Đăng ký sách, báo
lượt xem 114
download
Đăng ký sách, báo là ghi chi tiết vào sổ đăng ký cá biệt từng quyển sách, từng số báo vừa được nhập vào thư viện. - Mục đích của việc đăng ký sách, báo: sách, báo mua về nhất thiết phải được ghi vào Sổ đăng ký cá biệt nhằm giúp cho cán bộ thư viện quản lý,bảo quản được tài sản, thống kê được số lượng sách để kiểm kê và lên được danh mục sách thiếu, từ đó có kế hoạch tiếp tục bổ sung....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đăng ký sách, báo
- 1 Đăng ký sách, báo 1.1/Kiểm tra danh mục sách Đăng ký sách, báo là ghi chi tiết vào sổ đăng ký cá biệt từng quyển sách, từng số báo vừa được nhập vào thư viện. - Mục đích của việc đăng ký sách, báo: sách, báo mua về nhất thiết phải được ghi vào Sổ đăng ký cá biệt nhằm giúp cho cán bộ thư viện quản lý,bảo quản được tài sản, thống kê được số lượng sách để kiểm kê và lên được danh mục sách thiếu, từ đó có kế hoạch tiếp tục bổ sung. - Yêu cầu của việc đăng ký sách, báo: công tác đăng ký sách, báo phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kịp thời, chính xác theo thứ tự ngày, tháng nhập hay xuất sách, báo ra khỏi tủ sách. - Phương pháp đăng ký sách, báo: + Đăng ký cá biệt: là việc vào sổ từng quyển sách riêng biệt nhập vào thư viện. Một tên sách có nhiều bản, thì mỗi bản là một số ĐKCB đọc lập. Sổ đăng ký cá biệt phải được bảo quản lâu dài, cẩn thận, viết rõ ràng, sạch sẽ, không được tẩy xoá. Sổ đăng ký cá biệt được ghi theo số thứ tự, bắt đầu từ số 01. Số này được ghi liên tục từ năm này qua năm khác, từ cuốn này sang cuốn khác (thí dụ: số đăng ký cuối cùng của quyển 1 là 1025 thì quyển thứ 2, số thứ tự sẽ được bắt đầu bằng số 1026). Đồng thời, số đăng ký cá biệt phải được ghi ở trang tên sách (trang chính sau bìa), trang 17 và vào nhãn sách. Mỗi cuốn sách được ghi vào một dòng của sổ đăng ký cá biệt. Trong sổ đăng ký cá biệt, sách được đăng ký bằng ngôn ngữ xuất bản của cuốn sách đó (tiếng Việt, tiếng dân tộc…). ở cột thứ nhất điền ngày vào sổ; cột thứ 2 là thứ tự; cột thứ 3 là tác giả (nếu có)/tên sách; cột thứ 4 điền các yếu tố liên quan đến xuất bản (nơi xuất bản, năm xuất bản); cột thứ 5 là giá tiền; cột thứ 6 là các yếu tố liên quan đến nhập sách (đợt và ngày nhập sách); cột cuối cùng là phụ chú. - Sổ đăng ký cá biệt Ngày vào Tên tài liệu, Xuất bản TT Giá tiền Phụ chú sổ sách, báo Nhập sách Nơi Năm Đợt Ngày Các sách được xuất khỏi thư viện (đã nhập vào thư viện mà nay lại sử dụng vào việc khác không còn trong thư viện nữa), thì phải được xoá tên trong sổ đăng ký cá biệt và phải ghi rõ lý do xuất (ghi ở cột phụ chú của sổ đăng ký cá biệt).
- 2. Sơ bộ xử lý kỹ thuật tài liệu, sách, báo - Đóng dấu: tài liệu, sách, báo mới nhận được phải đóng dấu của thư viện. Nội dung dấu của thư viện: THƯ VIỆN TỈNH SÓC TRĂNG Đối với sách :đóng dấu ở trang tên sách (dưới tên sách góc phải), bụng sách và ở trang 17 (phía dưới, góc phải). Ở phía trên của dấu sẽ ghi số đăng ký cá biệt của cuốn sách. Đối với báo, tạp chí: đóng dấu vào trang đầu của báo, tạp chí. - Dán nhãn sách: Nhãn sách là một mảnh giấy hình chữ nhật đứng, cao 3cm - dài 2cm, được sử dụng như sau: +Nhãn 1: (Số ĐKCB) được dán ở bên trái mặt trước sách.trên(phòng đọc) Ví dụ: 303.4 VL D125 H +Nhãn 2: (Môn loại, kí hiệu phân loại): dán ở góc bên phải phía sau sách.trên. áp dụng cho phòng đọc, phòng mượn) +Nhãn 3: (Mã vạch) dán ở phía dưới bên trái phía sau sách( áp dụng cho phòng đọc, phòng mượn) 3. Phân loại tài liệu, sách, báo Tài liệu trong thư viện được sắp xếp theo khung phân loại DDC14 ( trừ sách đang trong quá trình hồi cố). 5. Phương pháp sắp xếp sách, báo trong thư viện Tài liệu trong thư viện được sắp xếp như sau: -Phòng mượn: Sắp xếp theo môn loại -Kho:
- Trong mỗi phần, sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên sách. Trong tủ sách được sắp xếp theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Tuỳ thuộc vào cách phân chia tủ sách thành bao nhiêu ngăn mà sắp xếp tài liệu cho phù hợp. 6. Kiểm kê, bảo quản tài liệu, sách, báo - Kiểm kê sách: công tác kiểm kê sách phải được tiến hành vào cuối năm. Phương pháp kiểm kê: cán bộ quản lý tủ sách đối chiếu giữa sổ đăng ký cá biệt với số sách hiện có và với sổ mượn sách của bạn đọc. Kết thúc kiểm kê phải lập biên bản xác nhận tình hình tài liệu, sách, báo pháp luật hiện có, kèm theo bản kê các sách bị mất hoặc sách bị thanh lý do hư hỏng trong quá trình sử dụng, sau đó báo cáo với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học để xoá mục ghi tương ứng trong sổ đăng ký cá biệt. - Bảo quản sách, báo và bảo vệ tủ sách: + Đối với sách, báo: cán bộ quản lý tủ sách cần quan tâm tới việc bảo quản, để sách, báo được dùng lâu hơn, bền hơn. Những nơi có kinh phí thì nên cho đóng bìa cứng để sử dụng lâu dài. Những sách, báo do lưu hành nhiều bị xộc xệch thì cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật phải có trách nhiệm dán lại. Luôn giáo dục bạn đọc có ý thức giữ gìn sách, báo. + Đối với tủ sách: không để các vật có thể gây cháy, gây hơi ẩm ướt ở gần, có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, phát hiện và diệt trừ mối mọt, chuột, gián… bằng hoá chất. Việc bảo quản Công báo để sử dụng được lâu dài là một công việc rất quan trọng đối với cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật. Hàng năm, cán bộ phụ trách tủ sách có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã; lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học để đề nghị hỗ trợ kinh phí đóng Công báo thành từng quyển, trên gáy sách có ghi rõ năm để tiện cho người tra cứu. Cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật hàng năm hoặc theo định kỳ có báo cáo lãnh đạo chính quyền và cơ quan Tư pháp đánh giá kết quả tổ chức và hoạt động của tủ sách pháp luật, từ đó đề ra kế hoạch bổ sung trong thời gian tới (bổ sung định kỳ và bổ sung hoàn bị); đồng thời, giúp lãnh đạo biết được tình hình hoạt động của tủ sách pháp luật để có sự chỉ đạo kịp thời. Nội dung báo cáo cần tập trung đánh giá kết quả về tổ chức và hoạt động phục vụ của tủ sách pháp luật và những tồn tại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của tủ sách; nêu các kiến nghị cụ thể với các cấp lãnh đạo để có các giải pháp kịp thời, thoả đáng nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của tủ sách pháp luật trong những năm tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
19 p | 1528 | 448
-
CHÍNH SÁCH BHYT Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
27 p | 684 | 246
-
Sách Luật doanh nghiệp năm 2005
0 p | 264 | 49
-
LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
65 p | 167 | 26
-
Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con người năm 2011
246 p | 123 | 21
-
Bài giảng Kỹ năng giám sát Tài chính - Ngân sách của đại biểu Quốc hội - PGS.TS. Đặng Văn Thanh
40 p | 129 | 15
-
Đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
12 p | 21 | 8
-
Hướng dẫn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Bộ sách về Quản lý tài sản trí tuệ)
6 p | 34 | 8
-
Tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về dân tộc và công tác dân tộc
216 p | 18 | 7
-
FDI và những kỷ lục mới
4 p | 71 | 7
-
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu (Bộ sách về Quản lý tài sản trí tuệ)
6 p | 31 | 5
-
Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu phương thức đổi mới cơ chế chính sách tiếp nhận đổi mới p9
7 p | 74 | 5
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 7 năm 2020
20 p | 37 | 3
-
Ebook Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc: Phần 1
821 p | 17 | 3
-
Chính sách và thực tiễn triển khai pháp luật hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt Nam - Lào
7 p | 27 | 2
-
Quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng, chính sách của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường và ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp hiện nay
10 p | 4 | 2
-
Bản tin Pháp luật - Số 48/2014
7 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn