TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM SỌ - MẶT Ở MỘT NHÓM TRẺ NGƢỜI KINH 7 TUỔI<br />
TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG THEO PHÂN TÍCH RICKETTS<br />
Nguyễn Thị Nga*; Trương Đình Khởi*; Nguyễn Thị Thu Phương*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định một số chỉ số sọ - mặt của một nhóm trẻ em người Kinh 7 tuổi trên phim<br />
sọ nghiêng từ xa kỹ thuật số. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả trên<br />
phim sọ nghiêng của 204 trẻ em người Kinh 7 tuổi thuộc Trường Tiểu học Liên Ninh và Ngũ<br />
Hiệp (108 nam và 96 nữ). Kết quả: nam: Ls-E: 1,50±1,67 mm, Li-E: 2,97 ± 2,39 mm, U6-L6:<br />
o<br />
-0,65 ± 1,70 mm, A1/B1: 121,86 ± 8,97 ; nữ: Ls-E: 1,21 ± 1,46 mm, Li-E: 2,73 ± 1,73 mm; U6-L6:<br />
o<br />
-0,16 ± 1,64 mm, A1/B1: 123,11 ± 9,45 . Kết luận: nhóm nghiên cứu có môi dưới nhô ra trước<br />
hơn môi trên so với đường thẫm mỹ E, tương tự như trẻ em ở Nhật ,nhưng nhô nhiều hơn trẻ<br />
em da trắng và ít hơn so với trẻ em Sudan ở châu Phi. Góc liên răng cửa tương tự như trẻ em<br />
Nhật và nhỏ hơn trẻ da trắng. Độ nhô răng cửa hàm trên và hàm dưới lớn hơn trẻ em da trắng.<br />
* Từ khóa: Đặc điểm sọ - mặt; Phim sọ nghiêng; Trẻ 7 tuổi; Phân tích Ricketts.<br />
<br />
Craniofascial Characteristics of 7 years Old Vietnamese Children<br />
on Lateral Cephalometric by Ricketts Analysis<br />
Summary<br />
Objectives: To define the norm values of 7 years old Vietnamese children using Ricketts<br />
analysis. Subjects and method: A cross-sectional description study, lateral cephalograms of 204<br />
subjects (108 males, 96 females). Results: Males: Ls-E: 1.50 ± 1.67 mm, Li-E: 2.97 ± 2.39 mm,<br />
o<br />
U6-L6: -0.65 ± 1.70 mm, A1/B1: 121.86 ± 8.97 . Females: Ls-E: 1.21 ± 1.46 mm, Li-E: 2.73 ±<br />
o<br />
1.73 mm, U6-L6: -0.16 ± 1.64 mm, A1/B1: 123.11 ± 9.45 . Conclusion: The lower lip protrusion<br />
is higher than the upper lip protrusion. The lower lip protrusion is similar to Japanese’s but<br />
higher than Caucasian’s and lower than Sadanese’s children. Interincisor anlge is similar to<br />
Japanese’s and lower than Caucasian’s. Mandibular and maxillar incisor protrustion is higher<br />
than Caucasian’s.<br />
* Keywords: Craniofascial characteristics; Cephalometric; Children 7 years old; Ricketts analysis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trẻ em 7 tuổi là lứa tuổi có nhiều thay<br />
đổi lớn về tâm sinh lý cũng như thể chất,<br />
đặc biệt đây là giai đoạn đầu của giai<br />
đoạn chuyển từ hàm răng sữa sang hàm<br />
răng hỗn hợp cùng với đà phát triển của<br />
<br />
xương hàm trên, xương hàm dưới và nền<br />
sọ. Ở tuổi này đã xuất hiện một số sai<br />
lệch xương và răng ban đầu, cần có một<br />
công cụ để chẩn đoán, tiên lượng sự phát<br />
triển, giúp bác sỹ chỉnh nha có thể phát<br />
hiện nhằm can thiệp dự phòng từ sớm.<br />
<br />
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Nga (nguyennga10190@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 06/09/2017<br />
<br />
369<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Các nghiên cứu ở Nhật Bản [4] và Hàn<br />
Quốc [5] chỉ ra trẻ em ở các đất nước này<br />
có tốc độ tăng trưởng khác với trẻ em da<br />
trắng. Điều đó có nghĩa ở mỗi lứa tuổi các<br />
chỉ số trung bình đều khác nhau [3].<br />
Ở Việt Nam, có nhiều đề tài nghiên<br />
cứu về sự tăng trưởng sọ - mặt của trẻ<br />
như Lê Võ Yến Nhi (2009) [1] đánh giá<br />
thay đổi sọ - mặt ở trẻ em từ 10 - 14 tuổi<br />
theo phân tích Ricketts, Lê Nguyên Lâm<br />
(2014) [2] nghiên cứu tăng trưởng cấu<br />
trúc sọ - mặt răng theo phân tích Ricketts<br />
ở trẻ 12 - 15 tuổi tại Cần Thơ. Tuy nhiên,<br />
chưa có một nghiên cứu nào đưa ra được<br />
chỉ số Ricketts trung bình của trẻ Việt<br />
Nam 7 tuổi, lứa tuổi quan trọng cần đánh<br />
giá về mặt tăng trưởng.<br />
Do vậy, việc nghiên cứu các chỉ số<br />
trên phim sọ nghiêng từ xa ở nhóm đối<br />
tượng này rất quan trọng, để có cơ sở so<br />
sánh và đối chiếu chẩn đoán, tiên lượng<br />
một cách tốt nhất.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
204 phim sọ nghiêng của trẻ em 7 tuổi<br />
người Kinh (108 nam và 96 nữ) thuộc<br />
Trường Tiểu học Liên Ninh và Ngọc Hồi<br />
nằm trong nhóm đối tượng nghiên cứu<br />
của đề tài cấp Nhà nước. Đối tượng<br />
được lấy ngẫu nhiên. Các đối tượng<br />
được chụp phim sọ nghiêng từ xa kỹ<br />
thuật số tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
Trẻ em 7 tuổi, có cha, mẹ, ông, bà nội<br />
ngoại là người Việt Nam, dân tộc Kinh.<br />
Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu và<br />
được bố mẹ hoặc người bảo hộ đồng ý.<br />
370<br />
<br />
Tương quan xương (TQX) hai hàm ANB<br />
trong khoảng 0 - 4o. Trẻ đã mọc hoàn<br />
chỉnh ít nhất 4 răng hàm lớn vĩnh viễn thứ<br />
nhất, các răng không có tổn thương tổ<br />
chức cứng gây mất chiều dài cung răng.<br />
Phim sọ nghiêng từ xa chụp đạt tiêu<br />
chuẩn: đủ các mốc giải phẫu, hình ảnh rõ,<br />
rõ thước chuẩn hóa.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
Trẻ đã từng điều trị chỉnh nha, có chấn<br />
thương và dị tật vùng hàm mặt, viêm<br />
nhiễm vùng hàm mặt. Trẻ không hợp tác.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.<br />
* Các bước tiến hành nghiên cứu:<br />
- Chụp phim X quang: tất cả đối tượng<br />
nghiên cứu được chụp phim sọ nghiêng<br />
bằng máy X quang kỹ thuật số Orthophos<br />
XG5. Đối tượng nghiên cứu đứng thẳng,<br />
đầu tư thế chuẩn, môi ở tư thế nghỉ tự<br />
nhiên, răng ở tư thế tương quan trung<br />
tâm.<br />
- Phân tích phim: phim được đánh dấu<br />
điểm mốc giải phẫu, đo các góc và<br />
khoàng cách bằng phần mềm VNCeph<br />
viết cho đề tài nhà nước.<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Số liệu sau khi thu thập sẽ xử lý bằng<br />
phần mềm SPSS 20.0. Khi cần so sánh<br />
giá trị trung bình giữa hai giới tính, nếu<br />
biến phân phối chuẩn, sử dụng t-test, nếu<br />
biến không chuẩn, sử dụng Mann Whitney test.<br />
* Các điểm mốc trong phân tích sọ<br />
nghiêng theo Ricketts:<br />
Điểm đỉnh mũi mô mềm (Pn): điểm<br />
trước nhất của mũi; điểm mô mềm cằm<br />
(Pog’); điểm trước nhất của vùng cằm,<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
điểm môi trên (Li): điểm trước nhất môi<br />
trên; điểm môi dưới (Ls): điểm trước nhất<br />
môi dưới; điểm RHL1 trên (U6): điểm sau<br />
nhất thân răng hàm lớn 1 (RHL1) hàm<br />
trên; điểm RHL1 dưới (L6): điểm sau nhất<br />
thân RHL1 dưới; điểm rìa cắn răng cửa<br />
hàm trên (A1); điểm rìa cắn răng cửa hàm<br />
dưới (B1); điểm chân bướm (PT): điểm<br />
tiếp nối giữa bờ trước lỗ tròn và bờ sau<br />
đầu trên khe chân bướm hàm; PTV đi<br />
<br />
qua PT và vuông góc FH; điểm xương ổ<br />
răng hàm trên (A); điểm nhô ra trước nhất<br />
của xương cùng cằm (Pog).<br />
* Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu này<br />
nằm trong Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên<br />
cứu nhân trắc đầu mặt của người Việt<br />
Nam để ứng dụng trong y học” đã được<br />
Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Y<br />
Hà Nội chấp thuận số ĐTĐL.CN.27/16,<br />
ngày 20 tháng 10 năm 2016.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Độ nhô hai môi.<br />
Giới<br />
Biến số<br />
<br />
Nữ<br />
(n = 96)<br />
<br />
Nam<br />
(n = 108)<br />
<br />
Chung<br />
(n = 204)<br />
<br />
p1<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
Độ nhô môi trên (Ls-Emm)<br />
<br />
1,50<br />
<br />
1,67<br />
<br />
1,21<br />
<br />
1,46<br />
<br />
1,37<br />
<br />
1,57<br />
<br />
0,19<br />
<br />
Độ nhô môi dưới (Li-E mm)<br />
<br />
2,97<br />
<br />
2,39<br />
<br />
2,73<br />
<br />
1,73<br />
<br />
2,86<br />
<br />
2,10<br />
<br />
0,40<br />
<br />
p2<br />
<br />
0,02<br />
<br />
(p1: So sánh giữa nam và nữ, t-test; p2: so sánh độ nhô hai môi, t-test)<br />
Môi trên nhô ra trước hơn so với môi dưới (p < 0,05; t-test). Độ nhô môi trên và môi<br />
dưới tới đường thẫm mỹ E của nam lớn hơn của nữ, tuy nhiên sự khác này biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05; t-test).<br />
Bảng 2: Tương quan về răng.<br />
Giới<br />
<br />
Nam (n = 108)<br />
<br />
Nữ (n = 96)<br />
<br />
Chung (n = 204)<br />
p<br />
<br />
Biến số<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
Quan hệ răng hàm U6-L6 (mm)<br />
<br />
-0,65<br />
<br />
1,70<br />
<br />
-0,16<br />
<br />
1,64<br />
<br />
-0,42<br />
<br />
1,69<br />
<br />
0,03<br />
<br />
Độ cắn chìa (mm)<br />
<br />
2,39<br />
<br />
1,78<br />
<br />
2,42<br />
<br />
1,48<br />
<br />
2,4082<br />
<br />
1,64<br />
<br />
0,88<br />
<br />
Độ cắn chùm (mm)<br />
<br />
0,59<br />
<br />
1,75<br />
<br />
0,713<br />
<br />
1,56<br />
<br />
0,65<br />
<br />
1,66<br />
<br />
0,59<br />
<br />
Độ trồi răng cửa hàm dưới (B1OP (mm)<br />
<br />
0,23<br />
<br />
0,90<br />
<br />
0,20<br />
<br />
0,85<br />
<br />
0,22<br />
<br />
0,88<br />
<br />
8,15<br />
<br />
121,86<br />
<br />
8,97<br />
<br />
123,11<br />
<br />
9,45<br />
<br />
122,45<br />
<br />
9,20<br />
<br />
3,34<br />
<br />
o<br />
<br />
Góc liên răng cửa A1/B1 ( )<br />
<br />
(p: So sánh giữa nam và nữ, t-test)<br />
So sánh các chỉ số về tương quan răng ở hai nhóm nam và nữ cho thấy sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê ở quan hệ răng hàm (p < 0,05; t-test).<br />
371<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Bảng 3: Tương quan giữa răng và xương hàm.<br />
Giới<br />
<br />
Nam (n = 108)<br />
<br />
Nữ (n = 96)<br />
<br />
Chung (n = 204)<br />
p<br />
<br />
Biến số<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
Vị trí răng hàm hàm trên R6HT-PtV<br />
(mm)<br />
<br />
9,22<br />
<br />
2,59<br />
<br />
8,78<br />
<br />
2,11<br />
<br />
9,01<br />
<br />
2,38<br />
<br />
0,19<br />
<br />
Độ nhô răng cửa hàm trên (A1A.Pog mm)<br />
<br />
5,06<br />
<br />
1,93<br />
<br />
5,17<br />
<br />
1,85<br />
<br />
5,11<br />
<br />
1,89<br />
<br />
0,69<br />
<br />
Độ nhô răng cửa hàm dưới (B1A.Pogmm)<br />
<br />
3,19<br />
<br />
1,58<br />
<br />
3,39<br />
<br />
1,60<br />
<br />
3,28<br />
<br />
1,59<br />
<br />
0,37<br />
<br />
(p: So sánh giữa nam và nữ, t-test)<br />
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai giới về tương quan giữa răng với<br />
xương hàm trên, xương hàm dưới.<br />
BÀN LUẬN<br />
Ở nhóm đối tượng nghiên cứu, môi<br />
dưới nhô ra trước hơn so với môi trên so<br />
với đường thẫm mỹ E, sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 1), đó<br />
là do nhóm đối tượng nghiên cứu được<br />
chọn có TQX loại I.<br />
Sự khác biệt độ nhô môi trên và dưới<br />
đến đường thẫm mỹ E giữa hai giới không<br />
có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương<br />
<br />
tự với nghiên cứu của Tae Soo Park [5],<br />
là do ở trẻ 7 tuổi chưa có sự khác biệt<br />
mạnh mẽ về giới tính, vẽ mặt và đường<br />
nét của trẻ nam và nữ vẫn mềm mại như<br />
nhau.<br />
Theo Ricketts, khoảng cách từ môi<br />
dưới đến đường E ở trẻ 9 tuổi da trắng là<br />
-2 ± 2 mm [6, 7], độ nhô này giảm đi theo<br />
tuổi. Tuy nhiên, giá trị này ở các chủng<br />
tộc khác nhau thì khác nhau.<br />
<br />
Bảng 4: So sánh độ nhô môi dưới với các nghiên cứu trên thế giới.<br />
Tác giả<br />
<br />
Tác giả<br />
n = 204<br />
<br />
Độ nhô<br />
L-E<br />
p<br />
<br />
Hàn Quốc 7 tuổi<br />
(Tae Soo Park) [5]<br />
n = 90<br />
<br />
Sudan (7 tuổi)<br />
<br />
Caucasian (9 tuổi)<br />
<br />
(Chiarella Sforza) [8]<br />
n = 50<br />
<br />
Rickett [6]<br />
n = 497<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
2,86<br />
<br />
2,1<br />
<br />
2,9<br />
<br />
1,8<br />
<br />
3,64<br />
<br />
2,41<br />
<br />
-2,00<br />
<br />
2,0<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
(p: So sánh hai giá trị trung bình, t-test)<br />
Chúng tôi nhận thấy độ nhô môi dưới trong nghiên cứu này tương tự kết quả của<br />
Tae Soo Park trên 90 trẻ em 7 tuổi ở Hàn Quốc [5] và Satoshi Fujii trên 221 trẻ 7 tuổi ở<br />
Nhật Bản [4], có sự tương tự này là do Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam cùng một<br />
chủng tộc Mongoloid. Khi so sánh với trẻ em Sudan ở châu Phi và trẻ em da trắng, kết<br />
quả của chúng tôi lần lượt nhỏ hơn và lớn hơn, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
372<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Bảng 5: Độ nhô môi dưới theo lứa tuổi.<br />
Tác giả<br />
Độ nhô<br />
Li-E<br />
<br />
Tác giả<br />
n = 204<br />
<br />
Lê Nguyên Lâm<br />
(12 tuổi) [2] n = 105<br />
<br />
Võ Trƣơng Nhƣ Ngọc<br />
(18 - 25 tuổi) [3] n = 143<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
2,86<br />
<br />
2,1<br />
<br />
2,35<br />
<br />
2,65<br />
<br />
1,95<br />
<br />
2,2<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
(p: So sánh hai giá trị trung bình, t -test)<br />
Khi so sánh độ nhô môi dưới theo các<br />
lứa tuổi khác nhau ở người Việt Nam,<br />
chúng tôi nhận thấy giá trị này giảm theo<br />
lứa tuổi. Kết quả này phù hợp với kết luận<br />
của Ricketts và nhiều tác giả khác về<br />
giảm độ nhô môi dưới theo lứa tuổi [6].<br />
Tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai<br />
hàm là -0,65 ± 1,70 mm ở nam và -0,16 ±<br />
1,64 mm ở nữ (bảng 2), đều nằm trong<br />
tương quan loại I theo răng. Điều này hợp<br />
lý, vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi có<br />
TQX loại I theo với ANB từ 0 - 4o.<br />
Độ cắn chùm chung của nhóm nghiên<br />
cứu 0,65 ± 1,66 mm, tương tự nghiên<br />
cứu của Satoshi Fuji trên trẻ em 7 tuổi<br />
Nhật Bản [4] với kết quả 0,5 ± 0,8 mm.<br />
Độ cắn chùm thấp như vậy là do ở 7 tuổi,<br />
khớp cắn chưa hoàn thiện, chưa mọc đủ<br />
chiều cao của thân răng. Theo nghiên<br />
cứu của Fuji, độ cắn chùm này sẽ tăng<br />
dần và ổn định khi 10 tuổi.<br />
Góc liên răng cửa chung của nhóm<br />
nghiên cứu là 122,45 ± 9,20, tương tự kết<br />
quả nghiên cứu của Tae Soo Park [2] là<br />
122,3 ± 4,0, nhỏ hơn kết quả của Ricketts<br />
(130 ± 6,0) [5]. Độ nhô răng cửa hàm trên<br />
và hàm dưới so với mặt phẳng răng APog lần lượt là 5,11 ± 1,89 và 3,28 ± 1,59<br />
(bảng 3). Giá trị này cao hơn trong nghiên<br />
cứu của Rickett trên trẻ da trắng với độ<br />
nhô răng cửa hàm trên là 3,5 ± 2,3 và<br />
hàm dưới 1 ± 2,0 [3]. Chính do góc liên<br />
<br />
răng cửa nhỏ hơn và độ nhô răng của lớn<br />
hơn này dẫn đến việc độ nhô môi của trẻ<br />
Việt Nam lớn hơn trẻ em da trắng trong<br />
nghiên cứu của Ricketts.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 204 phim sọ nghiêng<br />
từ xa có TQX loại I của nhóm trẻ 7 tuổi,<br />
chúng tôi có kết luận: nhóm nghiên cứu<br />
có môi dưới nhô ra trước hơn môi trên so<br />
với đường thẫm mỹ E. Độ nhô này tương<br />
tự như trẻ em ở Nhật và lớn hơn trẻ em<br />
da trắng và nhỏ hơn trẻ em Sudan ở châu<br />
Phi. Góc liên răng cửa (122,4o) tương tự<br />
như trẻ em Nhật và nhỏ hơn trẻ da trắng.<br />
Độ nhô răng cửa hàm trên (5,11 mm) và<br />
hàm dưới (3,28 mm) lớn hơn trẻ em da<br />
trắng (với số đo lần lượt 3,5 mm và 1 mm).<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Trân trọng cảm ơn các đối tượng đã tự<br />
nguyện tham gia nghiên cứu, Ban Giám<br />
hiệu Trường Tiểu học Liên Ninh và Tiểu<br />
học Ngọc Hồi. Chúng tôi xin chân thành<br />
cảm ơn: Trung tâm Kỹ thuật cao - Viện<br />
Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học<br />
Y Hà Nội; PGS.TS Trương Mạnh Dũng Chủ nhiệm đề tài; PGS.TS. Võ Trương<br />
Như Ngọc, Văn phòng các Chương trình<br />
Trọng điểm quốc gia - Bộ KHCN; Trung<br />
tâm Tính toán hiệu năng cao - Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội đã giúp chúng tôi thu<br />
thập số liệu và hoàn thiện bài báo này.<br />
373<br />
<br />