intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định của bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm - mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

48
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định của bệnh nhân (BN) thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) - mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định của bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm - mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỈ ĐỊNH CỦA<br /> BỆNH NHÂN THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM - MANG THAI HỘ<br /> TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG<br /> Nguyễn Xuân Hợi*; Nguyễn Thanh Tùng**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định của bệnh nhân (BN) thụ tinh<br /> trong ống nghiệm (TTTON) - mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và<br /> phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả 51 chu kỳ TTTON - mang thai hộ thực hiện trên 51<br /> cặp vợ chồng vô sinh. Kết quả: chỉ định mang thai hộ chủ yếu là do không có tử cung (35,3%)<br /> và TTTON thất bại nhiều lần (31,37%). Người nhờ mang thai hộ có tuổi trung bình 34,3 ± 4,7,<br /> thời gian vô sinh trung bình 6,3 ± 4,4 năm, chủ yếu là vô sinh nguyên phát (56,9%), dự trữ<br /> buồng trứng đa số bình thường, nồng độ AMH trung bình 4,5 ± 3,3 ng/ml, AFC trung bình 9,2 ±<br /> 5,2 nang. Người mang thai hộ có tuổi trung bình 32,7 ± 5,2, chủ yếu < 35 tuổi (81%), đa số có<br /> tiền sử đẻ thường (82,4%) và có ≥ 2 con (66,7%). Kết luận: những phụ nữ không thể có con<br /> do bất thường tử cung hoặc thất bại nhiều chu kỳ TTTON có thể điều trị bằng TTTON - mang<br /> thai hộ.<br /> * Từ khóa: Mang thai hộ, Thụ tinh trong ống nghiệm; Số nang noãn thứ cấp.<br /> <br /> Clinical, Paraclinical Characteristics and Indicators for In Vitro<br /> Fertilization Patients - Surrogate in the National Hospital of Obstetrics<br /> and Gynecology<br /> Summary<br /> Objectives: To describe clinical, paraclinical characteristics and indications for IVF patientssurrogate in the National Hospital of Obstetrics and Gynecology. Subjects and methods: A<br /> prospective, descriptive study of 51 IVF-surrogate cycles performed on 51 infertile married<br /> couples. Results: The indications of IVF-surrogate were patients without uterus (35.3%) and<br /> recurrent failure IVF (31.37%). The average age of the infertile patients treated by IVF-surrogate<br /> was 34.3 ± 4.7 years, the average duration of infertility was 6.3 ± 4.4 years, most patients were<br /> firstly infertility (56.9%), the ovarian reserve of the infertile patients was normal with AMH<br /> concentrations of 4.5 ± 3.3 ng/mL and the average number of secondary follicles was 9.2 ± 5.2.<br /> The mean age of surrogate mothers was 32.7 ± 5.2 years, mostly under 35 years old (81%) with<br /> normal delivery (82.4%) and have 2 children (66.7%). Conclusions: The infertile patients with<br /> abnormal uterus or repeated failure IVF should be treated by IVF-surrogate.<br /> * Key words: Surrogate; In vitro fertilization; Antral follicle count.<br /> * Bệnh viện Phụ sản TW<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Xuân Hợi (doctorhoi@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 23/12/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/02/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 22/02/2017<br /> <br /> 55<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thụ tinh trong ống nghiệm - mang thai<br /> hộ là một trong những thành tựu của y<br /> học về hỗ trợ sinh sản, sự phát triển của<br /> TTTON - mang thai hộ đã thỏa mãn niềm<br /> mong ước được làm mẹ cho hàng triệu<br /> phụ nữ bất hạnh không thể mang thai<br /> bằng chính tử cung của mình. TTTON mang thai hộ ra đời ở Anh năm 1978 và<br /> thực hiện thành công đầu tiên tại Mỹ năm<br /> 1985 [1]. Năm 1986, Melissa Stern hay<br /> còn gọi là Baby M, em bé đầu tiên được<br /> sinh ra nhờ TTTON - mang thai hộ tại Mỹ.<br /> Từ đó đến nay, kỹ thuật TTTON - mang<br /> thai hộ được thực hiện ở nhiều nước trên<br /> thế giới (Anh, Hà Lan, Úc, Bỉ, Ấn Độ,<br /> Canada...) [2]. Ở Việt Nam, ngày 15 - 03 2015, Chính phủ ban hành Nghị định<br /> 10/2015/NĐ-CP về điều kiện mang thai<br /> hộ vì mục đích nhân đạo. Bệnh viện Phụ<br /> sản Trung ương, Bệnh viện Đa khoa<br /> Trung ương Huế và Bệnh viện Phụ sản<br /> Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh là 3 cơ sở đầu<br /> tiên ở Việt Nam thực hiện kỹ thuật<br /> TTTON - mang thai hộ. Tại Việt Nam,<br /> chưa có nghiên cứu nào về TTTON mang thai hộ. Do vậy, chúng tôi thực hiện<br /> nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm<br /> lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định của<br /> BN TTTON - mang thai hộ.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Tất cả hồ sơ làm TTTON - mang thai<br /> hộ của các cặp chồng điều trị vô sinh tại<br /> Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia, phù<br /> hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ<br /> dưới đây:<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> 56<br /> <br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn đối với người<br /> nhờ mang thai hộ:<br /> + Tuổi 20 - 45.<br /> + Phụ nữ độc thân hoặc đã có gia<br /> đình, nhưng chưa từng có con chung với<br /> chồng hiện tại.<br /> + Có chỉ định mang thai hộ.<br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn đối với người<br /> mang thai hộ:<br /> + Tuổi 20 - 45.<br /> + Có quan hệ thân thích với vợ hoặc<br /> chồng người nhờ mang thai hộ.<br /> + Đã từng sinh con và có ít nhất 1 con<br /> khỏe mạnh, con bé nhất 12 tháng tuổi và<br /> không đang cho con bú.<br /> + Tự nguyện áp dụng phương pháp.<br /> + Siêu âm và chụp tử cung - vòi trứng<br /> đánh giá tử cung mang thai được.<br /> + Không có các bệnh lý nội khoa,<br /> truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường<br /> tình dục, HIV/AIDS.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: các đối tượng<br /> không đủ một trong các tiêu chuẩn lựa<br /> chọn trên.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> - Nghiên cứu tiến cứu mô tả.<br /> - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 2015 đến 3 - 2016 và theo dõi tình trạng<br /> thai nghén đến hết tháng 9 - 2016 tại<br /> Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia,<br /> Bệnh viện Phụ sản Trung ương.<br /> * Đạo đức nghiên cứu:<br /> Các đối tượng tham gia nghiên cứu<br /> đều tự nguyện, đồng ý tham gia nghiên<br /> cứu. Danh sách và thông tin BN được<br /> bảo mật, được Giám đốc Trung tâm Hỗ<br /> trợ Sinh sản cho phép thực hiện, nghiên<br /> cứu theo đề cương đã phê duyệt.<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu 51 chu kỳ TTTON - mang<br /> thai hộ thực hiện trên 51 cặp vợ chồng vô<br /> sinh trong thời gian từ tháng 3 - 2015 đến<br /> 3 - 2016 cho thấy:<br /> <br /> Bảng 2: Đặc điểm về xét nghiệm dự trữ<br /> buồng trứng của người nhờ mang thai hộ.<br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ%<br /> <br /> Trung bình ± SD<br /> (min - max)<br /> <br /> FSH (IU/l)<br /> 10<br /> <br /> 44<br /> 6<br /> 1<br /> <br /> 86,27<br /> 11,77<br /> 1,96<br /> <br /> 5,50 ± 2,40<br /> (1,12 - 11,23)<br /> <br /> * Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br /> của người nhờ mang thai hộ:<br /> <br /> LH (IU/l)<br /> 4,0<br /> <br /> 8<br /> 20<br /> 23<br /> <br /> 15,7<br /> 39,2<br /> 45,1<br /> <br /> 4,47 ± 3,32<br /> (0,2 - 13,7)<br /> <br /> AFC<br /> 10<br /> <br /> 14<br /> 21<br /> 16<br /> <br /> 27,45<br /> 43,18<br /> 31,37<br /> <br /> 9,18 ± 5,18<br /> (1 - 22)<br /> <br /> 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br /> của BN TTTON - mang thai hộ.<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ%<br /> <br /> Trung bình ± SD<br /> (min - max)<br /> <br /> Tuổi<br /> 25 - 29<br /> <br /> 11<br /> <br /> 21,6<br /> <br /> 30 - 34<br /> <br /> 17<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 35 - 39<br /> <br /> 15<br /> <br /> 29,4<br /> <br /> ≥ 40<br /> <br /> 8<br /> <br /> 15,7<br /> <br /> < 18,5<br /> <br /> 7<br /> <br /> 13,73<br /> <br /> 18,5 - 22,9<br /> <br /> 40<br /> <br /> 78,43<br /> <br /> ≥ 23<br /> <br /> 4<br /> <br /> 7,84<br /> <br /> 34,27 ± 4,71<br /> (26 - 43)<br /> <br /> BMI<br /> 20,87 ± 2,66<br /> (16,02 - 28,76)<br /> <br /> Tuổi người nhờ mang thai hộ trung<br /> bình 34,27 ± 4,71, trong đó nhỏ nhất 26<br /> tuổi và lớn nhất 43 tuổi, nhóm tuổi 30 - 34<br /> chiếm đa số (33,3%). BMI trung bình<br /> 20,87 ± 2,66, đa số người nhờ mang thai<br /> hộ có BMI bình thường từ 18,5 - 22,9<br /> (78,43%).<br /> Thời gian vô sinh trung bình 6,31 ±<br /> 4,36 năm, trong đó thời gian vô sinh ít<br /> nhất là 1 năm và dài nhất 17 năm, thời<br /> gian vô sinh chủ yếu < 5 năm (52,9%),<br /> chủ yếu là vô sinh nguyên phát (56,9%).<br /> <br /> Xét nghiệm<br /> <br /> 6,19 ± 5,84<br /> (0,80 - 34,44)<br /> <br /> Nồng độ FSH trung bình 5,50 ± 2,40<br /> IU/l, nồng độ FSH nhỏ nhất 1,12 IU/l, lớn<br /> nhất 11,23 IU/l. Nồng độ LH trung bình<br /> 6,19 ± 5,84 IU/l, nhỏ nhất 0,80 IU/l, lớn<br /> nhất 34,44 IU/l. Nồng độ AMH trung bình<br /> 4,47 ± 3,32 ng/ml, nhỏ nhất 0,2 ng/ml, lớn<br /> nhất 13,7 ng/ml. Số nang noãn thứ cấp<br /> (AFC) trung bình 9,18 ± 5,18 nang, nhỏ<br /> nhất 2 nang, lớn nhất 22 nang, số nang<br /> từ 5 - 10 chiếm đa số.<br /> * Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br /> của chồng người nhờ mang thai hộ:<br /> Tuổi trung bình của chồng người nhờ<br /> mang thai hộ 37,9 ± 5,3, trong đó tuổi nhỏ<br /> nhất 29 và lớn nhất 52 tuổi. Nhóm tuổi từ<br /> 36 - 45 chiếm đa số (52,9%).<br /> Trong 51 trường hợp làm TTTON mang thai hộ, 01 trường hợp chọc tinh<br /> hoàn được 100 tinh trùng, 20% tinh trùng<br /> di động tiến tới. 50 trường hợp có đặc<br /> điểm tinh dịch đồ như sau: số lượng tinh<br /> 57<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> trùng trung bình 185,7 ± 116,2 x 106,<br /> nhóm BN có số lượng tinh trùng ≥ 39 x<br /> 106 chiếm đa số (94%). Mật độ tinh trùng<br /> trung bình 61,94 ± 30,34 x 106, nhóm BN<br /> có mật độ tinh trùng ≥ 15 x 106 chiếm chủ<br /> yếu (96%). Tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới<br /> <br /> trung bình 48,84 ± 14,31%, nhóm BN có<br /> tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ≥ 32%<br /> chiếm đa số (90%). Hình thái tinh trùng<br /> bình thường trung bình 2,18 ± 1,26%,<br /> nhóm có hình thái tinh trùng < 4% chiếm<br /> đa số (88,0%).<br /> <br /> * Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người mang thai hộ:<br /> Bảng 3: Đặc điểm về tuổi và BMI của người mang thai hộ.<br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Tuổi<br /> 20 - 24<br /> 25 - 29<br /> 30 - 34<br /> 35 - 39<br /> ≥ 40<br /> <br /> 2<br /> 14<br /> 17<br /> 12<br /> 6<br /> <br /> 3,9<br /> 27,5<br /> 33,3<br /> 23,5<br /> 11,8<br /> <br /> BMI<br /> < 18,5<br /> 18,5 - 22,9<br /> ≥ 23<br /> <br /> 11<br /> 30<br /> 10<br /> <br /> 21,6<br /> 58,8<br /> 19,6<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> Trung bình ± SD (min - max)<br /> <br /> 32,73 ± 5,20<br /> (20 - 43)<br /> <br /> 20,88 ± 2,63<br /> (16,02 - 28,76)<br /> <br /> Tuổi trung bình của người mang thai hộ 32,73 ± 5,20, trong đó nhỏ nhất 20 tuổi và<br /> lớn nhất 43 tuổi, nhóm tuổi < 35 chiếm chủ yếu (81%). BMI trung bình của người mang<br /> thai hộ 20,91 ± 2,61, trong đó BMI thấp nhất 16,02 và cao nhất 28,76.<br /> Đa số người mang thai hộ đang ở tình trạng kết hôn (72,5%), tình trạng độc thân<br /> chiếm 27,5%.<br /> <br /> Biểu đồ 1: Tiền sử sản khoa của người mang thai hộ.<br /> Số con của người mang thai hộ trung bình 1,69 ± 0,51, trong đó ít nhất 1 con và<br /> nhiều nhất 3 con, 66,7% người có > 2 con. Người mang thai hộ có tiền sử đẻ thường<br /> chiếm đa số (82,4%), mổ đẻ 17,6%.<br /> 58<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> 2. Chỉ định TTTON - mang thai hộ.<br /> Bảng 4: Chỉ định mang thai hộ.<br /> Chỉ định mang thai hộ<br /> Không có tử cung<br /> Hội chứng Rokitansky<br /> Cắt tử cung<br /> TTTON nhiều lần thất bại<br /> Số lần TTTON thất bại trung bình<br /> (Min - max)<br /> Dính buồng tử cung<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 18<br /> 13<br /> 5<br /> <br /> 35,30<br /> 25,49<br /> 9,81<br /> <br /> 16<br /> (3,67 ± 1,45)<br /> (2 - 6)<br /> <br /> 31,37<br /> <br /> 6<br /> <br /> 11,76<br /> <br /> Tử cung nhi hóa<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5,88<br /> <br /> U xơ tử cung/adenomyosis<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,92<br /> <br /> Bệnh của mẹ<br /> Lupus ban đỏ<br /> Tim bẩm sinh<br /> Suy giáp<br /> <br /> 4<br /> 2<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> 7,84<br /> 3,92<br /> 1,96<br /> 1,96<br /> <br /> Tiền sử thai nghén của mẹ nặng nề<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,92<br /> <br /> 51<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng cộng<br /> <br /> - Chỉ định mang thai hộ do không có tử cung và TTTON thất bại nhiều lần chiếm đa<br /> số với tỷ lệ lần lượt là 35,30% và 31,37%, trong đó số lần TTTON thất bại trung bình<br /> 3,67 ± 1,45 (2 - 6).<br /> - Chỉ định mang thai hộ do bất thường của tử cung như: dính buồng tử cung, tử<br /> cung nhi hóa, u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung lần lượt là 11,76%; 5,88%; 3,92%.<br /> BÀN LUẬN<br /> * Về chỉ định TTTON - mang thai hộ:<br /> Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ<br /> định mang thai hộ do hội chứng Rokitansky<br /> là 13/51 trường hợp (25,49%), cao hơn<br /> nghiên cứu của Brinsden (1999) tại Trung<br /> tâm Hỗ trợ Sinh sản Bourn Hall ở Mỹ là<br /> 16,2% (6/37) [6]. Tuy nhiên, một vấn đề<br /> mà BN còn lo lắng là liệu con họ sau này<br /> có bị hội chứng Rokitansky không. Hội<br /> chứng Rokitansky không phải là một bệnh<br /> di truyền, do đó con của họ thường không<br /> mắc bệnh. Esfandiari. N và CS (2004)<br /> nghiên cứu 58 BN bị hội chứng Rokitansky<br /> nhờ mang thai hộ, không có bé nào bị hội<br /> chứng Rokitansky [7]. Như vậy, TTTON mang thai hộ là lựa chọn hàng đầu để<br /> <br /> điều trị vô sinh cho những BN bị hội<br /> chứng Rokitansky.<br /> Chỉ định mang thai hộ do cắt tử cung<br /> trong nghiên cứu của chúng tôi là 9,81%<br /> (5/51), trong đó cắt tử cung do băng<br /> huyết sau sinh chiếm chủ yếu (80%) (4/5)<br /> và cắt tử cung do u xơ tử cung (20%).<br /> Nghiên cứu của Brinsden (1999) cho thấy<br /> chỉ định mang thai hộ do cắt tử cung<br /> chiếm đa số với tỷ lệ 48,6% (18/37), trong<br /> đó chỉ định mang thai hộ do cắt tử cung<br /> sau phẫu thuật ung thư 27% (10/27), cắt<br /> tử cung do băng huyết sau sinh 16,2%<br /> (6/37) và cắt tử cung do rong kinh (điều trị<br /> không hiệu quả) 5,4% (2/37) [6]. Nghiên<br /> cứu của Jame và CS (2000) cho thấy chỉ<br /> định mang thai hộ do cắt tử cung chiếm<br /> 59<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2