ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ<br />
PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ (ĐMC) BỤNG<br />
BS. Nguyễn Anh Quân (Viện tim mạch, BV Bạch Mai)<br />
Email: anhquan.dr@gmail.com<br />
<br />
Nhắc lại giải phẫu ĐMC bụng<br />
• Phần thuộc ổ bụng của ĐM chủ, nằm phía trước<br />
và bên trái cột sống, đi thẳng từ trên xuống dưới.<br />
• Các nhánh tạng:<br />
- ĐM thân tạng: xuất phát từ mặt trước, ngang<br />
mức bờ trên của tụy.<br />
- ĐM mạc treo tràng trên: xuất phát từ mặt trước,<br />
khoảng 10 mm dưới ĐM thân tạng, chạy hướng<br />
xuống dưới.<br />
- 2 ĐM thượng thận: xuất phát từ mặt bên, ngang<br />
mức xuất phát của ĐM MTTT.<br />
- 2 ĐM thận: xuất phát từ mặt bên, dưới mức xuất<br />
phát của ĐM MTTT khoảng 10 đến 15 mm.<br />
SÂ Doppler mạch máu, Nguyễn Phước Bảo Quân,<br />
NXB ĐH Huế (2013) – Tập 2, chương 16<br />
<br />
Nhắc lại giải phẫu ĐMC bụng<br />
- ĐM tinh hoàn/buồng trứng: xuất phát từ<br />
mặt bên, ngang mức giữa ĐM thận và ĐM<br />
MTTD.<br />
- ĐM mạc treo tràng dưới: xuất phát từ mặt<br />
trước, cách vị trí chia 2 ĐM chậu gốc khoảng<br />
50 mm.<br />
- ĐM cùng giữa: xuất phát từ mặt sau, ngay<br />
phía trên chỗ chia 2 ĐM chậu.<br />
• Hai nhánh tận là 2 ĐM chậu gốc: xuất<br />
phát ngang mức L4.<br />
• ĐK ĐMC bụng ngang mức cơ hoành 22,5 cm, không bao giờ vượt quá 3 cm; đến<br />
trước chỗ chia 2 ĐM chậu 1,5-2 cm.<br />
SÂ Doppler mạch máu, Nguyễn Phước Bảo Quân,<br />
NXB ĐH Huế (2013) – Tập 2, chương 16<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐMC bụng<br />
• Phình ĐM được định nghĩa khi có sự giãn (ĐK ngoài tăng ≥ 50 % so<br />
với ĐK đoạn trước đó) hằng định, khu trú & mất tính song song của<br />
thành ĐM (1).<br />
• Trong khi phình ĐM thường được định nghĩa là giãn kèm theo mất tính<br />
song song của thành ĐM thì phình ĐMC bụng, chủ yếu là đoạn dưới<br />
thận, luôn được định nghĩa là khi đường kính ≥ 30 mm. Một vài tác giả<br />
đề xuất 1 định nghĩa khác khi tăng kích thước đường kính ĐM > 50 %<br />
nhưng điều này không phải lúc nào cũng xác định được, đặc biệt vị trí<br />
giới hạn giữa đoạn ĐM phình và đoạn ĐM chưa bị tổn thương (2).<br />
<br />
(1) Sách bệnh học mạch máu Pháp (VALMI, edition 2016-2017).<br />
(2) 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases.<br />
<br />
Dịch tễ học, các YTNC và bệnh sinh<br />
• Trong số các dạng phình ĐM, phình ĐMC bụng hay gặp nhất: 2-3 % nam giới & 1 %<br />
nữ giới > 60 tuổi.<br />
• Tuổi, giới nam, tiền sử bản thân có bệnh lý tim mạch do xơ vữa, hút thuốc và tăng<br />
huyết áp đều có mối liên quan với bệnh lý phình ĐMC bụng. Tiền sử gia đình có<br />
người bị phình ĐMC bụng là yếu tố nguy cơ quan trọng.<br />
• Bệnh sinh chính của phình ĐMC bụng là do thoái hoá, mặc dù bệnh thường liên quan<br />
đến bệnh lý xơ vữa ĐM.<br />
<br />
(1) Sách bệnh học mạch máu Pháp (VALMI, edition 2016-2017).<br />
(2) 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases.<br />
<br />