T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA LÃO THỊ VÀ VIỆC SỬ DỤNG<br />
KÍNH NHÌN GẦN<br />
L u H ng Ng c*; Nguy n Đ c Anh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Mục tiêu: đánh giá đặc điểm lâm sàng của lão thị và việc sử dụng kính nhìn gần ở những<br />
người lão thị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 268 bệnh nhân (BN) tuổi<br />
từ 40 - 65, được khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 2 đến 7 - 2012. Kết quả: 81,7%<br />
BN lão thị có tật khúc xạ, trong đó 17,5% có chênh lệch khúc xạ cầu và 8,2% có chênh lệch<br />
khúc xạ trụ. 57,1% BN được khám đã có kính nhìn gần, trong đó 58,8% kính làm sẵn và 41,2%<br />
kính theo đơn, 97,4% hài lòng với kính nhìn gần. Những sai sót của kính làm sẵn bao gồm<br />
không có chỉnh loạn thị (38,9%), không chỉnh chênh lệch khúc xạ (7,9%), sai khoảng cách đồng<br />
tử (30%). Kết luận: tật khúc xạ chiếm tỷ lệ cao ở những người lão thị, trong đó có một tỷ lệ<br />
đáng kể chênh lệch khúc xạ 2 mắt về độ cầu và độ trụ. > 50% BN dùng kính làm sẵn với nhiều<br />
sai sót dẫn đến kết quả thị lực không hoàn hảo và không đảm bảo dễ chịu.<br />
* Từ khóa: Lão thị; Kính nhìn gần.<br />
<br />
Clinical Characteristics of Presbyopia and the Use of Reading Glasses<br />
Summary<br />
Objectives: To study clinical characteristics of presbyopia in presbyopic people and their use<br />
of reading glasses. Subjects and methods: Cross-sectional, descriptive study was performed on<br />
268 patients aged from 40 to 65 at the National Institute of Opthalmology from 2 - 2012 to<br />
7 - 2012. Results: 81.7% of patients had distant refractive errors, of which 17.5% had spherical<br />
anisometropia and 8.2% had cylindrical anisometropia. 57.1% of patients had reading glasses,<br />
of which 58.8% had ready-made glasses and 41.2% had glasses on prescription. 97.4% of patients<br />
were satisfied with reading glasses. Problems with ready-made glasses includes no astigmatic<br />
correction (38.9%), no anisometropic correction (7.9%), and wrong pupillary distance (30%).<br />
Conclusions: Refractive errors accounted for a large proportion in presbyopic people, including a high<br />
percentage of spherical and cylindrical anisometropia. Over 50% of patients using unsuitable readymade glasses resulting in non-perfect vision and eyestrain on prolonged using glasses.<br />
* Key words: Presbyopia; Reading glasses.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lão thị là một quá trình biến đổi sinh lý<br />
do giảm khả năng điều tiết ở người lớn<br />
tuổi và là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng<br />
<br />
đến tất cả mọi người > 40 tuổi. Trên thế giới,<br />
vấn đề lão thị đã được nghiên cứu từ lâu<br />
[6, 8]. Nhiều nghiên cứu cho thấy tầm<br />
quan trọng của lão thị và ảnh hưởng đáng<br />
kể của lão thị đến chất lượng cuộc sống<br />
<br />
* Bệnh viện Mắt Sài Gòn Hà Nội<br />
** Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Ng i ph n h i (Corresponding): Nguy n Đ c Anh (bsducanh@gmail.com)<br />
Ngày nh n bài: 20/06/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 10/01/2017<br />
Ngày bài báo đ c đăng: 16/01/2017<br />
<br />
212<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
ở những người lớn tuổi [3, 7, 8]. Ở Việt Nam,<br />
hiện nay số người lớn tuổi càng ngày<br />
càng nhiều, trong khi đó rất nhiều người<br />
lão thị không biết khả năng giảm sút nhìn<br />
gần của mình có thể cải thiện được bằng<br />
kính, do đó họ gặp khó khăn khi phải làm<br />
các công việc hàng ngày. Đối với người<br />
lão thị, kính nhìn gần là một giải pháp đơn<br />
giản và hiệu quả để cải thiện khả năng<br />
nhìn gần. Tuy nhiên, trong thực tế lâm<br />
sàng, việc chỉnh kính lão thị còn ít được<br />
chú ý và thực hiện đầy đủ. Thường chỉ<br />
khi nào BN có yêu cầu thì mới được thử<br />
thị lực và chỉnh kính nhìn gần. Quá trình<br />
chỉnh kính nhìn gần và cấp kính nhìn gần<br />
cũng chưa chuẩn. Ví dụ: BN chưa được<br />
chỉnh kính nhìn xa đã thử kính nhìn gần<br />
hoặc khi chỉnh kính nhìn gần lại không có<br />
loạn thị… Vấn đề cấp kính nhìn gần với<br />
công suất phù hợp cũng chỉ dựa vào kinh<br />
nghiệm của từng kỹ thuật viên khúc xạ.<br />
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên<br />
cứu về vấn đề này. Chúng tôi thực hiện<br />
nghiên cứu này nhằm:<br />
- Đánh giá đặc điểm lâm sàng của BN<br />
lão thị.<br />
<br />
mắt như sẹo giác mạc, đục thể thủy tinh,<br />
bệnh võng mạc…<br />
Các đối tượng nghiên cứu được chia<br />
thành các nhóm tuổi: 40 - 44 tuổi; 45 - 49<br />
tuổi; 50 - 54 tuổi; 55 - 59 tuổi và 60 - 65 tuổi.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Dùng bảng thị lực xa Snellen cho<br />
khoảng cách 6 m. Bảng thị lực gần là<br />
bảng của Bệnh viện Mắt Trung ương sử<br />
dụng tiếng Việt, font chữ Time New<br />
Roman, các chữ thử kích thước nhỏ dần<br />
từ trên xuống, chia ra các mức độ từ G10<br />
đến G1 và dưới dạng đoạn văn bản.<br />
* Các bước thử kính nhìn gần:<br />
- Đo khúc xạ tự động.<br />
- Đo thị lực xa không kính, nếu thị lực<br />
kém, thử với kính lỗ.<br />
- Chỉnh kính cầu hoặc kính cầu trụ để<br />
thị lực xa đạt mức tối đa.<br />
- Đo thị lực gần không kính: BN mở cả<br />
2 mắt, cầm bảng thử thị lực cách mắt 40 cm<br />
và đọc các chữ nhỏ nhất có thể thấy được.<br />
<br />
- Nhận xét một số yếu tố liên quan<br />
đến kính nhìn gần.<br />
<br />
- Trên cơ sở kính nhìn xa và tuổi BN,<br />
thêm vào kính (+) công suất tăng dần<br />
đồng thời ở hai mắt đến khi BN đọc được<br />
dòng chữ nhỏ nhất của bảng thị lực.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
- Ghi công suất kính BN nhìn rõ và dễ<br />
chịu.<br />
<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Người từ 40 - 65 tuổi, cần dùng kính<br />
nhìn gần, đến khám tại Bệnh viện Mắt<br />
Trung ương từ tháng 2 đến 7 - 2012.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: người không phối<br />
hợp tốt khi thử kính, đang có bệnh mắt<br />
hoặc có thị lực kém và thử kính nhìn xa<br />
mà thị lực không tăng do bị các bệnh của<br />
<br />
- Đánh giá sự hài lòng của BN với kính<br />
nhìn gần.<br />
- Tính cỡ mẫu theo công thức:<br />
. Trong đó, p: tỷ lệ BN ở độ<br />
tuổi lão thị, chọn p = 0,5. Z: độ tin cậy của<br />
xác suất (= 1,96); d: sai số mong muốn<br />
(5%). Cỡ mẫu tính được 196. Nghiên cứu<br />
thực hiện ở 268 BN.<br />
213<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
1. Đặc điểm BN.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
* Tỷ lệ tật khúc xạ theo tuổi:<br />
Đối tượng nghiên cứu gồm 268 BN, tuổi từ 40 - 65 (536 mắt), trong đó 120 mắt<br />
chính thị, 416 mắt có tật khúc xạ. Trong đó 90 mắt (16,8%) có tật cận thị, viễn thị 181 mắt<br />
(43,5%), loạn thị 145 mắt (34,8%). Trong số 145 mắt loạn thị, tỷ lệ cao nhất là loạn thị<br />
đơn 66 mắt (45,5%). Nhóm loạn thị cận 25 mắt (17,3%), loạn thị viễn 54 mắt (37,2%).<br />
Bảng 1: Tật khúc xạ theo tuổi.<br />
Khúc xạ<br />
<br />
Cận thị, n (%)<br />
<br />
Viễn thị, n (%)<br />
<br />
Loạn thị, n (%)<br />
<br />
Tổng số, n (%)<br />
<br />
40 - 44<br />
<br />
2 (0,5)<br />
<br />
62 (14,9)<br />
<br />
77 (11,3)<br />
<br />
111 (26,9)<br />
<br />
45 - 49<br />
<br />
5 (1,2)<br />
<br />
22 (5,3)<br />
<br />
21 (5,0)<br />
<br />
48 (11,5)<br />
<br />
50 - 54<br />
<br />
12 (2,9)<br />
<br />
51 (12,2)<br />
<br />
28 (6,7)<br />
<br />
101 (21,9)<br />
<br />
55 - 59<br />
<br />
27 (6,5)<br />
<br />
24 (5,8)<br />
<br />
17 (4,1)<br />
<br />
68 (16,3)<br />
<br />
60 - 65<br />
<br />
44 (10,6)<br />
<br />
22 (2,3)<br />
<br />
32 (7,7)<br />
<br />
98 (23,6)<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
90 (21,6)<br />
<br />
181 (43,5)<br />
<br />
145 (34,8)<br />
<br />
416 (100)<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Tỷ lệ mắt có tật khúc xạ cao nhất ở nhóm tuổi 40 - 44 (26,9%). Kết quả cho thấy<br />
21,6% BN cận thị nhưng vẫn bị lão thị, nhất là ở nhóm tuổi cao, nguyên nhân là do<br />
những BN này đo độ cận thị nhẹ, tuổi càng cao nhưng vẫn cần đến kính nhìn gần.<br />
Tỷ lệ tật khúc xạ ở các mắt lão thị của chúng tôi cao hơn so với một số nghiên cứu<br />
khác [3, 7, 9]. Tỷ lệ mắt lão thị kèm theo tật khúc xạ khác rất cao là một vấn đề đáng<br />
chú ý, vì lão thị sẽ ảnh hưởng khác nhau ở những BN có tật khúc xạ. Nếu lão thị kèm<br />
theo cận thị sẽ cần kính nhìn gần muộn hơn. Ngược lại, nếu lão thị kèm theo viễn thị,<br />
có thể cần kính nhìn gần sớm hơn. 34,8% mắt loạn thị kèm theo lão thị là một vấn đề,<br />
nếu BN không được chỉnh loạn thị hoặc lựa chọn kính nhìn gần làm sẵn thì thị lực nhìn<br />
gần cũng không được tối đa và gây mỏi mắt [2, 4, 5]. Vì vậy, để kính nhìn gần thích<br />
hợp với BN, nên thử thị lực và kính nhìn xa tốt nhất, sau đó mới thử kính nhìn gần.<br />
Trong thực tế, chúng tôi thấy một tỷ lệ đáng kể BN chỉ yêu cầu kính nhìn gần và không<br />
thử kính nhìn xa, do đó BN không được kê đơn kính nhìn gần tốt nhất.<br />
* Tỷ lệ khúc xạ theo giới:<br />
Bảng 2: Tật khúc xạ theo giới tính.<br />
Giới<br />
Nam<br />
<br />
Khúc xạ<br />
<br />
Cận thị, n (%)<br />
<br />
Viễn thị, n (%) Loạn thị, n (%) Chính thị, n (%) Tổng số, n (%)<br />
<br />
6 (2,2)<br />
<br />
24 (9,0)<br />
<br />
23 (8,6)<br />
<br />
32 (32,0)<br />
<br />
85 (31,7)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
41 (15,3)<br />
<br />
57 (21,3)<br />
<br />
48 (17,9)<br />
<br />
37 (13,8)<br />
<br />
183 (68,3)<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
47 (17,5)<br />
<br />
81 (30,2)<br />
<br />
71 (26,5)<br />
<br />
69 (25,7)<br />
<br />
268 (100)<br />
<br />
Trong 219 BN có tật khúc xạ (81,7%),197 BN có tật khúc xạ 2 mắt và 22 BN có tật<br />
khúc xạ 1 mắt. Nam 31,7%, nữ 68,3%. Tỷ lệ tật khúc xạ cao hơn ở nữ, phù hợp với<br />
nghiên cứu của các tác giả khác [2, 8]. Ở cả nam và nữ, tật khúc xạ viễn thị đều chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất.<br />
214<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
* Thị lực nhìn xa:<br />
Bảng 3:<br />
Thị lực xa<br />
<br />
< 20/200 (%)<br />
<br />
20/200 - < 20/60 (%)<br />
<br />
20/60 - < 20/40 (%)<br />
<br />
≥ 20/40 (%)<br />
<br />
36 (6,7)<br />
<br />
73 (13,6)<br />
<br />
97 (18,1)<br />
<br />
330 (61,1)<br />
<br />
0<br />
<br />
15 (2,7)<br />
<br />
33 (6,1)<br />
<br />
488 (91,2)<br />
<br />
Không kính<br />
Có kính<br />
<br />
Trong số đối tượng nghiên cứu, chỉ có 36 mắt (6,7%) có thị lực không kính < 20/200.<br />
Các nguyên nhân gây giảm thị lực ở BN trong nghiên cứu này là do tật khúc xạ<br />
(63,1%), đục thể thủy tinh bắt đầu (21,3%), khô mắt (15,6%). Sau chỉnh kính, thị lực xa<br />
đều tăng ở các mức độ khác nhau. Số có thị lực xa ≥ 20/40 chiếm tới 91,2%. Như vậy,<br />
chỉnh khúc xạ để có thị lực xa tốt nhất là yêu cầu rất quan trọng trước khi khám xác<br />
định nguyên nhân khác gây giảm thị lực.<br />
* Thị lực nhìn gần:<br />
Bảng 4:<br />
Thị lực gần<br />
Không kính<br />
Có kính<br />
<br />
< G10 (%)<br />
<br />
G10 (%)<br />
<br />
G9 (%)<br />
<br />
G8 (%)<br />
<br />
G7 (%)<br />
<br />
G6 (%)<br />
<br />
155 (58,0)<br />
<br />
80 (29,8)<br />
<br />
30 (11,1)<br />
<br />
3 (1,1)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2 (0,7)<br />
<br />
3 (1,1)<br />
<br />
28 (10,5)<br />
<br />
185 (69,0)<br />
<br />
50 (18,7)<br />
<br />
Trước chỉnh kính nhìn gần, nhóm có thị lực G10 chiếm 29,8%, 58,0% không đạt<br />
G10. Nhóm có thị lực G9 là 11,1%, đa số trong nhóm tuổi 40 - 45, mắt mới giảm sút<br />
khả năng điều tiết nên chữ có kích thước lớn vẫn đọc được. Trong nhóm thị lực G8,<br />
3 BN đều có tật cận thị, những người này vẫn nhìn rõ ở khoảng cách gần khi không<br />
đeo kính nhìn xa. Thị lực nhìn gần sau chỉnh kính có cải thiện khác biệt rõ rệt. Mức thị<br />
lực G7 cao nhất (185 BN = 69,4%). Ở mức G6 là 50 BN (18,66%). Mức G7 khi chưa<br />
chỉnh kính, không có BN nào, nhưng sau có kính có tới 186 BN. Trong khi đó mức thị<br />
lực gần kém < G10 và G10 trước chỉnh kính là 235, sau chỉnh kính chỉ còn 2 BN. 2 BN<br />
này có đục thể thủy tinh, thị lực xa và gần, sau có kính vẫn giúp BN đáp ứng sinh hoạt<br />
hàng ngày. Kết quả cho thấy kính nhìn gần là biện pháp đơn giản, nhanh chóng, dễ<br />
thực hiện nhất giúp cho người lão thị cải thiện thị lực nhìn gần, đáp ứng được nhu cầu<br />
sinh hoạt và làm việc.<br />
* Chênh lệch khúc xạ 2 mắt:<br />
Bảng 5:<br />
Chênh lệch<br />
<br />
0D (%)<br />
<br />
0,5 - 1,0D (%)<br />
<br />
1,25 - 2,0D (%)<br />
<br />
> 2,0D (%)<br />
<br />
Tổng số (%)<br />
<br />
Khúc xạ cầu<br />
<br />
99 (77,3)<br />
<br />
18 (14,1)<br />
<br />
12 (9,4)<br />
<br />
17 (13,3)<br />
<br />
128 (100)<br />
<br />
Khúc xạ trụ<br />
<br />
49 (69,0)<br />
<br />
11 (15,5)<br />
<br />
5 (7,0)<br />
<br />
6 (8,5)<br />
<br />
71 (100)<br />
<br />
Trong số 47 người (17,5%) có chênh lệch khúc xạ cầu, 18 người có chênh lệch<br />
≤ 1,0D, 12 BN có chênh lệch từ 1,25 - 2,0D, 17 BN chênh lệch > 2,0D. Trong số 22 BN<br />
(8,2%) có chênh lệch khúc xạ trụ, 11 BN chênh lệch ≤ 1,0D, 5 BN chênh lệch từ 1,25 - 2,0D;<br />
6 BN chênh lệch > 2,0D.<br />
215<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Về khả năng dung nạp đối với chênh<br />
lệch khúc xạ 2 mắt, trong số chênh lệch<br />
khúc xạ cầu, 8 BN không đeo được kính<br />
đúng số và phải giảm độ để thấy dễ chịu,<br />
2 BN hoàn toàn không đeo được kính<br />
chênh lệch 2 mắt, do đó phải sử dụng<br />
công suất kính 2 mắt cân bằng. Trong số<br />
chênh lệch loạn thị, 7 BN không đeo<br />
được kính trụ vì cảm thấy khó chịu, do đó<br />
phải cho kính nhìn gần không có độ trụ,<br />
3 BN đeo được kính trụ, nhưng phải giảm<br />
độ chênh lệch 2 mắt (tất cả đều nằm<br />
trong số chênh lệch > 2,0D). Điều này<br />
cho thấy cần phải chỉnh kính xa tốt trước<br />
khi chỉnh kính nhìn gần. Với những người<br />
có chênh lệch khúc xạ, nếu không đánh<br />
giá khúc xạ chính xác hoặc không chỉnh<br />
độ loạn thị thì kính cho sẽ không thích<br />
hợp để BN có thị lực tốt nhất và cảm giác<br />
dễ chịu khi làm việc trong thời gian dài.<br />
2. Việc sử dụng kính nhìn gần.<br />
* Các vấn đề của kính nhìn gần:<br />
Nhóm đã có kính nhìn gần 153 BN<br />
(57,1%) và nhóm chưa có kính 115 BN<br />
(42,9%). Ở nhóm chưa có kính, đa số BN<br />
tuổi từ 40 - 45, lần đầu đi khám kính nhìn<br />
gần. Một số không hiểu biết về lão thị, ít phải<br />
làm việc ở khoảng cách gần nên cố gắng<br />
thích nghi, không có điều kiện kinh tế hoặc<br />
phương tiện để tự mình đi khám.<br />
* Tỷ lệ BN đã có kính:<br />
Kính theo đơn: 63 BN (23,5%); kính<br />
làm sẵn: 90 BN (33,6%); chưa có kính:<br />
115 BN (42,9%).<br />
Bảng 6: Những vấn đề của kính nhìn gần.<br />
Vấn đề<br />
Không chỉnh lệch khúc xạ<br />
Không chỉnh loạn thị<br />
Sai khoảng cách đồng tử<br />
<br />
216<br />
<br />
Kính theo Kính làm<br />
đơn (%)<br />
sẵn (%)<br />
1 (1,6)<br />
<br />
7 (7,8)<br />
<br />
20 (31,7)<br />
<br />
35 (38,9)<br />
<br />
3 (4,8)<br />
<br />
30 (30)<br />
<br />
Trong nhóm dùng kính theo đơn, 1 BN<br />
(1,6%) đeo kính hai mắt bằng nhau, trong<br />
khi có chênh lệch khúc xạ hai mắt, 3 BN<br />
(4,8%) sai khoảng cách đồng tử, 20 BN<br />
(31,7%) có loạn thị nhưng không được<br />
chỉnh loạn thị ở kính nhìn gần. Ở nhóm<br />
dùng kính làm sẵn, các vấn đề kính gặp<br />
nhiều hơn: chênh lệch khúc xạ 7 BN (7,8%),<br />
nhưng không được chỉnh, 35 BN (38,9%)<br />
có loạn thị nhưng không được chỉnh, sai<br />
khoảng cách đồng tử gặp 30 BN (30%).<br />
Như vậy, những vấn đề của phổ biến của<br />
kính nhìn gần là sai khoảng cách đồng tử,<br />
không được chỉnh loạn thị và không chỉnh<br />
chênh lệch khúc xạ 2 mắt đều gặp ở BN<br />
đang có kính nhìn gần. Vấn đề này hay<br />
gặp ở một số nghiên cứu của các tác giả<br />
[1, 7, 8]. Có nhiều người không hiểu biết<br />
về tật lão thị, khi thấy mắt nhìn gần kém<br />
thì tự ra cửa hàng kính và chọn cặp kính<br />
nhìn gần mà họ thấy nhìn rõ nhất, trong<br />
khi mắt họ còn có những vấn đề khác<br />
ngoài lão thị như chênh lệch khúc xạ 2<br />
mắt, loạn thị, hoặc khoảng cách đồng tử<br />
của kính làm sẵn không thích hợp. Đối<br />
với người đeo kính nhìn gần theo đơn,<br />
những vấn đề như chỉnh chưa đủ tình<br />
trạng chênh lệch khúc xạ, không chỉnh<br />
loạn thị hoặc sai khoảng cách đồng tử<br />
cũng đáng lo ngại, nhiều người thử kính<br />
khi thấy BN khó nhìn gần thì chỉ thử kính<br />
nhìn gần mà không thử kính nhìn xa. Do đó,<br />
mặc dù BN lắp kính theo đơn, nhưng tật<br />
loạn thị hoặc chênh lệch khúc xạ vẫn không<br />
được chỉnh đúng. Do đó, trong quá trình đào<br />
tạo và kiểm tra thực hành khúc xạ, người<br />
thử kính và kê đơn kính cho BN cần hiểu<br />
rõ nguyên tắc này và phải thực hành<br />
đúng. Nếu không, mặc dù BN đã có kính<br />
<br />