Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân suy tim mạn bằng thang điểm minnesota cải biên tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
lượt xem 3
download
Mục đích của việc tự chăm sóc bệnh suy tim nhằm góp phần ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và giúp người bệnh nâng cao chất lượng sống. Phương pháp nghiên cứu: Người bệnh từ 40 đến 90 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang từ 01/2019 đến 5/2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân suy tim mạn bằng thang điểm minnesota cải biên tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
- 28 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN BẰNG THANG ĐIỂM MINNESOTA CẢI BIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Quảng Thị Huyền Trang, Nguyễn Minh Loan, Phạm Minh Trí, Nguyễn Hữu Thành. Tóm tắt Mục đích của việc tự chăm sóc bệnh suy tim nhằm góp phần ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và giúp người bệnh nâng cao chất lượng sống. Phương pháp nghiên cứu: Người bệnh từ 40 đến 90 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang từ 01/2019 đến 5/2019. - Được chẩn đoán suy tim theo NYHA Kết quả &kết luận Nghiên cứu của chúng tôi có 65 khảo sát có tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt về suy tim là 83,1 %. Kiến thức về bệnh suy tim: + Suy tim mạn là hoạt động bơm máu bị suy yếu chiếm tỷ lệ 60%; + Suy tim có 4 cấp độ có tỷ lệ cao chiếm 76.9%; + Nguyên nhân suy tim là tăng huyết áp có tỷ lệ 89.2%; + Biểu hiện suy tim mạn là khó thở chiếm 84.6%.; + Biến chứng suy tim là đột quỵ, nhồi máu cơ tim có tỷ lệ 96.9%; + Hạn chế muối là biện pháp điều trị suy tim ở nhà chiếm 98.5%; + Thuốc điều trị là phương pháp điều trị suy tim ở nhà tỷ lệ 86.2%; + Sử dụng thuốc suy tim hằng ngày chiếm 86.2%; + Tập thể dục hằng ngày chiếm khoảng 98.5%. Summary The purpose of self-care for heart failure is to help prevent disease progression and help patients improve their quality of life. Research Methods: Patients from 40 to 90 years old are being treated at An Giang Central Hospital from 01/2019 to 5/2019. - Diagnosed with heart failure according to NYHA Results & conclusions Our study has 65 surveys with the percentage of patients with good knowledge of heart failure is 83.1%. Knowledge of heart failure: + CHF is an activity of pumping weakened blood, accounting for 60%; + Heart failure has 4 levels with high rate accounting for 76.9%; + The cause of heart failure is hypertension with the rate of 89.2%; + Expression of chronic heart failure is difficult breathing accounted for 84.6%; + Complications of heart failure are stroke, myocardial infarction rate of 96.9%; + Limit salt is a measure of treating heart failure at home accounting for 98.5%; + Drug treatment is a method of treating heart failure at home rate of 86.2%; + Daily use of heart failure medication accounted for 86.2%; + Daily exercise accounts for about 98.5%. 1. Đặt vấn đề Suy tim là hậu quả sau cùng của bệnh lý tim mạch vấn đề suy tim ngày càng trở nên phổ biến. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng suy tim vẫn tồn tại như một trong nhiều vấn đề khó giải quyết trong xã hội. Các nghiên cứu dịch tễ trên thế giới cho rằng suy
- 29 tim đang đe dọa trên sức khỏe cộng đồng không chỉ sự gia tăng tần suất bệnh mà còn ảnh hưởng nặng nề của suy tim lên sinh hoạt của người bệnh lên chi phí xã hội cần dành cho nó [3][4]. Suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp trong thực hành và là hậu quả của nhiều bệnh về tim mạch như các bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bẩm sinh [5]. Việc tự chăm sóc bệnh suy tim nhằm góp phần ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và gia tăng chất lượng sống [6]. Tại Việt Nam thống kê trong bệnh viện có tới trên 60% bệnh nhân nội trú trong các khoa tim mạch bị suy tim các mức độ khác nhau, tiên lượng của bệnh nhân suy tim cũng rất kém khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng. Theo nghiên cứu mới đây có tới gần 50% số bệnh nhân suy tim tử vong sau 5 năm kể từ khi phát hiện ra suy tim trên lâm sàng mặc dù đã được điều trị. Những tiến bộ về khoa học không ngừng cho phép chúng ta ngày càng có những thang điểm hữu hiệu trong việc đánh giá chất lượng sống bệnh nhân suy tim [1];[2]. Chúng tôi nghiên cứu với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt về bệnh suy tim mạn tính. 2. Mô tả kiến thức tự chăm sóc của bệnh nhân suy tim mạn tính.. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Người bệnh từ 40 đến 90 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang từ 01/2019 đến 5/2019. - Được chẩn đoán suy tim theo NYHA [4];[5];[6] - Những người tự nguyện tham gia khảo sát. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Người bị tâm thần, khiếm thính, khiếm thị. - Không hợp tác hoặc không có khả năng trả lời phỏng vấn. 2.1.3. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. 2.1.4. Các biến nghiên cứu 2.1.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Tuổi; giới; dân tộc; nghề nghiêp; trình độ văn hóa... 2.1.4.2. Bộ câu hỏi đánh giá theo Thang điểm Minnesota cải biên - ≤ 9 điểm: kiến thức chưa tốt. - 10-12 điểm: kiến thức khá tốt. - ≥ 13 điểm: kiến thức tốt. 3. Kết quả 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Kết quả khảo sát có 65 người bị bệnh suy tim mạn. Trong đó nam chiếm 46,% và nữ chiếm 53,8%. Hình 3.1. Khảo sát về độ tuổi của đối tượng
- 30 Hình 3.2. Khảo sát đối tượng theo trình độ học vấn Bảng 3.1. Khảo sát nghề nghiệp của bệnh nhân suy tim Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Nông dân 9 13.8 Cán bộ viên chức 13 20.0 Buôn bán 5 7.7 Già 38 58.5 Tổng cộng 65 100 3.2. Khảo sát hiểu biết về suy tim của đối tương Bảng 3.2. Khảo sát về kiến thức bệnh suy tim Bệnh suy tim mạn là gì Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hoạt động bơm máu bị suy yếu 39 60.0 Lượng máu bơm đi không đủ 10 15.4 Bệnh cảm thấy khó thở 16 24.6 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.3. Khảo sát về mức độ suy tim Suy tim có mấy cấp độ Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Có 2 cấp độ 4 6.2 Có 3 cấp độ 11 16.9 Có 4 cấp độ 50 76.9 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.4. Kiến thức về nguyên nhân gây suy tim Nguyên nhân gây ra suy tim mạn Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp 58 89.2 Bệnh động mạch vành 7 10.8 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.5. Kiến thức về biểu hiện suy tim Biểu hiện suy tim mạn Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Cao huyết áp 4 6.2 Da xanh xao 6 9.2 Mệt khó thở 55 84.6 Tổng cộng 65 100
- 31 Bảng 3.6. Kiến thức về biến chứng của suy tim mạn Biến chứng của suy tim mạn Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Đột quỵ nhồi máu cơ tim 63 96.9 Tổn thương tim 1 1.5 Ảnh hưởng chức năng van tim 1 1.5 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.7. Khảo sát về huyết áp bình thường của bệnh nhân suy tim mạn Huyết áp bình thường Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 120/80 mm/Hg 3 4.6 140/90 mm/Hg 62 95.4 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.8. Khảo sát về tỷ lệ kiểm soát bệnh suy tim Suy tim không chữa được nhưng kiểm soát được Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Đúng 63 96.9 Không biết 2 3.1 65 100 Tổng cộng Bảng 3.9. Kiến thức về biện pháp điều trị suy tim ở nhà Biện pháp điều trị suy tim ở nhà Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hạn chế ăn muối 64 98.5 Không uống rượu bia hằng ngày 1 1.5 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.10. Kiến thức về phương pháp điều trị suy tim Phương pháp điều trị phù hợp bệnh nhân suy tim Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Chế độ ăn uống và lối sống 8 12.3 Thuốc điều trị 56 86.2 Phẫu thuật tim 1 1.5 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.11. Kiến thức về tỷ lệ sử dụng thuốc suy tim Sử dụng thuốc suy tim Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Không hoặc rất ít 1 1.5 Khá thường xuyên 3 4.6 Thỉnh thoảng 5 7.7 Hằng ngày 56 86.2 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.12. Kiến thức về chế độ ăn của bệnh nhân suy tim Chế độ ăn phù hợp đối với bệnh nhân suy tim mạn Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Thực hiện chế độ ăn hạn chế muối 63 96.9 Rau xanh 2 3.1 Tổng cộng 65 100
- 32 Bảng 3.13. Khảo sát theo dõi cân nặng của bệnh nhân suy tim Theo dõi cân nặng hằng ngày đối với bệnh nhân suy tim mạn Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hằng ngày 3 4.6 Không biết 16 24.6 Thỉnh thoảng 46 70.8 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.14. Kiến thức về lượng muối có trong thức ăn Quan tâm lượng muối có trong thức ăn hằng ngày Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Không hoặc rất ít 2 3.1 Thỉnh thoảng 4 6.2 Hằng ngày 59 90.8 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.15. Kiến thức chế độ luyện tập thể dục của bệnh nhân suy tim Chế độ luyện tập thể dục hợp lý Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Nhẹ 14 21.5 Vừa phải 51 78.5 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.16. Tỷ lệ nghiên cứu chăm sóc giảm phù Chăm sóc giảm phù hợp lý Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hạn chế muối 4 6.2 Hạn chế nước 55 84.6 Nghỉ ngơi khi phù 6 9.2 Tổng cộng 65 100 Bảng 3.17. Đánh giá kiến thức bệnh nhân Phân loại kiến thức số lượng (n) tỷ lệ (%) Bệnh nhân có kiên thức tốt 54 83.1 Bệnh nhân có kiến thức khá tốt 11 16.9 Tổng cộng 65 100 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Về giới tính nghiên cứu của chúng tôi có nam giới chiếm 46.2% và nữ chiếm 53.7% tỷ lệ nầy hơi cao so với nam chiếm 64.5% và nữ chiếm 33.5% của tác giả Hà Thị Phương Dung, Trần Thị Ngọc Anh[1];[2] là do cở mầu chúng tô còn ít. Về trình độ học vấn qua khảo sát cho thấy cấp ≤ 1 chiếm 56.9% và đại học là 20% còn lại là cấp 2 là 13.8% thấp so với tác giả Trần Thị Ngọc Anh trung học cơ sở chếm tỷ lệ 41% và tiếp theo là trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 36.5% và cấp 1 là 22.5% của tác giả [1], qua đó chúng ta cần cung cấp thêm kiến thức chăm sóc cho bệnh nhân hay là giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân. 4.2. Mức độ hiểu biết chung về suy tim:
- 33 Nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có kiến thức tốt chiếm tỷ lệ 83,1 % và không tốt là 16,9%. 4.3. Kiến thức về bệnh suy tim của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân chọ tỷ lệ của hoạt động bơm máu 60% và còn lại là cảm thấy khó thở 24.6% và 15.4% là lượng máu bơm đi không đủ kết quả cho thấy tương tự tác giả Trần Thị Ngọc Anh [1], Cấp độ suy tim của các bệnh nhân suy tim mạn đang điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang cho thấy bệnh nhân có kiến thức về cấp độ suy tim chọn đúng về cấp độ suy tim có 4 cấp độ suy tim chiếm tỷ lệ 76.9% và có 3 cấp độ chiếm 10.9% và còn lại 2 cấp độ 6.2% kết quả cho thấy bệnh nhân có kiến thức về bệnh suy tim chiếm tỷ lệ cao suy tim có 4 cấp độ thể lực bình thường: Nguyên nhân gây suy tim mạn có tỷ lệ cao ở tăng huyết áp là 89.2% và còn lại là bệnh động mạch vành như tác giả Đặng Vạn Phước[4]. Biểu hiện lâm sàng của suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao ở triệu chứng khó thở giống như của tác giả [5]. Biến chứng của suy tim mạn cho thấy biến chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim chiếm 96.9% và tổn thương tim 1.5% cho thấy đột quỵ là một trong những biến chứng quan trọng của suy tim mạn. Nhận thức biểu hiện của bệnh suy tim mạn trong nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nhận thức được bệnh chiếm 80%, và chưa nhận thức được chiếm 16.5%, và còn lại là không biết rõ chiếm 3.5% của tác giả Trần Thị Ngọc Anh [1] so với chúng tôi là chưa được chiếm 13.8%, nhận thức rõ bệnh chiếm 83.1% còn lại là không biết rõ 3.1%. cho thấy có sự tương đồng giữ các nghiên cứu. Hiểu biết về trị số huyết áp trong nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân chọn đúng về hiểu biết về kiến thức huyết áp bình thường là 120/80 mmhg cho thấy đa số bệnh nhân có kiến thức hiểu biết về huyết áp. Hiểu biết về suy tim không thể chữa được nhưng kiểm soát được qua khảo sát bệnh nhân tỷ lệ chọn đúng là 96.9% và còn lại là không biết chiếm 3.1% so với 32.5% và không đúng là 38.5% còn lại là không biết là 29% của tác giả Trần Thị Ngọc Anh [1]. Cho thấy cho thấy kêt quả chúng tôi cao hơn có thể do được tư vấn giáo dục tốt hơn. Hiểu biết về suy tim là tim không đủ khả năng đẩy máu qua khảo sát cho thấy chọn đúng chiếm 96.9% và không đúng chiếm 3.1% so với chọn đúng chiếm 43% và không biết chiếm 42% của tác giả Trần thị Ngọc Anh[1] chúng tôi có cao hơn do bệnh được tư vấn giáo dục tốt hơn và tương tự như Hà Thị Phương Dung[2] Hiểu biết về các biện pháp hạn chế biến chứng qua khảo sát bệnh nhân chọn hạn chế ăn muối chiếm 93.5% và không uống rượu bia 97.5% và không hút thuốc 93% của tác giả Trần Thị Ngọc Anh và của chúng tôi là hạn chế ăn muối chiếm 98.5% kết quả cho thấy có sự tương tự về nghiên cứu. [1];[2] Hiểu biết về phương pháp điều trị suy tim mạn tại nhà qua khảo sát cho thấy tỷ lệ chọn thuốc điều trị chiếm cao 86.2%, chế độ ăn uống và lối sống chiếm 12.3% và còn lại là phẫu thuật tim. Hiểu biết về việc sử dụng thuốc qua khảo sát cho thấy sử dụng thuốc 86.2% hằng ngày, 7.7% thỉnh thoảng, 4.6% khá thường xuyên và còn lại là 1.5% không hoặc rất ít sử dụng so với tác giả Trần Thị Ngọc Anh là sử dụng thuốc hằng ngày chiếm 85.5%, sử dụng khá thường xuyên chiếm 10.5% thỉnh thoảng 2% và không biết 2% của tác giả [13] cho thấy có sự trùng hợp về nghiên cứu. Hiểu biết về theo dõi cân nặng qua khảo sát tỷ lệ khảo sát cho thấy hằng ngày chiếm 4.6% và thỉnh thoảng 70.8% và không biết 24.6% so với tác giả Trần Thị Ngọc Anh tỷ lệ chọn không
- 34 hoặc rất ít chiếm 44.5% và thỉnh thoảng 37.5% và khá thường xuyên 10% và còn lại là hằng ngày 8% của tác giả [1], cho thấy có sự khác nhau về nghiên cứu. Hiểu biết về lượng muối có trong thức ăn qua khảo sát cho thấy muối ăn hằng ngày chiếm 90.8% và thỉnh thoảng 6.2% và còn lại là không hoặc rất ít 3.1%. Hiểu biết về luyện tập thể dục qua nghên cứu cho tỷ lệ tập luyện vừa phải chiếm 78.5% còn lại là nhẹ là 21.5. luyện tập vừa phải giúp cho bệnh nhân giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch giúp máu và oxy lưu thông tốt hơn, làm giảm stress lo âu và mao hồi phục. Hiểu biết về chăm sóc giảm phù qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chọn 6.2%, chế độ hạn chế muối, hạn chế nước chiếm tỷ lệ cao 84.6%, nghỉ ngơi khi phù 9.2% là phù hợp theo hướng dẫn hạn chế muối. 5. KẾT LUẬN Qua khảo sát 65 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang và rút ra được kết luận như sau: 1. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt về suy tim là 83,1 % 2. Kiến thức về bệnh suy tim: + Suy tim mạn là hoạt động bơm máu bị suy yếu chiếm tỷ lệ 60%; + Suy tim có 4 cấp độ có tỷ lệ cao chiếm 76.9%; + Nguyên nhân suy tim là tăng huyết áp có tỷ lệ 89.2%; + Biểu hiện suy tim mạn là khó thở chiếm 84.6%.; + Biến chứng suy tim là đột quỵ, nhồi máu cơ tim có tỷ lệ 96.9%; + Hạn chế muối là biện pháp điều trị suy tim ở nhà chiếm 98.5%; + Thuốc điều trị là phương pháp điều trị suy tim ở nhà tỷ lệ 86.2%; + Sử dụng thuốc suy tim hằng ngày chiếm 86.2%; + Tập thể dục hằng ngày chiếm khoảng 98.5%. 6. KIẾN NGHỊ Từ nghiên cứu cho thấy cần có hoạt động truyền thông sâu rộng hơn cho bệnh nhân cũng như cho cộng đồng kiến thức về suy tim mạn và các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để nâng cao chất lượng sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Ngọc Anh, 2016. “ Kiến thức và thực hành tự chăm sóc ở nhà của người bệnh suy tim mạn tại bệnh viên tim mạch Việt Nam” năm 2016. 2. Hà Thị Phương Dung, Nguyễn Thị Linh Nhâm, Nguyễn Thị Hồng Nga ( 2016 ). “ Đánh giá hiệu quả của phương pháp tự chăn sóc ở bệnh nhân suy tim mạn tính tại khoa nội tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108 “ Kỷ yếu HNTMTQ 2016. 3. Trần Thúy Hạnh ( 2012 ). “ Điều dưỡng nội khoa “. Nhà xuất bản Y học Tr. 15,19,20. 4. Đặng Văn Phước ( 2014 ). “ Suy tim trong thực hành lâm sàng” . Nhà xuất bản y học. Tr. 1,15. 5. Nguyễn Thị Xuyên, 2013. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch. Nhà xuất bản y học. Tr. 145. 6. Nguyễn Lân Việt, 2015. Thực hành bệnh tim mạch. Nhà xuất bản y học. Tr. 94,109.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
9 p | 500 | 30
-
Nghiên cứu chất lượng sống bệnh nhân còn sống sau đột quỵ qua thang điểm WHOQOL - BREF
6 p | 157 | 9
-
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV theo bộ công cụ EORTC QLQ-C30 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
7 p | 68 | 8
-
Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020
6 p | 65 | 6
-
Ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng lên chất lượng sống của bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất tại khoa Ung bướu Bệnh viện trường Đại học Y dược Huế
8 p | 35 | 6
-
Đánh giá chất lượng sống của 66 bệnh nhân ung thư đại - trực tràng đã có di căn xa bằng bộ câu hỏi QoL-C30
7 p | 13 | 3
-
Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân hóa trị triệu chứng ung thư phổi giai đoạn muộn
7 p | 62 | 3
-
Khảo sát mức độ nôn nghén và chất lượng sống của thai phụ nôn do thai trong nửa đầu thai kỳ
9 p | 58 | 3
-
Nghiên cứu tổng quan hệ thống bộ câu hỏi đánh giá chất lượng sống người bệnh thận mạn
5 p | 7 | 3
-
Chất lượng sống của bệnh nhân loạn trương lực cổ
5 p | 42 | 2
-
Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân sau đột quỵ
8 p | 46 | 2
-
Phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp
5 p | 5 | 1
-
Đánh giá chất lượng sống của trẻ sau mổ não úng thủy với bảng câu hỏi kết quả não úng thuỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương
4 p | 4 | 1
-
Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật 1 thì tại Bệnh viện Thống Nhất, năm 2023
10 p | 14 | 1
-
Đánh giá cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt thể khép điều trị bằng Abobotulinum toxin
6 p | 35 | 1
-
Sử dụng thang Peds QL đánh giá chất lượng sống liên quan sức khỏe của trẻ bị bạch cầu cấp thể lympho
8 p | 86 | 1
-
Đánh giá chất lượng sống bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tủy sử dụng thuốc ức chế tyrosine kinase
4 p | 3 | 1
-
Đánh giá chất lượng sống của người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ trước và sau điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2020
6 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn