intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của ung thư biểu mô tế bào vảy tại Bệnh viện Da liễu Trung ương (2007-2012)

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

80
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư biểu mô tế bào vảy (cSCC) của 80 bệnh nhân (BN) cSCC đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu TW. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của ung thư biểu mô tế bào vảy tại Bệnh viện Da liễu Trung ương (2007-2012)

TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC CỦA UNG THƢ BIỂU MÔ<br /> TẾ BÀO VẢY TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG (2007 - 2012)<br /> Vũ Thái Hà*; Nguyễn Thu Thảo**; Nguyễn Hữu Sáu*<br /> Trịnh Minh Trang*; Vũ Huy Lượng*<br /> TÓM TẮT<br /> Khảo sát đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư biểu mô tế bào vảy (cSCC) của 80<br /> bệnh nhân (BN) cSCC đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu TW. Kết quả: lứa tuổi mắc cSCC<br /> nhiều nhất > 40 tuổi (90%). 60% BN là nông dân. 56,2% cSCC xuất hiện trên tổn thương da sẵn có.<br /> Tổn thương gặp nhiều ở vùng da hở: đầu mặt cổ (55%). Hình thái thâm nhiễm hay gặp hơn không<br /> thâm nhiễm (89,2% so với 10,8%). 18 BN được nạo vét hạch, trong đó 5 BN (27,8%) có di căn hạch.<br /> BN có tổn thương thâm nhiễm có nguy cơ di căn hạch cao gấp 1,56 lần so với nhóm không có thâm<br /> nhiễm với khoảng tin cậy CI 95%. BN có tổn thương thâm nhiễm có nguy cơ di căn hạch cao gấp<br /> 1,63 lần so với nhóm không có thâm nhiễm với khoảng tin cậy CI 95%. cSCC hay gặp ở nhóm người<br /> làm việc ngoài trời, thường xuất hiện trên tổn thương da sẵn có. Tỷ lệ di căn hạch khá cao, có mối<br /> liên quan giữa di căn hạch với tổn thương da cũ và thâm nhiễm.<br /> * Từ khóa: Ung thư da biểu mô tế bào vảy; Di căn hạch; Thâm nhiễm.<br /> <br /> Study on the clinical features, histopathological<br /> findings of patients with squamous cell carcinoma<br /> at National Hospital of Dermato-Verenology (2007 - 2012)<br /> SUMMARY<br /> This is a restrospective, descriptive study on data of 80 patients with squamous cell carcinoma at<br /> National Hospital Dermatology-Verenology to investigate clinical features and histopathological findings.<br /> Results: The most common age group of patients with squamous cell carcinoma is over 40 years old<br /> (90%). Farmers accounted for 60% of patients. Squamous cell carcinoma arised from previous skin<br /> lesions (56.2%). Lesions were often witnessed on exposed skin areas, including 55% of head and<br /> neck. Ulcers were usually infiltrated rather than non-infiltrated (89.2% vs to 10.8%). 5 out of 18 patients<br /> (27.8%) who underwent lymphadenectomy had histopathological findings of squamous cell carcinoma.<br /> Patients with previous skin lesions had 1.56 times higher risk of lympho node metastasis than patients<br /> without previous skin lesions, 95% is [1.05; 2.39]. Patients with infiltrations have 1.63 times higher risk<br /> of lympho node metastasis compare to patients without infiltrations, 95% CI is [1.06; 2.5]. Squamous<br /> cell carcinoma usually appeared in groups of people working under the sun and was often witnessed on<br /> previous skin lesions. Rate of lymph node metastasis is relatively high and there is a link between<br /> lymph node metastasis and previous skin lesions under the patterns of infiltration.<br /> * Key words: Squamous cell carcinoma; Lymph node metastasis; Infiltration.<br /> * Bệnh viện Da liễu TW<br /> ** Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Vũ Thái Hà (drhaderm@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 25/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 5/1/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 23/1/2014<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ung thư da biểu mô tế bào vảy là loại<br /> ung thư da thâm nhiễm tiên phát xuất phát<br /> từ tế bào sừng của da hay niêm mạc,<br /> thường xuất hiện trên một thương tổn tiền<br /> ung thư trước đó như dày sừng ánh sáng,<br /> bạch sản hay sẹo bỏng [1]. cSCC chiếm<br /> khoảng 20% ung thư da và đứng thứ 2 sau<br /> ung thư biểu mô tế bào đáy. Mặc dù ít gặp<br /> hơn, nhưng cSCC lại nguy hiểm hơn nhiều<br /> so với ung thư biểu mô đáy vì nguy cơ tái<br /> phát và di căn hạch, nội tạng, đồng thời<br /> chiếm đa số các ca tử vong hàng năm do<br /> ung thư da không phải ung thư hắc tố gây<br /> nên [2]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ<br /> cSCC ngày càng tăng: Hao Wang và CS tại<br /> New Hampshire (Mỹ): tỷ lệ cSCC tăng 253%<br /> ở nam và 350% ở nữ trong khoảng từ năm<br /> 1979/1980 đến 1993/1994 [10].<br /> Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu cSCC<br /> chứng tỏ bệnh tăng lên. Tại Bệnh viện Da<br /> liễu TW, số lượng BN ung thư da ngày càng<br /> tăng, ước tính có khoảng gần 200 BN đến<br /> khám và điều trị từ 2007 - 2009. Do đó,<br /> chúng tôi tiến hành đề tài nhằm: Khảo sát<br /> đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của cSCC.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> Bệnh án của 80 BN được chẩn đoán<br /> cSCC, điều trị tại Bệnh viện Da liễu TW từ<br /> 2007 - 2012. Các hồ sơ đầy đủ thông tin<br /> hành chính, bệnh sử, có kết quả giải phẫu<br /> bệnh là cSCC.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.<br /> Dựa trên số liệu thu nhập được, chúng<br /> tôi lấy số liệu theo mẫu bệnh án thống nhất<br /> với các thông tin về tuổi, giới, nghề nghiệp,<br /> nơi ở, tiền sử liên quan đến ung thư, đặc<br /> điểm lâm sàng, mô bệnh học, di căn.<br /> * Xử lý số liệu: số liệu được nhập trên<br /> chương trình SPSS 16.0, tính toán và trình<br /> bày theo đặc trưng cá nhân, đặc điểm lâm<br /> sàng và cận lâm sàng.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm tuổi, giới và nghề nghiệp<br /> của BN cSCC.<br /> - Tuổi: < 20 tuổi: 3,8%; 20 - 39 tuổi: 6,2%;<br /> 40 - 59 tuổi: 18,7%; 60 - 79 tuổi: 45%; ≥ 80<br /> tuổi: 26,3%. Tuổi trung bình 65,78 ± 18,52,<br /> nhỏ nhất 13 tuổi, lớn nhất 93 tuổi, tỷ lệ tăng<br /> dần theo tuổi với nhóm tuổi chiếm ưu thế là<br /> > 60 tuổi (71,3%). Tuổi càng cao, thời gian<br /> tích lũy tiếp xúc ánh sáng mặt trời càng lớn,<br /> thêm vào đó, khả năng sửa chữa các biến<br /> đổi ADN do ánh sáng mặt trời cũng như tác<br /> nhân gây ung thư khác kém đi. Nhiều nghiên<br /> cứu lâm sàng cũng cho kết quả tương<br /> đương: theo Trịnh Quang Diện (1999) [3] và<br /> Nguyễn Thị Thái Hòa (2002) [4]: > 80% BN<br /> cSCC ở lứa tuổi > 40. Tuổi trung bình theo<br /> Friedman (1995) là 68,1 ở nam và 72,7 ở<br /> nữ.<br /> - Giới: trong tổng số BN bị cSCC, tỷ lệ BN<br /> nam 57,5% và nữ 42,5%, nhưng sự khác<br /> biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ mắc bệnh<br /> không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của<br /> Trịnh Quang Diện (1999) [3] và CD Sheman,<br /> JD (1990) [9] đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở<br /> nam cao hơn nữ. Có lẽ sự bình đẳng trong<br /> hoạt động xã hội, bình đẳng công việc giữa<br /> nữ và nam tăng, nên khả năng tiếp xúc với<br /> các yếu tố nguy cơ ngang nhau hay do cỡ<br /> mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn để thấy<br /> được sự khác biệt về giới.<br /> - Nghề nghiệp: nhân viên hành chính:<br /> 11,2%; công nhân: 15%; nông dân: 60%;<br /> khác: 13,8%. Yếu tố nguy cơ được nhắc đến<br /> nhiều nhất là ánh sáng mặt trời, chiếm đa số<br /> BN cSCC của chúng tôi với 60% làm nghề<br /> nông, tương tự nghiên cứu của CD Sheman.<br /> JD [9].<br /> 2. Lâm sàng và giải phẫu bệnh cSCC.<br /> Thời gian phát hiện bệnh (tính từ khi có<br /> triệu chứng đầu tiên hay những bất thường<br /> trên nền tổn thương sẵn có ở da đến khi vào<br /> viện) chủ yếu < 3 năm (82,5%), trong đó<br /> 45% phát hiện < 1 năm; < 5 năm: 11,2%, > 5<br /> năm: 6,3%. Kết quả này phù hợp với nghiên<br /> cứu của Phạm Cẩm Phương (2001) [5] là<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> 83,7%. Có lẽ do vậy mà phần lớn BN của<br /> chúng tôi ở giai đoạn I và II (90%). Tương<br /> ứng trên mô bệnh học, 100% BN của chúng<br /> tôi là cSCC biệt hóa tốt. Trong những năm<br /> gần đây, dịch vụ y tế ngày càng phát triển,<br /> dân trí được nâng cao, cộng với sự phát<br /> triển mạnh mẽ về khoa học làm giảm BN<br /> đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn. Tuy<br /> nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa thời<br /> gian phát hiện bệnh với giai đoạn bệnh. Vì<br /> thời gian phát hiện sớm, nên chỉ có 18/80<br /> BN (22,5%) sờ thấy hạch trên lâm sàng và<br /> 5/18 BN (27,5%) di căn hạch.<br /> Tổn thương tiền ung thư: không: 43,8%;<br /> lupus: 3,75%; DSAS: 10%; HPV: 1,2%; gen:<br /> 5%; khác: 18,75%. cSCC phần lớn xuất hiện<br /> trên những thương tổn da có từ trước.<br /> Trong nghiên cứu này, 56,2% cSCC xuất<br /> hiện trên da có tổn thương trước đó, chủ<br /> yếu là viêm da mạn tính (22,5%), cSCC xuất<br /> hiện trên nền sẹo bỏng chỉ có 7,5%, khác<br /> biệt so với CD Sheman. JD (1990) [9] và<br /> Phạm Cẩm Phương (2001) [5]: cSCC phát<br /> triển chủ yếu trên sẹo bỏng. Có lẽ, do ngày<br /> nay nhu cầu thẩm mỹ của con người cao và<br /> phương tiện chẩn đoán ngày càng tiên tiến<br /> nên số lượng BN khám và điều trị sẹo ngày<br /> càng sớm. Các thương tổn da có từ trước<br /> lan tỏa như lupus, bệnh da do gen thường<br /> xuất hiện nhiều hơn 1 thương tổn ung thư,<br /> 100% BN trong nghiên cứu này có ≥ 2<br /> thương tổn ung thư. Như vậy, với những<br /> trường hợp này, nên khám toàn bộ da trên<br /> cơ thể, kể cả những vùng da ít tiếp xúc ánh<br /> sáng mặt trời.<br /> Vị trí tổn thương: đầu mặt cổ: 44 BN<br /> (55%); tứ chi: 29 BN (36,25); thân mình:<br /> 7 BN (8,75%). Ánh sáng mặt trời một lần<br /> nữa được chứng minh là yếu tố chủ yếu,<br /> 91,25% thương tổn cSCC trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi chủ yếu ở vùng da hở (tay,<br /> chân và đầu mặt cổ), tương đương các tác<br /> giả: Phạm Minh Sơn (2004) [6]: tỷ lệ vùng<br /> chi và đầu mặt cổ là 87,8%, Trịnh Quang<br /> Diện (2002) [7] là 92,1%. May mắn là ở vùng<br /> đầu mặt cổ, 2/3 thương tổn cSCC có kích<br /> thước < 2 cm, điều này giúp thuận lợi cho<br /> tạo hình khuyết da sau phẫu thuật cắt bỏ<br /> thương tổn ung thư và điều trị thương tổn<br /> ung thư triệt để hơn. Đây là những vùng da<br /> <br /> ảnh hưởng thẩm mỹ nhiều và dễ phát hiện<br /> hơn khiến BN đi khám sớm. 45% thương tổn<br /> cSCC có kích thước < 2 cm, trong khi nhiều<br /> nghiên cứu trước đó, 96,7% thương tổn chủ<br /> yếu > 2 cm. Có lẽ chất lượng sống, dân trí<br /> và thông tin ngày càng nâng cao nên người<br /> dân đến khám sớm hơn. Tăng cường tuyên<br /> truyền giáo dục y tế sẽ góp phần rất lớn<br /> trong công tác phòng chống ung thư nói<br /> chung và ung thư da nói riêng.<br /> Thương tổn loét thường thâm nhiễm<br /> chiếm 33/37 BN (41,25%) và cả 5 trường<br /> hợp di căn hạch đều xuất phát từ thương<br /> tổn da có trước đó và có thâm nhiễm. Có lẽ<br /> số lượng nghiên cứu của chúng tôi nhỏ nên<br /> không thấy rõ mối liên quan giữa nguy cơ di<br /> căn và thương tổn da cũ, cũng như thương<br /> tổn thâm nhiễm. BN có thương tổn da cũ chỉ<br /> có nguy cơ di căn gấp 1,56 lần so với BN<br /> không có thương tổn da cũ, thương tổn<br /> thâm nhiễm có nguy cơ di căn gấp 1,626 lần<br /> so với thương tổn không thâm nhiễm. Tỷ lệ<br /> di căn của cSCC cũng không cao, nghiên<br /> cứu của Phạm Cẩm Phương (2001) [5]: tỷ lệ<br /> di căn hạch chiếm 9,3%. Tuy nhiên, tùy vào<br /> vị trí khối u, tỷ lệ di căn cũng khác nhau:<br /> 43% ở chi trên, 60% ở bàn tay (Phạm Hùng<br /> Cường, 2002, [8]). Nghiên cứu của Dinehart<br /> và CS (1989), tổn thương ở tai di căn hạch<br /> nhiều hơn ở những vùng khác ở đầu mặt cổ.<br /> Số lần làm giải phẫu bệnh: 1 lần: 57 BN<br /> (71,25%); 2 lần: 18 BN (22,5%); > 2 lần: 5<br /> BN (6,25%). cSCC đôi khi cũng khó xác định<br /> được bằng mô bệnh học, do đó, cần xét<br /> nghiệm mô bệnh học lại trong những trường<br /> hợp lâm sàng nghi ngờ trong khi mô bệnh<br /> học không có tế bào ác tính. Trong số 80 BN<br /> của chúng tôi, 23 BN (28,8%) phải làm lại<br /> giải phẫu bệnh ≥ 2 lần. Như vậy, nếu BN có<br /> thương tổn nghi ngờ là cSCC, cần phải làm<br /> mô bệnh học ở nhiều vị trí, hoặc cắt nhiều<br /> lần và cắt sâu vào tổn thương. Trong y văn<br /> cũng có nhiều tác giả khuyết cáo nên cắt mô<br /> bệnh học ở nhiều vị trí, nhiều lần nếu không<br /> thấy tế bào ung thư.<br /> KẾT LUẬN<br /> Ung thư da biểu mô tế bào vảy đa phần<br /> gặp trên những thương tổn da sẵn có với<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> 56,2%. Ánh sáng mặt trời là yếu tố quan<br /> trọng trong bệnh sinh khi mà ung thư gặp<br /> nhiều ở người lớn tuổi (71,3% > 60 tuổi),<br /> tuổi trung bình 65,78 ± 18,52, chủ yếu ở<br /> những người làm nông nghiệp (60%) và ở<br /> vùng da hở tiếp xúc ánh sáng mặt trời<br /> (91,3%). Chưa thấy rõ sự liên quan giữa<br /> thời gian phát hiện, loét và thâm nhiễm với<br /> tỷ lệ di căn. Thời gian phát hiện ngắn, thương<br /> tổn nhỏ giúp điều trị dễ dàng hơn. Với thương<br /> tổn nghi ngờ, có thể phải làm mô bệnh học<br /> nhiều lần và ở nhiều vị trí khác nhau, cũng<br /> như phải cắt sâu vào thương tổn.<br /> <br /> 3. Trịnh Quang Diện. Đặc điểm lâm sàng và<br /> giải phẫu bệnh ung thư da không kể hắc tố ác<br /> tính. Tạp chí Thông tin Y dược. 1999, tr.128-131.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 7. Trịnh Quang Diện. Đặc điểm lâm sàng - mô<br /> bệnh học ung thư biểu mô gai của da. Tạp chí Y<br /> học thực hành. 2002, tr.10-12.<br /> 8. Phạm Hùng Cường, Đoàn Hữu Nam, Phó<br /> Đức Mẫn. Di căn hạch của ung thư da loại<br /> carcinom tế bào gai ở các chi. Tạp chí Thông tin<br /> Y dược. 2002, tr.166-170.<br /> 9. CD Sherman, JD. Skin cancer, Manual of<br /> clinical oncology. UICC. 1990, pp.172-178.<br /> 10. Hao Wang, Thomas L Diepgen. The<br /> epidemiology of basal cell and squamous cell<br /> carcinoma. Molecular Mechanisms of Basal Cell<br /> and Squamous Cell Carcinoma. 2006, pp.1-9.<br /> <br /> 1. Nguyễn Chấn Hùng và CS. Kết quả ung<br /> thư quần thể tại TP. HCM năm 1997. Tạp chí Y<br /> học TP. HCM. 1998, 3 (2), tr.11-19.<br /> 2. Lê Trần Ngoan. A country report of cancer<br /> incidence, survival and mortality. 2005 - 2006,<br /> tr.13-19. (dịch).<br /> <br /> 4. Nguyễn Thị Thái Hòa. Nghiên cứu di căn<br /> hạch và một số yếu tố tiên lượng của ung thư da<br /> tế bào vảy tại Bệnh viện K. Luận văn tốt nghiệp<br /> Bác sỹ Nội trú bệnh viện. Hà Nội. 2002.<br /> 5. Phạm Cẩm Phương. Nghiên cứu đặc điểm<br /> lâm sàng của ung thư biểu mô da. Góp phần<br /> chẩn đoán sớm và phòng chống bệnh ung thư.<br /> Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa. Hà Nội. 2001.<br /> 6. Phạm Minh Sơn. Nghiên cứu giải phẫu<br /> bệnh học và một số yếu tố tiên lượng ung thư<br /> biểu mô tế bào vảy của da. Luận văn Thạc sỹ.<br /> Hà Nội. 2004.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2