ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 3
lượt xem 10
download
Cái vỏ âm thanh của tiếng nói dường như là “cái vỏ vật chất” của nó. Chúng ta chỉ có thể diễn đạt ý nghĩ nhờ bọc chúng vào vỏ bọc âm thanh hay là cái vỏ đồ hoạ (chữ viết). Hơn nữa, trong mỗi từ đều có yếu tố khái quát, chính điều đó mở rộng khả năng giao tiếp và nhận thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 3
- ngôn ngữ của chúng ta trở nên có cấu trúc và có nghĩa. Một yếu tố rất quan trọng của tiếng nói chúng ta là cái vỏ âm thanh, thành phần ngữ âm. Cái vỏ âm thanh của tiếng nói dường như là “cái vỏ vật chất” của nó. Chúng ta chỉ có thể diễn đạt ý nghĩ nhờ bọc chúng vào vỏ bọc âm thanh hay là cái vỏ đồ hoạ (chữ viết). Hơn nữa, trong mỗi từ đều có yếu tố khái quát, chính điều đó mở rộng khả năng giao tiếp và nhận thức. Sắc thái xúc cảm của từ là yếu tố rất quan trọng xong còn ít được nhận thấy, dường như bị che lấp. Chúng ta không đặc biệt coi trọng nó trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng ở đâu mà nhu cầu ngôn ngữ tăng lên, ở đâu mà từ có vai trò đặc biệt để diễn đạt sắc thái của ý nghĩ, thì yếu tố đó của từ có vai trò rất cơ bản, ví dụ sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ ca. Sự phá huỷ thành phần từ của ngôn ngữ cũng có thể biểu hiện ở những hình thức khác nhau. Trường hợp nặng nhất là hoàn toàn không có khả năng tự chiếm lĩnh được từ (trường hợp điếc hoàn toàn). Trong những trường hợp khác thì điều đó có thể biểu hiện ở sự nghèo nàn và cực kỳ hạn chế của từ vựng, sự dùng từ không sát đúng với ý nghĩa cơ bản của nó. Những thiếu sót tương tự thường gặp ở những đứa trẻ bị giảm sức nghe, cũng như những trẻ thiếu ngôn ngữ. Trên cơ sở sự phá huỷ ngôn ngữ nói thường xuất hiện sự phá huỷ ngôn ngữ viết và cấu trúc ngữ pháp của nó. Ở những đứa trẻ bị phá huỷ sức nghe, chúng thường thể hiện chứng viết khó và chứng mất ngữ pháp. Trong trường hợp bị chứng viết khó, thành phần chữ cái của từ bị bóp méo. Những chữ cái riêng lẻ thường bị bỏ qua, thay thế hoặc đổi chỗ cho nhau. Những sự phá hủy này có thể liên hệ không chỉ với những thiếu sót của sự tiếp nhận âm thanh và phân tích âm, mà còn liên hệ với sự phá huỷ cảm giác và tri giác nhìn hay cảm giác và tri giác vận động. Chứng mất ngữ pháp thể hiện trước hết ở sự vi phạm các mối liên hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu. Thực tế trẻ nghe bình thường tiếp nhận qui luật ngữ pháp khá lâu trong quá trình giao tiếp trước khi đến trường. Đối với trẻ có khả năng giao tiếp và thực hành ngôn ngữ bị hạn chế, cần phải dạy cho chúng những qui tắc cấu trúc ngữ pháp của câu. Một số đặc tính trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khó khăn về ngôn ngữ so với trẻ bình thường. Sự phát triển ngôn ngữ có thể được chia làm 3 giai đoạn cơ bản: + Tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi) + Tuổi mẫu giáo + Tuổi đến trường Ngay từ những tháng đầu của cuộc đời, đứa trẻ đã có sự chuẩn bị của những cơ quan thính giác, cấu âm để tiếp thu ngôn ngữ. Đứa trẻ phát ra những tiếng kêu, xuất hiện máy môi, sau đó là tiếng bập bẹ và sự chú ý về âm thanh cũng phát triển. Đứa trẻ biết hướng sự chú ý lắng nghe về phía phát ra âm thanh. Dường như chơi với những dụng cụ phát ra âm thanh, đứa trẻ đã có tập hợp những phản xạ khác nhau của âm thanh: ba ba, ma ma. Đây chưa phải là ngôn ngữ, nhưng là một giai đoạn chuẩn bị quan trọng để nắm ngôn ngữ. Khoảng 6 đến 8 tháng tuổi, đứa trẻ đã bắt đầu phát triển sự hiểu biết phần đơn giản của ngôn ngữ giao tiếp với nó. Để trả lời câu hỏi: “Mẹ đâu?”. “Đồng hồ đâu?” đứa trẻ bắt đầu tìm và quay đầu về phía đối tượng. Điều đó chứng tỏ rằng ở độ tuổi này đứa trẻ bắt đầu hiểu ngôn ngữ giao tiếp với nó, có nghĩa là ở nó ngôn ngữ thụ động đã bắt đầu phát triển, ngôn ngữ của người lớn xung quanh có vai trò to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Người lớn cần phải nói nhiều hơn, từ phát ra rõ ràng, rành mạch, đừng nhại cách phát âm không đúng của trẻ. Thực tiễn vốn từ của trẻ càng -9-
- phong phú thì ngôn ngữ của chúng càng phát triển nhanh và tốt. Do người lớn càng nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng một từ và từ đó gắn với một vật xác định, trong ý thức của trẻ hình thành mối liên hệ liên tưởng giữa từ-tín hiệu thứ hai-và vật thể được gọi tên. Chúng ta quan sát được một bức tranh hoàn toàn khác trong trường hợp khi đứa trẻ sinh ra bị điếc hay làm mất thính giác ở giai đoạn sớm nhất của sự phát triển ngôn ngữ. Trong những tháng đầu của cuộc sống, không dễ gì mà nhận biết đứa trẻ có vấn đề về thính lực hay không? Cũng như đứa trẻ nghe được, trẻ khiếm thính cũng phát ra những âm thanh phản xạ, phản ứng linh hoạt với đồ chơi nào đập vào mắt nó, nhưng nó không nghe được tiếng nói của người xung quanh, không hiểu họ nói gì với nó và không thể bắt chước được tiếng nói của người xung quanh. Vì vậy, nó khó có thể hình thành được sự liên hệ, liên tưởng giữa từ-tín hiệu của hiện thực và vật cụ thể. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính càng bị tụt hậu so với trẻ bình thường nếu trong quá trình CTS bị trì hoãn. Sự khác biệt này càng đặc biệt rõ sau một năm tuổi, khi mà trẻ đã bắt đầu có sự phát triển của ngôn ngữ chủ động. Trẻ càng lớn thì nhu cầu giao tiếp càng lớn. Nhu cầu này diễn ra mạnh nhất và có kết quả nhất ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Nó luôn luôn muốn hỏi, nhận biết cái gì đó. Sự ham muốn này tạo điều kiện xuất hiện ngôn ngữ chủ động. Nhờ chức năng của cơ quan thính giác trẻ tiếp nhận được lời nói của mọi người xung quanh, bắt chước lời nói ấy, sau đó tự nó sẽ nói. Dần dần trẻ biết được cấu tạo âm của từ, mặc dù ban đầu nhiều âm phát ra không đúng, sai lệch, thay thế, dính âm, không rõ ràng. Những âm khó đối với trẻ là: n-l, s-x, ch-tr. Từ 5 đến 6 tuổi trẻ dần dần tự biết cách điều chỉnh để phát âm đúng. Vốn từ của trẻ dần dần được tích luỹ. Vào độ 2 tuổi, vốn từ của trẻ bình thường vào khoảng 300 từ, 3 tuổi khoảng 1000 từ, từ 5 đến 6 tuổi gần 3000 từ. Quả vậy, ở thời kỳ này trẻ hiểu và sử dụng từ ngữ rất độc đáo. Trong quá trình tập nói, trẻ dần dần nắm được cấu trúc ngữ pháp của tiếng nói. Vào lúc này, chẳng ai dạy trẻ qui tắc ngữ pháp cả. Tuy nhiên, những qui luật cơ bản và chuẩn mực ngữ pháp của tiếng nói đã được nắm qua thực hành trước khi đến trường, mối liên hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu đã được sử dụng. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này cũng vẫn còn những sai sót, nhưng điều đó chỉ khẳng định rằng trẻ có ý thức suy nghĩ một số hình thức ngữ pháp và sử dụng theo mẫu câu. Dần dần trẻ tiếp thu được cấu trúc ngữ pháp của câu. Ban đầu của trẻ có thể gồm một từ duy nhất. Sau đó, xuất hiện câu phức tạp hơn 2 đến 3 từ bao gồm cả thành phần chính và thành phần phụ. Sau nữa, xuất hiện những cấu trúc ngữ pháp phức tạp với những liên từ liên hợp và liên từ phụ thuộc. Tất cả những điều này cũng nói lên rằng những quá trình và những thao tác tư duy đang phát triển và trở nên phức tạp. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường rõ ràng dựa trên cơ sở thính giác và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Còn đối với trẻ khiếm thính và trẻ có khó khăn về ngôn ngữ thì chúng diễn ra theo một cách khác: chúng không nghe được tiếng nói của mọi người xung quanh, không có khả năng bắt chước được tiếng nói, bởi vậy không tự học nói được. Nhưng nhu cầu giao tiếp của chúng cũng mạnh mẽ không kém gì những trẻ khác. Chính từ nhu cầu này nảy sinh một hệ thống giao tiếp độc đáo, khác căn bản với hệ thống ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ. Trẻ điếc khi còn nhỏ cần biểu thị những ý nghĩ của mình, ban đầu dùng những điệu bộ và dấu hiệu tự nhiên, sau đó sáng tạo ra. Thiếu ngôn ngữ, sự hạn chế và nghèo nàn của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ làm cho nó mất khả - 10 -
- năng vận dụng kinh nghiệm của người lớn, giảm khả năng thu nhận những khái niệm mới. Tất cả những điều này để lại dấu ấn trong sự phát triển chung của trẻ điếc. Độ tuổi càng lớn thì khoảng cách giữa trẻ điếc và trẻ nghe được càng lớn. Thực tế, nó có thể được bù đắp đáng kể nếu tạo được những điều kiện giáo dục đặc biệt phù hợp cho trẻ điếc. Nếu trước đây dạy nói cho trẻ điếc bắt đầu vào thời gian trẻ đến trường thì ngày nay trong chương trình can thiệp sớm, trẻ được học ngôn ngữ và hình thành khái niệm từ độ tuổi rất nhỏ. Những đứa trẻ này khi đến trường đã có những kỹ năng đáng kể về ngôn ngữ, tạo điều kiện dễ dàng cho việc học tập ở trường. Chúng có thể bỏ qua lớp dự bị. Sự khác biệt giữa trẻ điếc và trẻ nghe được vẫn tiếp tục tồn tại trong những năm học ở trường, tuy nhiên do có tác động qua lại sự khác biệt này sẽ giảm đi. - Các hình thức giao tiếp bằng lời và các hình thức giao tiếp thay thế bằng lời: Ngôn ngữ và giao tiếp là hai phạm trù. Ngôn ngữ là một hệ thống có qui ước. Bằng phương tiện này, những ý tưởng của con người được đưa ra để trao đổi những thông tin đã được suy nghĩ, cân nhắc thận trọng. Ngôn ngữ có một cấu trúc riêng, có từ vựng, bị chi phối bởi những niêm luật ngữ pháp nhất định do người dùng nó đặt ra. Những ngôn ngữ khác nhau có qui tắc luật lệ khác nhau. Nhưng cũng có thể giao tiếp mà không cần sử dụng ngôn ngữ: cái nhìn, sự va chạm, các cử chỉ điệu bộ trong tình huống cụ thể sẽ chuyển tải năng lượng thông tin của những suy nghĩ đến người khác. Sự giao tiếp có thể xuất hiện một cách có chủ định hoặc không có chủ định, vì thế nó rất khó truyền đi những ý nghĩ của một người đến số đông người khác nếu như nó không được tái hiện lại bằng cấu trúc chặt chẽ hơn-cách mà sử dụng những luật lệ qui tắc mà người nghe đều biết. Sự giao tiếp truyền đi những tín hiệu trong khi đó ngôn ngữ truyền đi những tín hiệu theo một cách có hệ thống, có qui ước đến những người sử dụng hệ thống này. Do đó trẻ nhỏ dù là trẻ nghe được hay là trẻ khiếm thính đều có khả năng giao tiếp trước khi có khả năng sử dụng ngôn ngữ cho mục đích đó. Việc sử dụng ngôn ngữ có một ưu điểm nổi trội là: ngôn ngữ có khả năng truyền đạt thông tin với mật độ lớn hơn, những thông tin phức tạp hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn đến người khác. Vì vậy, có thể nói ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp. 1.2.3. Đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính Ta biết rằng vào lúc gần tròn một tuổi, trẻ bắt đầu ghi nhớ được từ. Tuy nhiên, sự ghi nhớ này mang tính tự phát và không có chủ định. Ở trẻ khiếm thính việc ghi nhận từ ngữ bắt đầu muộn hơn nhiều vì mất hẳn một khoảng thời gian dài ban đầu rất quan trọng để tiếp nhận từ ngữ. Thời gian phát hiện tật điếc càng kéo dài thì việc thu nhận ngôn ngữ của trẻ càng bị trì hoãn. Tất nhiên những từ biểu thị đồ vật và hiện tượng thu nhận bằng những cơ quan cảm thụ khác nhau, không được ghi nhớ với mức độ nhanh chóng và bền vững như nhau. Một công trình nghiên cứu quá trình ghi nhớ 3 dạng từ sau của học sinh điếc và học sinh nghe được: - Những từ biểu thị đồ vật và hiện tượng thu nhận được bằng mắt. - Những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật thu nhận nhờ cơ quan xúc giác. - Những từ biểu thị hiện tượng âm thanh. Kết quả thu được cho thấy rằng, giữa học sinh điếc và học sinh nghe được có sự khác nhau rất ít trong việc ghi nhớ trong phạm vi lĩnh hội bằng mắt. Trẻ khiếm thính kém hơn trẻ nghe được trong việc ghi nhớ những từ biểu thị hiện tượng âm thanh. Trong khi đó, so với trẻ nghe được, trẻ khiếm thính ghi nhớ tốt hơn những từ biểu thị - 11 -
- chất lượng của những đồ vật tiếp nhận được nhờ xúc giác. Nghiên cứu này cũng xác định được rằng trẻ khiếm thính có thể ghi nhớ những từ biểu thị những hiện tượng âm thanh. Thậm chí chúng có khả năng nhớ tốt hơn người khác những từ biểu thị những âm phát ra từ những con vật nuôi trong nhà và những từ phát ra từ tiếng máy, khó ghi nhớ những từ biểu thị những âm thanh cường độ nhỏ. Ở trẻ khiếm thính, biểu thị về âm thanh của các khách thể xuất hiện dựa trên hoạt động của những giác quan còn lại. Việc ghi nhớ những từ thuộc phạm vi những hiện tượng âm thanh diễn ra nhờ sự hoạt động phức tạp của mỗi loạt những cơ quan chức năng của trẻ điếc: đó là sự hoạt động đồng thời và tác động qua lại của cơ quan thị giác, xúc giác, vận động và cảm giác-rung. - Trong quá trình ghi nhớ tư liệu, trẻ khiếm thính ít sử dụng thủ thuật so sánh. Nhưng bù lại, trẻ khiếm thính ghi nhớ tư liệu thị giác trực tiếp tốt hơn trẻ nghe được vì chúng có kinh nghiệm thị lực phong phú hơn. Với loại tư liệu khó diễn đạt bằng lời, trẻ khiếm thính ghi nhớ kém hơn, nhưng khi chúng có thể sử dụng chữ viết để biểu thị thì mức độ ghi nhớ của chúng không thua kém gì so với trẻ nghe được. Hơn nữa trẻ khiếm thính không chỉ sử dụng cách biểu thị bằng lời mà còn cử chỉ điệu bộ. Điều này cũng có ý nghĩa tích cực đối với sự ghi nhớ của chúng. 1.2.4. Đặc điểm tư duy - tưởng tượng của trẻ khiếm thính - Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là nhận tố quan trọng nhất hình thành các khái niệm, là phương tiện phát triển tư duy trừu tượng. Điều tự nhiên là trong những trường hợp không có ngôn ngữ hay là ngôn ngữ phát triển muộn màng hoặc có những sai lệch, sẽ làm hạn chế không chỉ quá trình hình thành tư duy mà cả quá trình hình thành trí tưởng tượng nữa. L.X.Vưgôtkxi, qua những công trình nghiên cứu tâm lý của mình đã chỉ ra rằng: người bị mất ngôn ngữ rất khó nhắc lại một câu trong đó khẳng định điều gì đó trái với điều họ thấy, điều đó trong lĩnh vực tri giác trực tiếp của họ. - Cùng với sự mất hoặc khiếm khuyết về ngôn ngữ như là phương tiện hình thành khái niệm, ở những người này, mất luôn cả sự tưởng tượng, biểu thị ở chỗ, con người không thể lãng quên tình huống cụ thể, thay đổi nó, cải biến những thành tố riêng biệt của nó, thoát khỏi ảnh hưởng của cái trực tiếp đã có. Cùng với điều đó, là sự khó khăn hiểu được những ẩn dụ, những từ ở nghĩa bóng. - Những đặc điểm của tưởng tượng ở trẻ khiếm thính có sự thiếu hụt là do sự hình thành ngôn ngữ chậm và tư duy trừu tượng hạn chế gây nên. Mặc dù hình tượng thị giác của trẻ điếc đạt mức độ cao và sống động, nhưng sự hình thành tư duy bằng khái niệm quá chậm, làm chúng rất khó thoát khỏi cái ý nghĩa cụ thể, nghĩa đen của từ, điều đó làm khó khăn cho sự hình thành hình tượng mới. - Tưởng tượng tái tạo có một ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động nhận thức của trẻ điếc. Nhờ tưởng tượng tái tạo, thế giới xung quanh được phản ánh trong ý thức của trẻ rộng hơn. Tầm hiểu biết của trẻ được mở rộng qua giới hạn kinh nghiệm cá nhân, đưa chúng tiếp xúc với kho tàng kinh nghiệm của loài người. - 12 -
- Chương 2 HỖ TRỢ THÍNH HỌC CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 2.1. Đo sức nghe cho trẻ khiếm thính 2.1.1. Lợi ích của việc đo sức nghe Đo sức nghe gồm tập hợp những phương pháp đo khám nhằm mục đích xác định tình trạng chức năng riêng rẽ của một tai hoặc sức nghe tổng hợp của một người. Lợi ích của đo sức nghe rất lớn bao gồm nhiều mặt: - Trong lâm sàng, đó là cơ sở chủ yếu để chẩn đoán các loại điếc, xác định căn nguyên cũng như xác định các vị trí tổn thương (như vậy, đo sức nghe không những đánh giá điếc về số lượng mà cả về chất lượng). Kết quả đo sức nghe còn giúp cho chỉ định điều trị, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị điếc. - Trong giám định y khoa, đó là cơ sở để đánh giá chính xác mức suy giảm về sức nghe do tai nạn hay một sự cố nào đó, cùng những hậu quả khó khăn về giao tiếp xã hội, đồng thời để xác định những trường hợp giả vờ điếc. - Trong bảo hộ lao động, đo sức nghe hệ thống và định kỳ cho những công nhân làm việc trong môi trường có tiếng ồn ngày càng có tầm quan trọng lớn hơn có nhịp độ công nghiệp hoá đất nước ngày càng được đẩy mạnh. - Cuối cùng trong phục hồi chức năng cho người điếc và đặc biệt cho trẻ điếc, kết quả đo sức nghe là cơ sở quan trọng nhất để chỉ định đeo máy trợ thính, lựa chọn máy và huấn luyện thính giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục trẻ điếc. Muốn nắm chắc được kỹ thuật đo sức nghe không những cần phải biết rõ các bệnh gây ra điếc mà còn cần phải nắm được đầy đủ những kiến thức cơ bản của lĩnh vực vật lý âm thanh (phương tiện dùng để đo) và các cơ chế hoạt động của bộ máy thính giác (cơ quan cảm thụ, đối tượng để đánh giá) 2.1.2. Các phương pháp đo sức nghe 2.1.2.1 Đo sức nghe giản đơn Ngày nay các phương pháp đo sức nghe giản đơn ngày càng ít dùng hơn để nhường chỗ cho các phương pháp đo bằng máy, chính xác hơn về cả hai mặt định tính và định lượng. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh nhất định, đo sức nghe giản đơn vẫn còn có ích lợi đối với chúng ta khi trong tay không có sẵn phương tiện hoặc muốn có ngay một ý niệm về mức độ và tính chất của điếc mà chưa đòi hỏi tới mức độ chính xác cao của kết quả đo. Đo sức nghe giản đơn có thể tiến hành bằng tiếng nói hoặc một dụng cụ đơn giản như cái trống, thanh la hay một cái âm thoa. 2.1.2.2 Đo sức nghe bằng máy đo đơn âm Các kết quả của sức nghe giản đơn chỉ có giá trị định tính mà ít chuẩn xác về mặt định lượng. Muốn có kết quả chính xác về đo sức nghe phải sử dụng máy đo sức nghe (thính lực kế) và tiến hành đo trong phòng cách âm tiêu chuẩn. Đó là những trang thiết bị bắt buộc phải có để đảm bảo chất lượng của kết quả đo. Máy đo sức nghe không những cung cấp được âm thanh kích thước rất chuẩn về mặt cao độ và cường độ để phát hiện chính xác ngưỡng nghe mà còn có những bộ phận đặc biệt để thử các biện pháp trên ngưỡng nghe, đo bằng lời... để góp phần xác định vị trí tổn thương gây ra điếc. Máy đo sức nghe: - 13 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 1
5 p | 446 | 92
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 2
5 p | 336 | 47
-
Đại cương về kim loại - sự ăn mòn kim loại (Hồ Chí Tuấn - ĐH Y HN)
9 p | 177 | 42
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 1
5 p | 272 | 38
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 2
5 p | 250 | 33
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 3
5 p | 139 | 32
-
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG & MẶT PHẲNG
7 p | 400 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 11
4 p | 248 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 1
5 p | 259 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 7
5 p | 117 | 15
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 10
5 p | 176 | 14
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 7
5 p | 111 | 13
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 8
5 p | 104 | 13
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 11
3 p | 127 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 11
2 p | 86 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 8
5 p | 93 | 10
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần
5 p | 85 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn