nàng tính nết đoan trang đức hạnh, đương độ kén chồng. Nhiều người thân hỏi, nàng trả lời rằng chỉ có người hiền đức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cử án tề mi

  1. Cử án tề mi Đời Hậu Hán (25-219), ở đất Giang Nam có một chàng hàn sĩ tên Lương Hồng. Nhà nghèo, Lương Hồng ở trong túp lều tranh vách đất. Họ Lương chăm học biết trọng liêm sỉ, khí tiết, giữ đạo thanh bần cao đẹp. Đức hạnh, tài năng của chàng được người khâm phục, nổi tiếng khắp nơi. Ở vùng địa phương có nàng Mạnh Quang vốn dòng nho gia giàu có nhứt vùng. Nàng tính nết đoan trang đức hạnh, đương độ kén chồng. Nhiều người thân hỏi, nàng trả lời rằng chỉ có người hiền đức như Lương Hồng mới xứng đáng là chồng. Thấy nhà họ Mạnh đạo đức, Lương Hồng cùng nàng Mạnh Quang kết nghĩa đá vàng. Khi làm lễ thành hôn, nàng Mạnh Quang mặc xiêm y lộng lẫy, trang sức toàn vàng ngọc đắt tiền, cốt làm đẹp cho chàng vừa ý. Nào ngờ trông thấy vợ trang sức rực rỡ, Lương Hồng không bằng lòng, bảy ngày đêm, chàng không làm lễ động phòng hoa chúc. Nàng Mạnh Quang lấy làm lạ, kiểm điểm lại lời nói cử chỉ của mình không tỏ vẻ gì vô lễ. Nghĩ mãi, nàng ngờ rằng vì nàng trang sức lộng lẫy mà chồng không bằng lòng chăng. Nàng liền trút bỏ lớp áo quần tốt đẹp, đồ trang sức ngọc vàng, để mặc y phục vải bô, cài thoa gai ra hầu chồng. Thấy vợ như thế, Lương Hồng vui vẻ nói:
  2. - Đây mới chính là vợ của ta. Hồng này không màng danh lợi, không ham của bạc vàng. Hồng chỉ muốn cùng vợ cày lấy ruộng, trồng lấy lúa, dệt lấy vải, sinh sống trong cảnh nghèo mà lúc nào cũng giữ tròn khí tiết, đạo đức, vợ lúc nào cũng kính trọng chồng và chồng lúc nào cũng nể yêu vợ. Mạnh Quang nghe chồng nói rất lấy làm vui vẻ. Nàng đối với chồng rất mực cung kính. Mỗi bữa cơm, đối diện, nàng nâng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng chồng. Trong tác phẩm "Nhị độ mai", tác giả Vô danh, đoạn diễn tả cảnh Hoài Nguyên đi cống Hồ có làm bài thơ tặng tình nhân là Mai Lương Ngọc lúc chia ly, có câu: Ngang mày Mạnh thị chưa nâng án, Thấy mặt Chiêu Quân đã mất tranh. "Mạnh thị" đây chỉ nàng Mạnh Quang. Về sau, những nhà có hôn lễ, nhà trai thường viết 4 chữ "Cử án tề mi" dán ở cửa phòng, chỉ rằng người vợ hiền đức. Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều sang chơi nhà Kim Trọng, chàng nho sinh này có chiều âu yếm lả lơi, Kiều sợ chàng đi quá vòng lễ giáo, mới có câu khuyên: Vẻ chi một đóa yêu đào, Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh. Đã cho vào bực bố kinh. Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
  3. "Bố kinh" là "Bố quần, kinh thoa", nghĩa là quần bằng vải, trâm cài đầu bằng gai, chỉ người vợ hiền đức. Đông sàng với thiếp Lan Đình Đời nhà Tấn (265-419) có quan Thái Úy tên Khước Giám muốn chọn một người rể hiền, mới cho người đến trường của Vương Đạo xem trong đám học sinh, có người nào xứng đáng không. Lúc người nhà trở về, Khước Giám hỏi thì người ấy đáp: - Học sinh giỏi thì đông, người nào nghe việc kén rể cũng sửa soạn áo quần bảnh bao, ganh đua nhau, ra dáng nề nếp; chỉ có một người không để ý đến, trật áo, tréo chân nằm ở giường phía đông. Khước Giám bảo: - Người ấy mới thật đáng rể ta. Đoạn chọn làm rể. Người đó là Vương Hy Chi, sau làm quan đến chức Hữu quân, có tài viết chữ đẹp hơn cả thiên hạ. "Đông sàng" là giường phía đông, chỉ người rể quý, "rể đông sàng". Trong "Nhị độ mai" có câu: "Có Tây Tử Đô, thiếu đông sàng nào" là do điển tích trên.
  4. Vương Hy Chi, tự Dật Thiếu. Vì làm quan đến chức Hữu quân nên thường gọi là Vương Hữu Quân. Tương truyền Vương tập viết chữ bên bờ ao, sau nước ao đen ngòm những mực. Lối chữ "Khải" của Vương được người đời cho là lối chữ đẹp nhất từ xưa đến nay. Người đời thường khen bút thế của Vương "lướt như mây bay, mạnh như rắn lộn". Trong các bản bút thiếp của Vương để lại có bản "Lan Đình tập tự" viết ngày 3 tháng 3 năm Vĩnh Hòa thứ 9 đời nhà Tấn (337) được hậu thế quý trọng, cho làm mẫu mực để tập theo. Những bản "Lan Đình tập tự" có lưu hành nhưng có lẽ đó là những bản phỏng theo. Bản chính đã thất lạc từ sau đời nhà Đường (618-907). Ngày nay, trong các lối chữ Hán có lối chữ "Lan Đình"; đó tức là lối chữ phỏng theo chữ viết của Vương Hy Chi trong "Lan đình tập tự". Trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du, đoạn nói về Kiều bị Hoạn Thư cho ra tu ở Quán Âm các để chép kinh, Hoạn Thư khen chữ viết của Kiều, có câu: Khen rằng: "Bút pháp đã tinh So vào với thiếp Lan Đình nào thua! Ý nói chữ viết tốt ngang với chữ của Vương Hy Chi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2