Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG THẬN HƯ KHÁNG STEROID<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I<br />
Trần Hữu Minh Quân*, Huỳnh Thoại Loan*, Nguyễn Đức Quang*, Phạm Nam Phương*,<br />
Nguyễn Hiếu Trung*, Nguyễn Anh Tuấn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị của bệnh nhi<br />
chẩn đoán hội chứng thận hư kháng steroid ở khoa Thận, Bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 1-2011 đến tháng 122013.<br />
Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013, chúng tôi nghiên cứu 67 bệnh nhân được chẩn<br />
đoán hội chứng thận hư kháng steroid tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Tuổi biểu hiện kháng steroid trung bình là 6 ±<br />
3,4 tuổi. Tỉ lệ nam: nữ là 2:1. Bệnh nhi ở tỉnh chiếm 88,1%. Có 58,2% kháng steroid sớm, 41,8% kháng muộn<br />
sau trung vị 12 tháng. Tại thời điểm chẩn đoán thận hư kháng steroid, 68,7% bệnh nhi có phù, 6% có cao huyết<br />
áp, 14,9% bị biến chứng nhiễm trùng, không có trường hợp nào suy giảm chức năng thận. Dựa trên kết quả sinh<br />
thiết thận đầu tiên, 64,2% sang thương cầu thận tối thiểu, 28,4% FSGS và 7,4% tổn thương khác. Sau 6 tháng<br />
điều trị với cyclosporin, tỉ lệ đáp ứng đạt 89,6%, cụ thể: 68,7% đáp ứng hoàn toàn, 20,9% đáp ứng một phần,<br />
còn lại 10,4% chưa đáp ứng.<br />
Kết luận: Trong điều trị hội chứng thận hư kháng steroid vô căn, cyclosporin tỏ ra có hiệu quả với tỉ lệ đáp<br />
ứng hoàn toàn và một phần khá cao.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE CHARACTERISITCS OF STEROID-RESISTANT IDIOPATHIC NEPHROTIC SYNDROME<br />
AT CHILDREN’S HOSPITAL 1<br />
Tran Huu Minh Quan, Huynh Thoai Loan, Nguyen Duc Quang, Pham Nam Phuong,<br />
Nguyen Hieu Trung, Nguyen Anh Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 80 - 86<br />
Objectives: To describe the epidemiology, clinical, laboratory manifestations and treatment response of<br />
steroid-resistant idiopathic nephriticsyndrome at Department of Nephrology in Children’s Hospital 1(CH1).<br />
Study design: This study was designed as a retrospective-case series investigation. Information of patients<br />
who admitted to CH1 between January 2011 and December 2013 were collected by reviewing their medical<br />
records.<br />
Results: A total of 67 patients with steroid-resistant idiopathic nephritic syndrome were enrolled in this<br />
study. The mean age was 6 ± 3.4 years. A male to female ratio was 2:1. Patients from provinces accounted for<br />
88.1% (59/67). The proportions of early steroid resistance and late steroid resistant were 58.2% (39/67) and<br />
41.8% (28/67) respectively. Among late steroid resistant group, median interval was 12 months. At the time of<br />
therapy with cyclosporine, 68.7% patients had edema, 6% had hypertension, and 14.9% patients had infectious<br />
complication, no abnormal kidney function detected. There were 64.2% patients with minimal change disease,<br />
28.4% with FSGS based on initial renal biopsy. After 6 months treated with cyclosporine, the proportion of<br />
response was 89.6%. In which, proportions of complete remission and partial remission were 68.7% and 20.9%<br />
<br />
80<br />
<br />
* Khoa Thận, bệnh viện Nhi Đồng 1,<br />
** Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ<br />
Tác giả liên lạc: BS Trần Hữu Minh Quân<br />
ĐT: 0937008683<br />
Email: minhquan389112@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
respectively. The resistance rate was 10.4%.<br />
Conclusions: Our data suggest that proportion of patients with steroid-resistant idiopathic nephritic<br />
syndrome in Children’s Hospital 1 had the high proportion of the complete and partial remission with<br />
cyclosporine treatment.<br />
Keywords: Steroid-resistant nephritic syndrome, cyclosporine, minimal change nephropathy, focal<br />
segmental glomerulosclerosis, nephrotic syndrome.<br />
đoán hội chứng thận hư kháng steroid ở khoa<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thận, Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 1-2011 đến<br />
Hội chứng thận hư vô căn là bệnh thận mãn<br />
tháng 12-2013.<br />
tính thường gặp nhất ở trẻ em. Theo thống kê<br />
của Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1981-1990 số<br />
trẻ bị thận hư chiếm 1,7% tổng số bệnh nhân<br />
điều trị nội trú và chiếm 46,6% bệnh nhân khoa<br />
Thận-tiết niệu(7). Tại bệnh viện Nhi Đồng 1,<br />
trung bình hàng năm có khoảng 300 bệnh nhân<br />
thận hư, chiếm 0,7% tổng số trẻ nhập viện và<br />
chiếm 38% bệnh nhân nhập viện vì bệnh thận(21).<br />
Mặc dù đa số đáp ứng tốt với steroid nhưng vẫn<br />
có khoảng 10% kháng steroid(14), chiếm khoảng<br />
15% suy thận mãn ở trẻ em. Theo Dương Thị<br />
Thúy Nga, từ tháng 1-2008 đến 12-2010, bệnh<br />
nhân được chẩn đoán hội chứng thận hư kháng<br />
steroid chiếm 10,4% tổng số bệnh nhân nhập<br />
viện(3). Khoảng 50% trẻ hội chứng thận hư vô<br />
căn kháng steroid diễn tiến đến bệnh thận giai<br />
đoạn cuối(4,5). Nguyên nhân không do gen<br />
chiếm khoảng 50-60%(1) do đó hiện nay có nhiều<br />
loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng, gồm<br />
cylosporine, tacrolimus, mycophenolate mofetil.<br />
Cyclosporin đã được đưa vào phác đồ ở bệnh<br />
viện Nhi Đồng 1 từ nhiều năm nay nhưng<br />
nghiên cứu đáp ứng điều trị với cyclosporin ở<br />
nhóm thận hư kháng steroid chưa nhiều, trong<br />
đó có nghiên cứu trên thể sang thương xơ hóa<br />
cầu thận khu trú từng phần và nghiên cứu trên<br />
thể sang thương tối thiểu(8) cho kết quả đáp ứng<br />
tương đối khả quan. Do đó, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá đáp ứng<br />
với cyclosporin trên tất cả bệnh nhân thận hư<br />
kháng steroid.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận<br />
lâm sàng và đáp ứng điều trị của bệnh nhi chẩn<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
1) Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm<br />
sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân hội chứng<br />
thận hư kháng steroid.<br />
2) Xác định tỉ lệ đáp ứng điều trị với<br />
Cyclosporin.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả dọc hàng loạt ca.<br />
<br />
Đối tượngnghiên cứu<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
Tất cả bệnh nhi nhập khoa Thận, bệnh viện<br />
Nhi Đồng 1 thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu sau:<br />
Chẩn đoán hội chứng thận hư phù hợp hai<br />
tiêu chuẩn sau(16):<br />
Albumin máu < 25 g/l;<br />
Đạm niệu/ 24 giờ > 50 mg/kg/ ngày hay<br />
Protein niệu/ Creatinine niệu > 200 mg/mmol.<br />
Kháng steroid chẩn đoán theo một trong các<br />
tiêu chuẩn sau:<br />
Không đạt lui bệnh sau 8 tuần prednisone 2<br />
mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục;<br />
Không đạt lui bệnh sau 6 tuần prednisone 2<br />
mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục;<br />
Không đạt lui bệnh sau 4 tuần điều trị tấn<br />
công prednisone 2 mg/kg/ngày và vẫn còn<br />
protein niệu 1 tuần sau dùng 3 liều<br />
Methylprednisolone 1g/1,73 m2 da truyền tĩnh<br />
mạch cách ngày;<br />
Không đạt lui bệnh sau 4 tuần prednisone 2<br />
mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục sau đó 4 tuần<br />
cách ngày.<br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Được bắt đầu điều trị lần đầu tiên với thuốc<br />
ức chế miễn dịchtrong thời gian từ tháng 1-2011<br />
đến tháng 12-2013.<br />
<br />
Nếu khởi đầu đạm niệu < ngưỡng thận hư<br />
thì lượng đạm niệu giảm < 50% so với ban đầu<br />
nhưng > 100 mg/m2 da/ngày.<br />
<br />
Tiêu chí loại ra<br />
Hội chứng thận hư thứ phát sau bệnh lý<br />
khác: lupus, Henoch-Schonlein, viêm gan siêu<br />
vi, …<br />
Dùng thuốc ức chế miễn dịch ít hơn 6 tháng.<br />
Dùng thuốc không liên tục (tự ngưng thuốc,<br />
bỏ tái khám …).<br />
Đã được sử dụng thuốc ức chế miễn dịch ở<br />
tuyến trước.<br />
Mất sổ tái khám.<br />
<br />
Cặn lắng nước tiểu có cải thiện so với ban<br />
đầu. Những bệnh nhân này có thể có tiểu đạm,<br />
tiểu máu hoặc cả hai.<br />
Chưa đáp ứng khi có một trong các tiêu<br />
chuẩn sau:<br />
Creatinine máu tăng dần đã loại trừ những<br />
nguyên nhân khác (nhiễm trùng huyết, sử<br />
dụng những thuốc độc thận, thuyên tắc tĩnh<br />
mạch thận).<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
Gia tăng tiểu đạm hoặc giảm tiểu đạm<br />
nhưng không đủ tiêu chuẩn đáp ứng một phần<br />
hoặc tồn tại trụ trong nước tiểu.<br />
<br />
Tất cả những bệnh nhi thỏa tiêu chí chọn<br />
mẫu đều được đưa vào lô nghiên cứu.<br />
<br />
Kháng corticoid sớm: Kháng corticoide ngay<br />
trong đợt điều trị đầu tiên.<br />
<br />
Các bước tiến hành nghiên cứu<br />
<br />
Kháng muộn: Có đáp ứng steroid trong đợt<br />
đầu tiên hoặc nhiều đợt sau đó, nhưng kháng<br />
với steroid trong các đợt tái phát.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Ở thời điểm 6 tháng sau điều trị bằng<br />
cyclosporin bệnh nhân sẽ đượcđánh giá đáp<br />
ứng điều trị: đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một<br />
phần và chưa đáp ứng dựa vào những tiêu<br />
chuẩn sau(9,22):<br />
Lui bệnh hay đáp ứng hoàn toàn khi bệnh<br />
nhân đạt được tất cả 3 tiêu chuẩn sau:<br />
Cặn lắng nước tiểu không hoạt tính: ≤ 5 hồng<br />
cầu /quang trường cao độ và không có trụ tế bào<br />
hoặc ≤ 1+ qua tổng phân tích nước tiểu.<br />
Creatinin máu ≤ 1,4 mg/dl (124 |mol/l) hoặc<br />
creatinin máu và thanh thải creatinin không quá<br />
15% giá trị bình thường.<br />
Protein niệu < 0,3 g/24 giờ (< 100 mg/m2<br />
da/ngày) hoặc ≤ 1 + qua tổng phân tích nước<br />
tiểu.<br />
Lui bệnh một phần khi bệnh nhân đạt được<br />
tất cả 3 tiêu chuẩn sau:<br />
Creatinine máu ổn định hoặc cải thiện.<br />
Giảm tiểu đạm:<br />
Nếu khởi đầu tiểu đạm ngưỡng thận hư thì<br />
lượng đạm niệu giảm > 50% và < 50mg/kg/ngày.<br />
<br />
82<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ và xử lý bằng<br />
phần mềm IBM SPSS Statistics 22.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Trong ba năm từ tháng 1-2011 đến tháng 122013, tại khoa Thận Bệnh viện Nhi Đồng 1,<br />
chúng tôi ghi nhận có 67 trường hợp thỏa tiêu<br />
chí đưa vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân đều<br />
được theo dõi đáp ứng điều trị đủ 6 tháng. Đến<br />
12 tháng chúng tôi đánh giá đáp ứng được 46<br />
bệnh nhân, có 11 bệnh nhân kháng cyclosporin<br />
được điều trị với tacrolimus và không có trường<br />
hợp tử vong.<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
Tuổi biểu hiện kháng steroidtrung bình là 6<br />
tuổi (6,2 ± 3,4 tuổi), nhỏ nhất 2 tuổi, lớn nhất 14<br />
tuổi, tương tự Dương Thị Thúy Nga (tuổi trung<br />
bình kháng thuốc 6,64 ± 4,3)(3).Tuổi trung bình<br />
kháng steoid ở nhóm kháng cyclosporin cũng<br />
không có sự khác biệt so với tuổi trung bình<br />
chung (5,31± 2,78 tuổi). Kết quả này của chúng<br />
tôi hơi thấp hơn so với tác giả Lê Văn Khoa (7 ±<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
4,55 tuổi)(8), Nguyễn Đức Quang (8 ± 3,9 tuổi)(12).<br />
Về giới tính đa số gặp ở nam (67,2%) với tỉ lệ<br />
nam: nữ là 2: 1 (45: 22 trường hợp), tương tự Lê<br />
Văn Khoa(8), Dương Thị Thúy Nga (1,67)(3),<br />
Patrick Niaudet(14), Gulati(5), cao hơn so với<br />
Nguyễn Thị Ngọc Dung(13), Nguyễn Đức<br />
Quang(12). Theo chúng tôi có thể sang thương giải<br />
phẫu bệnh khác nhau ở các mẫu nghiên cứu đã<br />
ảnh hưởng lên tỉ lệ này. Nơi cư trú đa số ở tỉnh<br />
(88,1%, 59/67 trường hợp), tương tự Lê Văn<br />
Khoa(8), Nguyễn Đức Quang(12), Dương Thị<br />
Thúy Nga (79,7%)(3).<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận<br />
đa số bệnh nhi được chẩn đoán thận hư kháng<br />
steroid theo tiêu chuẩn 8 tuần prednisone 2<br />
mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục (67,2%, 45/67<br />
trường hợp), 6 tuần prednisone 2 mg/kg/ngày<br />
mỗi ngày liên tục chiếm 23,9% (16/67 trường<br />
hợp), 4 tuần prednisone 2 mg/kg/ngày mỗi ngày<br />
liên tục và 3 liều Methylprednisolone truyền tĩnh<br />
mạch (7,5%, 5-67 trường hợp), 1 trường hợp theo<br />
tiêu chuẩn 4 tuần prednisone 2 mg/kg/ngày mỗi<br />
ngày liên tục sau đó 4 tuần cách ngày (1,5%).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chúng tôi có lẽ do tỉ lệ kháng steroid muộn trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi khá cao. Ở nhóm<br />
kháng steroid muộn thì phù ít gặp, chủ yếu tiểu<br />
đạm. Cao huyết áp ít gặp (6%), tương tự Lê Văn<br />
Khoa (12,24%)(8), Võ Thị Văn Lang (9%)(19), Vũ<br />
Huy Trụ (7%)(8) nhưng khác kết quả của Dương<br />
Thị Thúy Nga với tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm<br />
kháng steroid chiếm 81,2% trong đó tăng huyết<br />
áp đe dọa là 18,8%(3). Theo nghiên cứu của các<br />
tác giả nước ngoài, tỉ lệ tăng huyết áp thay đổi<br />
tùy sang thương giải phẫu bệnh, thường cao ở<br />
sang thương xơ hóa cầu thận khu trú từng<br />
phần(6,10). Do trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ<br />
sang thương tối thiểu cao (64,2%) nên kết quả<br />
này là phù hợp. Biến chứng nhiễm trùng cũng<br />
không thường gặp (14,9%, 10 trường hợp), nếu<br />
có thì hay gặp viêm phúc mạc nguyên phát (3<br />
trường hợp), viêm mô tế bào (3 trường hợp),<br />
viêm phổi (2 trường hợp). Kết quả này của<br />
chúng tôi rất thấp so với tác giả Lê Văn Khoa với<br />
83,67% bị nhiễm trùng(8). Theo chúng tôi có lẽ do<br />
tỉ lệ phù trong nghiên cứu của chúng tôi thấp<br />
hơn và có lẽ bệnh được phát hiện sớm nên ít xảy<br />
ra biến chứng. Có hai trường hợp sốc giảm thể<br />
tích. Bất thường nước tiểu chủ yếu tiểu đạm<br />
(100%, xem bảng 1), tiểu máu ít gặp (38,8%) mà<br />
đều là tiểu máu vi thể. Albumin máu trung bình<br />
2,2± 0,9 g/dl, trung vị 1,98 g/dl. Đạm niệu 24 giờ<br />
trung bình: 315,2 mg/kg/24 giờ, trung vị: 303,1<br />
mg/kg/24 giờ trong đó 88,9% trên ngưỡng thận<br />
hư, tương tự Dương Thị Thúy Nga(3). Chức<br />
năng thận bình thường trong 100% trường hợp<br />
với creatinin trung bình 52,8 µmol/l, trung vị 45,3<br />
µmol/l, khác với kết quả nghiên cứu của Dương<br />
Thị Thúy Nga với tỉ lệ bị suy thận là 39,1%(3).<br />
<br />
Kháng steroid sớm gặp trong 58,2% (39/67<br />
trường hợp). Trong trường hợp kháng steroid<br />
muộn (41,8%) thì thời gian từ lúc khởi phát hội<br />
chứng thận hư đến khi kháng steroid trung vị 12<br />
tháng, trung bình 24 tháng.Riêng ở nhóm kháng<br />
cyclosporin, tỉ lệ kháng steroid sớm khá cao, lên<br />
đến 84,6% (11/13 trường hợp).Tại thời điểm chẩn<br />
đoán kháng steroid, phù (68,7%) là biểu hiện lâm<br />
sàng thường gặp nhất.Kết quả này thấp hơn tác<br />
giả Lê Văn Khoa (100%)(8), Nguyễn Đức<br />
Quang(12), Dương Thị Thúy Nga (95,3%)(3). Theo<br />
Bảng 1: Thay đổi đạm niệu trên tổng phân tích nước tiểu (TPTNT) sau khi dùng cyclosporin<br />
Protein TPTNT<br />
âm tính<br />
1+<br />
2+<br />
3+<br />
4+<br />
Tổng<br />
<br />
Tại thời điểm kháng steroid<br />
Tần số<br />
Tỉ lệ %<br />
0<br />
0<br />
2<br />
3<br />
14,0<br />
20,9<br />
48,0<br />
71,6<br />
3.0<br />
4.5<br />
67,0<br />
100,0<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
3 tháng sau<br />
Tần số<br />
Tỉ lệ %<br />
31<br />
46,3<br />
7<br />
10,4<br />
9<br />
13,4<br />
17<br />
25,4<br />
3<br />
4,5<br />
67<br />
100,0<br />
<br />
6 tháng sau<br />
Tần số<br />
Tỉ lệ %<br />
35<br />
52,2<br />
7<br />
10,4<br />
11<br />
16,4<br />
12<br />
17,9<br />
2<br />
3,0<br />
67<br />
100,0<br />
<br />
12 tháng sau<br />
Tần số<br />
Tỉ lệ %<br />
25<br />
54,30<br />
6<br />
13<br />
8<br />
17,4<br />
7<br />
15,3<br />
0<br />
0<br />
46<br />
100<br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Kết quả giải phẫu bệnh: sang thương cầu<br />
thận tối thiểu (64,2%, 43/67 trường hợp), FSGS<br />
(28,4%,19 trường hợp), khác (7,4%, 5 trường<br />
hợp). Ở nhóm kháng cyclosporin, sang thương<br />
giải phẫu bệnh ban đầu cũng tương tự kết quả<br />
chung (tổn thương tối thiểu: 61,5%, FSGS:<br />
38,5%). Kết quả này phần nào giải thích tăng<br />
huyết áp ít gặp trong nghiên cứu của chúng tôi.<br />
<br />
Điều trị với cyclosporin<br />
<br />
FSGS nhưng tỉ lệ chưa đáp ứng thì tương tự<br />
nhau. Kết quả đáp ứng với cyclosporin của<br />
chúng tôi tương tự tác giả Dương Thị Thúy<br />
Nga(3) ở bệnh viện Nhi trung ương (đáp ứng<br />
69,2%, 9/13 trong đó đáp ứng hoàn toàn 53,8%).<br />
Tuy nhiên kết quả này là khá cao so với y văn<br />
(20% đến 70%)(2), có thể do sự khác biệt về<br />
chủng tộc và cũng có thể do số ca thận hư FSGA<br />
của chúng tôi còn quá ít.<br />
<br />
Theo phác đồ Nhi Đồng 1, tất cả bệnh nhi<br />
kháng steroid được điều trị với thuốc ức chế<br />
miễn dịch đầu tay là cyclosporin. Liều<br />
cyclosporin trung bình 4,6 mg/kg/ngày, trung vị<br />
5 mg/kg/ngày, tối thiểu 2,63 mg/kg/ngày, tối đa 7<br />
mg/kg/ngày.<br />
Sau 6 tháng dùng cyclosporin, chúng tôi ghi<br />
nhận tỉ lệ đáp ứng đạt 89,6% (60/67 trường hợp),<br />
cụ thể: 68,7% (46/67 trường hợp) đáp ứng hoàn<br />
toàn, 20,9% (14/67 trường hợp) đáp ứng một<br />
phần, còn lại 10,4% (7/67 trường hợp) chưa đáp<br />
ứng (xem hình). Kết quả của chúng tôi tương tự<br />
nghiên cứu thận hư kháng steroid có sang<br />
thương xơ hóa cầu thận cục bộ từng phần<br />
(FSGS) với đáp ứng chiếm 85,7% trong đó đáp<br />
ứng hoàn toàn là 76,19%, đáp ứng một phần là<br />
9,52%, không đáp ứng là 14,29%. Theo nghiên<br />
cứu quan sát của Hội thận học nhi Pháp, lui<br />
bệnh hoàn toàn là 27/65 bệnhnhân (41,5%), lui<br />
bệnh một phần 4/67 bệnh nhân (5,97%)(15).<br />
Nghiên cứu hồi cứu trên trẻ em Đức bị thận hư<br />
kháng steroid FSGS cho thấy tỉ lệ lui bệnh đạt<br />
84% ở nhóm dùng cyclosporin phối hợp truyền<br />
methylprednisolone so với 64% ở nhóm chỉ phối<br />
hợp prednisone uống cách ngày đơn thuần(4).<br />
Khảo sát đáp ứng điều trị với cyclosporin<br />
sau 6 tháng theo sang thương giải phẫu bệnh, tỉ<br />
lệ đáp ứng ở tổn thương tối thiểu như sau: hoàn<br />
toàn (72,1%, 31/43), một phần (16,3%, 7/43) và<br />
chưa đáp ứng (11,6%, 5/43). Kết quả trên nhóm<br />
FSGS lần lượt là: đáp ứng hoàn toàn (57,9%,<br />
11/19), đáp ứng một phần (31,6%, 6/19), chưa<br />
đáp ứng (10,5%, 2/19).<br />
Chúng tôi nhận thấy tổn thương tối thiểu có<br />
khuynh hướng đạt đáp ứng hoàn toàn cao hơn<br />
<br />
84<br />
<br />
Hình 1: Đáp ứng điều trị với cyclosporin sau 6 tháng<br />
(n = 67)<br />
Về điều trị hỗ trợ với thuốc ức chế men<br />
chuyển, 85,1% được sử dụng enalapril, 9% phối<br />
hợp thêm losartan. Liều enalapril trung bình 0,4<br />
mg/kg, tối thiểu 0,1 mg/kg, tối đa 1,4<br />
mg/kg.Phần lớn trường hợp enalapril được cho<br />
ngay tại thời điểm chẩn đoán thận hư kháng<br />
steroid (69,6%, 39/56 trường hợp). Theo một<br />
nghiên cứu trên 25 trẻ thận hư kháng steroid,<br />
dùng thêm enalapril làm giảm đạm niệu tương<br />
quan với liều(11). Sau 8 tuần dùng enalapril liều<br />
cao (0,6 mg/kg/ngày chia 2 lần), đạm niệu giảm<br />
63%. Ngược lại, liều thấp hơn (0,2 mg/kg) trong<br />
8 tuần chỉ làm giảm đạm niệu 35%.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi không có trường<br />
hợp nào tử vong.<br />
<br />
Điều trị với tacrolimus<br />
Các bệnh nhân kháng cyclosporin sẽ được<br />
cho dùng tacrolimus (7/67 trường hợp). Chúng<br />
tôi cũng ghi nhận 6 trường hợp thận hư kháng<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />