intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và những thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

53
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu khái quát về cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 và những tác động của cuộc cách mạng này lên các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Việt nam nói riêng. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ đề cập đến những tác động mang tính thách thức đối với các doanh nghiệp Việt nam và một số giải pháp kinh tế đã được các chuyên gia đề cập nhằm giúp các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham khảo để tìm ra những giải pháp phù hợp cho quá trình hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và những thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam

  1. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀ NHỮNG TH CH THỨC VỚ C C NH NGH ỆP V ỆT NAM Nguyễn Ngọc Như Nguyệt Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Tường Oanh TÓM TẮT Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư, còn được gọi là Công nghiệp 4.0, được phát triển như là một phần của chiến lược công nghệ cao được thiết lập rộng rãi của Đức. Mục đích của cuộc cách mạng c ng nghệ này nhằm duy trì sự lãnh đạo toàn cầu và lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất. Bên cạnh đó, đây cũng là một mạng lưới kết nối của con người và công nghệ cho phép sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn trước đây.C ng với việc đem lại những lợi ích cực kỳ trong việc gia tăng hiệu suất, cuộc cách mạng này cũng khiến cho các doanh nghiệp phải xem x t về những rủi ro mới mà nó mang lại. Từ khóa: cách mạng, CMCN 4.0, cơ hội, doanh nghiệp, thách thức. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư cùng với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo đang tạo ra những tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực xã hội. Robot nhờ vào công nghệ AI trở nên ngày càng thông minh, khả năng học hỏi và ghi nhớ vượt bậc so với trí tuệ con người. Hơn nữa, các robot này có thể làm việc một cách ổn định 24/24 mà không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm… đã trở thành mối đe dọa thật sự với lực lượng lao động là người thật. Trong cuộc cách mạng này, những yếu tố mà Việt nam đã và đang tự coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí còn bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai không xa, một lượng lớn lao động sẽ bị mất việc làm bởi vì lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục... Tuy nhiên, theo kết quả công bố tại Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam 2017 (Vietnam ICT Summit 2017) do VINASA điều tra trên 275 cơ quan đơn vị tham dự Diễn đàn chỉ có 35,2% tổ chức đã chuẩn bị và sẵn sàng cho cách mạng c ng nghiệp (CMCN) lần thứ 4, trong đó phần đa là các doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng, một số doanh nghiệp CNTT và chiếm số đ ng nhất là các doanh nghiệp, cơ quan ứng dụng và 1 số cơ quan quản lý CNTT; 58,7% đã tìm hiểu nhưng chưa biết chuẩn bị gì, chỉ có 6,1% là chưa tìm hiểu gì và chưa biết chuẩn bị như thế nào cho những cơ hội và tác động của CMCN lần thứ 4. 1771
  2. Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: CMCN lần thứ 4 chúng ta đã đề cập nhiều, giờ là lúc chúng ta phải hành động. Chúng ta phải “dấn thân hơn nữa”, “mạnh dạn hơn nữa” thì mới mong thành công trong cuộc cách mạng này. Phó Thủ tướng kêu gọi cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và cộng đồng xã hội phải kết nối với nhau, chia sẻ với nhau, cùng phối hợp hành động để tạo nên sức mạnh vì CMCN lần thứ tư là chia sẻ, là kết nối. 2 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Theo Kagermann, Lukas & Wahlster( 2011), thuật ngữ Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên được một nhóm các chuyên gia sử dụng Hội chợ Hannover vào tháng 4 năm 2011. Đây là một trong mười “Dự án tương lai” tạo thành Chiến lược công nghệ cao của Đức năm 2020. Nguyên gốc của thuật ngữ này có nghĩa là để mô tả những thay đổi công nghệ trong sản xuất và đưa ra các ưu tiên của một khung chính sách nhất quán nhằm bảo toàn năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Đức. Happacher( 20 3) cho rằng, theo một số chuyên gia, ý tưởng c ng nghiệp này dựa trên khái niệm về hệ thống sản xuât tích hợp (CIM - computer integrated manufacturing), được phát triển vào những năm 1970. Theo Kagermann và cộng sự ( 2013), các tính năng đặc biệt của các công nghệ tiên tiến trong ngành công nghiệp 4.0 là việc đưa mạng lưới thiết bị kết nối Internet và dịch vụ (Internet of Things and Services) vào sản xuất và thực hiện hệ kết nối không gian số-thực thể (Cyber-Physical Systems) đại diện cho một tiềm năng đáng kể để tối ưu hóa quy trình sản xuất và kinh doanh. Ý tưởng cốt lõi nằm trong việc tạo ra một hệ thống sản xuất thông minh năng động, tự uyết định cho phép các nhà sản xuất đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cá nhân và thực hiện các thay đổi trong đơn đặt hàng vào phút chót. Ngoài ra, các công nghệ trong ngành công nghiệp 4.0 làm tăng năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực, xem xét xu hướng nhân khẩu học hiện tại và thay đổi thái độ của xã hội đối với sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Theo Krabec & Venegas (2015), cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư là một sự phản ứng đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Để một công ty có thể thành công trên thị trường, công ty cần thiết phải có những giải pháp hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Vì lý do này, việc cải thiện công nghệ sản xuất và thiết bị sản xuất là một việc làm hoàn toàn cần thiết. Có thể nói rằng các hoạt động công nghệ đang bắt đầu hội tụ. Đó là thông tin liên lạc, tự động hóa, và công nghệ máy tính. Những công nghệ này sẽ tạo ra một thế giới ảo. Sau đó thế giới ảo này sẽ được chuyển vào thế giới thực. Brettel và cộng sự (2014) cho rằng ngành công nghiệp 4.0 dựa trên việc sử dụng các hệ thống mạng vật lý, cải thiện hệ thống máy tính và truyền thông. Các phân tích lưu ý rằng lợi ích lớn nhất trong tương lai của ngành công nghiệp 4.0 cho các công ty công nghiệp sẽ là hiệu quả chi phí và /hoặc năng suất cao hơn. Ngành công nghiệp sản xuất ngày nay phải có sự cạnh tranh ngày càng tăng về chất lượng sản phẩm, năng suất và chi phí sản xuất, và một trong những cách để giải quyết tình trạng này là áp dụng các nguyên tắc của ngành 4.0 Nieuwenhuis & Katsifou (2015) cho rằng một số nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng ngành công nghiệp 4.0 sẽ trở thành động lực toàn cầu để đảm bảo tính bền vững của ngành. 1772
  3. 3 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP Theo Sanders và cộng sự (20 ), xem x t từ khía cạnh kinh tế doanh nghiệp cần thiết phải hội nhập cách mạng 4.0, việc này sẽ đưa đến việc tạo ra và sử dụng các chiến lược sản xuất mới, dẫn đến nâng cao hơn hiệu uả sản xuất của doanh nghiệp và tăng trưởng tiềm năng sáng tạo. Mokyr và cộng sự (2015); Autor (20 ) cho rằng, mặc dù trước đây đã có các cuộc thảo luận về hậu quả của công nghệ tự động hóa đối với thị trường lao động và việc lo lắng về phụ thuộc tự động hóa, nhưng những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực robot và trí thông minh nhân tạo đã khơi lại một lần nữa cuộc tranh luận về vấn đề này. Lieder & Rashid (20 ) cho rằng một nền kinh tế tuần hoàn (circular economy) có thể là giải pháp để hài hòa giữa tham vọng tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, nơi mà nền kinh tế tuần hoàn được hiểu là hiện thực hóa chu tr nh kh p kín của uá tr nh luân chuyển vật liệu trong toàn bộ hệ thống kinh tế. Theo Stock & Seliger (2016), sự phát triển hướng tới ngành công nghiệp 4.0 cung cấp cơ hội to lớn cho việc thực hiện sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Theo Prahalad (2004), ngày nay, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn từ vô số các sản phẩm và dịch vụ, nhưng dường như các khách hàng này luôn không được đáp ứng. Vì lý do này, việc tạo ra các sản phẩm cá nhân hóa (personalized products) là một việc cần thiết để tạo ra giá trị, để đứng vững trên thị trường, để giữ lại hoặc tăng khách hàng. Čámská (2014) cho rằng, các thay đổi xảy ra ở phía cung từ đó sẽ tác động lên nhu cầu. Những thay đổi này được gọi là cá nhân hóa sản xuất hàng loạt (individualized mass production) - có nghĩa là có một sự kết nối mật thiết với việc cá nhân hóa sản xuất hàng loạt. Các doanh nghiệp sẽ cần phải đáp ứng với sự thay đổi của thị trường, thay đổi công nghệ, và đổi mới để họ vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong điều kiện tối ưu hóa chi phí một cách hiệu quả. Nếu công ty không chấp nhận sự thay đổi của thị trường, họ có thể sẽ phải đối mặt với việc thiếu hụt về vốn và các khó khăn về tài chính khác. Aquilani và cộng sự (2016) cho rằng sự tương tác, phụ thuộc lẫn nhau và việc trao đổi thông tin kịp thời, áp dụng cho các doanh nghiệp thông qua các hệ thống đổi mới để đáp ứng nhu cầu phức tạp của khách hàng. 4 TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất mới hiệu quả, bền vững hơn do nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số hay các vấn đề an ninh khác ngày càng tăng lên sẽ thúc đẩy cách mạng 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cũng như các uốc gia khác trên thế giới, cuộc cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cho biết: Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 có sự khác biệt với các cuộc cách mạng công nghiệp trước ở tốc độ, quy mô và phạm vi tác động. Công nghiệp 4.0 ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực và tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, nếu như ở nhiều quốc gia 1773
  4. khác, Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cả cơ hội và thách thức thì với Việt Nam, thách thức sẽ nhiều hơn cơ hội. Thách thức được nhắc tới nhiều nhất hiện nay là nguy cơ thất nghiệp của lao động Việt Nam sẽ tăng lên. Theo dự báo của Tổ chức lao động uốc tế (ILO), Việt Nam trong 0 năm tới có đến 70% số việc làm có rủi ro cao (có xác suất bị thay thế trên 70%), 18% có rủi ro trung bình (có xác suất bị thay thế từ 30-70%) và 12% có rủi ro thấp (có xác suất bị thay thế dưới 30%). Có rủi ro được hiểu là những công việc có thể bị thay thế bằng các hệ thống, máy móc tự động hóa. Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc công nghệ Tập đoàn FPT nhận định, công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm xuất khẩu, nhất là khi các công đoạn của DN được ứng dụng công nghệ tự động hóa, giảm thiểu số lượng nhân công lao động. Bên cạnh đó, việc cá nhân hóa của con người sẽ giám sát và thay đổi quy trình công nghệ tự động hóa, các DN sẽ không còn muốn tận dụng lợi thế về nhân công giá rẻ. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm khoảng 97% tổng số DN của Việt Nam với nhiều hạn chế cơ bản như quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, mức vốn chỉ ở mức từ bốn đến bảy tỷ đồng/DN; trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu;… Theo khảo sát, 80 đến 90% máy móc sử dụng trong các DN Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ; khoảng 75% số máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao, hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi đó, với những đòi hỏi về nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng những đổi thay hằng ngày về mặt công nghệ trong cuộc CMCN 4.0, buộc các DN phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Để làm được điều này, DN cần có đủ nguồn lực tài chính, công nghệ, con người để tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ số, nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức sản xuất. 5 CÁC GIẢI PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP Theo TS. Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học – c ng nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng C ng nghiệp 4.0, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới khởi nghiệp muốn phát triển lớn mạnh buộc phải ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong sản xuất, kinh doanh để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Misa cho rằng, công nghệ 4.0 vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu nên doanh nghiệp cần sớm nhận thức được tác động của cuộc cách mạng đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải học hỏi và tìm hiểu xem các doanh nghiệp trên thế giới đang áp dụng công nghiệp 4.0 như thế nào. Qua đó doanh nghiệp cần chuẩn bị áp dụng từng bước chuyển đổi doanh nghiệp của mình thành doanh nghiệp số, áp dụng công nghệ 4.0 vào điều hành doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả về chất lượng cũng như mang lại sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng. Bà Nguyễn Thị Hải Vân – Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – cho biết cần tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển sản 1774
  5. xuất, kinh doanh các sản phẩm có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao thay vì các sản phẩm, các ngành sản xuất thâm dụng lao động. - Các chuyên gia kinh tế nhận định, để có thể tiếp cận và khai thác được các cơ hội thành c ng do cuộc cách mạng 4.0 mang lại, các doanh nghiệp cần phải t m hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng các c ng nghệ tiên tiến của cách mạng c ng nghiệp 4.0 và ứng dụng các c ng nghệ này để nâng cao vị thế và giá trị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải nhạy b n trong việc tạo ra sản phẩm phục vụ theo yêu cầu của người tiêu d ng, sử dụng các c ng nghệ tiên tiến để giản tiện uy tr nh sản xuất, rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm, hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần xây dựng chuỗi cung ứng th ng minh, việc này sẽ tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng mới gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng thông minh hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng. 6 KẾT LUẬN ài viết giới thiệu khái uát về cuộc Cách mạng C ng nghệ 4.0 và những tác động của cuộc cách mạng này lên các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Việt nam nói riêng. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ đề cập đến những tác động mang tính thách thức đối với các doanh nghiệp Việt nam và một số giải pháp kinh tế đã được các chuyên gia đề cập nhằm giúp các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham khảo để t m ra những giải pháp ph hợp cho uá tr nh hội nhập. T Ệ TH M KHẢ [1] Autor, D. H. (2015). Why Are There Still So Many Jobs? The History and Future of Workplace [2] Automation. Journal of Economic Perspectives, 29(3):3–30. [3] Čámská, D. (2014). Requirements for Models Predicting Corporate Financial Distress. In: Loster, T., Pavelka T. (Eds.), 8th International Days of Statistic and Economics, Slaný: Melandrium, 316-323. [4] Happacher, Meinrad. “Der Ursprung von Industrie 4.0.” Computer-Automation, April 2013:114. [5] Kagermann, H.; Wahlster, W.; Helbig, J. 2013. Recommendations for implementing the strategic initiative INDUSTRY 4.0, National Academy of Science and Engineering, Berlin/Frankfurt, 82p. [6] Kagermann, Henning, Wolf-Dieter Lukas, and Wolfgang Wahlster. “Industrie 4.0: Mit dem Internet der Dinge auf dem Weg zur 4. industriellen Revolution.” VDI Nachrichten, April 1, 2011. [7] Krabec, T., & Venegas, P. (2015). Fields: On the Visibility of Flows in Digital Business. FAI Financial Assets and Investing, 6(3), 5-22. doi:10.5817/fai2015-3-1 1775
  6. [8] Lieder, M. & Rashid, A., 2015. Towards Circular Economy Implementation: A Comprehensive Review in Context of Manufacturing Industry. Journal of Cleaner Production, 115, pp.36–51 [9] Mokyr, J., Vickers, C., and Ziebarth, N. L. (2015). The History of Technological Anxiety and the Future of Economic Growth: Is This Time Different? Journal of Economic Perspectives,29(3):31–50. [10] Nieuwenhuis, P., & Katsifou, E. (2015a). More sustainable automotive production through understanding decoupling points in leagile manufacturing. Journal of Cleaner Production, 95, 232-241. doi:10.1016/j.jclepro.2015.02.084 [11] Prahalad, C.K., Ramaswamy, V. (2004). Co-creation experiences: the nextpractice in value creation, Journal of Interactive Marketing, 18, 3, pp. 5-14. [12] Sanders, A., Elangeswaran, C., & Wulfsberg, J. (2016). Industry 4.0 Implies Lean Manufacturing: Research Activities in Industry 4.0 Function as Enablers for Lean Manufacturing. Journal of Industrial Engineering and Management-Jiem, 9(3), 811-833. doi:10.3926/jiem.1940 [13] Stock, T. & Seliger, G., 2016. Opportunities of Sustainable Manufacturing in Industry 4.0. Procedia CIRP, 40, pp.536–541.Available at: http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S221282711600144X. [14] https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hieu-ve-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4- 574624.html [15] http://iot.dtt.vn/InternetofThings.html [16] http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo- hanoi/documents/publication/wcms_574711.pdf [17] http://www.ilo.int/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo hanoi/documents/publication/wcms_537823.pdf [18] http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=25908 [19] http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Khoa-hoc/894676/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu- tam-nhin-dai-han-lo-trinh-thich-hop [20] http://sokhdt.binhduong.gov.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-va-tac-dong-doi-voi--nguoi- lao-dong-o-viet-nam.aspx [21] http://nhandan.com.vn/kinhte/thoi_su/item/32936702-giup-doanh-nghiep-phat-huy-loi- the-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html 1776
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0