TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 86 – 98<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ THUỘC CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ<br />
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG<br />
TẠI SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY XANH LONG XUYÊN<br />
<br />
Hồ Bạch Nhật, Lê Long Hồ, Trần Thị Khánh Linh,<br />
Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Trần Thị Kim Phượng, Trần Thị Mỹ Ngọc<br />
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang<br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ để xác định các thành phần: chủng loại<br />
hàng hóa, khả năng phục vụ của nhân viên, trưng bày hàng hóa, mặt bằng siêu thị, chất lượng hàng hóa và bảo<br />
hành ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại thành phố Long Xuyên. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 150<br />
khách hàng của siêu thị, từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2016, kết quả cho thấy có 4 thành phần: mặt bằng siêu thị, bảo<br />
hành, khả năng phục vụ của nhân viên và chất lượng hàng hóa có tác động tích cực đến sự hài lòng. Trong đó, yếu<br />
tố mặt bằng siêu thị có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng, tiếp đến là yếu tố bảo hành và khả<br />
năng phục vụ của nhân viên, cuối cùng là chất lượng hàng hóa.<br />
Từ khoá: Chất lượng dịch vụ siêu thị, sự hài lòng<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2015 kinh tế An Giang có nhiều bước phát triển, tốc độ tăng trưởng<br />
GDP bình quân của tỉnh An Giang đạt 12,5%, GDP bình quân đầu người của năm 2015 đạt 2200<br />
USD/người/năm và dự kiến đạt 3500 USD/người/năm vào năm 2020, cơ cấu kinh tế năm 2015<br />
cho thấy dịch vụ chiếm 57,20% là cao nhất so với nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây<br />
dựng (Cục xúc tiến thương mại). Vì thế, mức sống và nhu cầu phục vụ đời sống của người dân<br />
càng được nâng cao, trong đó có nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện máy, điện gia dụng, máy<br />
tính xách tay, điện thoại, v.v… Đó là động lực để các cửa hàng, các siêu thị điện máy xây dựng<br />
và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để nâng cao năng lực canh trạnh đáp ứng tốt hơn nhu cầu của<br />
khách hàng.<br />
Qua hơn 4 năm thành lập và đi vào hoạt động, siêu thị Điện máy Xanh chi nhánh Long<br />
Xuyên là một trong những địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của người dân Thành phố Long<br />
Xuyên nói riêng và người dân tỉnh An Giang nói chung. Một trong những tiêu chí quan trọng mà<br />
siêu thị điện máy Xanh chi nhánh Long Xuyên hướng đến là sự hài lòng của khách hàng đối với<br />
chất lượng dịch vụ của siêu thị điện máy Xanh. Tuy nhiên, tại thành phố Long Xuyên nơi mà đã có<br />
nhiều siêu thị, cửa hàng tham gia vào việc cung cấp các sản phẩm điện máy cho khách hàng như<br />
Điện máy Chợ Lớn, Nguyễn Kim, Nguyễn Huệ, v.v…Sự chênh lệch về giá, chất lượng hay mẫu<br />
<br />
Ngày nhận bài: 1/9/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016<br />
Liên lạc: Hồ Bạch Nhật, e - mail: hbnhat@agu.edu.vn<br />
<br />
<br />
149<br />
mã giữa các cửa hàng, siêu thị điện máy này so với Điện máy Xanh không có sự cách biệt quá<br />
lớn, với thực tế đó siêu thị Điện máy Xanh buộc phải chia sẻ khách hàng của mình với các cửa<br />
hàng, siêu thị điện máy khác. Vì vậy, vấn đề cấp thiết được đặt ra với siêu thị Điện máy Xanh là<br />
chất lượng dịch vụ của siêu thị và sự hài lòng của khách hàng trong giai đoạn hiện tại như thế<br />
nào? Làm sao hoàn thiện chất lượng dịch vụ hơn nhằm có được và duy trì sự hài lòng của khách<br />
hàng? Thật sự cần thiết đối với siêu thị điện máy Xanh trong việc nhìn nhận và đánh giá mối<br />
quan hệ giữa chất lượng dịch vụ của siêu thị và sự hài lòng của khách hàng.<br />
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Cơ sở lý thuyết<br />
2.1.1. Một số khái niệm về dịch vụ<br />
Có nhiều quan điểm và cách định nghĩa khác nhau về khái niệm dịch vụ: “Dịch vụ là<br />
những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho<br />
khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng” [6]<br />
“Theo Kotler và Armstrong dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể<br />
cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài<br />
với khách hàng” [6].<br />
2.1.2. Chất lượng dịch vụ<br />
2.1.2.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ<br />
“Theo Lehtinen chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai khía cạnh là quá trình cung<br />
cấp dịch vụ và kết quả của dịch vụ” [6]<br />
“Parasuraman cho rằng chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách<br />
hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ” [4]. Định nghĩa trên của Parasuraman<br />
được nhiều các nhà khoa học và kinh doanh chấp nhận, sử dụng rộng rãi vào nghiên cứu cũng<br />
như kinh doanh thực tế.<br />
2.1.2.2. Các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ<br />
Mô hình Khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman cùng các cộng sự (thang đo<br />
SERVQUAL)<br />
Parasuraman cho rằng “chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi (kì vọng) của<br />
khách hàng và nhận thức (cảm nhận) của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ. Mô hình chất lượng<br />
dịch vụ được xây dựng dựa trên phân tích các khoảng cách chất lượng dịch vụ” [4]. Năm 1988,<br />
mô hình này được đặt tên là mô hình SERVQUAL dùng để đánh giá cảm nhận của khách hàng<br />
về chất lượng dịch vụ và rút bớt 10 đặc tính chất lượng dịch vụ thành 5 đặc tính chất lượng dịch<br />
vụ:<br />
Tin cậy (reliability): thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng hạn ngay<br />
lần đầu.<br />
<br />
<br />
150<br />
Đáp ứng (responsiveness): thể hiện sự sẵn lòng của nhân viên phục vụ nhằm cung<br />
cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.<br />
Năng lực phục vụ (assurance): thể hiện trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ<br />
lịch sự, niềm nở với khách hàng.<br />
Đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân khách<br />
hàng.<br />
Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân<br />
viên phục vụ, các trang thiết bị để thực hiện dịch vụ.<br />
Mô hình đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của Cronin và Taylor (thang đo<br />
SERVRERF)<br />
Cronin và Taylor lập luận rằng khung phân tích theo mô hình SERVQUAL của<br />
Parasuraman dễ gây lầm lẫn giữa sự hài lòng và thái độ của khách hàng. Theo đó, “chất lượng<br />
dịch vụ được đánh giá chỉ thông qua nhận thức của khách hàng mà không có đánh giá về chất<br />
lượng dịch vụ trong sự kỳ vọng của khách hàng” [1], không có trọng số cho từng thành phần chất<br />
lượng dịch vụ, mô hình và thang đo trong trường hợp này gọi là SERVPERF.<br />
Hai nhà nghiên cứu này vẫn sử dụng cấu trúc năm thành phần chất lượng dịch vụ của thang<br />
đo SERVQUAL: (1) tin cậy, (2) đáp ứng, (3) năng lực phục vụ, (4) đồng cảm, (5) phương tiện<br />
hữu hình với 22 biến quan sát để đo lường 5 thành phần nêu trên. Về thủ tục đo lường chất lượng<br />
dịch vụ, thang đo SERVPERF đơn giản hơn thang đo SERVQUAL.<br />
Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ bán lẻ của Dabholkar và cs. năm 1996 (thang<br />
đo RSQS)<br />
Trong mô hình này, “Dabholkar đã kết hợp những khía cạnh dịch vụ bán lẻ khám phá được<br />
cùng với những giả thuyết và thang đo SERVQUAL để xây dựng thang đo lường năm thành<br />
phần chất lượng dịch vụ bán lẻ với 23 biến quan sát gọi tắt là thang RSQS (Retail Service<br />
Quality Scale)” [6]. Thực tế thang đo này là bước cải tiến của thang đo SERVQUAL.<br />
Thang đo chất lượng dịch vụ bán lẻ của Dabholkar được kiểm định tại thị trường Mỹ đã<br />
loại bỏ 5 biến quan sát được cho là không phù hợp, nên cuối cùng thang đo RSQS còn lại 23 biến<br />
quan sát. “Thang đo chất lượng dịch vụ bán lẻ RSQS của Dabholkar được sử dụng trong nhiều<br />
nghiên cứu về đo lường chất lượng các loại hình bán lẻ khác nhau như cửa hàng tạp hóa, siêu thị<br />
tại các nước Tây Âu và Đông Âu, thang đo này thể hiện là một công cụ đáng tin cậy và có giá trị,<br />
thích hợp trong nghiên cứu kinh doanh bán lẻ, một hình thức hỗn hợp về sản phẩm và dịch vụ”<br />
[6].<br />
Năm 2006, Nguyễn Thị Mai Trang đã kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự<br />
thỏa mãn, lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại TP. HCM. Nguyễn Thị Mai Trang đã dựa<br />
trên thang đo RSQS của Dabholkar và nghiên cứu định tính để đưa ra năm thành phần chất lượng<br />
<br />
<br />
151<br />
dịch vụ siêu thị, bao gồm: “Tính đa dạng của hàng hóa, khả năng phục vụ của nhân viên, cách<br />
thức trưng bày trong siêu thị, mặt bằng siêu thị, an toàn trong siêu thị” [2].<br />
2.1.3. Sự hài lòng<br />
Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, có thể nói đem đến sự hài lòng cho<br />
khách hàng là nhân tố chính mang lại thành công cho mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng<br />
mong muốn khách hàng của mình hài lòng với những sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho họ “vui<br />
lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.<br />
Có nhiều định nghĩa và đo lường theo nhiều cách khác nhau về sự hài lòng:<br />
“Theo Tse và Wilton: sự hài lòng là mức độ phản ứng của người tiêu dùng đối với việc ước<br />
lượng sự khác nhau giữa những mong muốn trước đó (hoặc những tiêu chuẩn cho sự thể hiện) và<br />
sự thể hiện thực sự của sản phẩm như là một sự chấp nhận sau khi dùng nó” [5].<br />
“Theo Kotler: sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ<br />
việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó” [5].<br />
2.1.4. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng<br />
Theo Parasuraman cho rằng “giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng tồn tại<br />
một số khác biệt, mà điểm khác biệt là vấn đề nhân quả, chất lượng dịch vụ là nguyên nhân và sự<br />
hài lòng là kết quả” [6].<br />
Theo Zeithaml và Bitner cho rằng “chất lượng dịch vụ và hài lòng khách hàng là hai khái<br />
niệm khác nhau, trong khi chất lượng dịch vụ chỉ tập trung cụ thể vào những thành phần của dịch<br />
vụ, thì hài lòng khách hàng là khái niệm tổng quát” [3].<br />
Như vậy, rõ ràng là sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm rộng, bao gồm các yếu tố<br />
tác động đến nó như: chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá, các nhân tố cá nhân và các<br />
nhân tố tình huống.<br />
Tóm lại chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều đến sự hài lòng của khách hàng nếu<br />
nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng thoản mãn nhu<br />
cầu của họ thì doanh nghiệp đó bước đầu làm cho khách hàng hài lòng. Do đó muốn nâng cao sự<br />
hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch vụ.<br />
2.1.5. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu<br />
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới về chất lượng dịch vụ, có thể<br />
thấy rằng mô hình SERVQUAL được sử dụng như nền tảng, cơ sở để đánh giá chất lượng dịch<br />
vụ trong các lĩnh vực dịch vụ khác nhau (ngân hàng, đào tạo, bảo hiểm, v.v…). Tuy nhiên, trong<br />
lĩnh vực bán lẻ, mô hình RSQS của Dabholkar dựa trên nền tảng là mô hình SERVQUAL được<br />
chứng minh là phù hợp hơn và đã được ứng dụng tại 1 số nước như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc.<br />
Thang đo RSQS của Dabholkar được thực hiện tại Mỹ, nơi có sự khác biệt về văn hóa<br />
cũng như tình hình phát triển kinh tế so với Việt Nam, do đó dựa trên thang đo RSQS của<br />
<br />
<br />
152<br />
Dabholkar một số nhà nghiên cứu như: Nguyễn Thị Mai Trang (2006), Phó Hoài Nam (2009),<br />
v.v…đã tiến hành nghiên cứu và kiểm định lại thang đo để phù hợp hơn với thị trường Việt Nam.<br />
Trong đó, “các thành phần chất lượng dịch vụ siêu thị như nhân viên phục vụ, mặt bằng<br />
siêu thị và trưng bày hàng hóa được các tác giả dựa trên thang đo RSQS của Dabholkar”, còn<br />
yếu tố chủng loại hàng hóa và an toàn trong siêu thị được Nguyễn Thị Mai Trang (2006) rút ra từ<br />
kết quả nghiên cứu định tính.<br />
Vì vậy, xét về tính phù hợp thì thang đo chất lượng dịch vụ siêu thị của Nguyễn Thị Mai<br />
Trang (2006) là phù hợp với thực tiễn tại thị trường Việt Nam. Nên mô hình đề xuất như sau:<br />
<br />
H1<br />
Chủng loại hàng hóa<br />
H22<br />
Khả năng phục vụ của nhân viên<br />
H3<br />
<br />
Trưng bày hàng hóa Sự hài lòng<br />
H4<br />
<br />
Mặt bằng siêu thị<br />
H5<br />
<br />
Chất lượng hàng hóa H6<br />
<br />
<br />
Bảo hành<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
H1: Thành phần chủng loại hàng hóa và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ<br />
cùng chiều, nghĩa là chủng loại hàng hóa càng đa dạng thì sự hài lòng của khách hàng đối<br />
với siêu thị càng cao và ngược lại.<br />
H2: Thành phần khả năng phục vụ của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng có<br />
mối quan hệ cùng chiều, nghĩa là khả năng phục vụ của nhân viên càng tốt thì sự hài lòng<br />
của khách hàng đối với siêu thị càng cao và ngược lại.<br />
H3: Thành phần trưng bày hàng hóa và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ<br />
cùng chiều, nghĩa là trưng bày hàng hóa càng tốt thì sự hài lòng của khách hàng đối với<br />
siêu thị càng cao và ngược lại.<br />
H4: Thành phần mặt bằng siêu thị và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ<br />
cùng chiều, nghĩa là mặt bằng siêu thị càng tốt thì sự hài lòng của khách hàng đối với siêu<br />
thị càng cao và ngược lại.<br />
H5: Thành phần chất lượng hàng hóa và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ<br />
cùng chiều, nghĩa là chất lượng hàng hóa càng tốt thì sự hài lòng của khách hàng đối với<br />
siêu thị càng cao và ngược lại.<br />
<br />
<br />
153<br />
H6: Thành phần bảo hành và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ cùng<br />
chiều, nghĩa là siêu thị thực hiện chế độ bảo hành càng tốt thì sự hài lòng của khách hàng<br />
đối với siêu thị càng cao và ngược lại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Bảng 1. Thiết kế nghiên cứu<br />
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật nghiên cứu<br />
Thảo luận nhóm n = 10<br />
1 Sơ bộ Định tính Điều chỉnh bảng câu hỏi<br />
2 Chính thức Định lượng Điều tra qua bảng câu hỏi chi tiết n = 150<br />
<br />
Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn chính là [1] Nghiên cứu sơ bộ và [2] Nghiên<br />
cứu chính thức. Trong đó, nghiên cứu sơ bộ thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 10 khách<br />
hàng của siêu thị điện máy Xanh ở Thành phố Long Xuyên nhằm khám phá, hiệu chỉnh và bổ<br />
sung thang đo chất lượng dịch vụ khi áp dụng cho loại hình dịch vụ siêu thị tại thị trường TP.<br />
Long Xuyên làm cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi chuẩn bị cho nghiên cứu tiếp theo. Nghiên<br />
cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, khảo sát 150 khách hàng của siêu<br />
thị điện máy Xanh tại Thành phố Long Xuyên, từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2016, thông qua bảng<br />
câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và dữ liệu sẽ được tiến<br />
hành phân tích qua 03 bước: (1) Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha; (2) Phân<br />
tích nhân tố khám phá EFA; (3) Kiểm định mô hình hồi qui tuyến tính bội.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha<br />
Bảng 2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha<br />
Thành phần Hệ số Cronbach alpha<br />
Chủng loại hàng hóa (CLO) 0,870<br />
Khả năng phục vụ của nhân viên (PV) 0,859<br />
Trưng bày hàng hóa (TB) 0,803<br />
Mặt bằng siêu thị (MB) 0,731<br />
Chất lượng hàng hóa (CL) 0,760<br />
Bảo hành (BH) 0,663<br />
Sự hài lòng (HL) 0,859<br />
Nguồn: Kết quả xử lý từ phần mềm SPSS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
154<br />
Qua phân tích cho thấy hệ số Cronbach alpha của 06 thành phần chất lượng dịch vụ và sự<br />
hài lòng đều lớn hơn 0,7 cho thấy đây là một thang đo lường tốt.<br />
3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)<br />
Kết quả phân tích EFA cho thang đo sự hài lòng như sau: Kiểm định KMO và Bartlett’s<br />
trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO = 0,724 (> 0,5) với mức ý nghĩ bằng 0 (sig = 0,000)<br />
cho thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp. Giá trị Eigenvalues đạt 2,342, phương sai trích là<br />
78,066% (> 50%), hệ số tải của các biến khá cao đều lớn hơn 0,8. Điều này cho thấy thang đo sự<br />
hài lòng có các mục đo đều đạt yêu cầu và thang đo đạt độ hội tụ, không bị chia tách thích hợp<br />
để tiến hành các phân tích tiếp theo.<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích EFA thang đo Sự hài lòng<br />
<br />
Component<br />
1<br />
HL_3 0,906<br />
HL_2 0,882<br />
HL_1 0,862<br />
Nguồn: Kết quả xử lý từ phần mềm SPSS<br />
<br />
Kết quả sau 02 lần phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo chất lượng dịch vụ, hệ<br />
số KMO đạt giá trị 0,777 lớn hơn 0,5; với mức ý nghĩa bằng 0 (sig = 0,000) cho thấy phân tích<br />
nhân tố EFA rất thích hợp. Thang đo chất lượng dịch vụ trong nghiên cứu này sau khi đánh giá<br />
sơ bộ vẫn được giữ nguyên là 6 thành phần như ban đầu với chỉ số Eigenvalue bằng 64,953%,<br />
cho thấy phương sai rút trích đạt chuẩn (lớn hơn 50%). Từ bảng kết quả phân tích EFA, cho thấy<br />
các tiêu chí thành phần đều tải vào từng nhân tố và các hệ số tải đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn.<br />
Thang đo sự hài lòng sau khi phân tích nhân tố EFA, Kiểm định KMO và Bartlett’s trong<br />
phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO bằng 0,724 (>0,5) với mức ý nghĩa bằng 0 (sig. = 0,000)<br />
cho thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp. Tổng phương sai trích là 78,066% (lớn hơn 50%).<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả phân tích EFA thang đo Chất lượng dịch vụ<br />
Component<br />
1 2 3 4 5 6<br />
BH_3 0,857 0,135 0,160 0,017 0,056 -0,043<br />
BH_4 0,845 0,176 0,066 -0,002 0,137 -0,009<br />
BH_2 0,797 0,153 0,102 -0,012 0,127 0,026<br />
BH_1 0,742 0,314 0,106 0,093 0,070 0,100<br />
MB_1 0,267 0,790 0,225 0,021 0,095 0,016<br />
MB_3 0,233 0,764 0,214 0,147 0,139 -0,051<br />
<br />
155<br />
Component<br />
MB_4 0,174 0,751 0,223 -0,060 0,098 0,061<br />
MB_2 0,187 0,699 0,352 0,088 0,147 -0,047<br />
PV_1 0,219 0,187 0,798 0,063 0,030 0,114<br />
PV_4 0,212 0,216 0,773 0,008 0,093 0,095<br />
PV_3 0,019 0,165 0,706 -0,061 0,144 0,014<br />
PV_2 0,014 0,320 0,680 0,116 -0,083 0,035<br />
TB_2 0,098 -0,130 0,176 0,750 -0,007 0,172<br />
TB_4 -0,053 0,117 -0,119 0,709 -0,035 0,076<br />
TB_1 0,131 -0,028 0,150 0,680 0,099 -0,139<br />
TB_3 -0,020 0,092 -6,518E-5 0,680 -0,027 0,260<br />
TB_5 -0,063 0,095 -0,066 0,579 0,276 0,057<br />
CL_1 0,074 0,135 0,021 0,095 0,793 -0,023<br />
CL_3 0,174 0,154 0,180 0,087 0,791 -0,024<br />
CL_2 0,113 0,055 0,007 0,018 0,770 0,194<br />
CLO_2 -0,045 0,022 0,030 0,104 0,033 0,791<br />
CLO_3 -0,031 -0,043 0,174 -0,009 0,186 0,745<br />
CLO_1 0,162 0,018 0,000 0,313 -0,082 0,703<br />
Nguồn: Kết quả xử lý từ phần mềm SPSS<br />
3.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu<br />
R2 hiệu chỉnh bằng 0,761, nghĩa là khoảng 76,1% khác biệt của mức độ hài lòng quan sát<br />
có thể được giải thích bởi sự khác biệt của 6 thành phần: chủng loại hàng hóa, khả năng phục vụ<br />
của nhân viên, trưng bày hàng hóa, mặt bằng siêu thị, chất lượng hàng hóa và bảo hành.<br />
Kiểm định F cho thấy mức ý nghĩa p (hệ số Sig.) = 0,000 < 0,5, như vậy mô hình hồi qui<br />
phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể.<br />
Phần dư có giá trị trung bình là 0,000 và độ lệch chuẩn (Std. Deviation) là 0,98 rất gần 1<br />
cho thấy phân phối chuẩn.<br />
<br />
Bảng 5. Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình (Mô hình SERVPERF)<br />
Đa cộng tuyến<br />
B SE β T Sig T VIF<br />
<br />
1 (Constant) -1,098 0,310 -3,541 0,001<br />
CLO 0,053 0,044 0,052 1,211 0,228 0,879 1,137<br />
PV 0,203 0,056 0,177 3,589 0,000 0,655 1,526<br />
<br />
<br />
156<br />
Đa cộng tuyến<br />
<br />
TB 0,001 0,053 0,001 0,013 0,990 0,893 1,119<br />
MB 0,600 0,059 0,551 10,205 0,000 0,549 1,822<br />
CL 0,158 0,050 0,136 3,134 0,002 0,854 1,171<br />
BH 0,248 0,049 0,238 5,057 0,000 0,725 1,379<br />
Nguồn: Kết quả xử lý từ phần mềm SPSS<br />
<br />
Hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến đều nhỏ hơn 2 nên hiện tượng đa cộng tuyến<br />
không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình.<br />
Với bộ dữ liệu và kết quả trong bảng phân tích thì chấp nhận giả thuyết H2, H4, H5, H6,<br />
giữ hằng số vì các sig tương ứng < 0,05; bác bỏ giả thuyết H1, H3 vì các mức ý nghĩa sig > 0,05.<br />
Phương trình hồi quy tuyến tính bội như sau:<br />
HL = -1,098 + 0,203*PV + 0,6*MB + 0,158*CL + 0,248*BH<br />
Như vậy, với độ tin cậy 95% ta nhận thấy có 4 thành phần có tác động tích cực đến mức độ<br />
hài lòng của khách hàng, đó là thành phần khả năng phục vụ của nhân viên, mặt bằng siêu thị,<br />
chất lượng hàng hóa và bảo hành. Hệ số Beta chuẩn hóa được sử dụng trong phương pháp hồi<br />
quy để xem xét mức độ tác động giữa các thành phần chất lượng dịch vụ siêu thị đến sự hài lòng<br />
của khách hàng. Kết quả cho thấy thành phần mặt bằng siêu thị có hệ số Beta chuẩn hóa (là<br />
0,551) cao nhất, tiếp đến là thành phần bảo hành (0,238), thành phần khả năng phục vụ của nhân<br />
viên (0,177) và cuối cùng là thành phần chất lượng hàng hóa (0,136). Nên thành phần mặt bằng<br />
siêu thị là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của khách, thành phần bảo hành là yếu tố<br />
ảnh hưởng lớn thứ hai đến sự hài lòng của khách hàng, tiếp đến là thành phần khả năng phục vụ<br />
của nhân viên, và cuối cùng là thành phần chất lượng hàng hóa. Tuy số lượng và nội dung mức<br />
độ tác động của các thành phần chất lượng dịch vụ siêu thị điện máy Xanh có sự khác biệt so với<br />
một số nghiên cứu trước về chất lượng dịch vụ siêu thị, nhưng nhìn chung các kết quả nghiên<br />
cứu về chất lượng dịch vụ siêu thị đều có sự tương đồng, thể hiện ở sự không thể thiếu các thành<br />
phần khả năng phục vụ của nhân viên, mặt bằng siêu thị, chất lượng hàng hóa và bảo hành, cụ<br />
thể là nghiên cứu của: Nguyễn Thị Mai Trang (2006), Phó Hoài Nam (2009), Trương Thị Mơ<br />
(2011), v.v…<br />
Các thành phần chất lượng dịch vụ được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm. Thang<br />
điểm này có điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, được chia thành 5 khoảng, mỗi khoảng là 0,8 đơn<br />
vị. Do đó, để thuận tiện cho việc xem xét ta quy ước:<br />
<br />
1,00 – 1,80 1,81 – 2,60 2,61 – 3,40 3,41 – 4,20 4,21 – 5,00<br />
Mức rất thấp Mức thấp Trung bình Mức cao Mức rất cao<br />
<br />
<br />
<br />
157<br />
Bảng 6. Điểm trung bình của các thành phần chất lượng dịch vụ siêu thị và<br />
sự hài lòng của khách hàng<br />
N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình<br />
MB 150 2,00 5,00 4,02<br />
BH 150 2,25 5,00 4,00<br />
PV 150 2,75 5,00 3,96<br />
CL 150 3,00 5,00 4,12<br />
HL 150 2,00 5,00 3,96<br />
Nguồn: Kết quả xử lý từ phần mềm SPSS<br />
<br />
Nhìn chung, các thành phần chất lượng dịch vụ của siêu thị Điện máy Xanh được đánh giá<br />
cao, giá trị trung bình của các thành phần nằm trong khoảng từ 3,96 đến 4,12. Sự hài lòng được<br />
khách hàng đánh giá ở mức cao, giá trị trung bình đạt 3,96.<br />
<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Dựa trên lý thuyết về chất lượng dịch vụ nền tảng của Parasuraman và thang đo chất lượng<br />
dịch vụ bán lẻ (RSQS) của Dabholkar, nghiên cứu sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ siêu thị<br />
của Nguyễn Thị Mai Trang (2006) để đo lường chất lượng dịch vụ của siêu thị Điện máy Xanh<br />
tại thành phố Long Xuyên. Bài nghiên cứu được tiến hành qua hai bước là: nghiên cứu sơ bộ<br />
(nghiên cứu định tính) và nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Sau khi hoàn thiện<br />
bảng câu hỏi bằng nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức được thực hiện với 150 bảng câu hỏi<br />
hợp lệ được thu thập và tiến hành các bước phân tích.<br />
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định<br />
hồi quy mối quan hệ giữa các thành phần chất lượng dịch vụ siêu thị điện máy với sự hài lòng<br />
của khách hàng có 4 thành phần là: mặt bằng siêu thị, bảo hành, khả năng phục vụ của nhân viên<br />
và chất lượng hàng hóa có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng. Trong đó thành<br />
phần mặt bằng siêu thị có sự tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng, kế tiếp là<br />
thành phần bảo hành và khả năng phục vụ của nhân viên và cuối cùng là thành phần chất lượng<br />
hàng hóa. Qua đánh giá của khách hàng, chất lượng dịch vụ của siêu thị Điện máy Xanh tại<br />
thành phố Long Xuyên được đánh giá ở mức cao. Tuy nhiên, trong thời buổi cạnh tranh gay gắt<br />
như hiện nay thì được “đánh giá cao” không là chưa đủ, siêu thị Điện máy Xanh cần phải tiếp tục<br />
duy trì, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để sự hài lòng của khách hàng<br />
không chỉ dừng lại ở mức “cao” mà là “rất cao”.<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
158<br />
[1] Cronin, J. J., & Taylor, S. A (1994), SERVPERF versus SERVQUAL: Reconciling<br />
performance-based and Perceptions-Minus-Expectations Measurement of Service<br />
Quality, Journal of Marketing, 58(1): 125-131.<br />
[2] Nguyễn Thị Mai Trang (2006), Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn, và lòng trung thành của<br />
khách hàng siêu thị tại TPHCM, Tạp chí phát triển KH & CN, 9(10), 57-70.<br />
[3] Nhữ Ngọc Thanh (2013), Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ tới sự hài lòng của bệnh<br />
nhân tại bệnh viện nhi Hải Dương, Luận văn thạc sĩ không xuất bản, Trường Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam.<br />
[4] Parasuraman, A., Zeithaml, V, A.,&Berry, L, L (1988), SERVQUAL: A multiple – item<br />
scale for measuring consumer perceptions of service quality, Journal of Retailing, 64(1:<br />
12 - 40.<br />
[5] Phó Hoài Nam (2009), Nghiên cứu các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn khách hàng khi<br />
đi mua sắm ở siêu thị TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ không xuất bản, Trường Đại<br />
học Kinh tế TP. HCM, Hồ Chí Minh, Việt Nam.<br />
[6] Trương Thị Huyền Mơ (2011), Đo lường các nhân tố tác động đến sự hài lòng khách<br />
hàng khi mua sắm tại các siêu thị điện máy, Luận văn thạc sĩ không xuất bản, Trường Đại<br />
học Kinh tế TP. HCM, Hồ Chí Minh, Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
AN EVALUATION ON THE FACTORS INFLUENCING THE QUALITY<br />
OF SERVICES AND THE SATISFACTION OF CUSTOMERS AT DIEN<br />
MAY XANH SUPERMARKET IN LONG XUYEN<br />
Ho Bach Nhat<br />
<br />
Faculty of Economics - An Giang University<br />
Abstract: This research was based on the theory of service quality components to identify whether the<br />
components including: product categories, the employees’ serving ability, product display, supermarket premises,<br />
product quality and warranty have an impact on customers’ satisfaction or not. The research was conducted with<br />
the participants of 150 customers in Dien May Xanh supermarket, from May to June, 2016. The results showed that<br />
four components including supermarket premises, warranty, the employees’ serving ability and product quality have<br />
positive influences on the satisfaction – in which the “supermarket premise” factor has the strongest impact on<br />
customers’ satisfaction, followed respectively by the “warranty” and the “employees’ serving ability ” factor, and<br />
the least impact is product quality.<br />
Keyword: Quality of service supermarket, satisfaction<br />
<br />
EVALUATION FACTORS SUBJECT TO QUALITY SERVICES AFFECTING<br />
THE SATISFACTION OF CUSTOMERS SUPERMARKET IN LONG XUYEN<br />
Ho Bach Nhat<br />
An Giang University<br />
Abstract: This research was based on the theory of service quality components to identify whether the components<br />
including: product categories, the employees’ ability to serve, product display, supermarket premises, product<br />
quality and warranty have an impact on customers’ satisfaction in Long Xuyen city. The research was conducted<br />
<br />
159<br />
with 150 customers in supermarket, from May to June, 2016. The results showed that four components including<br />
supermarket premises, warranty, the employees’ ability to serve and product quality impact positively on<br />
satisfaction – in which the “supermarket premise” factor has the strongest impact on customers’ satisfaction,<br />
followed respectively by the “warranty” and the “employees’ ability to serve” factor, and the least impact -product<br />
quality.<br />
Keyword: Quality of service supermarket, satisfaction<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC: THANG ĐO<br />
<br />
STT Mã hóa Nội dung<br />
<br />
CHỦNG LOẠI HÀNG HÓA (CLO)<br />
<br />
1 CLO_1 Hàng hóa đa dạng, có nhiều mặt hàng để lựa chọn.<br />
<br />
2 CLO_2 Đầy đủ các mặt hàng cần thiết.<br />
<br />
3 CLO_3 Thường xuyên bổ sung các mặt hàng mới.<br />
<br />
KHẢ NĂNG PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN (PV)<br />
<br />
4 PV_1 Nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ Anh/Chị.<br />
<br />
5 PV_2 Nhân viên nhanh nhẹn, có mặt kịp thời khi Anh/Chị cần.<br />
<br />
6 PV_3 Nhân viên giải đáp tận tình các thắc mắc của Anh/Chị.<br />
<br />
7 PV_4 Nhân viên thân thiện, vui vẻ với Anh/Chị.<br />
<br />
8 PV_5 Nhân viên ăn mặc gọn gàng, thanh lịch.<br />
<br />
TRƯNG BÀY HÀNG HÓA (TB)<br />
<br />
9 TB_1 Khu vực mua sắm được trưng dễ nhìn, dễ tìm hàng hóa cần mua.<br />
<br />
10 TB_2 Các quầy hàng, kệ hàng được thiết kế thuận tiện cho việc đi lại.<br />
<br />
11 TB_3 Âm thanh trong siêu thị hợp lí (tiếng nhạc vừa phải, loa thông báo nội bộ rõ ràng).<br />
<br />
12 TB_4 Ánh sáng trong siêu thị rất tốt.<br />
<br />
13 TB_5 Bảng chỉ dẫn hàng hóa, giá cả đầy đủ, rõ ràng.<br />
<br />
MẶT BẰNG SIÊU THỊ (MB)<br />
<br />
14 MB_1 Mặt bằng siêu thị rộng rãi<br />
<br />
15 MB_2 Khu vực mua sắm sạch sẽ, thoáng mát.<br />
<br />
16 MB_3 Không gian bên trong đẹp.<br />
<br />
17 MB_4 Bãi giữ xe rộng rãi.<br />
<br />
CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA (CL)<br />
<br />
18 CL_1 Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.<br />
<br />
19 CL_2 Thông tin trên bao bì sản phẩm đầy đủ, có hương dẫn sử dụng chi tiết kèm theo.<br />
<br />
<br />
160<br />
20 CL_3 Đảm bảo hàng chính hãng.<br />
<br />
BẢO HÀNH (BH)<br />
<br />
21 BH_1 Thực hiện chế độ bảo hành như cam kết với khách hàng.<br />
<br />
22 BH_2 Thực hiện bảo hành nhanh chóng, đúng thời hạn.<br />
<br />
23 BH_3 Sửa chữa hiệu quả, đảm bảo đúng yêu cầu của Anh/Chị.<br />
<br />
Anh/Chị cảm thấy yên tâm khi giao cho nhân viên siêu thị bảo hành (không sợ bị<br />
24 BH_4<br />
thay phụ tùng kém chất lượng khi bảo hành).<br />
<br />
SỰ HÀI LÒNG (HL)<br />
<br />
25 HL_1 Anh/Chị hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ của siêu thị điện máy Xanh.<br />
<br />
26 HL_2 Anh/Chị sẽ giới thiệu siêu thị điện máy Xanh cho những người khác.<br />
<br />
27 HL_3 Trong thời gian tới, Anh/Chị sẽ tiếp tục mua sắm tại siêu thị điện máy Xanh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
161<br />