Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ<br />
CỦA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN LIÊN TỤC Ở BỆNH NHÂN<br />
HẬU SẢN SUY ĐA CƠ QUAN<br />
Trần Thanh Linh*, Trần Đình Phùng*, Phan Thị Xuân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của điều trị thay thế thận liên tục (CRRT)<br />
ở bệnh nhân hậu sản suy đa cơ quan (SĐCQ).<br />
Đối tượng: Bệnh nhân hậu sản nhập khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (HSCC-BVCR) được<br />
chẩn đoán suy đa cơ quan trong 2 năm 2009 và 2010.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả.<br />
Kết quả: Trong 2 năm có 30 bệnh nhân hậu sản nhập khoa HSCC-BVCR, 25 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn<br />
SĐCQ đưa vào nhóm nghiên cứu, trong đó 10 bệnh nhân được điều trị bằng CRRT. Nguyên nhân dẫn đến<br />
SĐCQ thường gặp ở bệnh nhân hậu sản là tăng huyết áp thai kỳ (48%), kế đến là băng huyết sau sanh (24%) và<br />
nguyên nhân phối hợp của tăng huyết áp thai kỳ và băng huyết sau sanh (20%). Số cơ quan suy trung bình<br />
3,3±1,2. Điểm APACHE II và SOFA ngày thứ nhất vào HSCC khá cao tương ứng là 21,9±9,3 và 12,7±3,8.<br />
CRRT được thực hiện với kỹ thuật CVVH ở 40% số bệnh nhân, thời điểm bắt đầu lọc máu được tiến hành hầu<br />
hết trong 24 giờ đầu nhập khoa HSCC (14,3±7,1 giờ), thời gian lọc trung bình 48,5±14,8 giờ, tuổi thọ trung bình<br />
quả lọc 25,8±7,2 giờ. Kết quả cho thấy các chỉ số khám lâm sàng và cận lâm sàng đánh giá SĐCQ trước và sau<br />
CRRT cải thiện có ý nghĩa. Tỉ lệ tử vong 24%, băng huyết sau sanh có bệnh cảnh nặng nhất với tỉ lệ tử vong lên<br />
đến 50%.<br />
Kết luận: Nguyên nhân dẫn đến SĐCQ nhiều nhất ở bệnh nhân hậu sản là tăng huyết áp thai kỳ và băng<br />
huyết sau sanh. Số cơ quan suy trung bình 3,3±1,2. Điểm APACHE II và SOFA ngày thứ nhất vào HSCC<br />
tương ứng là 21,9±9,3 và 12,7±3,8. CRRT được thực hiện ở 40% số bệnh nhân, trong 24 giờ đầu nhập khoa<br />
HSCC. Tỉ lệ tử vong 24%. Cần có thêm những nghiên cứu để xác định chỉ định CRRT ở nhóm bệnh nhân hậu<br />
sản có SĐCQ.<br />
Từ khóa: Suy đa cơ quan, điều trị thay thế thận liên tục.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL CHARACTERISTICS, LABORATORY AND EFFECT OF CONTINUOUS RENAL<br />
REPLACEMENT THERAPY FOR POSTPARTUM PATIENTS WITH MULTIPLE ORGAN<br />
DYSFUNCTION SYNDROME.<br />
Tran Thanh Linh, Tran Dinh Phung, Phan Thi Xuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 476 - 481<br />
Objective: To observe clinical, laboratory characteristics and effect of Continuous Renal Replacement<br />
Therapy for postpartum patients with Multiple Organ Dysfunction Syndrome.<br />
Patients: Postpartrum patients were admitted to the ICU at Cho Ray hospital and diagnosed with MODS<br />
in 2009-2010.<br />
* Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BSCK1.Trần Thanh Linh ĐT: 0918168846<br />
<br />
476<br />
<br />
Email: thanhlinhcr@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Methods: Retrospective observational study.<br />
Results: For two years, there were 30 postpartum patients who were admitted to the ICU at Cho Ray<br />
hospital, of them 25 met inclusion criteria and 10 patients in this group were received CRRT. The most common<br />
cause of MODS in postpartum patients was pregnancy hypertension (48%), then postpartum hemorrhage (24%)<br />
and combination of pregnancy hypertension and postpartum hemorrhage (20%). The average number of organ<br />
failure was 3.3±1.2. APACHE II and SOFA score on the day of ICU admission were 21.9±9.3 and 12.7±3.8,<br />
respectively. 40% of patients received CRRT with CVVH mode, most of the patients were initiated CRRT on the<br />
first 24 hours of ICU admission (14.3±7.1), median time of hemofiltration was 48.5± 14.8 hours, median lifetime of a filter was 25.8±7.2 hours. The results showed a significant improvement on clinical and laboratory<br />
criteria evaluating MODS at the time of pre-CRRT and post-CRRT. Mortality rate was 24%, postpartum<br />
hemorrhage had the most serious illness with mortality rate was 50%.<br />
Conclusions: The most common cause of MODS in postpartum patients was pregnancy hypertension and<br />
then postpartum hemorrhage, the average number of organ failure was 3.3±1.2. APACHE II and SOFA score on<br />
the day of ICU admission were 21.9±9.3 and 12.7±3.8, respectively. CRRT was performed on the first 24 hours of<br />
ICU admission at 40% of the patients. Mortality rate was 24%. Further trials are needed to determine<br />
indications and timing of CRRT in postpartum patients with MODS.<br />
Key words: Multiple organ dysfunction syndrome, Continuous renal replacement therapy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Tỉ lệ bệnh nhân hậu sản điều trị tại khoa<br />
HSCC ở các nước phát triển chỉ chiếm ≤ 2%,<br />
nhưng tỉ lệ này lên đến ≥ 10% ở các nước đang<br />
phát triển và có tỉ lệ tử vong cao(1,8,9). Tử vong mẹ<br />
không những để lại ảnh hưởng nặng nề cho gia<br />
đình và cộng đồng, mà còn phản ánh thực trạng<br />
chăm sóc sức khỏe thai phụ và tình trạng kinh tế<br />
xã hội của quốc gia. Hàng năm, khoa HSCCBVCR tiếp nhận một số bệnh nhân hậu sản nặng<br />
từ các bệnh viện phụ sản, phần lớn là bệnh nhân<br />
SĐCQ. Trong những năm qua, điều trị thay thế<br />
thận liên tục (CRRT) được khuyến cáo áp dụng<br />
sớm cho những bệnh nhân suy đa cơ quan(2,4),<br />
tuy nhiên thời điểm cũng như chỉ định chưa<br />
được xác định rõ. Vì thế chúng tôi thực hiện<br />
nghiên cứu này như bước khảo sát đầu tiên, làm<br />
cơ sở cho việc thực hiện những nghiên cứu tiếp<br />
theo, nhằm đưa ra các chỉ định của CRRT dựa<br />
trên y học bằng chứng cho nhóm bệnh nhân hậu<br />
sản SĐCQ.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
và hiệu quả của CRRT ở bệnh nhân hậu sản suy<br />
đa cơ quan.<br />
<br />
Hồi cứu mô tả.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân hậu sản nhập vào khoa<br />
HSCC-BVCR trong 2 năm 2009 và 2010 đáp ứng<br />
đủ tiêu chuẩn SĐCQ. Chẩn đoán SĐCQ theo<br />
tiêu chuẩn của hội Hồi Sức Cấp Cứu và hội lồng<br />
ngực Hoa Kỳ(SCCM/ACCP) năm 1992.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Hồi cứu bệnh án để thu thập các dữ liệu:<br />
tuổi mẹ, tuổi thai, số lần sanh, tiền sử bệnh lý<br />
liên quan đến thai kỳ, tiền sử bệnh mạn tính,<br />
chẩn đoán xác định lúc nhập khoa HSCC, các<br />
thông số đánh giá suy đa cơ quan, điểm<br />
APACHE II và SOFA ngày nhập khoa, các dữ<br />
liệu liên quan đến CRRT, số ngày điều trị tại<br />
khoa HSCC và nằm viện, tỉ lệ tử vong.<br />
Điều trị thay thế thận liên tục:<br />
• Máy Diapact-CRRT, Máy Frisma flex.<br />
• Mode: CVVH.<br />
• Đường vào tĩnh mạch: chủ yếu tĩnh mạch<br />
bẹn.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
• Kháng đông: Heparin chỉnh liều theo<br />
<br />
477<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
APTT, theo dõi APTT mỗi 6 giờ.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
• Màng lọc: High flux, Acute.<br />
• Dịch lọc Hemosol hoặc tự pha.<br />
• Dịch thay thế 35ml/kg/giờ.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần<br />
mềm SPSS13.0. Giá trị p < 0,05 được xem có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
<br />
Trong 2 năm 2009 và 2010, có 30 bệnh nhân<br />
hậu sản nhập khoa HSCC-BVCR, trong đó 25<br />
trường hợp đủ tiêu chuẩn SĐCQ được đưa vào<br />
nhóm nghiên cứu. Trong nhóm nghiên cứu có<br />
10 bệnh nhân được điều trị bằng CRRT chiếm<br />
tỉ lệ 40%.<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân và chẩn đoán chính<br />
Đặc điểm<br />
Tổng số ca<br />
Nông thôn<br />
<br />
Tất cả<br />
25<br />
22<br />
<br />
Tăng HA thai kỳ<br />
12(48%)<br />
11<br />
<br />
Chảy máu<br />
6(24%)<br />
5<br />
<br />
Phối hợp<br />
5(20%)<br />
4<br />
<br />
N.khuẩn<br />
2(8%)<br />
2<br />
<br />
Thành phố<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Tuổi<br />
Tuổi thai (tuần)<br />
Số lần sanh<br />
Số ngày nằm ICU<br />
Số ngày nằm viện<br />
Điểm APACHE II<br />
<br />
30,2±6,1<br />
35,1±3<br />
2,1±1<br />
10,4±6,1<br />
16,1±7,9<br />
21,9±9,3<br />
<br />
29,4±5<br />
34,2±3<br />
2,1±1<br />
9,1±3<br />
14,8±6,1<br />
17,1±7,9<br />
<br />
33,5±6,1<br />
37,2±3,1<br />
2,5±1<br />
14±9,8<br />
17,3±13,7<br />
32,2±3<br />
<br />
28,4±6,9<br />
35,2±3<br />
2,1±1<br />
10,3±3<br />
15,2±6,2<br />
22,6±7,9<br />
<br />
23,5±5<br />
35,4±4,9<br />
2<br />
7,9±2,6<br />
16,1±6<br />
14,3±6<br />
<br />
%TV APACHE II<br />
<br />
44,7±27,9<br />
<br />
Tỉ lệ tử vong mẹ<br />
<br />
06(24%)<br />
<br />
1(8,3%)<br />
<br />
3(50%)<br />
<br />
2(40%)<br />
<br />
0<br />
<br />
Tại HSCC<br />
<br />
06<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
Điểm SOFA N1<br />
Số cơ quan suy<br />
Thở máy<br />
ARDS<br />
<br />
12,7±3,8<br />
3,3±1,2<br />
15(52%)<br />
12<br />
<br />
11,1±1,9<br />
2,7±0,8<br />
5<br />
4<br />
<br />
18,2±1,1<br />
4,7±0,8<br />
6<br />
3<br />
<br />
13,4±4<br />
3,6±1<br />
3<br />
3<br />
<br />
9,1±3<br />
2,5±0,7<br />
1<br />
2<br />
<br />
Sốc<br />
<br />
8<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
CRRT<br />
<br />
10<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
Sau HSCC<br />
<br />
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân từ nông thôn<br />
(88%), tuổi trung bình của mẹ 30,2±6,1 với tuổi<br />
thai trung bình tính theo tuần 35,1±3, thời gian<br />
nằm HSCC và số ngày nằm viện trung bình là<br />
10,4±6,1 và 16,1±7,9, tỉ lệ tử vong mẹ 24%(6<br />
trường hợp), điểm APACHE II, SOFA ngày 1<br />
nhập HSCC khá cao 21,9±9,3 và 12,7±3,8.<br />
Bảng 2: Bốn nhóm nguyên nhân chính gây suy đa cơ<br />
quan<br />
<br />
478<br />
<br />
Số ca (n)<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
Bệnh tăng HA do thai<br />
<br />
12<br />
<br />
48<br />
<br />
Tiền sản giật<br />
Sản giật<br />
HELLP<br />
Chảy máu<br />
<br />
6<br />
6<br />
8<br />
6<br />
<br />
24<br />
<br />
Nhiễm khuẩn<br />
<br />
Số ca (n)<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
2<br />
<br />
8<br />
<br />
Sau sẩy thai<br />
Thai chết lưu<br />
<br />
1<br />
<br />
Hậu sản<br />
<br />
1<br />
<br />
Phối hợp (THA do thai+chảy máu)<br />
<br />
5<br />
<br />
20<br />
<br />
Nhận xét: Hầu hết nguyên nhân gây SĐCQ<br />
phải nhập vào khoa là do Tăng huyết áp thai kỳ<br />
(48%), trong đó Tiền sản giật, Sản giật có tỉ lệ<br />
tương đương, hội chứng HELLP phần lớn nằm<br />
trong bệnh cảnh của Sản giật và Tiền sản giật<br />
nặng. Kế đến là nhóm Chảy máu và nhóm kết<br />
hợp của Tăng huyết áp do thai + Chảy máu<br />
tương ứng là 24% và 20%. Có một sự gia tăng có<br />
ý nghĩa về độ tuổi trung bình mẹ, tuổi thai, số<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
lần sanh, thời gian nằm HSCC, số ngày nằm<br />
viện, điểm APACHE II, điểm SOFA, số cơ quan<br />
suy và tỉ lệ tử vong (3/6 trường hợp tử vong)<br />
trong nhóm chảy máu so với các nhóm còn lại,<br />
tiếp theo là nhóm phối hợp của Tăng huyết áp<br />
thai kỳ và Chảy máu.<br />
Bảng 3: Phân loại cơ quan suy<br />
Cơ quan suy<br />
Hô hấp<br />
Tim mạch<br />
Huyết học<br />
Thận<br />
Thần kinh<br />
Gan<br />
<br />
Số ca (n)<br />
16<br />
7<br />
13<br />
18<br />
10<br />
23<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
64<br />
29<br />
52<br />
72<br />
41,5<br />
92<br />
<br />
Nhận xét: Suy chức năng gan chiếm tỉ lệ cao<br />
nhất 92%, kế đến là suy chức năng thận (72%) và<br />
suy hô hấp (64%), với số cơ quan suy trung bình<br />
trong nhóm nghiên cứu là 3,3±1,2 (thấp nhất là 2,<br />
cao nhất là 6).<br />
Bảng 4: Các thông số đánh giá suy đa cơ quan ngày 1<br />
Không<br />
Có CRRT<br />
CRRT<br />
Số ca<br />
25<br />
15(60%)<br />
10(40%)<br />
Glassgow<br />
9,3±4,9<br />
11,2±4,1<br />
6±3,9<br />
HAĐMTB (cmHg)<br />
7,5±3<br />
9,1±3<br />
6±2,4<br />
PaO2/FiO2<br />
244,3±135,8 272,4±149,4 195,7±101,2<br />
Hct<br />
26±5,9<br />
27.5±6,8<br />
23,5±3<br />
BC<br />
19,7±8<br />
19.1±7<br />
20,2±9,8<br />
TC<br />
82,4±51,7<br />
75,3±49,2<br />
94,8±56,7<br />
BUN (mg%)<br />
53,1±22,7<br />
41,8±16,2<br />
71,6±22,9<br />
Creatinin (mg%)<br />
3,5±2<br />
2,3±1,4<br />
5,4±2<br />
1007,4<br />
557,8<br />
1735,3<br />
AST(u/L)<br />
±1634,3<br />
±1097,2<br />
±2135,7<br />
ALT(u/L)<br />
471,2±545,5 214,7±275,9 898,3±625,6<br />
Bilirubin TP<br />
9,7±8,5<br />
11,3±9,8<br />
7,3±4,9<br />
(mg%)<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Nhóm chung<br />
<br />
Bảng 5: Một số đặc điểm của 2 nhóm có CRRT và<br />
không CRRT<br />
Số ca<br />
Glassgow<br />
Thở máy<br />
ARDS<br />
Sốc<br />
BUN<br />
Creatinin<br />
AST<br />
ALT<br />
<br />
Không CRRT Có CRRT<br />
P<br />
15<br />
10<br />
11,2±4,1<br />
6±3,9<br />
0,013<br />
7(46%)<br />
8(80%)<br />
0,045<br />
6(40%)<br />
6(60%)<br />
0,17<br />
2(13%)<br />
6(60%)<br />
0,0125<br />
41,8±16,2<br />
71,6±22,9<br />
0,0014<br />
2,3±1,4<br />
5,4±2<br />
0,002<br />
557,8±1097,2 1735,3±2135,7 0,079<br />
214,7±275,9 898,3±625,6<br />
0,007<br />
<br />
APACHE II<br />
SOFA<br />
Số cơ quan suy<br />
Tử vong mẹ<br />
Số ngày nằm<br />
HSCC<br />
Số ngày nằm viện<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Không CRRT<br />
16,5±8,5<br />
10,5±3,5<br />
3±1<br />
03<br />
9,4±3,1<br />
<br />
Có CRRT<br />
29,0±4,5<br />
16,0±2,0<br />
4,3±1<br />
03<br />
11,9±7,8<br />
<br />
15,5±6,2<br />
<br />
17,1±11,7<br />
<br />
P<br />
0,0002<br />
0,0001<br />
0,0023<br />
0,29<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả cho thấy có sự khác biệt<br />
có ý nghĩa giữa 2 nhóm có CRRT và không<br />
CRRT, ở nhóm CRRT các thông số đánh giá suy<br />
chức năng thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, gan,<br />
thận thì trầm trọng hơn ở nhóm không CRRT,<br />
tương tự số bệnh nhân phải thở máy, sốc, số cơ<br />
quan suy, điểm APACHE II, SOFA ngày thứ 1<br />
thì cao hơn nhiều ở nhóm CRRT. Tuy nhiên<br />
không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong, thời gian<br />
nằm HSCC và số ngày nằm viện giữa hai nhóm.<br />
Bảng 6: Điều trị với CRRT<br />
Tổng số<br />
Thời điểm bắt đầu CRRT<br />
(giờ sau nhập ICU)<br />
Số đợt<br />
Tổng thời gian CRRT(giờ)<br />
Số quả lọc sử dụng cho 1 b/nhân<br />
Tuổi thọ quả lọc(giờ)<br />
Tử vong/CRRT<br />
<br />
10<br />
14,3±7,1(7 ; 24)<br />
01<br />
48,5±14,8(14 ; 74)<br />
2,4±1(1 ; 4)<br />
25,8±7,2(14 ; 44)<br />
03(30%)<br />
<br />
Bảng 7: Thay đổi các thông số sau CRRT<br />
Thông số<br />
Trước CRRT Sau CRRT<br />
Glassgow<br />
6±3,9<br />
11,2±5,8<br />
HAĐMTB (cmHg)<br />
6±2,4<br />
7,1±1,2<br />
Creatinin (mg%)<br />
5,4±2<br />
2±0,6<br />
BUN (mg%)<br />
71,6±22,9<br />
44±23,6<br />
AST<br />
1735,3±2135,7 288,2±489,6<br />
ALT<br />
898,3±625,6 240,9±448,1<br />
Bilirubin TP<br />
7,3±4,9<br />
4,9±4<br />
(mg%)<br />
PaO2/FiO2<br />
195,7±101,2 393,5±169,7<br />
Hct<br />
23,5±3<br />
28,8±4,5<br />
TC<br />
94,8±56,7<br />
183,4±22,9<br />
<br />
p<br />
0,04<br />
0,15<br />
0.001<br />
0,02<br />
0,03<br />
0,01<br />
0,15<br />
0,0004<br />
0,0003<br />
0,003<br />
<br />
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân được bắt đầu<br />
điều trị thay thế thận trong vòng 24 giờ đầu<br />
nhập HSCC, số đợt điều trị là 1 và thời gian<br />
trung bình lọc 48,5±14,8 giờ, tuổi thọ trung bình<br />
quả lọc 25,8±7,2 giờ. Kết quả cho thấy các chỉ số<br />
khám lâm sàng và cận lâm sàng đánh giá SĐCQ<br />
trước và sau CRRT cải thiện có ý nghĩa.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
479<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tăng huyết áp thai kỳ là nguyên nhân hàng<br />
đầu gây suy đa cơ quan 48%, kế đến là băng<br />
huyết sau sanh 24% và kết hợp của chảy máu và<br />
tăng huyết áp do thai 20%, kết quả này khá phù<br />
hợp với nghiên cứu tại Havana, Cuba(6) và<br />
Leung NYW tại bệnh viện khu vực Hong<br />
Kong(5), tăng huyết áp do thai bệnh ít nặng hơn,<br />
đòi hỏi thở máy ít hơn, số cơ quan suy thấp hơn<br />
và tỉ lệ tử vong cũng thấp hơn 8,3%(1/12 bệnh).<br />
Trong khi đó mức độ bệnh nặng nhất ở nhóm<br />
băng huyết sau sanh với tỉ lệ tử vong cao nhất<br />
50% (3/6 bệnh) và có liên quan với tuổi trung<br />
bình mẹ cao 37 ± 3 tuổi và số lần sanh cao hơn<br />
nhóm khác 2,5 ± 1.<br />
Điểm APACHE II và phần trăm tỉ lệ tử vong<br />
tiên đoán vượt mức so với tỉ lệ tử vong mẹ thực<br />
tế trong nhóm nghiên cứu, điều này phù hợp<br />
với một vài nghiên cứu đã được công bố(6,3,7).Có<br />
vài lý do có thể giải thích, do sự thay đổi các<br />
thông số sinh lý như nhịp tim, tần số hô hấp, thể<br />
tích máu, Hct, pH máu…do quá trình mang thai<br />
gây ra làm tăng giả tạo thang điểm, ngoài ra một<br />
số rối loạn sinh lý xảy ra ở bệnh nhân sản khoa<br />
nặng có thể được giải quyết tự nhiên sau đó khi<br />
mà thai kỳ đã được chấm dứt(9).<br />
Kỹ thuật CVVH được thực hiện hầu hết 24<br />
giờ đầu nhập HSCC, tuy nhiên đa số bệnh nhân<br />
nhập khoa đã mất một khoảng thời gian điều trị<br />
tại các bệnh viện sản khoa trước khi chuyển đến<br />
khoa HSCC-BVCR do đó thời điểm từ lúc suy đa<br />
cơ quan đến khi thực hiện được CRRT thực tế<br />
dài hơn nhiều. Chỉ định CRRT chưa có sự thống<br />
nhất đa phần còn phụ thuộc vào nhận định của<br />
bác sĩ cũng như điều kiện kinh tế của bệnh nhân.<br />
Thời gian cho một đợt lọc máu và thời điểm bắt<br />
đầu lọc máu lần sau chưa được nhất quán còn<br />
phụ thuộc cảm tính của bác sĩ điều trị.<br />
Sự cải thiện có ý nghĩa các chỉ số khám lâm<br />
sàng và cận lâm sàng đánh giá suy đa cơ quan<br />
trước và sau CRRT cũng như tỉ lệ tử vong thấp<br />
so với vài nghiên cứu suy đa cơ quan ở bệnh<br />
nặng có thai(6,3,7) cho thấy hiệu quả của điều trị<br />
thay thế thận liên tục.<br />
<br />
480<br />
<br />
Mặc dù không có sự khác biệt số tử vong,<br />
thời gian nằm HSCC và số ngày nằm viện giữa<br />
hai nhóm được điều trị bằng thay thế thận liên<br />
tục và không được điều trị bằng thay thế thận<br />
liên tục, tuy nhiên trong 3 trường hợp tử vong<br />
thuộc nhóm CRRT tất cả điều bị ngừng tim<br />
trước nhập khoa. Mặc khác các thông số đánh<br />
giá suy đa cơ quan ngày thứ nhất nhập HSCC<br />
thì trầm trọng hơn nhiều ở nhóm CRRT, cũng<br />
như các yếu tố tiên lượng nặng như thở máy,<br />
sốc, số cơ quan suy, điểm APACHE II, điểm<br />
SOFA ngày thứ 1 thì cao hơn nhiều ở nhóm<br />
CRRT.<br />
06 bệnh nhân tử vong trong nhóm nghiên<br />
cứu tương đương 24% cao hơn trong các nghiên<br />
cứu ở quốc gia đang phát triển trong nghiên cứu<br />
của Afessa và cộng sự tại Florida 2,7%(1), nhưng<br />
thấp hơn trong nhóm nghiên cứu tại Enrique<br />
Cabrera General Teching Hospital, Havana,<br />
Cuba là 50%(6), tuy nhiên trong 02 nhóm nghiên<br />
cứu trên thì không có đề cập đến can thiệp điều<br />
trị. Tỉ lệ này cũng thấp nếu so với tỉ lệ tử vong<br />
của các nguyên nhân gây suy đa cơ quan khác<br />
tại HSCC 40-100%. Tất cả bệnh tử vong đều có<br />
số cơ quan suy ≥ 5, giống như các nguyên nhân<br />
gây suy đa cơ quan khác với số cơ quan suy 5,6<br />
cơ quan tỉ lệ tử vong gần 100%.<br />
Qua những kết quả trên chúng tôi đề nghị:<br />
(1) Bệnh nhân hậu sản có suy đa cơ quan cần<br />
sớm được chuyển đến đơn vị hồi sức tích cực.<br />
(2) Nên mạnh dạn tiến hành CRRT sớm với<br />
những bệnh nhân hậu sản có số cơ quan suy từ<br />
3-5 cơ quan. (3) Cần có một qui trình thống nhất<br />
về chỉ định CRRT, thời gian 1 lần lọc, thời điểm<br />
bắt đầu lọc lần sau, cũng như thời gian tối ưu sử<br />
dụng quả lọc để đạt hiệu quả lọc tốt nhất.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nguyên nhân dẫn đến suy đa cơ quan ở<br />
bệnh nhân hậu sản thường gặp nhất là tăng<br />
huyết áp thai kỳ, tiếp theo đó là băng huyết sau<br />
sanh. Bệnh cảnh của nhóm băng huyết sau sanh<br />
là nặng nề nhất và tử vong trong nhóm này là<br />
cao nhất (50%). Số cơ quan suy trung bình 3,3 ±<br />
1,2. Điểm APACHE II và SOFA ngày thứ nhất<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />