Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN<br />
LƯỢNG TỬ VONG TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM<br />
Phùng Nguyễn Thế Nguyên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề- Mục tiêu: Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em có<br />
tỷ lệ tử vong còn rất cao nhất là trong nước. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng,<br />
cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tiên lượng của bệnh lý này ở trẻ em.<br />
Phương Pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả có phân tích trên 65 trẻ sốc nhiễm khuẩn nhập<br />
nhập khoa Hồi sức, Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 9/2008 đến 8/2010.<br />
Kết quả: Đa số trẻ dưới 5 tuổi (81,5%), nam chiếm 44,6%. Vị trí nhiễm khuẩn đa số là tiêu hóa (44,6%) và<br />
hô hấp (43,1%). Các biểu hiện hội chứng đáp ứng việm toàn thân có tỷ lệ cao. Hầu hết trẻ nhập viện trong tình<br />
trạng rất nặng 86,2% rối loạn tri giác, 87,7% sốc mất bù, 86,4% sốc lạnh 55,4% phải giúp thở hay bóp bóng lúc<br />
nhập viên, chỉ số Prism cao. 69,2% bệnh nhân có toan với pH ≤ 7.35 và 33,2% có toan nặng, trị số kiềm thiếu<br />
dịch ngoại bào là 15,36 ± 6,6 mmol/l, lactate tại thời điểm nhập viên cao 6,08 ± 3,92 mmol/l, và không khác biệt<br />
giữa nhóm sống và tử vong. Lactate máu tại thời điểm 6 giờ và 24 giờ thấp ở nhóm sống (4,19 ± 2,45 mmol/l) so<br />
với nhóm tử vong (6,77 ± 3,68 mmol/l). Ở thời điểm chẩn đoán 98,4% TQ và 47,7% TCK kéo dài, 12,3% giảm<br />
Fibrinogen < 1 g/dl và 53,8% D-Dimer dương tính. 41,5% có rối loạn chức năng gan, 40% có rối loạn chức<br />
năng thận. Lượng dịch trong giờ đầu tiên trung bình là 33,38 ± 16,7 ml/kg. Thuốc vận mạch được dùng nhiều<br />
nhất là dopamine (86,2%), kế đến là dobutamin (70,8%), noradrenaline (33,8%) và adrenaline (1,5%). Tỷ lệ tử<br />
vong sau 24 giờ cao (33,2%) và các yếu tố liên quan tử vong bao gồm phải giúp thở lúc nhập viện, chỉ số prism,<br />
khả năng thải trừ lactate, creatinnin tăng và fibrinogen giảm.<br />
Kết luận: Đa số trẻ nhập viện trong tình trạng rất nặng, sốc mất bù, nhiều cơ quan bị ảnh hưởng. Tỷ lệ tử<br />
vong sau 24 giờ còn cao. Điều trị có tích cực hơn so với trước đây, tuy nhiên còn nhiều điều trị chưa kịp thời<br />
theo khuyến cáo hiện nay.<br />
Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF CLINICAL SIGNS, LABORATORIES AND SOME FACTORS INVOLVED<br />
WITH MORTALITY IN PEDIATRIC SEPTIC SHOCK<br />
Phung Nguyen The Nguyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 200 - 208<br />
Background- objectives: Mortality of pediatric septic shock is high although its development in diagnosis<br />
and treatment. Objectives are to determine the rate of clinical signs, laboratories and some factors involved with<br />
mortality in pediatric septic shock.<br />
Methods Prospective, descriptive and analytic study, 65 cases with septic shock in PICU and ED of<br />
Children Hospital No1 from 9/2008 to 8/2010.<br />
Results: Most of cases were under 5 year old (81.5%), male was 44.6% and most of the site of infection were<br />
intestinal tract and pneumonia. All of cases were admitted with very severe condition, 86,2% with<br />
* Bộ môn Nhi, Đại học Y dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc : ThS.BS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên Điện thoại: 0989043858 Email: phungthenguyen@yahoo.com<br />
<br />
200<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
unconsiousness, decompensated shock 87.7%, cold shock 86.4%, 55.4% was intubated immidiatelly addmission,<br />
Prism index was high. 69.2% cases had acidosis with pH ≤ 7.35 in which 33.2% with severe acidosis, defect base<br />
excess 15.36 ± 6.6 mmol/l, lactate at adminission is 6.08 ± 3.92 mmol/l, Lactate at 6 hours and 24 hours after<br />
resuscitaion were lower in survivals (4.19 ± 2.45 mmol/l) than nonsurvivals (6.77 ± 3.68 mmol/l). 98.4% and<br />
47.7% caces had prolonged TQ and TCK, 12.3% cases with Fibrinogen < 1 g/dl 53.8% cases with positive DDimer dương tính. 41.5% cases had hepatic dysfunction, 40% with renal dysfunction. The average of fluid for<br />
first hours was 33.38 ± 16.7 ml/kg. The rate of vasopressor was dopamine (86.2%), next dobutamine (70.8%),<br />
and noradrenalin (33.8%) then adenalin (1.5%). The mortality after 24 hours was high (33.2%) and some factors<br />
involve with mortality admited intubation, high prism, decreased in lactater clereance, increased creatinnin and<br />
decreased fibrinogen.<br />
Conclusion: Most of cases were admitted with serious condition, decompensated shock, many organ<br />
affected. mortality was high. Some treaments such as fluid rate, vasopressor, antibiotic were unsuitable according<br />
to recomendation currently.<br />
Keywords: sepsis, septic shock.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em có tỷ lệ tử vong<br />
cao, nhất là khi diễn tiến đến sốc nhiễm khuẩn<br />
(SNK). Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp<br />
cải thiện tiên lượng. Tuy vậy, chẩn đoán và điều<br />
trị sớm gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ tử vong trong<br />
SNK ở các nước phát triển khoảng 30-50%, trong<br />
khi vẫn còn cao ở các nước đang phát triển. Một<br />
số nghiên cứu SNK tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ tử<br />
vong từ 60-80%(10,22). Khoảng 20 năm trở lại, có<br />
nhiều hướng dẫn chẩn đoán và điều trị thống<br />
nhất của các hội Hồi sức Cấp cứu châu Âu và của<br />
Mỹ nhằm cải thiện tiên lượng bệnh(5,11). Những<br />
hướng dẫn này đang được áp dụng rộng rãi trên<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát các biểu hiện lâm sàng, cận lâm<br />
sàng, kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan<br />
đến tử vong trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ được<br />
điều trị > 24 giờ tại khoa Hồi sức, Cấp cứu Bệnh<br />
viện Nhi đồng 1.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
- Xác định tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng, cận<br />
lâm sàng và kết quả điều trị<br />
- Nhận xét hồi sức bằng dịch và vận mạch<br />
trong điều trị sốc nhiễm khuẩn<br />
- Mô tả các yếu tố tiên lượng tử vong trong<br />
sốc nhiễm khuẩn.<br />
<br />
toàn thế giới, khoảng 5 năm năm gần đây đã và<br />
<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
<br />
đang được ứng dụng tại các khoa hồi sức cấp cứu<br />
<br />
Tất cả trẻ nhập khoa Cấp cứu - Hồi sức<br />
bệnh viện Nhi đồng 1 trong thời gian từ tháng<br />
9/2008 đến tháng 8/2010 được chẩn đoán SNK<br />
(bao gồm rối loạn chức năng tuần hoàn và tình<br />
trạng nhiễm khuẩn) theo tiêu chuẩn về chẩn<br />
đoán SNK đã thống nhất của Hội thảo Quốc tế<br />
về NKH năm 2002:<br />
<br />
trong nước. Trong tình hình đó, chúng tôi thực<br />
hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm<br />
lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và một số<br />
yếu tố liên quan tử vong trong sốc nhiễm khuẩn<br />
trẻ em được điều trị tại khoa Hồi sức, Cấp cứu<br />
Bệnh viện Nhi đồng 1.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiền cứu, mô tả có phân tích<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Rối loạn chức năng tuần hoàn<br />
Dù đã truyền dung dịch đẳng trường ≥ 40<br />
ml/kg/giờ mà vẫn:<br />
- Giảm huyết áp HOẶC<br />
<br />
201<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
- Cần dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết<br />
áp trong giới hạn bình thường với liều Dopamine<br />
> 5 μg/kg/phút hay dobutamine, epinephrine và<br />
norepinephrine ở bất cứ liều nào HOẶC<br />
Có 2 trong các tiêu chuẩn sau:<br />
- Toan chuyển hóa: BE < - 5 mEq/l<br />
- Tăng lactate máu động mạch > 2 lần giới<br />
hạn bình thường<br />
- Thể tích nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ<br />
<br />
Nhiễm khuẩn nghi ngờ hay đã rõ (qua cấy<br />
dương tính, nhuộm gram, hay PCR) do bất kỳ<br />
tác nhân nào hay có hội chứng lâm sàng có<br />
nhiều khả năng do nhiễm khuẩn. Bằng chứng<br />
của nhiễm khuẩn được phát hiện qua khám<br />
lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh hay xét nghiệm<br />
(hiện diện bạch cầu ở dịch bình thường vô<br />
khuẩn, thủng tạng rỗng, viêm phổi, tử ban).<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
<br />
- Thời gian đổ đầy mao mạch > 5 giây.<br />
- Nhiệt độ ngoại biên thấp hơn nhiệt độ trung<br />
tâm > 30C<br />
<br />
Trẻ < 2 tháng<br />
Có bệnh tim bẩm sinh tím.<br />
Trẻ có suy cơ quan trước khi nhiễm khuẩn<br />
huyết.<br />
<br />
Tình trạng nhiễm khuẩn<br />
Bao gồm:<br />
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân + bằng<br />
chứng nhiễm khuẩn.<br />
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (theo tiêu<br />
chuẩn đã thống nhất của Hội thảo Quốc tế về<br />
nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em năm 2002): có ít nhất<br />
2 trong các biểu hiện sau, trong đó phải có tiêu<br />
chuẩn về thân nhiệt hay bạch cầu trong máu.<br />
- Sốt > 38o5 hay hạ thân nhiệt < 36oC.<br />
- Nhịp tim nhanh, là nhịp tim > 2 SD so với<br />
tuổi khi không có các kích thích bên<br />
ngoài, thuốc hay kích thích đau hay nhịp<br />
tim nhanh kéo dài trong thời gian 0,5-4<br />
giờ mà không giải thích được. Hoặc nhịp<br />
tim chậm ở trẻ nhũ nhi, được định nghĩa<br />
là nhịp tim < 10 percentile so với tuổi khi<br />
không có kích thích phó giao cảm, thuốc<br />
ức chế β, bệnh tim bệnh sinh, hoặc nhịp<br />
tim chậm không rõ nguyên nhân trong<br />
thời gian 30 phút.<br />
- Nhịp thở nhanh, định nghĩa là nhịp thở ><br />
2 SD so với tuổi hay thông khí cơ học do<br />
bệnh lý cấp và không do bệnh lý thần<br />
kinh cơ hay gây mê.<br />
- Bạch cầu non (band neutrophil) > 10%<br />
hay trẻ có bạch cầu trong máu tăng hay giảm<br />
theo tuổi.<br />
<br />
202<br />
<br />
Bằng chứng nhiễm khuẩn<br />
<br />
Trẻ được chẩn đoán SNK, được điều trị ở<br />
tuyến trước mà lúc nhập bệnh viện Nhi đồng 1<br />
đã có huyết động ổn định.<br />
Tử vong trước 24 giờ theo dõi.<br />
Sốc do nguyên nhân khác<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Tất cả bệnh nhân được chọn vào lô nghiên<br />
cứu sẽ được thực hiện các xét nghiệm, tiến<br />
hành điều trị và theo dõi cho đến khi xuất viện<br />
hay tử vong.<br />
Dữ liệu được thu thập bằng bệnh án mẫu<br />
thống nhất.<br />
Xét nghiệm được thực hiện tại khoa xét<br />
nghiệm sinh hóa bệnh viện Nhi đồng 1<br />
Xử lý số liệu bằng phần mêm SPSS 17.<br />
So sánh trung bình của các biến số định<br />
lượng giữa các nhóm bằng phép kiểm t-test. So<br />
sánh tỉ lệ của các biến số định tính bằng phép<br />
kiểm Chi bình phương (λ2). Sự khác biệt có ý<br />
nghĩa khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Có 65 bệnh nhi thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu<br />
trong thời gian trên. 44,6% trẻ nam, 40% trẻ<br />
nhũ nhi, 41,5% từ 1-5 tuổi. 44,6% ở thành phố<br />
Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm dân số, lâm sàng, cận lâm sàng và<br />
kết quả điều trị<br />
<br />
Bảng 2: Phân tích các yếu tố liên quan tử vong<br />
Tử (n =21)<br />
<br />
Sống (n =44)<br />
<br />
P<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Tuổi (tháng)<br />
34,5 ± 41,9<br />
Giới tính (nam/nữ)<br />
44,6/53,4%<br />
Tiêu hóa<br />
44,6<br />
Vị trí<br />
Hô hấp<br />
43,1<br />
nhiễm<br />
Da, mô mềm<br />
4,5<br />
khuẩn<br />
Phúc mạc<br />
3,1<br />
(%)<br />
Máu<br />
4,6<br />
Nhiệt độ > 38,5oC<br />
67,7%<br />
Mạch nhanh<br />
89,2%<br />
Lâm<br />
Mạch không bắt được/nhẹ<br />
30,8/69,2%<br />
sàng<br />
Thở nhanh<br />
72,3%<br />
Thời gian phục hồi da > 5 giây<br />
35,4%<br />
Giảm<br />
35,4%<br />
Không đo được<br />
52,3%<br />
Huyết<br />
áp tâm<br />
Loại sốc (lạnh/ấm)<br />
84,6/15,4%<br />
thu<br />
Giai đoạn sốc (còn bù/mất bù)<br />
12,3/87,7%<br />
Rối loạn tri giác<br />
86,2%<br />
Hct (%)<br />
32,8 ± 6,7<br />
Bạch cầu (/mm3)<br />
19.911 ± 23.405<br />
Tiểu cầu (/mm3)<br />
256.683 ± 1.531<br />
PT (giây)<br />
26,26 ± 15,59<br />
TCK (giây)<br />
54,49 ± 30,11<br />
INR<br />
2,28 ±1,27<br />
Fibrinogen (g/l)<br />
3,17 ±3,96<br />
D-dimer (+) %<br />
53,8<br />
Cận<br />
SGOT (UI/L)<br />
749,05 ± 23018,24<br />
lâm sàng<br />
SGPT (UI/L)<br />
448,69 ± 1998,00<br />
Bilirubin toàn phần (mg%)<br />
0,79 ± 1,51<br />
Creatinin (mg%)<br />
1,08 ±0,67<br />
pH máu<br />
7,25 ± 0,17<br />
Kiềm thiếu (BE)<br />
15,36 ± 6,6<br />
Đường huyết (mg%)<br />
108,31 ± 88,24<br />
Prism<br />
21,74 ± 8,4<br />
Lactate máu lúc nhập viện<br />
6,08 ± 3,92<br />
(mmol/l)<br />
Tổng dịch (ml/kg)<br />
84,5 ± 42,21<br />
Loại dịch ban đầu: điện<br />
Điều trị<br />
98,5/1,5%<br />
giải/keo<br />
Phối hợp dung dịch keo<br />
47,7%<br />
< 40 ml/kg<br />
58,33%<br />
40 ml/kg<br />
26,2%<br />
> 40 ml/kg<br />
21,5%<br />
Tổng<br />
Dopamine<br />
78,5%<br />
dịch giờ<br />
Dobutamine<br />
43,1%<br />
đầu<br />
Adrenaline<br />
1,5%<br />
Noradrenaline<br />
12,3%<br />
Giúp thở<br />
55,4%<br />
<br />
Tuổi (tháng)<br />
<br />
24 ± 34<br />
<br />
39 ± 44<br />
<br />
0,19<br />
<br />
Nhiệt độ (oC)<br />
<br />
38,25 ± 1,38<br />
<br />
38,69 ± 1,89<br />
<br />
0,3<br />
<br />
176 ± 29<br />
<br />
177 ± 32<br />
<br />
0,87<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Biến số<br />
<br />
Mạch (lần/phút)<br />
Huyết áp (mmHg)<br />
CRT > 5 giây<br />
<br />
40,71 ± 46,34 33,84 ± 36,69<br />
33,3<br />
<br />
Sốc lạnh (%)<br />
Rối loạn tri giác (%)<br />
Hct (%)<br />
3<br />
<br />
Bạch cầu (/mm )<br />
Tiểu cầu (/mm3)<br />
PT (giây)<br />
TCK (giây)<br />
INR<br />
Fibrinogen (g/l)<br />
D-dimer<br />
<br />
36,4<br />
<br />
0,52<br />
0,81<br />
<br />
81<br />
<br />
86,4<br />
<br />
0,57<br />
<br />
95,2<br />
<br />
81,8<br />
<br />
0,14<br />
<br />
30,91 ± 6,02<br />
<br />
33,79 ± 6,99<br />
<br />
0,095<br />
<br />
18505 ± 29236 20258 ± 20405 0,77<br />
237352 ± 1<br />
<br />
265909 ± 1<br />
<br />
0,53<br />
<br />
28,6 ±14,09<br />
<br />
25,14 ± 16,3<br />
<br />
0,4<br />
<br />
52,38 ± 26,53 56,42 ± 30,89<br />
<br />
0,6<br />
<br />
2,75 ± 1,84<br />
<br />
2,07 ±0,82<br />
<br />
0,11<br />
<br />
1,87 ±1,19<br />
<br />
3,24 ±1,8<br />
<br />
0,005<br />
<br />
66,7%<br />
<br />
47,7%<br />
<br />
0,15<br />
<br />
SGOT (UI/L)<br />
<br />
1172,05<br />
±3305,57<br />
<br />
547,16<br />
±1669,61<br />
<br />
0,3<br />
<br />
SGPT (UI/L)<br />
<br />
336,19<br />
±653,35<br />
<br />
502,39<br />
±2394,56<br />
<br />
0,7<br />
<br />
0,77 ±1,04<br />
<br />
0,8 ±1,7<br />
<br />
0,95<br />
<br />
1,37 ±0,85<br />
<br />
0,95 ± 0,52<br />
<br />
0,015<br />
<br />
Bilirubin toàn<br />
phần (mg%)<br />
Creatinin (mg%)<br />
pH máu<br />
<br />
7,22 ± 0,21<br />
<br />
7,23 ± 0,16<br />
<br />
0,18<br />
<br />
Kiềm thiếu (BE)<br />
<br />
16,41 ±7,78<br />
<br />
14,86 ± 5,97<br />
<br />
0,38<br />
<br />
Đường huyết (mg%)<br />
<br />
131,62 ±<br />
102,48<br />
<br />
96,93 ± 79,21<br />
<br />
0,14<br />
<br />
Prism<br />
<br />
27,19 ± 5,66<br />
<br />
Lactate máu lúc nhập<br />
viện (mmol/l)<br />
<br />
5,97 ± 3,23<br />
<br />
6,13 ±4,07<br />
<br />
0,83<br />
<br />
Lactate máu lúc 6 giờ<br />
sau (mmol/l)<br />
<br />
6,77 ± 3,68<br />
<br />
4,19 ± 2,45<br />
<br />
0,07<br />
<br />
Lactate máu lúc 24<br />
giờ sau (mmol/l)<br />
<br />
8,09 ± 4,81<br />
<br />
3,84 ± 2,36<br />
<br />
0,01<br />
<br />
19,14 ± 8,29 0,0001<br />
<br />
Tổng dịch (ml/kg)<br />
<br />
99,28 ± 52,77<br />
<br />
77,5 ± 34,63<br />
<br />
0,051<br />
<br />
Liều dopamine tối đa<br />
(µg/kg/phút)<br />
<br />
11,67 ± 2,7<br />
<br />
10,04 ± 3,38<br />
<br />
0,36<br />
<br />
Liều dobutamine tối<br />
đa (µg/kg/phút)<br />
<br />
10,14 ± 2,49<br />
<br />
9,37 ± 2,46<br />
<br />
0,069<br />
<br />
Liều norepinephrine<br />
tối đa (µg/kg/phút)<br />
<br />
1,83 ± 2,03<br />
<br />
0,94 ± 0,63<br />
<br />
0,19<br />
<br />
Có dùng dopamine<br />
trong 6 giờ đầu (%)<br />
<br />
95,2<br />
<br />
70,5<br />
<br />
0,026<br />
<br />
Có dùng dobutamine<br />
trong 6 giờ đầu (%)<br />
<br />
61,9<br />
<br />
31,4<br />
<br />
0,034<br />
<br />
Có dung noradrenalin<br />
trong 6 giờ đầu (%)<br />
<br />
19<br />
<br />
9,1<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Giúp thở lúc nhập<br />
viện (%)<br />
<br />
81<br />
<br />
25<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
203<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Hiệp hội Hồi sức Tích cực của Mỹ đang được vận<br />
dụng nhằm làm giảm tử vong của bệnh lý này(11).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Lâm sàng, cận lâm sàng<br />
Đa số trẻ trong nghiên cứu < 5 tuổi (81,5%),<br />
trong đó nhũ nhi là 40,5%, trẻ từ 1- 5 tuổi là<br />
41,5%. Đa số các nghiên cứu nhiễm khuẩn huyết<br />
và sốc nhiễm khuẩn đều cho thấy trẻ nhỏ là đối<br />
tượng chính của bệnh lý nhiễm khuẩn này(6,10,12)<br />
Nghiên cứu sốc nhiễm khuẩn năm 2000-2002 của<br />
chúng tôi tại bệnh viện Nhi đồng 2 cũng cho thấy<br />
sơ sinh, nhũ nhi và trẻ nhỏ là các đối tượng mắc<br />
bệnh chính(12). Ngõ vào thường là từ đường tiêu<br />
hóa và hô hấp. Hầu hết bệnh nhân mắc phải<br />
nhiễm khuẩn từ cộng đồng. Chúng tôi nghiên<br />
cứu tại khoa hồi sức nhi và không ghi nhận<br />
trường hợp nào nhiễm khuẩn bệnh viện do các<br />
can thiệp thủ thuật gây sốc nhiễm khuẩn.<br />
Tất cả các trẻ nhập viện trong tình trạng rất<br />
nặng. Sốc mất bù 87,7%, trong đó 30,8% không có<br />
mạch và huyết áp không đo được 52,3%. Các<br />
nghiên cứu trước đây cũng nhận thấy trẻ bị sốc<br />
nhiễm khuẩn nhập viện trong tình trạng rất<br />
nặng. Năm 2002 -2003 tại Bệnh Viện Nhi đồng 2,<br />
32,4% trẻ nhập viện không có mạch. Năm 2006<br />
tại Bệnh Viện nhi đồng 1 trên 107 ca nhiễm<br />
khuẩn huyết tại khoa cấp cứu, 53,27% trẻ sốc<br />
nhiễm khuẩn mất bù(6). Năm 2005 tại Viện Nhi,<br />
trên 49 trường hợp sốc nhiễm khuẩn, 24,5%<br />
huyết áp không đo được và 74,5% huyết áp<br />
giảm(10). Tổng kết 6 năm (2002-2008) điều trị tại<br />
khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy<br />
81,5% sốc mất bù hay không hồi phục(22). Các kết<br />
quả này cho thấy, gia đình bệnh nhi thường đưa<br />
trẻ đến nhập viện trể, hay chuyển viện còn chưa<br />
an toàn, hoặc chẩn đoán và nhận biết sốc trể để<br />
trẻ sốc kéo dài, mất bù.<br />
Diễn tiến từ sốc còn bù đến sốc mất bù là một<br />
quá trình kéo dài có thể tính bằng giờ; tuy nhiên<br />
diễn tiến từ sốc mất bù đến ngưng tim được tính<br />
bằng phút. Do vậy chẩn đoán sớm khi sốc còn bù<br />
là quan trọng nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong.<br />
Trong những năm gần đây đặc biệt từ năm 2008<br />
khuyến cáo chẩn đoán và hướng dẫn điều trị<br />
thống nhất của hiệp hội hồi sức tích cực châu Âu,<br />
<br />
204<br />
<br />
Các biểu hiện lâm sàng giúp chẩn đoán sốc<br />
khác cũng có tỷ lệ cao, thời gian phục hồi da kéo<br />
dài, chi lạnh, rối loạn tri giác, toan chuyển hóa và<br />
suy hô hấp nặng. Tất cả cho thấy trẻ nhập viện<br />
trong tình trạng rất nặng. Chúng tôi nhận thấy<br />
tình trạng lâm sàng không khác nhau giữa nhóm<br />
sống và tử vong (trừ trẻ cần được giúp thở), do<br />
tình trạng trẻ ở cả hai nhóm đều rất nặng. Cũng<br />
như chúng tôi đang áp dụng hồi sức tích cực cho<br />
trẻ. Chẩn đoán sớm sốc nhiễm khuẩn vẫn còn là<br />
vấn đề quan trọng, cũng như chẩn đoán sớm tình<br />
trạng nhiễm khuẩn để không diễn tiến đến sốc<br />
nhiễm khuẩn. Cần có những chương trình, khóa<br />
học giúp chẩn đoán sớm bệnh lý này.<br />
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán sốc: 69,2%<br />
bệnh nhân có toan với pH ≤ 7.35 và 33,2% có toan<br />
nặng, trị số kiềm thiếu dịch ngoại bào là 15,36 ±<br />
6,6 mmol/l. Lactate trung bình rất cao 6,08 ± 3,92<br />
mmol/l. Nghiên cứu của Bùi Quốc Thắng cho<br />
thấy 60,76% trẻ sốc có thay đổi pH máu và trị số<br />
này giúp chẩn đoán sốc(6). Lactate máu cao ở trẻ<br />
sốc nhiễm khuẩn so với trẻ không sốc và lactate<br />
máu tăng cao ở nhóm nhiểm khuẩn huyết tử<br />
vong hơn nhóm sống. Trong nghiên cứu chúng<br />
tôi, lactate tăng cao tuy nhiên không khác biệt giữ<br />
nhóm sống và tử vong do tình trạng trẻ sốc nặng<br />
trong nghiên cứu này. Tuy nhiên theo dõi thay<br />
đổi lactate máu giúp tiên lượng bệnh(18). Các<br />
nghiên cứu khác cũng cho thấy diễn tiến của<br />
lactate máu có ý nghĩa tiên lượng hơn lactate<br />
máu tại một thời điểm.<br />
Các xét nghiệm giúp đánh giá chức năng các<br />
cơ quan cho thấy: có 12,3% trường hợp tiểu cầu<br />
giảm (< 80.000/mm3) lúc nhập viện, tuy nhiên<br />
không khác biệt giữa nhóm sống và tử vong (p =<br />
0,1). Tại thời điểm 6 giờ, có 44,3% trường hợp tiểu<br />
cầu giảm, trong đó có 15 trẻ (71,4%) trong nhóm<br />
tử vong và 29,5% trong nhóm sống (p = 0,001).<br />
Kết quả tại thời điểm 24 giờ cũng cho thấy có sự<br />
khác biệt giữa nhóm sống (31,8%) và tử vong<br />
(66,7%) với p = 0,008. Các nghiên cứu nhiễm<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />