Đái tháo đường - Điều trị
lượt xem 7
download
Tại nhà Nếu bạn bị đái tháo đường, cần phải chọn một lối sống có lợi cho sức khỏe ở chế độ ăn, luyện tập thể dục và những thói quen sức khỏe khác. Chúng sẽ giúp bạn cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu các biến chứng do đái tháo đường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đái tháo đường - Điều trị
- Đái tháo đường - Điều trị Tại nhà Nếu bạn bị đái tháo đường, cần phải chọn một lối sống có lợi cho sức khỏe ở chế độ ăn, luyện tập thể dục và những thói quen sức khỏe khác. Chúng sẽ giúp bạn cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu các biến chứng do đái tháo đường. Chế độ ăn: một chế độ ăn lành mạnh là bí quyết để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Nếu bệnh nhân bị béo phì và gặp khó khăn trong chuyện tự giảm cân, hãy nói chuyện với bác sĩ để được giới thiệu đến một chuyên gia về dinh dưỡng hoặc một chế độ giảm cân có thể giúp bệnh nhân đạt được mục đích. Ăn một bữa ăn cân bằng, thường xuyên và giàu chất xơ, ít chất béo bão hõa, ít đường. Chế độ ăn đều đặn có cùng một lượng calori, cùng một thời điểm trong ngày vào mỗi ngày giúp cho bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị đái tháo đường hoặc insulin với một liều lượng chính xác. Nó cũng giúp giữ đường huyết ở mức bình thường và tránh làm đường huyết hạ xuống quá thấp hoặc tăng quá cao có thể gây nguy hiểm hoặc thậm chí là đe dọa tính mạng. Tập thể dục: luyện tập thể dục thường xuyên, bất kỳ hình thức nào đều có thể làm giảm nguy cơ bị đái tháo đường. Các hoạt động thể lực cũng giúp là giảm nguy cơ bị các biến chứng của đái tháo đường như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, mù hoặc loét chân. Đi bộ ít nhất 20 phút, 3 lần mỗi tuần đã được chứng minh là có hiệu quả tốt. Bất kỳ một bài tập luyện nào cũng có ích, không cần thiết là phải kéo dài hay nặng nề. Nếu bệnh nhân bị những biến chứng của đái tháo đường (mắt, thận hoặc thần kinh), họ có thể sẽ bị giới hạn về thể loại cũng như số lượng các bài tập để bảo
- đảm an toàn, tránh làm tình trạng trở nên nặng nề hơn. Nên đến gặp bác sĩ nhờ tư vấn trước khi bắt đầu chương trình luyện tập. Uống rượu: hạn chế uống rượu. Cố gắng uống ít hơn 7 ly mỗi tuần và không bao giờ uống nhiều hơn 2 hay 3 ly mỗi tối với 1 ly theo tiêu chuẩn quy định là bằng 45ml rượu, 170ml rượu vang, hoặc 340ml bia. Uống rượu quá nhiều được xem là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 2. Uống rượu có thể gây tăng hay hạ đường huyết, đau dây thần kinh (còn được gọi là viêm dây thần kinh), tăng triglyceride vốn là một loại chất béo có trong máu. Hút thuốc: nếu bệnh nhân đái tháo đường có hút thuốc hoặc dùng bất kỳ dạng nào của thuốc lá đều có thể tăng nguy cơ của hầu hết các biến chứng của đái tháo đường. Thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu và dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, kém t ưới máu đến các chi. Tự theo dõi đường huyết: kiểm tra đường huyết thường xuyên, ít nhất là trước một bữa ăn và vào lúc đi ngủ sau đó ghi lại vào sổ. Cũng có thể ghi thêm vào sổ những thông tin như: liều lượng insulin và thuốc điều trị đái tháo đường mà bạn sử dụng, bạn đã ăn cái gì, vào lúc nào, bạn tập luyện lúc nào, trong bao lâu, những sự kiện quan trọng diễn ra trong ngày chẳng hạn như tăng hay giảm đường huyết và cách điều trị như thế nào. Hiện nay đã có những thiết bị giúp thử đường huyết ít đau hơn và ít phức tạp hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cuốn nhật ký theo dõi đường huyết mỗi ngày là không có ích đối với bác sĩ để kiểm tra xem bệnh nhân có đáp ứng với thuốc, chế độ ăn hay chế độ tập luyện hay không. Tại cơ sở y tế Phương thức điều trị thay đổi theo từng bệnh nhân, t ùy thuộc vào type đái tháo đường mà bệnh nhân đó mắc phải, những bệnh khác mà bệnh nhân đó đang bị, có bị biến chứng của đái tháo đường hay chưa, tuổi tác, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân ở thời điểm được chẩn đoán. Có thể bác sĩ sẽ đặt cho bạn những mục tiêu để thay đổi lối sống, kiểm soát đường huyết và điều trị. Bệnh nhân và bác sĩ sẽ phải làm việc chung với nhau để cho ra một kế hoạch có thể giúp đạt được những mục tiêu đó. Đái tháo đường type 1 Điều trị đái tháo đường luôn bao gồm tiêm insulin mỗi ngày, thường là kết hợp giữa insulin tác dụng ngắn [chẳng hạn như lispro (Humalog) hay aspart (NovoLog)] với insulin tác dụng dài [chawngr hạn như NPH, Lente, Glargine (Lantus), detemir, hoặc ultralente].
- Insulin phải được đưa vào cơ thể qua đường tiêm vì nếu đưa vào bằng đường miệng nó sẽ bị hủy bởi dạ dày trước khi vào máu. Hầu hết những người bị đái tháo đường type 1 đều có thể tự tiêm insulin cho mình. Ngay cả khi thường được người khác tiêm insulin thì họ cũng cần phải biết cách tự tiêm cho mình trong những trường hợp không nhờ người giúp được, Có thể bạn sẽ được huấn luyện cách bảo quản và tiêm insulin thường là bởi các y tá. Insulin thường được tiêm 2 hoặc 3 mũi mỗi ngày, thường là trong khoảng thời gian xung quanh bữa ăn. Liều lượng thay đổi tùy theo nhu cầu của bệnh nhân được đánh giá bởi bác sĩ. Insulin tác dụng kéo dài thường được tiêm 1 hay 2 lần mỗi ngày. Một số người được tiêm insulin qua một máy bơm liên tục để kiểm soát được đường huyết tốt nhất. Máy bơm sẽ được lập trình để thêm liều insulin phụ vào thời gian ăn bởi bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng cần phải nhớ là phải ăn nếu đang sử dụng insulin vì insulin sẽ làm giảm lượng đường huyết bất kể là bệnh nhân có ăn hay không. Nếu tiêm insulin mà không ăn sẽ dẫn đến hạ đường huyết. Hiện tượng này được gọi là phản ứng insulin. Ghi lại chỉ số đường huyết và liều insulin là điều cốt yếu trong việc điều trị bệnh đái tháo đường. Ăn với một chế độ ăn đều đặn, khỏe mạnh và phù hợp với kích cỡ và cân nặng của bệnh nhân là điều kiện cơ bản để kiểm soát đường huyết. Đái tháo đường type 2 Tùy thuộc vào mức độ tăng của đường huyết và HbA1c tại thời điểm chẩn đoán, bệnh nhân có thể có cơ hội hạ thấp mức đường huyết mà không cần dùng thuốc. Cách tốt nhất để làm điều này là giảm cân nếu bạn bị béo phì và bắt đầu tập thể dục. Thường sẽ được thử trong vòng 3 đến 6 tháng, sau đó bệnh nhân sẽ được đo đường huyết và HbA1c lại. Nếu các trị số trên vẫn còn cao, bệnh nhân sẽ phải bắt đầu dùng thuốc uống, thường là sulfonylurea hay biguanide [metformin (Glucophage)]. Ngay cả khi đang được sử dụng thuốc thì chế độ ăn cũng rất quan trọng để giảm cân nếu như bạn đang bị thừa cân, ngoài ra cũng nên thực hiện các hoạt động thể lực càng thường xuyên càng tốt. Bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân một cách cẩn thận trong giai đoạn đầu sử dụng thuốc do việc cho vừa đúng liều lượng và đúng loại thuốc là rất quan trọng để đưa đường huyết về giới hạn bình thường mà có ít tác dụng phụ nhất. Bác sĩ cũng có thể quyết định phối hợp 2 loại thuốc lại với nhau để kiểm soát tốt đường huyết. Dần dần thì ngay cả bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 cũng cần phải tiêm insulin để giữ đường huyết ở mức bình thường.
- Những trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 phải sử dụng phối hợp thuốc uống với tiêm insulin để kiểm soát tốt đường huyết đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các loại thuốc Nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Mỗi loại có các cơ chế tác dụng khác nhau. Thường thì các bác sĩ sẽ phối hợp 2 hay nhiều loại thuốc để cho hiệu quả tốt nhất với tác dụng phụ ít nhất. Sulfonylureas: có tác dụng kích thích tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Biguanide: có tác dụng làm gan giảm sản xuất glucose. Ức chế Alpha-glucosidase: giúp làm giảm hấp thu tinh bột khi ăn do đó làm cho quá trình sản xuất glucose bị chậm lại. Thiazolidinedione: giảm độ nhạy cảm đối với insulin. Meglitinide: kích thích tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Dẫn xuất D - phenylalanine: kích thích tụy sản xuất insulin nhiều hơn và nhanh hơn. Dẫn xuất Amylin nhân tạo: amylin là một loại hormon tự nhiên được tụy tiết ra cùng với insulin. Dẫn xuất của amylin, chẳng hạn như pramlintide (Symlin), được chỉ định khi đường huyết không được kiểm soát mặc dù đã được điều trị bằng insulin một cách tốt nhất. Pramlintide được tiêm dưới da cùng lúc với insulin để giúp đạt được mức đường huyết thấp sau bữa ăn, giảm sự dao động của đường huyết trong cả ngày và cải thiện tình trạng hemoglobin A1c. Những loại thuốc mô phỏng chất nội tiết: có khả năng tăng cường hoạt động tiết insulin của tụy và mô phỏng một số cơ chế tự nhiên làm giảm lượng đường có trong máu của cơ thể. Exenatide (Byetta) là thuốc mô phỏng chất nội tiết đầu tiên được chấp nhận tại Hoa Kỳ. Nó được chỉ định cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2, được cho kèm với metformin hoặc sulfonylurea khi 2 loại thuốc này không đủ khả năng kiểm soát đường huyết một mình. Insulin: tại Hoa Kỳ thì chỉ có Human insulin (insulin người) là loại insuline duy nhất được chấp nhận vì nó ít gây ra những phải ứng dị ứng hơn những loại insulin có người gốc động vật. Loại insulin được chọn lựa để điều trị cho từng người dựa vào mục tiêu kiểm soát được mức đường huyết ở giá trị tối ưu. Các loại insulin được phân loại dựa trên thời gian bắt đầu có tác dụng và thời gian tác dụng kéo dài của nó. Có những chế phẩm thương mại kết hợp một vài loại insulin chung với nhau cũng có thể được dùng để kiểm soát được mức đường huyết cơ bản hoặc có thể cho tác dụng kiểm soát ngay lập tức. o Insulin tác dụng nhanh: o Regular insulin (Humulin R, Novolin R) Insulin lispro (Humalog) Insulin aspart (Novolog) Insulin glulisine (Apidra) Prompt insulin zinc (tác dụng bán chậm)
- Insulin tác dụng tức thời: o Isophane insulin, neutral protamine Hagedorn (NPH) (Humulin N, Novolin N) Insulin zinc (Lente) o Insulin tác dụng kéo dài: Extended insulin zinc insulin (Ultralente) Insulin glargine (Lantus) Insulin detemir (Levemir) NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO Tuân thủ điều trị Tuân thủ theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Lưu lại chỉ số đường huyết theo hướng dẫn bao gồm: thời điểm kiểm tra, đã sử dụng bao nhiêu thuốc và bao nhiều insulin rồi, ăn khi nào và ăn cái gì, đã tập thể dụng lúc nào và trong bao lâu. Gọi cho bác sĩ nếu như bệnh nhân gặp bất kỳ vấn đề nào về điều trị hoặc có những triệu chứng gợi ý về kiểm soát đường huyết không tốt. Thường xuyên đi khám bệnh. Nếu bệnh nhân đang sử dụng insulin thì nên đến khám sau mỗi 3 tháng hoặc sớm hơn. Đối với những trường hợp khác, nên đến khám sau mỗi 3 đến 6 tháng là đủ trừ khi xuất hiện một triệu chứng nào đó Nhận biết được các triệu chứng hạ đường huyết và biết cách điều trị. Bệnh nhân và gia đình nên được hướng dẫn cách nhận biết những dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết. Bệnh nhân nên có một bảng hướng dẫn rõ ràng về cách điều trị hạ đường huyết và biết cách gọi cấp cứu. Có những triệu chứng nhẹ như lú lẫn, vã mồ hôi cũng có thể tiến triển thành hôn mê, hoặc thâm chí là tai biến. Phòng ngừa Hiện thời chúng ta vẫn chưa biết các phòng đái tháo đường type 1, tuy nhiên đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa được trong một số trường hợp. Kiểm soát cân nặng ở mức bình thường hoặc gần bình thường bằng cách ăn ít mỡ, giàu chất xơ. Thường xuyên tập luyện thể dục là cách cốt yếu để phòng đái tháo đường type 2. Uống ít rượu. Bỏ hút thuốc. Uống thuốc nếu như bạn có những chỉ số mỡ trong máu cao (chẳng hạn như cholesterol cao). Thay đổi lối sống và/hoặc một số loại thuốc có thể được sử dụng ở những bệnh nhân tiền đái tháo đường có thể ngăn chặn tiến triển thành đái tháo đường. Có thể chẩn đoán được tiền đái tháo đường bằng cách thử đường huyết lúc đói và 2 giờ sau khi uống 75 gr glucose.
- Nếu bạn đã bị đái tháo đường, nên tập trung vào việc phòng ngừa những biến chứng, có thể gây ra những tàn phế nghiêm trọng như mù, suy thận cần phải lọc thận, đoạn chi, hoặc thậm chí là tử vong. Kiểm soát chặt đường huyết: cách tốt nhất mà bệnh nhân có thể làm là kiểm soát mức đường huyết ở mức được các bác sĩ đề nghị mỗi ngày. Cách duy nhất để làm được điều đó là kết hợp giữa kiểm soát đường huyết thường xuyên, chế độ ăn cân bằng ít đường đơn và chất béo và nhiều carbohydrate và chất xơ cùng với những biện pháp điều trị y khoa thích hợp. Hãy nhờ những chuyên gia dinh dưỡng tham vấn hoặc hỏi các bác sĩ nếu như bạn có thắc mắc gì đó về chế độ ăn. Bỏ hút thuốc. Giữ cân nặng ở mức tốt nhất. Gia tăng các hoạt động thể lực, hướng đến mục tiêu thực hiện những hoạt động thể lực trong ít nhất 30 phút mỗi ngày. Uống đủ nước và tránh ăn quá nhiều muối. Cũng cần nên chú ý đến da, giữ cho nó được sạch sẽ để tránh loét và tổn thương có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng. Đánh răng mỗi ngày. Đi khám nha thường xuyên để phòng ngừa những bệnh về lợi. Rửa chân và kiểm tra mỗi ngày, tìm những vết đứt nhỏ hoặc những vết loét, chúng có thể gây rắc rối cho bạn sau này. Nên giũa móng tay tay vì cắt để tránh tổn thương vùng da xung quanh. Tiên lượng Đái tháo đường là nguyên nhân dẫn đến tử vong nhiều nhất ở những nước đã được công nghiệp hóa. Nhìn chung, những bệnh nhân bị đái tháo đường có nguy cơ chết sớm cao gấp 2 lần so với người không bị. Tiên lượng tùy thuộc vào type đái tháo đường, mức độ kiểm soát đường huyết và tiến triển của các biến chứng. Đái tháo đường type 1 Khoảng 15% bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 chết trước 40 tuổi, cao gấp khoảng 20 lần tỷ lệ ở những người bình thường cùng độ tuổi. Nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất là nhiễm ceton acid, suy thận và bệnh tim mạch. Tuy nhiên điều may mắn là những người này có thể cải thiện được tiên lượng cho chính mình bằng cách kiểm soát tốt đường huyết. Kiểm soát chặt đường huyết đã được chứng mình là có thể ngăn ngừa và làm chậm lại diễn tiến của các biến chứng, hoặc thậm chí là cải thiện được những biến chứng đã có của đái tháo đường type 1. Đái tháo đường type 2
- Khả năng sống còn của những bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường type 2 giảm xuống khoảng 5 - 10 năm khi họ ở độ tuổi 40 bởi bệnh tật. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây t ử vong thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Kiểm soát tốt đường huyết và giữ nồng độ cholesterol "xấu" (LDL) ở dưới mức 100 mg/dL (hoặc thấp hơn, đặc biệt trong trường hợp có những yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch), và nồng độ cholesterol "tốt" cao nhất có thể. Sử dụng aspirin khi được chỉ định có thể ngăn ngừa, làm chậm lại hoặc cải thiện được những biến chứng ở những bệnh nhân đái tháo đường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trị đái tháo đường bằng đông y
3 p | 288 | 75
-
Bạn biết gì về Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 2)
6 p | 154 | 15
-
Bạn biết gì về Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 1)
6 p | 140 | 9
-
Nghiên cứu tình hình đái tháo đường type 2 ở người trên 40 tuổi và đánh giá kết quả truyền thông tại huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021
6 p | 11 | 5
-
Khảo sát mối tương quan giữa giá trị PAPP-A ở tam cá nguyệt I với đái tháo đường thai kì của phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương
6 p | 44 | 3
-
Đánh giá tình trạng võng mạc qua chụp ảnh đáy mắt bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
6 p | 10 | 3
-
Khảo sát sự hài lòng và cải thiện kiến thức của bệnh nhân đái tháo đường sau chương trình tư vấn cá thể
5 p | 24 | 2
-
Bệnh não đái tháo đường trong đái tháo đường Týp 2
7 p | 68 | 2
-
Đặc điểm thính lực trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 2022-2023
9 p | 3 | 2
-
Mối liên quan giữa Troponin I với tăng huyết áp và các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở người bệnh đái tháo đường típ 2
5 p | 3 | 2
-
Giá trị chẩn đoán loãng xương của osteocalcin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
5 p | 7 | 2
-
Hiệu quả chương trình đào tạo liên tục về xử trí tăng huyết áp và đái tháo đường cho cán bộ y tế xã, tỉnh Hòa Bình
3 p | 1 | 1
-
Xác định bệnh đái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT) ở thai phụ khám thai tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
10 p | 5 | 1
-
Mối liên quan giữa METS-IR và một số đặc điểm trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không đái tháo đường
7 p | 1 | 1
-
Đánh giá sự tương đồng kết quả bão hòa oxy máu giữa máy đo độ bão hòa oxy máu khi ngủ với đa ký hô hấp và khả năng tầm soát ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ bằng máy đo độ bão hòa oxy máu khi ngủ ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
5 p | 4 | 1
-
Giá trị chẩn đoán của thời gian cảm giác rung ở người bệnh đái tháo đường có biến chứng bệnh đa dây thần kinh đối xứng ngọn chi
5 p | 4 | 1
-
Kết quả chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường bằng sử dụng phần mềm chẩn đoán tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
5 p | 6 | 1
-
Kiểm soát huyết áp trên người bệnh đái tháo đường type 2 mới chẩn đoán
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn