intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm đại thể và vi thể u mô đệm tiêu hóa

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

U mô đệm tiêu hóa là u trung mô thường gặp nhất của đường tiêu hóa, thường có CD117 (+). Mặc dù, tại Việt Nam, u mô đệm tiêu hóa đã được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm GPB u mô đệm tiêu hóa một cách hoàn chỉnh với cỡ mẫu tương đối lớn. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu 130 trường hợp u mô đệm tiêu hóa từ 01-2005 đến 04-2011, được chẩn đoán xác định với CD117 dương tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm đại thể và vi thể u mô đệm tiêu hóa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM ĐẠI THỂ VÀ VI THỂ U MÔ ĐỆM TIÊU HÓA<br /> Ngô Quốc Đạt*, Hứa Thị Ngọc Hà*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: U mô đệm tiêu hóa (UMĐTH) là u trung mô thường gặp nhất của đường tiêu hóa, thường có<br /> CD117 (+). Mặc dù, tại Việt Nam, UMĐTH đã được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chưa có<br /> nghiên cứu nào về đặc điểm GPB UMĐTH một cách hoàn chỉnh với cỡ mẫu tương đối lớn.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu 130 trường hợp UMĐTH từ 01-2005<br /> đến 04-2011, được chẩn đoán xác định với CD117 dương tính.<br /> Kết quả: U ở dạ dày chiếm tỉ lệ cao nhất 51,6%, thứ hai là ruột non (32,3%), đại trực tràng (5,4%), ngoài<br /> ống tiêu hóa (10,7%). Tỉ lệ nam/ nữ gần tương đương nhau (0,91) với tuổi trung bình 55,1 ± 15,2 tuổi. Kích<br /> thước u trung bình 7,8 ± 5,1 cm, nhỏ nhất 1cm, lớn nhất 29 cm, kích thước u 5 – 10 cm chiếm tỉ lệ cao nhất<br /> (46,2%). Đa số biểu hiện 1 u (94,6%), biểu hiện nhiều u (5,4%). Loại tế bào hình thoi chiếm tỉ lệ cao nhất (70%),<br /> tế bào dạng biểu mô (15,4%), loại hỗn hợp tế bào (14,6%). Ngoài ra, UMĐTH còn có nhiều biến thể mô học hiếm<br /> gặp khác như loại giống tế bào cận hạch, giống nguyên bào cơ, giống hoa hồng …<br /> Kết luận: nghiên cứu này khá tương đồng với các nghiên cứu về giải phẫu bệnh của UMĐTH ở các quốc<br /> gia khác. Nghiên cứu khẳng định UMĐTH rất đa dạng về mô học. Do đó, UMĐTH rất khó chẩn đoán bằng tiêu<br /> bản HE, thậm chí đối với các bác sĩ GPB có kinh nghiệm.<br /> Từ khóa: u mô đệm tiêu hóa (UMĐTH).<br /> <br /> ABSTRACT<br /> GROSS AND MICROSCOPIC APPEARANCES OF GASTROINTESTINAL STROMAL TUMORS<br /> Ngo Quoc Dat, Hua Thi Ngoc Ha * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 3 – 2011: 129 - 135<br /> Background: Gastrointestinal stromal tumors (GISTs) are the most common mesenchymal tumors of the GI<br /> tract, often showing CD117 expression. Although GISTs have been studied in many medical fields in Vietnam,<br /> there is no complete pathological study with large sample size so far.<br /> Material and method: This study analyzed 130 cases diagnosed GISTs with CD117 (+) from 01-2005 to<br /> 04-2011<br /> Results: The tumors were located in the stomach (51.6%), in small intestine (32.3%), in colorectum (5.4%),<br /> and extra-GI tract (10.7%). There were nearly equal numbers of men and women (men/women = 0,91) with a<br /> mean age at diagnosis of 55.1 ± 15.2 years. Mean tumor size was 7.8 ± 5.1 cm (range 1- 29 cm), and tumors of 5 –<br /> 10 cm in diameter were the most common (46.2%). Most of GISTs were solitary (94.6%), 5.4% of cases were<br /> multiple. The cell types included pure spindle cell (70%), pure epithelioid (15.4%), and mixed epithelioid/ spindle<br /> (14.6%). In addition, GISTs showed a wide range of histologic appearances, such as: paraganglioma – like, rosette<br /> – like, myoblast – like…<br /> Conclusion: GISTs in our study have the same clinicopathological features as those reported in other<br /> countries. They also show a wide range of histologic appearances causing difficulty in distinguishing GISTs from<br /> other soft tissue tumors with H&E staining, even for experienced pathologists.<br /> Keywords: Gastrointestinal Stromal Tumors (GISTs)<br /> <br /> <br /> Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: ThS. Ngô Quốc Đạt<br /> ĐT: 0903.619.468<br /> <br /> Email: quocdat_yds@yahoo.com<br /> <br /> 129<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> U mô đệm đường tiêu hóa (UMĐTH) tương<br /> đối hiếm gặp, chiếm < 1% u ác tính của đường<br /> tiêu hóa. U thường có biểu hiện CD117 ở bào<br /> tương và màng bào tương. U có đặc điểm mô<br /> bệnh học rất đa dạng, có thể “bắt chước” kiểu<br /> mô bệnh học của rất nhiều loại u trung mô và<br /> biểu mô khác, gây khó khăn trong chẩn đoán.<br /> Tại Việt Nam, những năm gần đây, u mô<br /> đệm đường tiêu hóa bắt đầu được nghiên cứu<br /> trong nhiều lĩnh vực từ lâm sàng, chẩn đoán<br /> hình ảnh đến giải phẫu bệnh. Tuy nhiên, nghiên<br /> cứu chỉ ở mức báo cáo một hoặc vài trường hợp,<br /> hoặc các nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ. Nghiên cứu<br /> này nhằm khảo sát các đặc điểm giải phẫu bệnh<br /> đại thể, vi thể của UMĐTH trên một số lượng<br /> lớn bệnh nhân UMĐTH ở Tp. Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011<br /> BenchMark với CD117 (Dako) được pha loãng<br /> 1/400. Đánh giá các đặc điểm mô bệnh học bằng<br /> kính hiển vi quang học.<br /> <br /> Khảo sát giải phẫu bệnh<br /> Các đặc điểm chung<br /> Tuổi, giới.<br /> <br /> Các đặc điểm đại thể của u<br /> Vị trí, số lượng, kích thước, mật độ, hoại tử<br /> u, u vỡ.<br /> <br /> Các đặc điểm mô bệnh học<br /> Loại tế bào, cách sắp xếp tế bào u, một số<br /> dạng mô học đặc biệt khác.<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> Số liệu được tổng hợp, phân tích và xử lý<br /> bằng phần mềm SPSS 15.0.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> <br /> 1/ Khảo sát một số đặc điểm chung của<br /> UMĐTH: tuổi, giới tính, vị trí u.<br /> <br /> Qua khảo sát 130 trường hợp, chúng tôi có<br /> được những kết quả sau:<br /> <br /> 2/ Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh đại thể,<br /> vi thể của UMĐTH.<br /> <br /> Một số đặc điểm chung của UMĐTH<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Giới tính (ca (%))<br /> Tỉ lệ nam/nữ = 0,91<br /> Nam<br /> Nữ<br /> 62 ca (47,7%)<br /> 68 ca (52,3%)<br /> Tuổi (ca (%))<br /> (15-88 tuổi. Tuổi trung bình 55,1 ± 15,2 tuổi)<br /> 10-19 20-29 30-39 40-49 50-59 69-69 70-89<br /> 3<br /> 5<br /> 11<br /> 22<br /> 40<br /> 27<br /> 22<br /> (2,3%) (3,8%) (8,5%) (16,9%) (30,8%) (20,8%) (16,9%)<br /> Vị trí u (ca (%))<br /> Dạ dày<br /> Ruột non<br /> Đại trực Mạc Sau phúc<br /> tràng treo<br /> mạc<br /> 67 (51,5%) 38 (29,2%), 4 ca 7 (5,4%) 9 ca 5 (3,8%)<br /> (3,1%) u tá tràng<br /> (6,9%)<br /> Kích thước u (ca (%))<br /> (trung bình 7,8 ± 5,1 cm, nhỏ nhất 1cm, lớn nhất 29 cm)<br /> < 2 cm<br /> 2 – 4,9 cm<br /> 5 – 10 cm<br /> > 10 cm<br /> 3 (2,3%)<br /> 34 (26,2%)<br /> 60 (46,2%) 33 (25,4%)<br /> Số lượng u (ca (%))<br /> Một u<br /> Nhiều u<br /> 123 (94,6%)<br /> 7 (5,4%)<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> 130 trường hợp UMĐTH được chẩn đoán tại<br /> Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí<br /> Minh, từ 01-2005 đến 04-2011.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Tất cả UMĐTH được chẩn đoán xác định bằng<br /> hóa mô miễn dịch với CD117 (+) và nhuộm<br /> Hematoxylin- Eosin (HE) thường qui.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Các u trung mô đường tiêu hóa có CD117 (–).<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> <br /> Cách tiến hành nghiên cứu<br /> Bệnh phẩm được cố định trong formalin<br /> đệm trung tính 10%, sau đó được cắt lọc, xử lý<br /> mô và vùi trong paraffin. Tiêu bản được nhuộm<br /> thường qui với HE và nhuộm hóa mô miễn dịch<br /> (HMMD) bằng máy nhuộm HMMD tự động<br /> <br /> 130<br /> <br /> Bảng 1: Một số đặc điểm chung của UMĐTH<br /> <br /> Giới tính của bệnh nhân<br /> UMĐTH có sự phân bố đều cho cả hai giới,<br /> nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nữ hơi trội hơn<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011<br /> nam một ít, nhưng vẫn phù hợp với nhiều<br /> nghiên cứu khác trên thế giới(9,11,20).<br /> Một điều khá thú vị, nghiên cứu này cho<br /> thấy nữ giới chiếm ưu thế đối với nhóm u có<br /> tiềm năng ác tính (TNAT) rất thấp và thấp,<br /> ngược lại nam giới lại chiếm ưu thế đối với<br /> nhóm u có TNAT cao (χ2, p=0,01, r=0,225). Kết<br /> quả này phù hợp với nghiên cứu của Lopes LF.<br /> cũng có tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới (1,24 lần)<br /> ở nhóm u TNAT cao(11).<br /> <br /> Tuổi của bệnh nhân<br /> Theo bảng 1, nghiên cứu này có độ tuổi mắc<br /> bệnh dao động rộng từ 15-88 tuổi. Tuổi trung<br /> bình là 55,1 ± 15,2 tuổi. Nhóm tuổi thường gặp<br /> nhất là từ 50-59 tuổi, chiếm 30,8%. Kết quả này<br /> phù hợp với nhiều nghiên cứu khác, UMĐTH<br /> thường xảy ra trên bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi,<br /> tuổi trung bình quanh tuổi 60(13).<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Yếu tố tuổi có ảnh hưởng đến tiên lượng<br /> hay không cũng còn nhiều tranh cãi. Theo<br /> DeMateo và CS, tuổi không liên quan đến tiên<br /> lượng sống còn của bệnh(3). Ngược lại nghiên<br /> cứu của Huang HY. và CS. cho rằng yếu tố tuổi<br /> già (≥ 70 tuổi) là yếu tố tiên lượng xấu (RR =<br /> 1,955, p=0,044)(7).<br /> <br /> Vị trí u<br /> Theo bảng 1, u ở dạ dày (Hình 1) thường<br /> gặp nhất, có 67 ca, chiếm 51,6%. Vị trí thứ hai là<br /> ruột non (Hình 2). So sánh với các nghiên cứu có<br /> cỡ mẫu lớn được thực hiện ở nhiều quốc gia<br /> khác nhau (bảng 2), đều cho thấy dạ dày là vị trí<br /> thường gặp nhất, (chiếm từ 38,4 – 63%). Ngoài<br /> đường tiêu hóa có 14 ca gồm các vị trí: mạc treo<br /> (9 ca; 7,1%); 5 ca (4%) sau phúc mạc, trong đó 1<br /> trường hợp đặc biệt u ở cạnh thận gây chèn ép<br /> bể thận niệu quản (Hình 3).<br /> <br /> Bảng 2: So sánh về vị trí u với các nghiên cứu khác:<br /> NC này<br /> 130 ca<br /> Thực quản<br /> 0 (0%)<br /> Dạ dày<br /> 67 (51,6%)<br /> Ruột non<br /> 42 (32,3%)<br /> Đại trực tràng<br /> 7 (5,4%)<br /> Ngoài đường tiêu hóa 14 (10,7%)<br /> Vị trí khác<br /> <br /> Alvarado-Cabrero I<br /> (1)<br /> 270 ca<br /> 5 (2%)<br /> 110 (40%)<br /> 97 (35%)<br /> 34 (12%)<br /> 29 (11%)<br /> <br /> Thomas Trần<br /> (20)<br /> 1.458 ca<br /> 1%<br /> 51%<br /> 36%<br /> 12%<br /> 0%<br /> <br /> Lopes LF<br /> (11)<br /> 513 ca<br /> 1,4%<br /> 38,4%<br /> 27,1%<br /> 8,4%<br /> 18,3%<br /> 7,8% (*)<br /> <br /> Kim KM.<br /> (9)<br /> 747 ca<br /> 16 (2%)<br /> 470 (63%)<br /> 221 (30%)<br /> 40 (5%)<br /> 0 (0%)<br /> <br /> NV. Mão<br /> (16)<br /> 73 ca<br /> 0<br /> 33 (45,2%)<br /> 29 (39,7%)<br /> 11 (15,1%)<br /> 0<br /> <br /> (*): Bao gồm u của ruột không xác định được vị trí (3,9%); u không xác định được vị trí (1,1%); UMĐTH được phát hiện<br /> từ các ổ di căn (2,8%).<br /> <br /> Hình 1: U ở thân vị, phát triển ra ngoài, giới hạn rõ<br /> và được phủ bởi mạc nối (Y09-6692)<br /> <br /> Hình 2: U ở hỗng tràng, phát triển từ thành ruột,<br /> không liên quan với niêm mạc. U có vùng đặc, vùng<br /> hóa nang, nhiều vùng hoại tử xuất huyết, kích thước<br /> lớn (Y09-9799).<br /> <br /> 131<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011<br /> phân bào (PB) ≥ 5 PB/ 50 quang trường lớn<br /> (QTL). Khi phân tích tương quan đa biến cho<br /> thấy kích thước u ≥ 10 cm là yếu tố tiên lượng tái<br /> phát quan trọng nhất (p = 0,032)(8) và là yếu tố<br /> tiên lượng xấu độc lập về khả năng sống còn (p<br /> = 0,02)(8), trong khi chỉ số phân bào ≥ 5 PB/ 50<br /> QTL chỉ có ý nghĩa tiên lượng yếu (p = 0, 085)(8).<br /> Bảng 3: So sánh về kích thước u với các nghiên cứu<br /> khác<br /> <br /> Hình 3: UMĐTH ngoài ống tiêu hóa, ở cạnh thận,<br /> màu trắng, đặc, tương đối đồng nhất. U chèn ép bể<br /> thận niệu quản (Y09-4459).<br /> Theo bảng 2, tỉ lệ các UMĐTH ngoài ống<br /> tiêu hóa trong nghiên cứu này thấp hơn so với<br /> nghiên cứu của Lopes LF và cs 11,1% so với<br /> 18,3%, cũng như vị trí phân bố cũng rất đa dạng<br /> sau phúc mạc (4,1%), mạc treo (3,7%), phúc mạc<br /> (1,5%), vùng chậu (1,4%), kèm theo các vị trí rất<br /> hiếm gặp như: tụy (1,4%), tuyến tiền liệt và mô<br /> quanh tuyến tiền liệt (0,4%)(11).<br /> Ảnh hưởng của vị trí u lên tiên lượng còn<br /> nhiều tranh cãi(3). Tuy nhiên, một điểm khá thú<br /> vị là nhiều nghiên cứu khẳng định UMĐTH ở<br /> dạ dày có tiên lượng tốt hơn, ít tái phát và di căn<br /> hơn so với vị trí ruột non khi so sánh u ở cùng<br /> kích thước và chỉ số phân bào(13), đặc biệt ở<br /> nhóm u có kích thước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2