Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ DỊCH TỄ HỌC<br />
CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM VIRUS CÚM A (H1N1) TẠI BV CHỢ RẪY<br />
Trần Quang Bính*, Lê Thị Hồng Hạnh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nhận xét những ñặc ñiểm về lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ của các bệnh nhân<br />
nhiễm virus cúm A (H1N1) nhập viện từ tháng 6 ñến tháng 12 năm 2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu quan sát mô tả, ñược thực hiện tại khoa Bệnh Nhiệt Đới, bệnh viện<br />
Chợ Rẫy. Tất cả bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của cúm hoặc bệnh sốt giống cúm ñược chọn vào<br />
nghiên cứu. Bệnh phẩm là phết ngoáy mũi họng ñược lấy và gửi ñến Viện Pasteur TP. HCM ñể xác<br />
ñịnh chẩn ñoán bằng phương pháp RT-PCR.<br />
Kết quả: có 286 trường hợp nghi ngờ bị cúm ñược thực hiện RT-PCR. 76 trường hợp ñược xác<br />
ñịnh nhiễm virus cúm A (H1N1) với kết quả RT-PCR dương tính. Tuổi trung bình của bệnh nhân<br />
trong nghiên cứu là 25,6. Phần lớn bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc sống trong<br />
vùng dịch tễ của cúm. Đa số trường hợp có biểu hiện lâm sàng nhẹ, chỉ 12% các trường hợp có triệu<br />
chứng lâm sàng nặng liên quan ñến các bệnh nền như suy thận mãn, bệnh tim mạch, tiểu ñường, có<br />
thai hoặc nhập viện trễ cần phải ñiều trị tích cực. 92% số bệnh nhân ñáp ứng tốt với ñiều trị ñặc hiệu<br />
Oseltamivir trong vòng 7 ngày, 7% ñáp ứng tốt với liệu trình ñiều trị 10 ngày và chỉ 1% số ca phải<br />
kéo dài thời gian ñiều trị ñến 14 ngày.<br />
Kết luận: ñặc ñiểm về số liệu lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ trong nghiên cứu này cũng<br />
tương tự như những số liệu ñã ñược Tổ Chức Y Tế Thế Giới công bố. Kết quả của nghiên cứu này có<br />
thể giúp ñánh giá chính xác và có biện pháp can thiệp ñiều trị tốt nhất cho bệnh nhân.<br />
Từ khóa: Nhiễm virus cúm A (H1N1), RT-PCR (Reverse Transcriptase- Polymerase chain<br />
reaction).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL, LABORATORY AND EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH<br />
INFLUENZA A (H1N1) VIRUS INFECTION AT CHO RAY HOSPITAL<br />
Tran Quang Binh, Le Thi Hong Hanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 591 - 596<br />
Aim: to consider the clinical, laboratory and epidemiological characteristics of confirmed cases<br />
with A (H1N1) influenza virus infection from June to December 2009 at Choray hospital.<br />
Methods: an observational-descriptive study is carried out at Dept. of tropical diseases, Choray<br />
hospital. All patients with clinical symptoms of flu or febrile influenza like illness (ILI) are recruited<br />
into study. Naso-pharyngeal samples are collected and sent to Pasteur institute in Ho Chi Minh city to<br />
confirm the diagnosis by RT-PCR.<br />
Results: RT-PCR are done for 286 suspected cases. 76 cases with the confirmation of influenza<br />
virus infection by the positive results of RT-PCR. The average of age of patients is 25.6. Most of<br />
patients have the history to contact with flu patients or live in the endemic areas. The majority of cases<br />
presents with mild clinical manifestation and only 12% of cases has severe symptoms relating with<br />
underlying diseases such as chronic renal failure, cardiovascular diseases, diabetes, pregnancy or<br />
late hospitalization that require intensive therapy 92% of patients respond well with specific therapy<br />
within 7 days, 7% respond with the 10 days treatment course and only 1% of cases need to be<br />
prolonged the treatment course until 14 days.<br />
Conclusion: The characteristics of clinical, laboratory and epidemiological data of this study are<br />
* Khoa Bệnh Nhiệt ñới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên hệ: BS. Trần Quang Bính, ĐT: (8) 38554137 - 441. Email: binhtq@hcm.vnn.vn.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
591<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
similar with those announced from WHO. The results of this study can help the physician to evaluate<br />
precisely and select the best interventions for taking care the patients.<br />
Key words: Influenza A (H1N1) virus infection, RT-PCR (Reverse Transcriptase- Polymerase<br />
chain reaction).<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Kể từ khi ca cúm A (H1N1) xuất hiện ñầu tiên tháng 3 năm 2009 tại Mexico, sau ñó là cảnh báo<br />
của Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố khả năng xảy ra ñại dịch cúm A (H1N1) 2009 trên toàn cầu.<br />
Cho ñến nay ñã ghi nhận dịch cúm A xảy ra trên 208 quốc gia và có 13554 ca tử vong liên quan ñến<br />
cúm A(3).<br />
Ở trong nước ca cúm A ñầu tiên ñược xác nhận vào cuối tháng 5 năm 2009, phần lớn những<br />
trường hợp cúm ở giai ñọan này ñều từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Trước tình hình<br />
dịch lan rộng khắp thế giới tại tất cả các Châu lục, ở trong nước từ những ca bệnh lẻ tẻ chủ yếu<br />
nhập cảnh từ nước ngoài, ñã lây lan thành từng chùm ca bệnh và sau ñó ñã lan ra rộng khắp nhiều<br />
ñịa phương trong cả nước. Theo thông báo của Bộ Y Tế số 2694/TB-DPMT ngày 29 tháng 12<br />
năm 2009 cả nước ñã ghi nhận 11104 ca nhiễm cúm A (H1N1) và có 53 ca tử vong(2).<br />
Tất cả bệnh nhân nhập viện bệnh viện Chợ Rẫy có triệu chứng lâm sàng của cúm hoặc giống cúm<br />
ñều ñược sàng lọc, cách ly, làm xét nghiệm RT- PCR (Reverse transcriptase -Polymerase chain<br />
reaction) ñể chẩn ñoán xác ñịnh. Tại bệnh viện Chợ Rẫy 2 trường hợp ñầu tiên ñược ghi nhận vào<br />
tháng 7 năm 2009 là 2 học sinh Việt Kiều Úc về Việt Nam nghỉ hè. Trong nghiên cứu này chúng tôi<br />
tổng kết các trường hợp nhiễm virus cúm A (H1N1) nhập viện BVCR trong 6 tháng từ tháng 6 năm<br />
2009 ñến tháng 12 năm 2009 nhằm ñưa ra những nhận xét về ñặc ñiểm dịch tễ học, lâm sàng và cận<br />
lâm sàng của các trường hợp nhiễm virus cúm A (H1N1) góp phần phát hiện sớm, ñiều trị ñặc hiệu và<br />
ñiều trị hỗ trợ thích hợp nhằm hạn chế lây lan bệnh và tử vong cho cộng ñồng và nhất là cho nhân<br />
viên y tế phục vụ trực tiếp bệnh nhân.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Phương pháp quan sát mô tả (observational – descriptive study), lấy mẫu liên tiếp không chọn<br />
ngẫu nhiên.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân có triệu chứng cúm hoặc có bệnh giống cúm nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy. Tất cả<br />
bệnh nhân ñược lấy bệnh phẩm là phết ngoáy mũi họng gửi ñến Viện Pasteur TP. HCM ñể xét<br />
nghiệm RT-PCR. Bệnh nhân có kết quả của xét nghiệm RT-PCR (+), ñược chẩn ñoán nhiễm virus<br />
cúm A (H1N1) (+) và ñược chọn vào nghiên cứu. Các bệnh nhân ñưa vào nghiên cứu ñều ñược trị liệu<br />
ngay với Oseltamivir (Tamiflu) và ñược ñiều trị hỗ trợ, hồi sức thích hợp tùy theo triệu chứng lâm<br />
sàng của bệnh nhân.<br />
<br />
Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu<br />
Nghiên cứu ñược thực hiện từ tháng 6 năm 2009 ñến tháng 12 năm 2009 tại khoa Bệnh Nhiệt Đới<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 6/2009 ñến tháng 12/ 2009 tổng cộng có 286 ca nhập viện với chẩn ñoán nghi ngờ<br />
nhiễm cúm A (H1N1), ñược lấy bệnh phẩm là phết ngoáy mũi họng ñể xét nghiệm. Kết quả có 76<br />
trường hợp ñược chẩn ñóan xác ñịnh nhiễm cúm A (H1N1) với kết quả RT-PCR (+), phân bố như<br />
sau:<br />
<br />
Về giới tính<br />
Tỉ lệ nam/ nữ là 42/34. Tuổi trung bình ± ĐLC: 25,6 ± 12 , trong ñó tuổi nhỏ nhất là 6 và cao nhất<br />
là 59. Số ca bệnh phân bố theo nhóm tuổi: nhóm tuổi chiếm ña số từ 10-30 tuổi 57 ca (75%), từ 31 40 tuổi có 7 ca (9,2%), từ 41 - 50 tuổi 5 ca (6,6%), từ 51 - 60 tuổi 5 ca (6,6%), dưới 10 tuổi có 2<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
592<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trường hợp (2,6%).<br />
<br />
Về nghề nghiệp<br />
Học sinh, sinh viên chiếm ña số 37 ca (48,7%), công chức, viên chức 16 ca (21%), buôn bán kinh<br />
doanh 7 (9,2%), làm ruộng, rẫy 3 ca (3,9%), nội trợ 5 ca (6,6%), còn lại là làm nghề khác 2 ca (2,6%).<br />
<br />
Về ñặc ñiểm dịch tễ học<br />
Có 42/76 (55,3%) trường hợp có tiếp xúc với người bệnh cúm, 14/76 (18,4%) trường hợp bệnh<br />
nhân sống ở vùng dịch tễ có ghi nhận cúm, 20/76 (26,3%) trường hợp không xác ñịnh ñược yếu tố<br />
dịch tễ học.<br />
<br />
Đặc ñiểm lâm sàng<br />
Bảng1<br />
Lâm sàng<br />
Sốt 38oC<br />
Ho khan<br />
Sổ mũi<br />
Đau họng<br />
Đau nhức cơ<br />
Chóng mặt<br />
Khó thở, suy hô hấp<br />
Có thai<br />
Bệnh kèm theo:<br />
Suy thận mãn<br />
Suy tim/ bệnh van tim/lọan nhịp tim<br />
Có thai + bệnh tim<br />
Bệnh khác: tiểu ñường, cao huyết áp<br />
viêm gan, u màng não<br />
Kết quả ñiều trị :<br />
Tử vong<br />
<br />
Số ca (%)<br />
76/76 (100)<br />
73/76(96)<br />
52/76 (68,4)<br />
29/76 (38,1)<br />
5/76 (6,6)<br />
1/76 (1,3)<br />
11/76 (14,5)<br />
8/76 (10,5)<br />
<br />
Đặc ñiểm lâm sàng<br />
Tuổi (TB ± ĐLC)<br />
Sốt 38oC<br />
Ho khan<br />
Sổ mũi<br />
Khó thở, suy hô hấp<br />
Có thai<br />
Con so<br />
Con rạ<br />
Tuổi thai<br />
Tam cá nguyệt thứ 2 (14-24 tuần)<br />
Tam cá nguyệt thứ 3 (32-39 tuần)<br />
Bệnh kèm theo:<br />
Thông liên thất phần màng, suy tim<br />
Hẹp hở van 2 lá<br />
Bloc AV ñộ I<br />
Kết quả ñiều trị:<br />
tử vong<br />
thai nhi : xẩy thai lưu<br />
mổ bắt con<br />
<br />
Số ca<br />
21,8 (15-42)<br />
8/8 (100%)<br />
8/8 (100%)<br />
3/8 (37,5)<br />
4/8 (50%)<br />
<br />
5/76 (6,6)<br />
4/76 (5,26)<br />
3/76 (3,9)<br />
5/76 (6,6)<br />
<br />
Có 8 trường hợp có bệnh nhân nhiễm<br />
virus cúm A (H1N1) có thai với thai kỳ tam<br />
cá nguyệt thứ 2 (14 tuần -24 tuần) : 4 ca, tam<br />
cá nguyệt thứ 3 (32 tuần -39 tuần): 4 ca. Có 3<br />
trường hợp có bệnh lý kèm theo: thông liên<br />
thất phần màng, hẹp hở van 2 lá, bloc AV ñộ<br />
I.<br />
<br />
Đặc ñiểm lâm sàng của 8 trường hợp<br />
có thai nhiễm virus cúm A (H1N1)<br />
Bảng 2<br />
<br />
4/76 (5,26)<br />
<br />
5 ca<br />
3 ca<br />
4 ca<br />
4 ca<br />
1 ca<br />
1 ca<br />
1 ca<br />
2/8 (25%)<br />
1/8 (9,2%)<br />
3/8 (37,5%)<br />
<br />
Đặc ñiểm cận lâm sàng lúc vào viện<br />
Bảng 3<br />
Xét nghiệm<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
593<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
Xét nghiệm<br />
Bạch cầu >3500/mm3<br />
10<br />
Bình thường<br />
Cấy máu (thực hiện 11/76 ca)<br />
Cấy ñàm (thực hiện 11/76 ca)<br />
ECG<br />
Bình thường<br />
Bất thường (nhịp nhanh xoang, ngọai<br />
tâm thu thất)<br />
X quang tim phổi thẳng<br />
Bình thường<br />
Bất thường (thâm nhiễm lan tỏa, hình<br />
ảnh viêm phổi, phế quản phế viêm)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kết quả<br />
69/76 (90,8%)<br />
7/76 (9,2%)<br />
6690 ± 2350<br />
67,69 ± 13,8<br />
19,3 ± 9,9<br />
9,86 ± 5,5<br />
4.458.000 ± 784.000<br />
187000 ± 63500<br />
11,6 ± 5,2<br />
0,95 ± 0,25<br />
136,6 ± 3,9<br />
3,27 ± 0,26<br />
2,12 ± 0,31<br />
102 ± 3,4<br />
28,46 ± 21,41<br />
34,39 ± 21,58<br />
101,9 ± 28,94<br />
7/76 (9,2%)<br />
2/76 (2,6%)<br />
5/76 (6,6%)<br />
2/3<br />
<br />
6/10 (60%)<br />
4/10 (40%)<br />
11/11 (100% âm tính)<br />
11/11 (100% âm tính)<br />
69/76 (90,8)<br />
7/76 (9,2)<br />
<br />
63/76 (83)<br />
13/76 (17)<br />
<br />
Giá trị BUN, creatinin, ion ñồ ñược tính trên 71/76 ca, không kể 5 trường hợp suy thận mãn. Có 7<br />
trường hợp có tăng men gan trong ñó 4 ca tử vong, 2 ca nặng ñược cứu sống, và 1ca không có tiền sử<br />
bệnh lý về gan trước ñó. Có 10 trường hợp bệnh nhân nặng ñược xét nghiệm Procalcitonin ñể ñánh<br />
giá tình trạng ñồng nhiễm hoặc bội nhiễm với vi trùng, kết quả cho thấy procalcitonin tăng cao 6/10<br />
trường hợp. Có 3 trường hợp bệnh nhân nặng ñược xét nghiệm huyết thanh chẩn ñoán viêm phổi<br />
không ñiển hình, kết quả có 2 trường hợp IgG+ và IgA+ với Chlamydia pneumoniae, cả 2 trường hợp<br />
này ñều tử vong.<br />
Tất cả 76 bệnh nhân ñược ñiều trị ñặc hiệu với Oseltamivir với thời gian ñiều trị trung bình của<br />
Oseltamivir (75mg x2 /ngày) 7,9 ngày (6-17 ngày). Các trường hợp bệnh nhân nặng ñược ñiều trị với<br />
Oseltamivir ngay từ khi nhập viện trước khi có kết quả của RT-PCR.<br />
Những trường hợp bệnh nặng với biểu hiện lâm sàng khó thở, suy hô hấp hoặc có bất thường trên<br />
phim X quang phổi ngoài ñiều trị ñặc hiệu với Oseltamivir, ñiều trị hỗ trơ thở máy, thở oxy qua mask,<br />
lọc máu ngoài thận còn ñược ñiều trị với kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, quinolone ñơn thuần hoặc<br />
phối hợp với vancomycin hoặc Imipenem tùy theo ñánh giá lâm sàng.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
594<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Điều trị hỗ trợ: (bảng 4)<br />
Điều trị hỗ trợ<br />
Thở máy, hồi sức hô hấp<br />
Thở oxy qua mask<br />
Thở oxy qua sonde mũi<br />
Thẩm phân phúc mạc<br />
Thận nhân tạo<br />
<br />
số ca (%)<br />
6/76 (7,9)<br />
3/76 (3,9)<br />
2/76 (2,6)<br />
1/76 (1,3)<br />
3/76 (3,9)<br />
<br />
NHẬN X ÉT, BÀN LUẬN<br />
Qua 76 trường hợp nhập viện với triệu chứng cúm hoặc giống cúm ñược chẩn ñoán xác ñịnh<br />
bằng xét nghiệm RT-PCR tại khoa Bệnh Nhiệt Đới BV Chợ Rẫy, chúng tôi có nhận xét sau:<br />
Tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm ña số 55% so với bệnh nhân nữ, tuổi trung bình là 25,56 trong ñó 75%<br />
bệnh nhân trong nhóm tuổi 13-30 tuổi, tình trạng bệnh ở nhóm tuổi này có thể phản ánh tình trạng<br />
chưa có miễn dịch ñối với virus cúm ở lưa tuổi này, kết quả này tương tự với những số liệu ñã công bố<br />
của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG)(1). Đặc ñiểm về dịch tễ học cho thấy 70% bệnh xuất hiện trong<br />
giới học sinh, sinh viên và công chức, ñiều này cho thấy thời gian ñầu của nhiễm virus cúm A (H1N1)<br />
ở nước ta, chủ yếu lây lan trong các trường học và một vài nơi công sở. Những ca ñầu tiên nhập viện<br />
BVCR ñược ghi nhận nhiễm cúm A (H1N1) ở nước ngoài về. Khi bệnh ñã lan rộng ở nhiều nơi trong<br />
cả nước, không xác ñịnh ñược rõ về yếu tố dịch tễ học với các trường hợp nhập viện từ thời ñiểm<br />
tháng 10-2009. Về lâm sàng (bảng 1), tất cả bệnh nhân ñều có triệu chứng của viêm ñường hô hấp<br />
trên với sốt > 38o5 (100%), ho khan (96%), chẩy nước mũi (68%), một số ít trường hợp bệnh nhân có<br />
ñau họng, ñau nhức cơ toàn thân. Khoảng 15% bệnh nhân có triệu chứng khó thở ở các mức ñộ khác<br />
nhau từ nhẹ ñến suy hô hấp ñòi hỏi phải giúp thở oxy qua sonde mũi hoặc hô hấp hỗ trợ. Về xét<br />
nghiệm cận lâm sàng (bảng 3) ña số các bệnh nhân có số lượng hồng cầu trung bình trong giới hạn<br />
bình thường, 69/76 bệnh nhân (90%) có lượng bạch cầu >3500/mm3, chỉ 7/76 bệnh nhân (10%) có<br />
lượng bạch cầu < 3500/mm3, ñiều này khác biệt với những bệnh nhân nhiễm cúm A H5N1 hoặc bệnh<br />
nhân bị sốt xuất huyết thường có lượng bạch cầu thường giảm