ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 6
lượt xem 16
download
Ở người bình thường, để có thể giao tiếp có hiệu quả cần phải có kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ (diễn đạt ý nghĩ thành ngôn từ) và kĩ năng tiếp nhận ngôn ngữ (hiểu những gì người khác nói). Trẻ CPTTT có sự hạn chế về cả hai kỹ năng này, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 6
- Ở người bình thường, để có thể giao tiếp có hiệu quả cần phải có kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ (diễn đạt ý nghĩ thành ngôn từ) và kĩ năng tiếp nhận ngôn ngữ (hiểu những gì người khác nói). Trẻ CPTTT có sự hạn chế về cả hai kỹ năng này, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ CPTTT không mất nhiều thời gian hơn và trình độ ngôn ngữ của trẻ thấp hơn so với trẻ bình thường hai tuổi. Cụ thể là: • Vốn từ của trẻ ít và nghèo nàn • Nhớ từ mới lâu và chậm • Trong khi nói trẻ ít dùng câu phức tạp, ít dùng liên từ mà thường sử dụng câu ngắn, câu đơn, câu cụt • Lỗi phát âm: Nói ngọng, nói lắp và nói khó • Nói lại rập khuôn những gì người khác đang nói nhưng không hiểu ý nghĩa của lời nói đó • Không thể hiện rõ nhu cầu giao tiếp với người khác. Ví dụ: trẻ không chủ động thiết lập mối quan hệ với người khác, không đặt câu hỏi, hay chủ động trong trao đổi với người khác về một vấn đề nào đó hoặc trẻ từ chối giao tiếp với người khác. 1.3.3.1.6. Những vấn đề khái quá hoá kiến thức Trẻ CPTTT gặp khó khăn trong việc vận dụng kiến thức và các kỹ năng của mình trong những trường hợp khác nhau với tình huống mà trẻ đã từng gặp. Tuy có những tình huống gần giống với tình huống quen thuộc nhưng trẻ vẫn lúng túng và thực hiện sai. Ví dụ, trẻ CPTTT biết con vịt bơi dưới nước, thuyền buồm chạy dưới nước, khi học bài “làm quen phương tiện giao thông”, cô hỏi “phương tiện gì chạy dưới nước”? trẻ trả lời là “con vịt”. 1.3.3.1.7. Hành vi không mong muốn Do sự hạn chế về chức năng trí tuệ, ngôn ngữ, khả năng chú ý, những khó khăn về thể chất và tâm thần… nên trẻ CPTTT thường có những hành vi không mong muốn như: - Trẻ đi lại tự do trong giờ học - Trẻ không ngồi yên, vận động chân tay liên tục - Đánh bạn - Đập phá, ném đồ chơi trong khi đang chơi - Từ chối sự chăm sóc vỗ về của người khác bằng cách lẩn tránh - Không thực hiện hoạt động hay nhiệm vụ - Trẻ ngồi uể oải, buồn chán, im lặng - Không phản ứng với những nỗ lực giao tiếp của người khác, thậm chí ngay cả khi bị trêu trọc - Nói tự do, nói một mình trong giờ học - La hét, gào thét không rõ nguyên nhân - Hành vi tự xâm kích: đập đầu, dứt tóc, cắn tay 1.3.3.1.8. Động cơ kém hăng hái, sợ thất bại Đứa trẻ thường không hoàn thành nhiệm vụ nào đó hoặc qua nhiều lần thất bại sẽ dẫn đến trẻ CPTTT dễ nản trí. Do vậy trẻ kém hăng hái, không muốn học những cái mới hoặc đối mặt với tình huống mới, trẻ hay ỷ lại và trông đợi sự giúp đỡ của người khác. Có trẻ có thể làm được nhưng lại thiếu tự tin nên không đủ quyết tâm để thực hiện. 1.3.3.2. Biện pháp khắc phục những hạn chế cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 1.3.3.2.1. Một số biện pháp khắc phục sự hạn chế về khả năng trí tuệ. - Giao cho trẻ làm những việc phù hợp với khả năng. - Những công việc được chia làm nhiều bước nhỏ. - Hãy hướng dẫn trẻ cụ thể trong các hoạt động, thao tác, tình huống - Giảng dạy rõ ràng bằng các cấu trúc về không gian, thời gian hoạt động, con người nhằm trả lời cho các câu hỏi: “ở đâu?”; “khi nào và bao lâu”; “bằng cách nào?”; “ai và các qui tắc như thế nào?”. - Dành nhiều thời gian cho thực hành. - 21 -
- 1.3.3.2.2. Một số biện pháp khắc phục sự hạn chế về khả năng chú ý - Giảm thiểu những yếu tố kích thích gây sao nhãng, mất tập trung như: hạn chế bớt âm thanh, hình ảnh, người qua lại - Tạo nhiều hành vi phản hồi - Thu hút sự chú ý của trẻ bằng những đồ chơi, đồ dùng dạy học hấp dẫn như đồ chơi có phát ra âm thanh, kiểu dáng đẹp và màu sắc tươi tắn - Cung cấp thông tin bằng hình ảnh nhằm mục đích giúp trẻ có thời gian tiếp cận thông tin lâu hơn. 1.3.3.2.3. Một số biện pháp khắc phục sự hạn chế về khả năng giác động - Huấn luyện kỹ năng giác động - Tạo phương tiện thay thế, hỗ trợ thêm 1.3.3.2.4. Một số biện pháp khắc phục sự hạn chế về kỹ năng xã hội - Khuyến khích các hoạt động xã hội - Luyện cho trẻ các kĩ năng xã hội trong các tình huống có thể và tự nhiên 1.3.3.2.5. Một số biện pháp khắc phục sự hạn chế về ngôn ngữ cho trẻ - Sử dụng câu ngắn, rõ ràng, đơn giản - Không đưa ra dồn dập nhiều quá thông tin trong cùng một thời điểm - Sử dụng các phương thức giao tiếp thay thế và tăng cường. Ví dụ như sử dụng lời nói kết hợp với ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ hay ngôn ngữ kí hiệu - Sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ giao tiếp như vật thật, mô hình, các loại tranh ảnh… nhằm hình ảnh hoá thông tin - Cung cấp vốn từ mới cho trẻ - Khuyến khích trẻ tự phát biểu bằng cách gợi mở, đặt ra những câu hỏi để trẻ trả lời, luôn động viên khen thưởng trẻ mỗi khi trẻ phát biểu ý kiến 1.3.3.2.6. Các vấn đề về khái quát hoá kiến thức Thực hành kĩ năng và kiến thức trong nhiều tình huống khác nhau, với những người khác nhau, ở những nơi khác nhau và với những vật liệu khác nhau. 1.3.3.2.7. Biện pháp giảm thiểu những hành vi không mong muốn cho trẻ Để giảm thiểu hành vi không mong muốn cho trẻ CPTTT, giáo viên cần phải tìm hiểu những nguyên nhân và điều kiện hiện tại đang duy trì hành vi không mong muốn; xác định đặc điểm, mức độ và tần suất xuất hiện hành vi không mong muốn trên cơ sở đó đề xuất biện pháp xử lý phù hợp khi trẻ thể hiện hành vi không mong muốn. 1.3.3.2.8. Vấn đề động cơ kém hăng hái và sợ thất bại - Tạo cho trẻ có nhiều cơ hội thành công. - Bộc lộ những kì vọng tích cực với trẻ. - Khuyến khích: Bằng vật chất và tinh thần cũng như bằng các hoạt động mang lại hứng thú cho trẻ. - Nhấn mạnh các sự kiện tốt đẹp - 22 -
- Chương 2 GIAO TIẾP VỚI TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ 2.1. Giao tiếp của trẻ CPTTT 2.1.1. Đặc điểm giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ CPTTT. Việc nghiên cứu tình trạng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em CPTTT đã được nhiều nhà khoa học đề cập tới như L.S Vugotsky, A.G Spikin, D.B Elkonin, S.L Rubinstein…đều đã có một nhận xét chung: trẻ em CPTTT không chỉ kém về mặt nhận thức mà thường kéo theo sự khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ, tác giả cho rằng sự khiếm khuyết này đều do: 1, Sự suy yếu các chức năng bên trong vỏ não tới việc hình thành rất chậm mối liên hệ phân biệt có điều kiện trong tất cả các cơ quan phân tích tiếng nói, kèm theo sự rối loạn của hệ thần kinh gây khó khăn cho việc xác lập những định hình năng động trên vỏ não. Tình trạng kém phát triển ngôn ngữ còn do nguyên nhân những mối liên hệ có điều kiện không bền vững được hình thành chậm ở vùng cơ quan phân tích thính giác. Do những nguyên nhân này mà đứa trẻ không hiểu được những từ mới và cụm từ mới. Chính vì lẽ đó trẻ chỉ lựa chọn được số ít các từ vựng dẫn đến tình trạng nghèo vốn từ - một số từ mà trẻ tích lũy được cũng dần bị lãng quên nếu không được củng cố một cách liên tục. Trẻ em CPTTT phân biệt rất kém các âm gần giống nhau đặc biệt là các phụ âm. Mặt khác, trẻ còn mắc nhiều lỗi phát âm sai và các tật ngôn ngữ như nói khó, nói ngọng, nói lắp… 2, Qua nghiên cứu người ta còn cho thấy sự phát triển rất kém của thính giác âm vị dẫn đến sự thay thế âm này bằng âm khác trong phát âm của đứa trẻ. Các tác giả đều cho rằng quá trình ngôn ngữ bao giờ cũng phụ thuộc vào hai loại điều chỉnh: + Điều chỉnh nhờ vào sự phát triển thính giác (sự nghe) + Điều chỉnh cho hoạt động của các cơ quan vận động ngôn ngữ. Các trẻ CPTTT do bị tổn thất trung tâm ( TW thần kinh) kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến tri giác nghe, hiện tượng co giật hay bị liệt cứng làm tổn thất đến cơ quan vận động ngôn ngữ sẽ nảy sinh các khuyết tật về ngôn ngữ và giao tiếp ( như nói khó, không nói được, nói ngọng, nói lắp…). Đặc điểm cơ bản của trẻ em này là chậm biết nói, nhiều trẻ 5 hoặc 6 tuổi mới có được âm đầu, nhiều trẻ do tình trạng bệnh lý nên kéo theo khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ thường mắc các khuyết tật nói khó, nói ngọng, nói lắp hoặc phát âm, nhưng rào cản lớn nhất của trẻ em này là: Sự mặc cảm tật nguyền, ảnh hưởng của bệnh lý về thần kinh nên trẻ hay sợ sệt, nhút nhát không giám tiếp xúc với những người lạ, không muốn thâm gia vào các hoạt động tập thể… Đa số các trẻ vốn từ rất nghèo, ngữ pháp thấp kém, trẻ nói nhưng ta không hiểu chúng nói gì và ngược lại ta nói trẻ cũng không hiểu được những điều ta vừa nói với trẻ, như vậy cả hai đều không hòa hợp không hòa hợp trong giao tiếp. Ngay ở trong gia đình nhiều trẻ cũng bị lãng quên, không hỏi han, dạy dỗ khiến cho trẻ rơi vào tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Đặc điểm về nhận thức “ trẻ chậm hiểu – nhanh quên “ nên rất khó khăn trong việc tiếp thu các từ mới và hiểu nghĩa từ - Những từ được tiếp thu trong kinh nghiệm sống của trẻ cũng sẽ bị lãng quên rất nhanh. Trẻ thường không biết biểu đạt nhu cầu của bản thân bằng lời nói, đôi khi trẻ phải dùng cử chỉ điệu bộ. Nếu không được đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó của trẻ, trẻ thường gào thét, có thể tức giận, nếu kích thích gia tăng thường đập phá… Trẻ không biết trả lời các câu hỏi mà ta hỏi chúng dù đó là những câu hỏi đơn giản nhất. Trẻ thường không biết hợp tác với bạn bè, tự chơi một mình, đôi khi lẩm bẩm nói một mình nhưng vẫn không phát ra được những ngôn ngữ rõ ràng. - 23 -
- Đặc điểm phổ biến ở trẻ em này là rất khó tiếp xúc và làm quen nếu ta chưa chiếm lĩnh được tình cảm của trẻ. Những đặc điểm nêu trên đã dẫn trẻ đến hạn chế khả năng giao tiếp, vì vậy ngôn ngữ của các trẻ này cũng trong tình trạng chậm phát triển. Để giúp trẻ khắc phục được hạn chế nói trên, ta cần có nhiều biện pháp dạy trẻ ( sẽ đề cập tới ở mục III). Điều cốt lõi vẫn phải cung cấp cho trẻ vốn từ bằng nhiều hình thức khác nhau, vốn từ là nền tảng để hình thành ngôn ngữ ở trẻ. Sở dĩ trẻ ngại giao tiếp và ít dùng lời nói chính là do từ ngữ quá nghèo, trẻ muốn diễn đạt mà không thể nói ra được. Khi trẻ đã có được những vốn từ mới có thể hình thành khả năng ngữ pháp cho trẻ, muốn vậy cần phải tăng cường những hoạt động làm thay đổi các trạng thái tâm lý ở trẻ, trẻ mới mạnh dạn tiếp xúc, sẽ tạo điều kiện để trẻ giao tiếp. Để dạy được trẻ phải hết sức kiên trì, giàu lòng nhân ái và biết cách trinh phục trẻ thì mới mang lại kết quả mong muốn. Tóm lại, cần nhớ trẻ có bốn đặc điểm cơ bản dẫn đến khó khăn trong giao tiếp đó là: + Vốn từ trẻ quá nghèo + Trẻ thường mắc các khuyết tật ngôn ngữ +Trẻ không có trình độ ngữ pháp ( chưa biết đặt câu chủ vị ) + Ngại giao tiếp, ứng xử. Nếu giải quyết tốt được bốn đặc điểm nói trên, ta đã hình thành và phát triển được khả năng ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ. 2.1.2. Các hình thức và mức độ giao tiếp của trẻ chậm phát triển trí tuệ 2.1.2.1. Hình thức giao tiếp Có hai hình thức giao tiếp đó là có âm và vô âm. Giao tiếp có âm là giao tiếp trong đó thông điệp được chuyển đi nhờ vào giọng nói và âm thanh. Giao tiếp vô âm là giao tiếp trong đó thông điệp được chuyển đi nhờ các hình thức biểu hiện khác không có âm thanh nhưng có thể nhìn thấy, và cảm thấy. 2.1.2.2. Mức độ giao tiếp 2.1.2.2.1. Mức độ giao tiếp phi biểu tượng Có thể dễ dàng nhận thấy những biểu hiện ở cấp độ phi biểu tượng. Chúng ta không phải học những biểu hiện này. Ngay cả khi ở một nước khác, ta vẫn có thể hiểu được chúng. Ví dụ như: đỏ mặt khi xấu hổ; sắc mặt tái đi khi mệt mỏi v.v. 2.1.2.2.2. Mức độ giao tiếp biểu tượng Biểu tượng là một “mã hiệu” với ý nghĩa nào đó mà chúng ta sử dụng để thể hiện bản thân. Dựa trên sự thống nhất chung, mỗi “mã hiệu” nhất định sẽ đại diện cho một ý nghĩa cụ thể. Nói một cách khác, biểu tượng là cái thay thế cho đồ vật hay đối tượng mà ta muốn đề cập. Ví dụ từ “bàn” là biểu tượng cho cái bàn. Ngôn ngữ nói (có âm) là dạng biểu hiện thông dụng nhất của giao tiếp ở mức độ biểu tượng. Tuy nhiên, ngôn ngữ vô âm như ngôn ngữ viết và ngôn ngữ ký hiệu cũng sử dụng các biểu tượng. Có rất nhiều cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Trước hết đó là các ký hiệu biểu tượng tự nhiên hay cụ thể. Những ký hiệu này nhiều khi mang tính quốc tế, mọi người đều hiểu, ví dụ như vẫy tay chào tạm biệt. Rất nhiều người trong xã hội đã tạo ra các ký hiệu một cách tự phát. Thứ hai là các hệ thống ký hiệu đã được thống nhất, ví dụ như đánh vần bằng ngón tay. Trong ngôn ngữ viết, chữ viết được dựa theo ngôn ngữ nói chính là sự tái tạo bằng văn bản ngôn ngữ nói, ngoài ra còn có sơ đồ tranh biểu tượng, đây chính là việc sử dụng hệ thống các bức vẽ đơn giản mà mọi người đã nhất trí để giao tiếp với nhau. 2.1.2.2.3. Mức độ giao tiếp tiền biểu tượng Giữa mức độ giao tiếp biểu tượng và mức độ giao tiếp phi biểu tượng có một mức chuyển tiếp. Đó chính là những biểu hiện ở mức tiền biểu tượng. Những biểu hiện này ngụ ý sự việc, người hay đồ vật, đó là những vật liệu cụ thể như đồ vật thu nhỏ, ảnh, hình vẽ, tranh dùng để thay thế cho đồ vật hoặc đối tượng thật. Ví dụ trẻ đưa ra một cái cốc để thể - 24 -
- hiện rằng em muốn uống nước, đưa ra ảnh một chiếc xe buýt để thể hiện rằng em sắp về nhà. 2.1.3. Mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ và vấn đề giao tiếp của chúng 2.1.3.1. Trẻ chậm phát triển trí tuệ rất nặng Trẻ CPTTT rất nặng hầu như không nói. Đối với những trẻ có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ thì sự diễn đạt này thường chỉ giới hạn ở mức độ sử dụng một số từ đơn lẻ. Trẻ thường chỉ vào các đồ vật trẻ mong muốn và cầm tay bạn ngụ ý làm rõ điều mình muốn. Trẻ cũng thể hiện mong muốn hoặc cảm xúc của mình qua tư thế, khóc, cười, hoặc chọn một vị trí trong phòng hay một cách di chuyển nào đó v.v. Tiến xa hơn, trẻ có thể biết vận dụng các âm thanh trong môi trường xung quanh hoặc bắt chước các cử chỉ. Có một số nguyên tắc chung các giáo viên thường vận dụng khi giao tiếp với trẻ loại này nhằm giảm thiểu những điểm hạn chế của trẻ. Các nguyên tắc cụ thể như nhấn mạnh ngữ điệu; dùng các công cụ giao tiếp bổ trợ như cử chỉ, ảnh, đồ vật và các điệu bộ, tư thế cơ thể; đáp lại mọi hình thức giao tiếp; khen ngợi mọi hình thức giao tiếp; thông báo cho mọi người tất cả nhưng thông tin có được về cách trẻ giao tiếp; không nên kỳ vọng sẽ nhận được nhiều phản ứng từ trẻ; nhìn nhận những bước tiến nhỏ của trẻ như là sự tiến bộ lớn. 2.1.3.2. Trẻ chậm phát triển trí tuệ nặng Trẻ CPTTT nặng học cách tạo các liên kết nhờ vào các kinh nghiệm lặp lại. Trẻ học được rằng các âm thanh, từ ngữ, cử chỉ nhất định thuộc về các đồ vật và tình huống cụ thể. Trẻ bắt đầu hiểu những hoạt động đơn giản trong các tình huống sống hàng ngày. Có vẻ trẻ gần như hiểu được mọi thứ có liên quan tới ngôn ngữ nhưng vẫn bị bó buộc trong phạm vi các tình huống rất cụ thể. Ngoài việc nói các từ và câu ngắn, trẻ sử dụng các cử chỉ một cách tự nhiên như chỉ tay, cầm tay người khác để dẫn đi xem vật gì. Trẻ cũng đồng thời sử dụng nhiều hình thức giao tiếp cùng một lúc; khi nói, trẻ vẫn có các cử chỉ, tạo giao tiếp bằng mắt và sử dụng điệu bộ cụ thể v.v. 2.1.3.3. Trẻ chậm phát triển trí tuệ trung bình Đối với trẻ CPTTT trung bình, ngôn ngữ trong các tình huống hàng ngày chiếm vị trí trung tâm. Trẻ sử dụng các câu dài và phức tạp hơn; có khả năng diễn đạt cảm xúc bằng lời; có thể nói và nghĩ về các sự vật, sự việc trong quá khứ và hiện tại; có thể lập kế hoạch; có khả năng tương đối trong giao tiếp với người khác. 2.1.3.4. Trẻ chậm phát triển trí tuệ nhẹ Trẻ CPTTT có thể sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp một cách sáng tạo không chỉ dựa trên thói quen và điều kiện mà còn nhờ vào ngôn ngữ tiềm ẩn bên trong. Trẻ cần được giải thích thêm nhưng giải thích không nên quá dài và các câu phải rõ ràng, sử dụng các từ quen thuộc giải thích những từ và câu mới để tăng khả năng hiểu của trẻ. Để hiểu được trẻ người đối thoại phải hết sức kiên nhẫn, để trẻ tự tìm tòi và cử chỉ, nhìn chung là nên trẻ chủ động giao tiếp. Bảng xác định mức độ giao tiếp của trẻ Dưới đây giới thiệu một bảng giúp xác định mức độ giao tiếp của trẻ, nhờ bảng này ta có cơ sở để lựa chọn những cách kích thích giao tiếp tích cực nhằm giúp trẻ thể hiện được bản thân và đồng thời để trẻ hiểu được đối tượng giao tiếp của mình: Bảng : Bảng xác định mức độ giao tiếp của trẻ Vô âm (không có âm thanh) Có âm (có âm thanh) Mức độ phi biểu tượng * Hành vi: * Hành vi: Phi ngôn ngữ - Cử động của chân tay; - Khóc - Tư thế đầu và người - Cười - Cách sử dụng không gian - Rên rỉ - Nhìn - Thở dài - Nét mặt - Làu bàu - Ăn mặc - Gào thét - Cầm nắm, sờ đồ vật - Càu nhàu - 25 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 1
5 p | 459 | 92
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 2
5 p | 339 | 47
-
Đại cương về kim loại - sự ăn mòn kim loại (Hồ Chí Tuấn - ĐH Y HN)
9 p | 178 | 42
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 1
5 p | 281 | 38
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 2
5 p | 254 | 34
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 11
4 p | 251 | 25
-
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG & MẶT PHẲNG
7 p | 403 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 1
5 p | 262 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 10
5 p | 127 | 17
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 9
5 p | 131 | 15
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 7
5 p | 118 | 15
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 10
5 p | 182 | 14
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 8
5 p | 105 | 13
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 10
5 p | 97 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 11
2 p | 87 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 8
5 p | 93 | 10
-
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG (tt)
6 p | 126 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn