ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 5
lượt xem 12
download
Rèn luyện kĩ năng sờ cho trẻ mù là rất cần thiết vì không những giúp trẻ nhận biết sự vật đầy đủ nhất mà còn bước đầu giúp trẻ có những kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, phát triển nhận thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 5
- Rèn luyện kĩ năng sờ cho trẻ mù là rất cần thiết vì không những giúp trẻ nhận biết sự vật đầy đủ nhất mà còn bước đầu giúp trẻ có những kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, phát triển nhận thức. Ví dụ: Dùng tờ giấy đặt lên tấm cao su( miếng săm xe đạp) dùng đinh nhọn ấn lõm thành hàng trên tờ giấy.Lúc đầu khoảng cách giữa hai khoảng cách giữa các chấm lõm 3- 4mm, sau đó thu hẹp lại từ 3 thành 2mm, tf 5 thành 2 hoặc 3mm. Lật tờ giấy, sờ phía sau sẽ thấy các chấm nổi. Gia đình có thể làm cách này giúp trẻ có kỹ năng sờ chấm nổi. Phương pháp rèn luyện cách sờ để nhận biết vật thể - Sờ bằng hai tay: giai đoạn đầu buộc trẻ phải sờ bằng hai tay đạt tới mức kỹ xảo, thói quen mới có thể sờ bằng một tay. Sờ bằng hai tay cho ta hình ảnh trọn vẹn, mở rộng trường xúc giác, sờ bằng hai tay vừa chính xác vừa nhanh, có thể nhanh gấp 1,5 đến 2 lần sờ bằng một tay; - Sờ bằng một tay: sử dụng khi nhận biết những vật thể nhỏ bé như quả táo, chiếc cốc, những nốt sần trên vật thể. Sờ bằng một tay cho phép có kết quả một cách tương đối: thời gian sờ chậm hơn, hình ảnh đem lại thiếu trọn vẹn. Các bước tiến hành rèn luyện sờ (chú ý tư thế ngồi hoặc sờ) - Thông báo cho trẻ biết trước nhiệm vụ cần được thực hiện để trẻ an tâm, cần chú trọng khâu an toàn khi sờ con vật sống, cách thức sờ hiện vật. - Đặt đối tượng sờ đúng chiều, như sờ bức tranh nổi: phía đầu lên trên, phía chân đặt xuống dưới - Giúp trẻ hướng đúng vào vật quan sát, đúng chỗ quan sát - Sờ khái quát toàn vật thể cần quan sát, để tách đường viền với xung quanh, sau đó sờ chi tiết để thấy vị trí, đặc điểm của mỗi bộ phận theo đặc điểm, hình dạng, độ lớn của vật cần quan sát mà yêu cầu trẻ vận động một hoặc hai tay theo hướng nào khi sờ. Những vật thể có hình đối xứng, chuyển động hai tay ngược chiều nhau Nếu vật thể không đối xứng thì dùng một tay cố định là điểm xuất phát của tay kí, tay kia sờ theo đường viền, để rổi trở lại điểm xuất phát. Sau đó đổi tay để hình ảnh được xuất hiện trọn vẹn trên não bộ của trẻ. Trong khi sờ, các ngón tay phải chuyển động nhiều (sờ đi, sờ lại) để vừa phát hiện vừa ghi nhớ, vừa thực hiện những thao tác của tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh). Kích thích và luyện tập xúc giác ở các mức độ khác nhau Để hiểu các thông tin xúc giác, có quan niệm cho rằng người ta cần nhất hai đặc tính là xúc giác bề mặt da và cảm giác nhận cảm. Nhận biết xúc giác: có thể hiểu là khả năng trải nghiệm thụ động và tích cực, nhận biết các kích thích xúc giác theo bất kỳ dạng nào dẫn tới chức năng xúc giác trở thành sự tương tác giữa sự tiếp xúc tích cực, có mục đích và sự phân tích các kích thích tiếp xúc đó nhằm đem lại một đáp ứng tương ứng. Các dấu hiệu báo động: - 19 -
- Có một số dấu hiệu báo động liên quan đến chức năng xúc giác. Trong đó có hai dấu hiệu quan trọng là sự bảo vệ xúc giác và sự giảm độ nhạy cảm xúc giác. Dấu hiệu bảo vệ xúc giác xuất hiện là do một kích thích sai nào đó dẫn đến sự khó chịu hoặc thậm chí làm đau đớn khiến trẻ cố gắng tránh tiếp xúc (chủ động) và cố gắng để cho trẻ không phải/ không bị tiếp xúc (thụ động). Ví dụ: trẻ cảm nhận thấy hơi nước bốc lên từ cốc nước, trẻ có thể đoán là nước nóng, không dám sờ vào cốc nước. Khi bị chạm vào đồ vật thấy đau, trẻ rụt tay lại hoặc có thể có các phản ứng tự vệ khác… Sự giảm độ nhạy cảm xúc giác: cơ chế này xuất hiện khi có một kích thích sai nào đó tác động (ít kích thích) nhưng kích thích này kém, không đủ mạnh nên trẻ phải tìm đến những kích thích mạnh hơn để cảm nhận được. Nhiều khi sự kém nhạy cảm xúc giác này đòi hỏi trẻ cần những kích thích mạnh dẫn đến những tổn thương hoặc đau đớn đối với trẻ. Như đã trình bày ở trên, chúng ta dạy trẻ mù các kỹ năng xúc giác trong chương trình học. Nhưng mỗi trẻ lại có nhu cầu mức độ luyện tập khác nhau, điều đáng quan tâm ở đây là làm thế nào để việc luyện tập xúc giác đạt hiệu quả đối với từng cá nhân trẻ. Giống như luyện tập thị giác, chương trình luyện tập xúc giác dựa trên sự phân tích nhiệm vụ các thành phần xúc giác cần thiết để thực hiện các kỹ năng thực hành trong lớp học. Việc luyện tập đặc biệt luôn bắt đầu với sự quan sát trong lớp học, sau đó đánh giá chức năng xúc giác của trẻ. Đánh giá, sử dụng quan sát được gọi là quan sát cấu trúc, được thực hiện dựa trên một vài phạm trù của chức năng xúc giác (tất cả các phạm trù đều rất quan trọng khi thực hiện các nhiệm vụ trong chương trình) Dưới đây là danh mục các phạm trù và một vài hướng dẫn cho giáo viên khi xây dựng chương trình kích thích và luyện tập xúc giác như sau: Độ nhạy cảm xúc giác: Một trẻ có khả năng cảm nhận được các thông tin xúc giác khi các mức độ tác động khác nhau của xúc lực (ví dụ như khi đập mạnh vào tay hoặc chỉ là chạm nhẹ vào các bộ phận khác nhau trên cơ thể trẻ) Bộ phận nào trên cơ thể của trẻ nhạy cảm nhất: Thông qua các hoạt động là một chuỗi các kích thích nối tiếp nhau nhưng ở các mức độ xúc lực khác nhau và ở từng bộ phận khác nhau. Nhận biết kích thích Xem xét các phản ứng giống nhau ở từng thời điểm khác nhau, trẻ có phản ứng như thế nào, có nhất thời hay không. Nhận biết về cơ thể Trẻ ý thức được về cơ thể của mình trong tương quan với người khác, trong tương quan với môi trường. - 20 -
- Hoạt động: yêu cầu trẻ thực hiện các thao tác so sánh chiều cao của cơ tthể mình với người khác, với vật cố định nào đó (cái bàn, cái cột,…) Sự nhận cảm trong cơ thể Yêu cầu trẻ vận động các bộ phận cơ khớp theo sự chỉ dẫn của giáo viên đánh giá xem trẻ hiểu yêu cầu và trẻ có thực hiện được sự vận động các cơ khớp của mình hay không. Khám phá xúc giác Quan sát xem chiến lược trẻ sử dụng tối ưu nhất trong việc khám phá xúc giác là gì. Hoạt động: khi đưa cho trẻ một vật, có thể là một vật không quen thuộc với trẻ, không nói bất cứ một điều gì liên quan đến vật đó và yêu cầu trẻ nhận biết. Thông qua chiến lược xúc giác của trẻ, có thể dưa ra được cách khám phá xúc giác của trẻ là gì. Thao tác tiếp xúc Những kỹ năng nào trẻ sử dụng khi tiếp xúc với các đồ vật. Các kỹ năng này có phù hợp không. Trẻ khám phá vật bằng cách di chuyển vật theo chiều tay của mình hay để nguyên ở một vị trí. Thuận cả hai tay hay một tay Trẻ có khả năng thực hiện hành động bằng cả hai tay hay một tay. Thao tác bằng một tay như thế nào? bằng hai tay như thế nào? Có sự luân phiên nhịp nhàng không? Hoạt động: yêu cầu trẻ nặn viên bi tròn bằng một cục đất sét… để quan sát cách trẻ vê đất khi dùng một tay hoặc hai tay. Nhận biết kích thích Trẻ có nhận biết được một kích thích mà trước đó trẻ đã tiếp xúc. Hoạt động này huy động trí nhớ xúc giác của trẻ. Phân biệt xúc giác Trẻ có khả năng ráp các hình khối Trẻ có thể phân biệt được các biểu tượng ký hiệu trong một hàng (ví dụ, trẻ nhận biết được một chữ cái Braille khác trong một hàng có những chữ cái Braille giống nhau, …) Đưa ra một tập hợp ngẫu nhiên các biểu tượng, trẻ nhận ra được các biểu tượng giống nhau. Tri giác các chi tiết Trẻ có thể sử dụng một chi tiết để nhận xét, nhận biết một tổng thể. Ví dụ cho trẻ sờ đồng hồ, hay đeo vòng tay của người quen, hỏi trẻ xem trẻ có nhận ra người quen đó là ai Đưa ra các chi tiết khác nhau trong một bức tranh chẳng hạn, yêu cầu trẻ phân biệt các chi tiết trong các bức tranh đó. Xây dựng và làm lại Làm mẫu một hoạt động sau đó yêu cầu trẻ tái hiện lại hoạt động đó. - 21 -
- Quan hệ bộ phận - tổng thể/ tổng thể - bộ phận Tạo ra hoạt động giúp trẻ nhận ra một tổng thể mà khi chỉ sử dụng một phần của nó. Trẻ có thể nhận ra bộ phận còn thiếu trong một tổng thể. Ví dụ cho trẻ làm việc với những hình con vật đồ chơi hoặc các đồ chơi xây dựng như lắp ghép cái nhà, xe cộ.. có thể vặn xoắn các bộ phận thiếu cũng như hình dáng một cấu trúc tổng thể. Tri giác xúc giác – không gian: Đưa cho trẻ những vật có sự xoay đổi về các hướng khác nhau. Ví dụ cùng là những cái đồng hồ giống nhau nhưng được để ở các tư thể khác nhau, trẻ có nhận ra được hay không. Đưa ra các hoạt động giúp trẻ xác định được hướng không gian của vật bằng cách dựa vào mối tương quan với vị trí tuyệt đối là cơ thể và vị trí tương đối là các đồ vật xung quanh. Tri giác hình - nền Đưa ra một số tranh ảnh, biểu đồ nổi trong đó có các yếu tố liên quan đến hình nền như: cho trẻ tri giác một hình được chứa trong một hình khác, trẻ có nhận ra hình đó không? Hoặc trẻ có thể theo dõi được một gờ minh họa dòng sông trong bản đồ nổi ngay cả khi trong bản đồ còn có những gờ nổi khác như minh họa đường biên giới, đường giao thông,… Ngôn ngữ xúc giác Dạy cho trẻ những khái niệm liên quan đễn xúc giác. Ví dụ các động từ như: sờ, chạm, lần, trải đều… Hoặc các trạng thái của đồ vật: vết lằn, đường gờ, góc, ,,, Mô tả các vật hai chiều/ ba chiều Dạy cho trẻ những cách cần thiết để có thể diễn giải những hình ba chiều được chuyển đổi thành hình hai chiều. 2.2.2. Dạy đọc và viết chữ nổi cho trẻ khiếm thị 2.2.2.1. Dạy đọc chữ nổi cho trẻ khiếm thị Tư thế ngồi đọc Giáo viên hướng dẫn cho trẻ tư thế ngồi đọc bằng cách giải thích bằng lời, cho trẻ thực hành ngồi đúng tư thế theo các bước sau: - Ngồi thoải mái không gò bó sao cho khi đọc có ít nhất 3 điểm tựa: chân, mông và tay - Ngồi thẳng, cột sống không vẹo, không cúi đầu, không ngửa mặt - Khi ngồi đọc hai chân song song thoải mái, hai bàn chân đặt trên nền nhà hoặc lên thanh ngang dưới bàn - Học sinh xác định khoảng cách phù hợp giữa tay và giấy, giữa hoạt động của hai bàn tay không quá gần hoặc không quá xa, tránh tình trạng trẻ phải với tay trong khi đọc - 22 -
- Giáo viên cần sửa ngay tư thế ngồi đọc đúng cho trẻ từ khi trẻ mới bắt đền làm quen với việc sờ đọc. Nếu giáo viên không chỉnh sửa ngay sẽ rất dễ hình thành cho trẻ thói quen ngồi lệch chuẩn và sẽ khó sửa khi trẻ đã lớn Kí năng đặt giấy Để hình thành cho trẻ khiếm thị kĩ năng đặt giấy đúng, giáo viên cho trẻ tri giác cách đặt giấy đúng, giải thích cách đặt giấy đúng, cách xác định lề giấy sao cho trẻ thực hành đặt giấy đúng. - Cách xác định mặt giấy: hướng dẫn cho trẻ cách xác định mặt trên mặt dưới của tờ giấy đã viết. Mặt trên của tờ giấy là mặt bao gồm các chấm nổi, mặt dưới là mặt bao gồm các chấm lõm - Cách xác định lề giấy: mép bên trái tờ giấy là lề giấy. Lề giấy có khoảng cách khoảng 2 cm từ mép lề đến phần viết chữ Braille - Cách đặt giấy đúng: khi đặt giấy đọc giáo viên hướng dẫn trẻ đặt mặt lõm áp xuống mặt bàn sao cho mép lề giấy vuông góc với thân người và song song với mép bàn. Lề giấy đặt phía bên tay trái của người đọc. Để trẻ khiếm thị dễ xác định được trang giấy cần đọc, giáo viên giúp trẻ hình thành thói quen tìm nhanh trang và dòng cần đọc bằng cách sờ nhanh tay xuống góc bên phải của tờ giấy, nơi đánh số trang sách chữ Braille. Phương pháp đọc chữ Braille Phương pháp đọc chữ Braille bằng hai đầu ngón tay trỏ Đây là phương pháp sử dụng phối hợp đọc bằng hai đầu ngón tay trỏ của cả hai bàn tay. Theo phương pháp này thì việc đọc được diễn tả theo các trình tự sau: - Trên mỗi dòng, đọc từ trái qua phải, đọc bằng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay sao cho mỗi tay phụ trách một nửa dòng. Ngón tay trỏ phải sờ rung nhẹ từ trên xuống dưới và từ trái sang phải của dòng Braille, không sờ di sờ miết làm bẹp chấm nổi. Ngón tay trỏ trái đặt kề và song song với ngón tay trỏ phải để đọc sờ kiểm tra lại. - Khi đọc hai ngón tay cái được xem như điểm tựa cho hai tay đỡ mỏi và giữ hướng chuyển động của hai đầu ngón trỏ. - Khi sờ đọc, ngón giữa ngón áp út và ngón út của hai tay phải định hướng chuyển động cho ngón trỏ không lệch dòng. Ngón út làm nhiệm vụ phát hiện sớm mép tờ giấy. - Ngón trỏ trái sờ dọc theo ngón trỏ phải để kiểm tra. Khi ngón út phải phát hiện sớm mép phải của tờ giấy thì ngón trỏ phải tiếp tục đọc hết dòng, ngón trỏ trái chuyển động ngược lại dòng ngón trỏ phải đang đọc. Đến ô đầu dòng bên trái thì ngón trỏ trái dịch xuống tìm ô đầu dòng kế tiếp. - Khi ngón trỏ trái đã tìm thấy ô đầu tiên của dòng kế tiếp thì ngón trỏ phải cũng vừa đọc xong ô cuối cùng của dòng trên và nhanh chóng chuyển về đặt cạnh bên phải của ngón trỏ trái và tiếp tục đọc dòng đọc mới. Cứ như vậy đọc cho tới khi hết bài, không được nhấc cả hai ngón trỏ ra cùng một lúc khỏi dòng đang đọc dễ làm mất hướng trong khi đọc. - 23 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 1
5 p | 440 | 92
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 2
5 p | 335 | 47
-
Đại cương về kim loại - sự ăn mòn kim loại (Hồ Chí Tuấn - ĐH Y HN)
9 p | 176 | 42
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 1
5 p | 268 | 37
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 2
5 p | 249 | 33
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 3
5 p | 139 | 32
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 11
4 p | 247 | 25
-
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG & MẶT PHẲNG
7 p | 399 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 1
5 p | 257 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 7
5 p | 115 | 15
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 10
5 p | 175 | 14
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 7
5 p | 111 | 13
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 8
5 p | 104 | 13
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 11
3 p | 126 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 11
2 p | 86 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 8
5 p | 93 | 10
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 3
5 p | 92 | 10
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần
5 p | 84 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn